Thực trạng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Bài viết "Thực trạng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng MXH của sinh viên, đồng thời đóng góp ý kiến để cơ quan chức năng cũng như nhà Trường sớm có các chính sách để hỗ trợ sinh viên trong việc giảm thiểu đi như ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến sinh viên. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, phân tích, tổng hợp thống kê. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- THỰC TRẠNG NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Như Ý*, Phạm Văn Trí, Nguyễn Thị Nam Phương, Lê Thị Thúy Hằng, Huỳnh Thị Diệu Hiền Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Mạng xã hội (MXH) ngày nay không còn quá xa lạ đội toàn xã hội nói chung mà sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM nói riêng, Ưu điểm của loại hình network này mang lại cho sinh viên rất nhiều tiện nghi hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều trong việc kết nối, học hỏi. Tuy nhiên mặt trái thì đây đang là thực trạng đáng báo dộng khi mà sinh viên đang dần chuyển từ “sử dụng công nghệ” sang bị công nghệ sử dụng, tình trạng sử dụng mạng xã hội không kiểm soát dẫn đén “Nghiện” MXH. Trên cơ sở khảo sát bằng bảng câu hỏi khảo sát định tính xoay quanh viện thực trạng nghiện MXH ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP HCM. Bài viết đưa ra một số đề suất nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi sử dụng MXH của sinh viên, đồng thời đóng góp ý kiến để cơ quan chức năng cũng như nhà Trường sớm có các chính sách để hỗ trợ sinh viên trong việc giảm thiểu đi như ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến sinh viên. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghien cứu lý thuyết, khảo sát, phân tích, tổng hợp thống kê. Từ khóa: Mạng xã hội, nghiện mạng xã hội, kết quả học tập, sinh viên, HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê sơ bộ hiện nay thời lượng sinh viên sử dụng MXH trung bình là 5 giờ/ngày. Sinh viên sử dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, thậm chí nhiều sinh viên “nghiện” MXH. Trong đó, đa số sinh viên sử dụng MXH trong khoảng thời gian 1 giờ mỗi ngày (chiếm tỉ lệ 29.8%); tỷ lệ sử dụng MXH từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày là 16.7%; đặc biệt có tới 4.8% sinh viên sử dụng MXH trên 5 giờ mỗi ngày, thậm chí có 2.4% sinh viên ngoài các việc thiết yếu dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội. So với kết quả nghiên cứu của Tiffany A và cộng sự năm 2009, sinh viên các trường đại học Hoa Kỳ sử dụng Facebook trung bình từ 10 đến 30 phút mỗi ngày, thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu thực trạng ở sinh viên ở Việt Nam. Đây có thể coi là một điểm đáng lo ngại khi một bộ phận không nhỏ sinh viên đang “nghiện” MXH. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, học tập cũng như công việc và các hoạt động khác của sinh viên. Mạng xã hội đã trở thành một trong những thứ không thể thiếu đối với sinh viên ngày nay.Trong bối cảnh mạng xã hội đang trở thành một xu hướng trên toàn thế giới nói chung và sinh viên tại Trường Đại công nghệ TP HCM nói riêng. Bài viết này nghiên cứu tình trạng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TP HCM. Bài viết sử dụng phương pháp khảo sát bảng hỏi để phân tích hành vi sử dụng mạng xã hội dẫn đến tình trạng nghiện 51
- mạng xa hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp cho sinh viên nhận thức được tác hại của mạng xã hội và nâng hành vi sử dụng mạng xã hội trong sinh viên 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm về mạng xã hội “Mạng xã hội” là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đãđịnh nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có một định nghĩa chung chính thức. Theo định nghĩa của Fitcher (1957), mạng lưới xã hội (social network) bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất 2 người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả các thành viên khác”. Dựa trên định nghĩa đó, Barry Wellman đã định nghĩa: “Khi mạng máy tính kết nối con người, nó là một mạng xã hội” 2.2 Khái niệm về hành vi sử dụng mạng xã hội Theo Hampton và cộng sự (2011), hành vi sử dụng mạng xã hội là các hoạt động mà người dùng thực hiện khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, bao gồm việc tương tác với người khác, đăng tải nội dung, truy cập thông tin, tham gia các nhóm hoặc cộng đồng, và sử dụng các tính năng khác như chat, like, comment, share và follow. Hành