intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng nguồn lực logistics tại Việt Nam và giải pháp phát triển logistics xanh hướng tới kinh tế bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

161
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày lý thuyết về logistics xanh, phát triển bền vững và mối quan hệ giữa các khái niệm này. Hiện tại, sự phát triển của logistics xanh ở Việt Nam vẫn còn tương đối hạn chế. Để đẩy nhanh sự phát triển của logistics xanh ở Việt Nam và nâng cao chất lượng của nó; trên cơ sở phân tích các nguồn lực logistics ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng nguồn lực logistics tại Việt Nam và giải pháp phát triển logistics xanh hướng tới kinh tế bền vững

  1. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC LOGISTICS TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN OGISTICS XANH HƢỚNG TỚI KINH TẾ BỀN VỮNG ThS. Đào Thị Thu H ờng Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Logistics xanh dựa trên sự phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên và thân thiện với môi trường, đã và đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế ngày nay. Nội dung bài viết trình bày lý thuyết về logistics xanh, phát triển bền vững và mối quan hệ giữa các khái niệm này. Hiện tại, sự phát triển của logistics xanh ở Việt Nam vẫn còn tương đối hạn chế. Để đẩy nhanh sự phát triển của logistics xanh ở Việt Nam và nâng cao chất lượng của nó; trên cơ sở phân tích các nguồn lực logistics ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp cụ thể liên quan tới chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội như: nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững, tăng cường vai trò quản lý của chính phủ và sự hỗ trợ đối với các công ty logistics, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics xanh, khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức, sản xuất xanh, bao bì xanh... Từ khóa: logistics, logistics xanh, phát triển bền vững, ngu n lực, thân thiện môi trường ABSTRACT Green logistics is based on the sustainable development, resource conservation and environment friendly, has been an important part sustainable development of today's economy. The content of the article presents the theory of green logistics, sustainable development and the relationship between them. At present, the development of the green logistics in Viet Nam is still relatively backward. In order to accelerate the development of the green logistics in Viet Nam and improve its quality; based on the analysis of logistics resources in Vietnam, the author also have specific solutions related to government, enterprises, consumers and society: Rasing consumer awareness on sustainable consumption, strengthen government's regulatory role and the support of logistics companies, applying information technology to green logistical approaches, encouraging the development of multimodal transportation, green production, green packaging... Keywords: logistics, green logistics, sustainable development, resources, environment friendly 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó đó là các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng cạn kiệt, môi trường sống của con người ngày càng đối mặt với nhiều nguy cơ và mối đe dọa. Trong bối cảnh đó, làn sóng “kinh tế xanh” nổi lên như chìa khóa của sự phát triển bền vững mà các quốc gia đang theo đuổi. Chính vì vậy, trong những năm gần đây các phong trào “xanh” đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế và trở thành xu hướng lựa chọn cho một tương lai thân thiện với môi trường. Logistics từ lâu được các nhà quản lý coi như là công cụ, phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp, chính vì vậy việc phát triển hiệu quả logistics sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự gia tăng của 911
  2. số lượng các doanh nghiệp logistics, sự thay đổi về phương thức quản lý, quy mô, hoạt động của logistics đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái ngày nay. Để giải quyết vấn đề này, khái niệm “logistics xanh” đã ra đời và được xem là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần tạo dựng hình ảnh “xanh” trong tâm trí khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình. Logistics xanh liên quan đến tất cả các nỗ lực nhằm giảm tác động xấu tới hệ sinh thái từ việc di chuyển của người dân, hệ thống giao thông và vận tải trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, bao gồm cả hoạt động logistics ngược của sản phẩm và nguyên vật liệu hướng tới phát triển bền vững. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Nguồn lực 2.1.1. Khái niệm Trong bất kỳ một hoạt động nào trong nền kinh tế xã hội đều cần nguồn lực để tạo điều kiện cho việc phát triển và hoạt động logistics xanh tại Việt Nam không nằm ngoài điều kiện này. Hiện nay, có nhiều khái niệm về nguồn lực khác nhau và được sử dụng tùy theo mục đích và lĩnh vực nghiên cứu, trong nội dung bài viết tác giả dựa theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo định nghĩa nguồn lực “là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định” để làm cơ sở xác định các nguồn lực cơ bản nhằm phát triển hoạt động logistics. Nguồn lực có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như căn cứ vào nguồn gốc của nguồn lực, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoặc dựa vào tính chất của các nguồn lực. Dựa vào định nghĩa chung về nguồn lực và các tài liệu tham khảo liên quan đến logistics, tác giả phân loại dựa theo tính chất của các nguồn lực liên quan đến việc phát triển hoạt động logistics như sau: - Nguồn lực cứng: bao gồm các yếu tố về hạ tầng logistics, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. - Nguồn lực mềm: bao gồm các chính sách, chiến lược phát triển ngành logistics, nguồn nhân lực logistics, sự phát triển của công nghệ. 2.1.2. Vai trò của nguồn lực đối với việc phát triển logistic - Các nguồn lực cứng đóng vai trò là tiền đề cho sự phát triển logistics, một quốc gia với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng logistics, hạ tầng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho hoạt động logistics nói chung trở nên suôn sẻ, góp phần tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông trong phân phối hàng hóa. - Các nguồn lực mềm đóng vai trò then chốt và là nhân tố thúc đẩy việc phát triển hoạt động logistics, logistics xanh một cách bền vững. Nhìn chung, các nguồn lực đóng vai trò là điều kiện cần để phát triển các hoạt động logistics nói chung và logistics xanh nói riêng. Việc tổng hợp các nguồn lực hiện tại để nhận định cơ sở của việc phát triển logistics xanh tại Việt Nam là điều cần thiết để đưa ra các giải pháp nhằm tận dụng khai thác hiệu quả các nguồn lực này. 912
  3. 2.2. Phát triển bền vững Phát triển bền vững được hiểu là việc phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi và cũng là định nghĩa trong Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) của Liên Hợp Quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai.” 2.3. Logistics và logistic xanh 2.3.1. Logistics Có rất nhiều định nghĩa về logistics, tuy nhiên theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC - The US Logistics dministration Council) thì “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”. 2.3.2. Logistics xanh Trong những năm gần đây, cụm từ “logistics xanh” được nhắc đến ngày càng nhiều. Liên quan đến nó, nhiều thuật ngữ đã được sử dụng như “logistics bền vững”, “logistics xanh bền vững”... từ đây cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về logistics xanh và cho tới hiện tại chưa có định nghĩa thống nhất nào. Trong nội dung bài báo này, tác giả trình bày một số khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu trích dẫn như: - Theo HJWu và S.Dunn (1995) cho rằng, logistics xanh là một hệ thống hậu cần có trách nhiệm với môi trường, không chỉ bao gồm quá trình logistics chuyển tiếp từ thu mua nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, đến giao hàng đến tay của người dùng, nhưng cũng bao gồm logistics ngược lại xử lý tái chế và xử lý chất thải. - Jean-Paul Rodrigue và Brian Slack Claude Comtois (2001) cho rằng, logistics xanh là một hệ thống logistics thân thiện với môi trường và hiệu quả. - Theo Carter và Rogers (2008), logistics xanh mô tả các hoạt động liên quan tới việc quản trị dòng lưu chuyển xuôi và ngược của hàng hóa và thông tin từ điểm đầu tới điểm tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả về mặt chi phí, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Mục tiêu của logistics xanh là việc vận chuyển và giao hàng hóa, nguyên vật liệu và các nguồn lực vật chất khác với chi phí tối thiểu nhưng vẫn duy trì được chất lượng cao nhất và tối thiểu hóa các tác động tới môi trường trong quá trình đó. Có thể thấy rằng mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, song logistics xanh được hiểu đơn giản nhất là hoạt động logistics thân thiện với môi trường, mục tiêu là giảm phát thải các chất ô nhiễm, giảm tiêu thụ tài nguyên và cuối cùng là thực hiện phát triển bền vững. Hệ thống logistics xanh là sự tích hợp lớn các hệ thống con khác nhau với nhiều kết nối và ràng buộc. Tất cả các hệ thống con trong mô hình đều có các vị trí và vai trò khác nhau. Hệ thống logistics xanh cũng không biệt lập mà cần có sự tương tác về thông tin và năng lượng với môi trường bên ngoài. 913
  4. Chuỗi cung ứng xanh và LOGISTICS XANH logistics xanh HỆ THỐNG HỆ ĐIỀU Hệ thông tin logistics xanh HÀNH VÀ GIÁM SÁT LOGISTICS Hệ thống giao thông tích hợp XANH xanh Hình 1. Hệ thống logistics xanh Ngu n: Zhang, Y., & Liu, J. , 2009 Hệ thống logistics xanh bao gồm: - Các chuỗi cung ứng xanh Đây là nền tảng cơ sở vật chất để thực hiện hệ thống logistics xanh. Chuỗi cung ứng xanh tạo môi trường xanh cho phát triển bền vững, mở đường, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics xanh. - Hệ thông tin logistics xanh Hệ thông tin logistics xanh cung cấp thông tin cho các thành viên trong hệ thống logistics xanh theo thời gian thực. Giám sát và đánh giá chính xác về quá trình hoạt động logistics của các thành viên, giám sát bao bì sản phẩm, lưu trữ, vận chuyển, xử lý phân phối, giao nhận và xếp dỡ… để tuân thủ các yêu cầu về môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyết định logistics môi trường. - Hệ giao thông tích hợp xanh Hệ giao thông xanh nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm, thúc đẩy sự hài hòa xã hội và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Trong kinh tế thị trường, các phương thức vận tải thông qua cạnh tranh cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng cho nền kinh tế quốc gia và đời sống hàng ngày của người dân. - Hệ điều hành và giám sát logistics xanh Vai trò điều hành logistics xanh thuộc về Chính phủ, logistics xanh không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà phải được sự chỉ đạo từ Chính phủ. Chính phủ có vai trò quản lý hệ thống và tạo ra một khuôn khổ pháp lý để xác định hướng đi và kiềm chế hành vi của các doanh nghiệp. 2.4. Mối quan hệ giữa logistics xanh và phát triển bền vững Không phải ngẫu nhiên mà logistics xanh được xem là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững, mối quan hệ giữa logistics xanh và phát triển bền vững được thể hiện khá rõ dưới đây: - Logistics xanh là một phần quan trọng của phát triển bền vững. Sự kết hợp giữa logistics xanh, sản xuất xanh và tiêu dùng xanh tạo nên một hệ thống tuần hoàn kinh tế xanh, có thể bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường (Zhang, 2012). - Logistics xanh giúp cho việc sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa trở nên “xanh” hơn, thay đổi mối quan hệ tác động một chiều giữa phát triển kinh tế và logistics, hạn chế các thiệt hại do 914
  5. hoạt động logistics gây ảnh hưởng tới môi trường và hình thành một hệ thống logistics hiện đại có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh, đồng thời thay đổi lối sống của người tiêu dùng. - Mục tiêu logistics xanh phản ánh triết lý của phát triển bền vững. Mục tiêu này nhằm hạn chế các ảnh hưởng đối với môi trường đồng thời sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực. 3. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM 3.