vi sử dụng mạng xã hội cũng bao gồm việc tạo ra các hồ sơ cá nhân và quản lý chúng, cũng như quản lý quyền riêng tư và bảo mật trên mạng xã hội. Hành vi sử dụng mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy và hành vi của người sử dụng. Các hoạt động trên mạng xã hội có thể góp phần tạo ra một môi trường trực tuyến tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào cách người dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Hành vi sử dụng mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và tương tác của người dùng ngoài đời thực (Wang, Q., Chen, W., & Liang, Y.,2011) 2.3 Khái niệm về “nghiện” mạng xã hội Thực trạng nghiện mạng xã hội được định nghĩa là một trạng thái mà người dùng sử dụng mạng xã hội quá mức, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, tương tác xã hội, sức khỏe và hiệu quả làm việc. Người dùng nghiện mạng xã hội thường có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc duyệt tin tức, tương tác với bạn bè trên mạng, đăng tải nội dung và theo dõi hoạt động của người khác trên mạng xã hội, thay vì thực hiện các hoạt động khác như học tập, làm việc hay tương tác xã hội ngoài đời thực. Thực trạng nghiện mạng xã hội là một vấn đề đang được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được cho là một dạng nghiện mới, liên quan đến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông trong thế giới hiện đại (Kuss, D. J., & Griffiths, M. D., 2017) 2.4 Đặc điểm và ảnh hưởng của hành vi nghiện mạng xã hội Hành vi nghiện mạng xã hội sẽ được biểu hiên qua việc: Thường xuyên sử dụng mạng xã hội, mất nhiều thời gian và không kiểm soát được hành vi đó, Không thể ngừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian dài, ngay cả khi cần phải tập trung vào công việc hoặc học tập; Cảm thấy lo lắng hoặc stress khi không thể sử dụng được mạng xã hội. Mạng xã hội mang lại cho con người rất nhiều tiện nghi: Giao lưu kết bạn(1); Thúc đẩy sự đoàn kết (2); Phát triển kinh doanh (3); Hỗ trợ giáo dục (4); Giúp con người tìm được thông tin (5) (Kaplan, A. M., & Haenlein, M., 2010) 52
- Tuy nghiên của theo Kaplan, A. M., & Haenlein MXH cũng có nhũng mặt trái: Thiếu quan hệ thực tế; Ảnh hưởng đến sức khỏe; Quá trình thông tin sai lệch; Vi phạm quyền riêng tư. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bắng bảng hỏi để thu thập số liện. Quá trình thu thấp dữ liệu phụ vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế sắn bảng câu hỏi khảo sát với nội dung xoay quanh Thực trạng nghiện mạng xã hội ảnh hưởng đến kết qua học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM. Thời gian tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023. Thu về được số lượng phản hồi hợp lệ là 88/100 phản hồi, chiếm 88%. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với các câu hỏi theo dạng thang đo 5 Lirket. Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu. Bảng 1. Thang đo được sử dụng và tiêu chuẩn kết luận với các mục câu hỏi định tính Thang đo Mức độ đánh giá Khoảng đo 5 Rất đồng ý 4.20 - 5 4 Đồng ý 3.40 – 4,19 3 Trung lập 2,60 – 3,39 2 Không đồng ý 1,80 – 2,59 1 Rất không đồng ý 1,0 – 1,79 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 2. Những ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến kết quả học tập của sinh viên Trừơng Đại học Công nghệ TP. HCM Trả lời Hoàn toàn Hoàn Không ý Giá trị Không Không kiến Đồng ý toàn trung Nội dung đồng ý đồng ý đồng ý STT bình Mô tả đánh giá 1 2 3 4 5 1 Mất tập trung 0 5 7 33 55 4,38 Rất đồng ý 2 Mất thời gian 1 2 9 12 76 4,60 Rất đồng ý 3 Lan truyền thông tin sai lệch 10 2 13 42 33 3,86 Đồng ý 4 Sức khỏe tinh thần đi xuống 7 12 3 52 36 4,28 Rất đồng ý 53
- 5 Kết quả học tập kém 0 12 16 29 43 4,03 Đồng ý Điểm trung bình 4,23 Rất đồng ý Bảng 2 cho thấy các tác động tiêu cực ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả học tập của sinh viên. Các nội dung 1,2,4 được mô tả ở mức “rất đồng ý” với giá trị trung bình lần lượt là 4,38; 4,60;4,28. Nội dung câu hỏi khảo sát định tính mất thời gian có giá trị trung bình cao nhất là 4,60 được cho là ảnh hưởnng rất nhiều đến quá trình và kết quả học tập của SV và nội dung câu hỏi khảo sát định tính lan truyềnh thông tin sai lệch có giá trị trung bình thấp nhất vưới 3,86 được cho là ảnh hưởng ít nhất. Những ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến kết quả học tập của SV Trường Đại học Công Nghệ TP HCM nhận được giá trị trung bình ở mức trả lời câu hỏi là 4,23 qua đó cso thể thấy những yếu tố trên ảnh hưởng tiêu cực rât là