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đ n logistics xanh Tới thời điểm hiện tại, nhà nước đã ban hành một số văn bản, chính sách và nguồn luật điều chỉnh để hướng tới việc phát triển logistics xanh cụ thể như: - Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay của Bộ Giao thông vận tải trong đó có quy định về việc “báo cáo đánh giá tác động môi trường và được kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường”. - Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải với mục tiêu tổng quát là kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải bền vững, thân thiện với môi trường. - Quyết định về Chiến lược quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/10/2012 ban hành về tăng trưởng xanh, trong đó có đề cập đến việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng bền vững. - Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó có đề cập tới khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển hướng tới phát triển bền vững. 3.2. Hoạt động của các doanh nghiệp và trung tâm logistics Dịch vụ logistics Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm. Tính tới thời điểm cuối năm 2019, Việt Nam hiện có hơn 4.000 công ty vận tải và logistics cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa và các thủ tục khác…; trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 88%, doanh nghiệp liên doanh chiếm 10% và doanh nghiệp nước ngoài chiếm 2%. Hầu hết các doanh nghiệp, trung tâm logistics tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và chủ yếu ở quy mô nhỏ, 90% số doanh nghiệp này có số vốn dưới 10 tỷ đồng. Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện nay chỉ mới có 10% tổng số các doanh nghiệp logistics tham gia hiệp hội trong số tổng hơn 4000 doanh nghiệp và có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Để mở rộng quy mô, một số doanh nghiệp Việt Nam đã tăng cường liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và hợp tác với các công ty logistics quốc tế. Bên cạnh các trung tâm logistics hữu hình, hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ và sự phát triển của thương mại điện tử, từ cuối năm 2018, tại Việt Nam bắt đầu hình thành một mô hình mới, đó là: Dropshipping. Đây là một mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà 915
  6. không cần đến quy trình lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Một số doanh nghiệp đã phát triển trong mô hình này như: Tiki, Lazada, Shopee, Amazon, eBay. 3.3. C sở hạ tầng logistics Kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ hoạt động logistics trong năm 2019 đã có những chuyển biến rõ nét, nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động logistics. Hiện nay, hệ thống giao thông đường biển bao gồm 281 bến cảng, 1.568 tàu; hạ tầng giao thông đường bộ dài 180.000 km; đường thủy nội địa dài 19.000 km; đường sắt dài 3.143 km và 21 cảng hàng không đang khai thác. Tuy nhiên, cơ cấu cảng biển chưa mang lại hiệu quả khi mà hầu hết các bến cảng đều là bến tổng hợp và bến container, cảng quốc tế chiếm số lượng rất ít và khả năng tiếp nhận khá thấp. Mặc dù vậy, nhìn chung so với những năm trước đây, cơ sở hạ tầng logistics hiện tại của Việt Nam đã phát triển cơ bản hoàn chỉnh, đầy đủ chức năng, quy mô và phân bố trải rộng theo vùng miền. Hầu hết cơ sở hạ tầng giao thông về đường biển, đường bộ, đường thủy, đường hàng không đã tận dụng được tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải và phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển. Đặc biệt, với hệ thống hạ tầng đường thủy hiện nay sẽ là điều kiện thuận lợi, cơ hội lớn trong việc góp phần đưa vận tải đường thủy thành một phương thức vận tải xanh, bền vững và thân thiện hơn nữa với môi trường. Bảng 1. C sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics Ngu n: Tổng hợp từ Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện nay số lượng địa chỉ IPv4 Việt Nam sở hữu đạt 16.001.024 địa chỉ, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 8 khu vực châu Á và đứng thứ 29 toàn cầu, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 40%, đứng thứ 2 SE N, đứng 916
  7. thứ 8 toàn cầu với hơn 21.000.000 người sử dụng Internet. Kết quả khảo sát được công bố tại Sách trắng Logistics 2018, trên 30% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp logistics là các ứng dụng cơ bản như: hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải và khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất 75,2% đến 100%)... tỷ lệ sử dụng phần mềm quản lý kho bãi và cơ sở bán hàng ở hầu hết các tỉnh, thành phố đều rất thấp, như: Hà Nội đạt 32,7%, Đà Nẵng đạt 30,3%, Hải Dương đạt 23,3%, cao nhất là TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạt 39,3%. Trong khi đó, dự báo cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành dịch vụ logistics nói chung và công nghệ logistics mới nói riêng, từ đó tác động đến hình thái kinh doanh logistics của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, hướng đến tính khoa học và sáng tạo. Tại Việt Nam, hiện nay công nghệ Blockchain đang từng bước được ứng dụng vào hoạt động logistics của doanh nghiệp, cụ thể như: ứng dụng đại trà e-DO (giấy giao hàng điện tử) cho các lô hàng lẻ (LCL); hệ thống định vị GPS cung cấp định tuyến cho người quản lý; phần mềm lập kế hoạch cho đường xe chạy, theo dõi lượng hàng trên xe; quản lý kho hàng, tự động hóa đã được thiết lập ở nhiều kho, bãi tự động hóa quy trình công việc bằng hệ thống quản lý kho (WMS). Mặc dù vậy, thực tế hiện nay các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh được đánh giá là vẫn còn kém xa so với các công ty logistics nước ngoài. Với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có rất nhiều các ứng dụng khoa học công nghệ mới có thể áp sử dụng vào hoạt động logistics như: E-Logistics, Big Data. Sự tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa sẽ thay đổi những dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa vốn tốn nhiều công sức và từng bước làm “xanh” hóa hoạt động logistics của các doanh nghiệp. 3.5. Nguồn nhân lực tham gia hoạt động logistics Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Cụ thể, trong số 34.249 doanh nghiệp đang hoạt động có 41,4% số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ với số lao động dưới 5 người; 53,74% số doanh nghiệp có quy mô nhỏ dưới 50 lao động; 4,12% số doanh nghiệp có quy mô vừa, dưới 300 lao động. Số doanh nghiệp có quy mô lớn chỉ chiếm 0,7%. Số liệu trên cũng cho thấy, lao động làm việc tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống chiếm tỷ trọng cao nhất với 60,1% tổng số lao động đang làm việc trong ngành logistics. Tiếp đó là lao động trong lĩnh vực kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (32,51%); vận tải đường thủy (5,06%); bưu chính và chuyển phát (2,31%). Lao động trong lĩnh vực vận tải hàng không chiếm tỷ trọng thấp nhất là 0,02%. Bảng 2. Số l ợng doanh nghiệp dịch vụ logistics theo quy mô lao động 917
  8. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nguồn nhân lực logistics cho thấy, có đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam còn yếu và thiếu chuyên môn. 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS XANH HƯỚNG ĐẾN KINH TẾ BỀN VỮNG Như tác giả đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, mô hình logistics xanh được tổng hợp từ các thành phần cơ bản bao gồm: chuỗi cung ứng xanh và logistics xanh, hệ thông tin logistics xanh, hệ thống giao thông tích hợp xanh dưới sự tác động của hệ điều hành và giám sát logistics xanh. Cùng với việc tổng hợp và trình bày các nguồn lực cơ bản để phát triển logistics xanh ở phần thực trạng, tác giả nhận thấy rằng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động logistics xanh một cách hiệu quả cần sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xanh, hệ thống hạ tầng và những kết nối cần thiết trong các chương trình và dự án logistics xanh cùng với sự có mặt của các cơ quan quản lý Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan đến hoạt động logistics xanh trong toàn xã hội. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau: 4.1. Các giải pháp liên quan chính sách, hệ thống pháp lý về logistics xanh Việc Nhà nước xây dựng và ban hành các luật và quy định về logistics xanh là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại, chính sách hỗ trợ phát triển logistics xanh của Việt Nam còn tương đối thiếu và việc xây dựng pháp lý liên quan bị tụt hậu, các chính sách và quy định liên quan về bảo vệ môi trường nhưng vẫn thiếu các tiêu chuẩn và khuôn khổ rõ ràng cho sự phát triển xanh của logistics. Chính vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động logistics xanh. Một số giải pháp cụ thể như sau: + Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng về bảo vệ môi trường, lấy bảo vệ môi trường làm trọng tâm cho toàn bộ quá trình kinh tế - xã hội là chiến lược cơ bản để điều hành, không nên nhấn mạnh phát triển kinh tế đơn thuần mà bỏ qua bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. + Nhà nước cần có chính sách trợ cấp hoặc các ưu đãi liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp thực hiện logistics ngược và tái chế chất thải, điều này sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí trong quá trình tái chế tài nguyên. + Cần đẩy mạnh kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, trong đó tập trung phát triển các phương tiện vận tải thân thiện với môi trường. Để có thể thực hiện được điều này, chính phủ cần ban hành các quy định về việc cấp phép cho các phương tiện vận tải chỉ khi nhà sản xuất đáp ứng các giới hạn ô nhiễm khí thải đã được quy định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn khí thải Euro, trước khi được bán ra thị trường. + Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản trị môi trường; xây dựng và phát triển các chỉ dẫn và bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh để hướng các doanh nghiệp tới hoạt động kinh doanh bền vững. Hiện nay, trên thế giới, các doanh nghiệp đang được khuyến khích áp dụng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường (ISO 14000) do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Thông qua bộ tiêu chuẩn này, doanh nghiệp được khuyến khích tiếp cận các vấn đề 918
  9. về quản trị môi trường, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết về môi trường và tháo bỏ rào cản thương mại khi các doanh nghiệp cùng tham gia vào chuỗi cung ứng và hoạt động thân thiện với môi trường. 4.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp logistics truyền thống chuyển đổi sang các doanh nghiệp logistics xanh Xanh hóa chuỗi cung ứng là mối quan tâm ngày càng tăng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh và là thách thức đối với các nhà quản lý. Logistics xanh có thể tiết kiệm hiệu quả nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có thể thích ứng với xu thế phát triển thị trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt. Trên thực tế, hiện nay, logistics xanh vẫn chưa trở thành lựa chọn chính của hầu hết các doanh nghiệp và phương thức logistics truyền thống vẫn đang tiếp tục diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp. Một số đề xuất cụ thể: + Cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong hợp tác phát triển logistics xanh, hình thành mô hình dịch vụ logistics điện tử (E-logistics). + Đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức: Rất khó để một phương thức vận tải duy nhất có thể hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển một cách hoàn hảo. Các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không và các phương thức vận tải khác có đặc điểm về thời gian và không gian riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp với đặc điểm của nhiều phương thức vận tải, lựa chọn chương trình vận tải tổng hợp tốt nhất theo nguyên tắc giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao hiệu suất, hiệu quả, xây dựng mạng lưới hậu cần, vận tải tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, hiệu quả. + Mua hàng xanh: là việc mua hàng trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp hay lĩnh vực để đảm bảo rằng quyết định mua bao gồm cả các yếu tố môi trường. Để phát triển chuỗi cung ứng xanh, các doanh nghiệp cần phải dựa vào chiến lược kinh doanh và thiết lập các chính sách, tiêu chuẩn mua hàng, nguyên vật liệu của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo yếu tố xanh trong khâu đầu vào. + Sản xuất xanh: Xanh hóa sản xuất là thực hiện một chiến lược “công nghiệp sạch”, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh… Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần nghiên cứu và phát triển, thiết kế các thông số kỹ thuật đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; cải tiến quy trình kỹ thuật, hệ thống máy móc, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong sản xuất để giảm tỷ lệ lỗi và chi phí sai hỏng; cần tổ chức lại quy trình sản xuất và hoạt động sản xuất để có thể bổ sung các vật liệu tái chế như một phần của quy trình sản xuất. Việc sản xuất xanh cần phải xem xét các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm, bao gồm bán các sản phẩm đã qua sử dụng, chưa bán hoặc trả lại ở các thị trường thứ cấp (Van Hoek, 1999). Trước hết, thiết kế sản phẩm phải hướng đến nhu cầu “xanh”, sau đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên bằng việc cải tiến liên tục công tác quản lý và kỹ thuật, lấy công nghệ sản xuất sạch làm nền tảng trong sản xuất. Ngoài ra, hệ thống hậu cần sản xuất cần được tối ưu hóa để giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải chất thải trong quá trình xử lý, lưu trữ, xếp dỡ nguyên liệu. + Bao bì xanh: Bao bì xanh là tên gọi chung cho những loại bao bì thân thiện với môi trường. Đó có thể là những sản phẩm từ tự nhiên hay nguyên liệu dễ tái chế, sử dụng trong việc đóng gói, lưu trữ các sản phẩm, hàng hóa. Thiết kế bao bì đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường bởi hơn 70% quyết định mua hàng của người tiêu dùng dựa vào bao bì sản phẩm. Bao bì được sử dụng phải ít tốn kém, dễ xử lý và thân thiện với môi trường (Wu và 919
  10. Dunn, 1995). Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp liên quan đến bao bì nhằm đảm bảo phát triển chuỗi cung ứng xanh (GSC) cho các doanh nghiệp. Bao bì xanh có thể giảm ô nhiễm môi trường và duy trì cân bằng sinh thái. Chúng ta có thể sử dụng vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường, giảm tiêu thụ vật liệu đóng gói, chất thải bao bì để dễ dàng tái chế và thực hiện các biện pháp khác như logistics ngược. 4.3. Nâng cao chất l ợng nguồn nhân lực logostics xanh Cần phải xây dựng các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp trong hoạt động logistics. Nhìn chung, việc đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện không chỉ ở các doanh nghiệp hoạt động logistics mà ngay cả đối với các cán bộ là người hoạch định chính sách, cán bộ quản lý và những người thực hiện nghiệp vụ logistics. Doanh nghiệp cần tổ chức cho cán bộ tham gia đào tạo kịp thời, thay đổi quan niệm truyền thống của người lao động về logistics, hình thành khái niệm logistics hoàn toàn mới, khuyến khích người lao động mua sắm xanh, sản xuất xanh, tiếp thị xanh, hậu cần xanh, tài chính xanh,...; Phát huy hết vai trò của các hiệp hội ngành logistics để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực logistics xanh chất lượng cao thông qua hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế theo nhiều hình thức khác nhau. 4.4. Tích hợp và tối u hóa đầu mối hệ thống giao thông để nâng cao hiệu quả tổng thể của hoạt động logistics xanh Tích cực phát triển vận tải kết hợp trung chuyển đường sông và biển. Vận tải đường thủy được xem là phương thức có chi phí thấp và tiêu tốn ít năng lượng, vì vậy đây được xem là phương thức logistics xanh tốt nhất mà chúng ta nên tăng cường thực hiện. Các địa phương cần phát huy hết tác dụng của các điều kiện giao thông đường thủy độc đáo, tích hợp kênh đào bên ngoài vùng nước cảng và các nguồn tài nguyên khác, tăng cường hợp tác giữa các cảng và phát triển vận tải kết hợp giữa sông và biển tạo ra ưu thế về vận tải đường thủy nội địa nhằm tận dụng hết nguồn lực 19.000 km đường thủy nội địa hiện có ở Việt Nam. Tích cực phát triển vận tải kết hợp trung chuyển giữa đường bộ và đường sắt. Tạo cơ hội xây dựng đường cao tốc và mạng lưới đường sắt trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo kết nối ngành, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường. 4.5. Nâng cao nhận thức của khách hàng Từ quan điểm và hành vi của người tiêu dùng, con người thường có khuynh hướng thực hiện các hành vi khi có những cảm xúc tích cực từ việc đó (Schmied, 2010). Các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường ngày càng trở thành sản phẩm ưa thích của đa số người tiêu dùng hiện đại. Đối với các đối tượng khách hàng quan tâm đến môi trường thường sẽ lựa chọn những sản phẩm “xanh” hoặc được cung ứng theo phương thức “xanh” nào đó buộc các nhà cung cấp phải đi đến các giải pháp thân thiện với môi trường để làm hài lòng các đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy, khách hàng và xã hội chính là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động logistics xanh của doanh nghiệp. Họ có thể thúc đẩy chính phủ tăng cường phát triển và quản lý logistics xanh, khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn phương tiện vận tải xanh và phương thức vận tải phù hợp vì lợi ích lâu dài. Tóm lại, người tiêu dùng nên không ngừng củng cố nhận thức về tiêu dùng xanh và sử dụng nhận thức này để khuyến khích các doanh nghiệp hành động xanh. Việc khách hàng và xã hội theo đuổi tiêu dùng xanh buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các giải pháp về sản xuất xanh, bao bì xanh và vận tải xanh và quản lý chất thải... để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics xanh. 920
  11. 5. KẾT LUẬN Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng đây lại là yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và khí hậu. Logistics xanh không chỉ tạo ra lợi ích kinh tế, mà còn mang lại cả lợi ích về sinh thái và xã hội. Do đó, nội dung bài viết này ngoài việc tổng hợp lý thuyết về logistics xanh và phát triển bền vững thì cũng đã thống kê và trình bày các nguồn lực hiện tại để phát triển logistics xanh tại Việt Nam hiện nay. Dựa trên nội dung nghiên cứu của bài viết, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tổng thể nhằm phát triển logistics xanh trong bối cảnh hiện tại với sự tham gia của các tác nhân: nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng xã hội. Việc các doanh nghiệp thay đổi mô hình logistics truyền thống sang logistics xanh là xu thế bắt buộc để hướng tới sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, giảm tiếng ồn, rác thải và khí thải để góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế bền vững hơn trong tương lai. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mô hình logistics xanh không phải đơn giản chỉ từ phía các doanh nghiệp mà cần sự chung tay từ chính phủ, khách hàng và cả xã hội, chỉ có như vậy nền kinh tế Việt Nam trong tương lai mới trở nên “xanh” và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo logistics Việt Nam, NXB Công thương. 2. Carter, C.R. and Rogers, D.S. (2008), A Framework of Sustainable Supply Chain Management: Moving toward New Theory, International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 38, pp.360-387. 3. Chunguang, Q., Xiaojuan, C., Kexi, W., & Pan, P. (2008), Research on Green Logistics and Sustainable Development, International Conference on Information Management, Innovation Management and Industrial Engineering, pp.162-165. 4. H. J. Wu and S. C. Dunn (1995), Environmentally Responsible Logistics Systems, International Journal of Physical Distribution and Logistics Management, Vol. 25, No. 2, pp.20-38. 5. Jean-Paul Rodrigue và Brian Slack Claude Comtois (2001), Green logistics, Handbook of logistics and supply-chain management, Amsterdam Elsevier, pp.339-350. 6. Schmied, M. (2010), Aktuelle Entwicklungen zur Standardisierung der CO2-Berechnung 2 Presentation, Hannover 2010. 7. Seroka-Stolka, O. (2014), The Development of Green Logistics for Implementation Sustainable Development Strategy in Companies, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 151, pp.302-309. 8. Vũ nh Dũng (2017), Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp, Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Zhang Guirong, Gao Qing, Wei Bo, & Li Dehua (2012), Green logistics and Sustainable development, International Conference on Information Management, Innovation Management and Industrial Engineering, pp.131-133. 921
  12.  Tài liệu Internet 10. Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/phat-trien-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-nam-306129.html, truy cập ngày 10/08/2020. 11. Công bố top 10 công ty vận tải và logistics uy tín năm 2019, https://vietnamreport.net.vn/Cong- bo-Top-10-Cong-ty-Van-tai-va-Logistics-uy-tin-nam-2019-8956-1006.html, truy cập ngày 10/08/2020. 12. Doanh nghiệp logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng quy mô nhỏ, http://vinalines.com.vn/vi/doanh-nghiep-logistics-viet-nam-nhieu-tiem-nang-nhung-quy-mo- nho/, truy cập ngày 10/08/2020. 13. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-logistics-viet-nam-310729.html, truy cập ngày 16/08/2020. 922
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2