lớn đối với kết quả học tập cảu sinh viên. Bảng 3. Tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên STT Tần suất Số lượng Tỷ lệ 1 Không sử dụng MXH 0 0% 2 Từ 1- 2 tiếng/ ngày 14 15,9% 3 Từ 3-5 tiếng/ngày 49 55,6% 4 Trên 8 tiếng/ngày 25 28,5% Tổng 88 100% Về tần suất sử dụng MXH, kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 3 cho thấy số lượng SV sử dụng MXH 3- 5 tiếng/ ngày là 49 SV chiếm 55,6%. Con số này vẫn là rất cao so với khuyến cáo từ các chuyên gia và nhà phát hành nên tảng là không sử dụng quá 180 phút / ngày. 100% sinh viên đưuọc khảo sát tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM đều đã và đang sử dụng MXH với với tần xuất còn rất cao thậm chí là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. (Một số sinh viên chia sẻ). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng SV nghiện MXH là đang rất đáng báo động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như chất lượng cuộc sống chủa sinh viên. Bên cạnh việ các cơ quan chức năng cần đưa ra chính sách giám sát việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên để đảm bảo việc sử dụng MXH không ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của họ. mà vê phía nhà trường cũng cần có nhũng biện pháp để có thể hỗ trợ sinh viên trong việc giam thiểu đi tác động tiêu cực của MXH. Thứ nhất, Cung cấp cho sinh viên các khóa đào tạo về cách sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và đúng cách, cũng như giúp họ nhận biết và tránh được các tác động tiêu cực của MXH. Thứ hai, Xây dựng môi trường học tập khác nhau, bao gồm cả môi trường học tập trực tuyến và ngoại tuyến, nhằm giúp sinh viên có sự lựa chọn linh hoạt và đa dạng hơn trong việc học tập, tránh được sự phụ thuộc quá mức vào mạng xã hội. 54
- Thứ ba. Khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội ngoài khuôn khổ mạng xã hội, như các câu lạc bộ, tổ chức hoạt động tình nguyện, giúp họ trải nghiệm các hoạt động thực tế và giao lưu với cộng đồng. Thứ tư, Các trường đại học cần tăng cường việc giáo dục và nâng cao nhận thức về tác động của mạng xã hội đến học tập và cuộc sống của sinh viên. Điều này giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fichter, J. H. (1957), “Sociology of Religion” 2. Hampton, K., Goulet, L. S., Rainie, L., & Purcell, K. (2011). Social networking sites and our lives. Pew Internet & American Life Project 3. Wang, Q., Chen, W., & Liang, Y. (2011). The effects of social media on college students. Journal of Educational Technology Development and Exchange 4. Kaplan, A. M., & Haenlein, M. (2010). Users of the world, unite! The challenges and opportunities of Social Media. Business Horizons 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận trên mạng xã hội của giảng viên trẻ ở nhà trường quân đội hiện nay
6 p | 123 | 21
-
Ảnh hưởng của mạng xã hội đến sinh viên Đại học Sao Đỏ trong giai đoạn hiện nay
9 p | 123 | 15
-
Tiếp cận thông tin trên mạng xã hội của sinh viên hiện nay
7 p | 72 | 12
-
Tác động của mạng xã hội facebook tới sinh viên hiện nay
7 p | 179 | 12
-
Ảnh hưởng của các trang mạng xã hội tới ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 118 | 8
-
Bảo mật thông tin trên mạng xã hội của sinh viên
10 p | 35 | 6
-
Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay (nghiên cứu sinh viên ở thành phố Đà Nẵng)
6 p | 47 | 5
-
Nâng cao hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Khánh Hòa)
8 p | 21 | 5
-
Thực trạng năng lực cảm xúc – xã hội trực tuyến của học sinh trung học phổ thông
12 p | 27 | 4
-
Thực trạng mức độ sử dụng Internet và mạng xã hội của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 32 | 4
-
Phương thức chuyển tải thông tin của truyền hình trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp chương trình Bữa trưa vui vẻ - VTV6 trên mạng xã hội Facebook)
14 p | 24 | 4
-
Sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ Việt
5 p | 66 | 4
-
Mạng xã hội Facebook với việc tiếp cận và quảng bá các hoạt động dịch vụ thư viện
6 p | 41 | 4
-
Yếu tố tác động rối loạn truyền thông xã hội ở sinh viên đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 8 | 3
-
Độ tin cậy và tính giá trị của thang điểm đánh giá tình trạng nghiện Facebook của Đại học Bergen phiên bản tiếng Việt (Viet – BFAS)
7 p | 98 | 2
-
Bài viết và tương tác trên mạng xã hội tại các trường đại học: Vai trò của loại hình đào tạo giáo dục đại học
10 p | 5 | 1
-
Nghiện điện thoại thông minh trong giới trẻ Nhật Bản hiện nay
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn