Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 219 - 223<br />
<br />
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN<br />
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ RÁC THẢI VÀ PHÂN LOẠI RÁC<br />
Phan Thị Thu Hằng1,*, Hoàng Thị Thanh Hiền1, Nguyễn Thu Thùy2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả điều tra khảo sát 500 sinh viên của Đại học Thái Nguyên đang ở tại các kí túc xá A, B và<br />
K của Trường Đại học Nông Lâm cho thấy: Đa số sinh viên (khoảng 90%) có hiểu biết nhất định<br />
các loại rác thải cũng như tầm quan trọng của công tác phân loại rác thải tại nguồn, nhưng có đến<br />
82% sinh viên chưa nắm được phương pháp phân loại rác. Do chưa biết cách phân loại rác, hơn<br />
nữa nhà trường chưa có qui định và tổ chức phân loại tại nguồn nên hầu hết sinh viên (71,4%) vẫn<br />
thu gom chung tất cả các loại chung và đưa vào thùng rác tại mỗi khu nhà (71,4%) Sinh viên chưa<br />
ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường chung nên chỉ có 22,4% sinh<br />
viên thường xuyên tham gia vệ sinh khu vực sống. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền giáo<br />
dục ý thức cũng như tổ chức các hoạt động để sinh viên tham gia vào công tác vệ sinh môi trường<br />
cần phải được đẩy mạnh hơn trong các nhà trường.<br />
Từ khóa: Nhận thức, sinh viên, môi trường, rác thải, phân loại rác.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Thành phố Thái Nguyên tập trung nhiều<br />
trường đại học, cao đẳng và THCN cùng với<br />
các trường từ cấp tiểu học tới THPT. Tại<br />
thành phố Thái Nguyên, số lượng rác thải ra<br />
hàng ngày đang là mối đe dọa cho môi trường<br />
sống tại đây. Đại học Thái Nguyên có hơn<br />
40.000 sinh viên và gần 4000 cán bộ giảng<br />
viên đang học tập và làm việc. Với một hệ<br />
thống các giảng đường, khu làm việc với qui<br />
mô lớn và đặc biệt có khu nhà kí túc xá gồm<br />
16 nhà 5 tầng tập trung sinh viên của các<br />
trường thành viên trong toàn đại học [2] nên<br />
lượng rác thải ra hàng ngày rất lớn. Hiện tại<br />
đội quản lý đô thị thành phố kết hợp với đội<br />
vệ sinh môi trường nhà trường đã thực hiện<br />
công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn<br />
tuy nhiên do lực lượng lao động còn ít, địa<br />
bàn rộng, phân tán và nhất là sự tham gia<br />
hưởng ứng của sinh viên trong việc thu gom<br />
giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên công<br />
tác thu gom, vận chuyển rác thải còn nhiều<br />
hạn chế. Vì vậy cần thiết phải có sự đánh giá,<br />
tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp<br />
hữu hiệu đối với công tác này.<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0912430378; Email: phanthithuhang@tuaf.edu.vn<br />
<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Địa điểm, đối tượng và thời gian<br />
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Nông<br />
lâm Thái Nguyên.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm thứ 2,<br />
3 của Đại học Thái Nguyên đang ở tại các ký<br />
túc xá A, B, K của Đại học Nông Lâm<br />
-Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1-5/ 2013.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu<br />
thứ cấp<br />
Thu thập những số liệu, tài liệu tại các phòng<br />
ban chức năng của đại học.<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn<br />
Điều tra tổng số 500 sinh viên, bằng phiếu với<br />
bộ câu hỏi.<br />
Phương pháp xác định khối lượng và thành<br />
phần rác thải [1]:<br />
- Phương pháp thể tích - khối lượng: Cân vào<br />
giờ quy định trong ngày và ghi lại kết quả<br />
lượng rác thải phát sinh trong ngày.<br />
Số lần cân rác lặp lại 4 lần/tháng (cân 1<br />
ngày/tuần, cân trong 4 tháng. Giữa các ngày<br />
trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để<br />
cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần,<br />
cuối tuần trong tháng.<br />
219<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Phương pháp xác định thành phần rác thải:<br />
tiến hành xác định thành phần rác thải ở các<br />
điểm tập trung rác. Lấy mẫu tại các điểm tập<br />
kết rác trong khu vực. Lấy ngẫu nhiên 10 cân<br />
rác thải nhất định sau đó phân thành 5 loại:<br />
Rác hữu cơ, giấy các loại, cao su, nhựa, nilon,<br />
kim loại và các tạp chất khác. Tiến hành cân<br />
từng loại, ghi kết quả, từ đó tính ra tỷ lệ phần<br />
trăm của từng loại rác.<br />
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu<br />
Sử dụng các phần mềm tin học Word,<br />
Excel…trong thống kê, xử lý số liệu, phân<br />
tích và tổng hợp số liệu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Hiện trạng rác thải sinh hoạt<br />
- Rác tại các phòng ở kí túc xá chủ yếu các<br />
loại rác như: rau, củ, quả thối hỏng, các loại<br />
xương động vật, giấy vụn, chai, lọ, thủy tinh<br />
vỡ… đặc biệt trong số chất thải sinh ra còn có<br />
một số chất thải nguy hại như (bóng đèn, pin,<br />
<br />
112(12)/1: 219 - 223<br />
<br />
đồ điện hỏng…) đây là chất thải nguy hại nếu<br />
không được thu gom đúng sẽ ảnh hưởng đến<br />
môi trường và con người.<br />
- Tại các khu dịch vụ ở kí túc xá phục vụ ăn<br />
uống, bán các đồ ăn nhanh, đồ dùng sinh hoạt<br />
cho sinh viên cũng là nơi chứa đựng nguy cơ<br />
ô nhiễm môi trường, thành phần rác ở đây<br />
cũng chủ yếu là các loại rau, củ, quả thối<br />
hỏng, xương, carton, thủy tinh, nilon, nhựa…<br />
Ngoài hai nguồn phát sinh trên còn có một<br />
lượng rác thải nhỏ chủ yếu là giấy và nilon, lá<br />
cây phát sinh từ các giảng đường, hệ thống giao<br />
thông đi lại trong trường, các cơ quan phòng<br />
ban của nhà trường, các khu vực vườn cây.<br />
Nhận thức của sinh viên về rác thải<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh<br />
viên hiểu đúng về phân loại rác, các loại rác<br />
vô cơ, rác hữu cơ.<br />
<br />
Bảng 1. Hiện trạng phát thải rác tại các khu kí túc xá<br />
Kí túc xá<br />
<br />
Số phòng<br />
<br />
Số sinh viên<br />
<br />
A<br />
B<br />
K<br />
Tổng/TB<br />
<br />
105<br />
135<br />
270<br />
510<br />
<br />
735<br />
405<br />
1620<br />
2760<br />
<br />
Lượng rác bình quân<br />
(kg/ngày/người)<br />
0,66<br />
0.74<br />
0,65<br />
2,05<br />
<br />
Khối lượng rác<br />
(kg/ngày)<br />
485<br />
300<br />
1053<br />
1838<br />
<br />
Bảng 2. Mức độ hiểu biết của sinh viên về rác thải sinh hoạt<br />
Nội dung<br />
Phân loại rác<br />
Rác vô cơ<br />
Rác hữu cơ<br />
<br />
Hiểu đúng<br />
Số phiếu<br />
410<br />
365<br />
440<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
82<br />
73<br />
88<br />
<br />
Không hiểu<br />
Số phiếu<br />
Tỷ lệ (%)<br />
90<br />
18<br />
135<br />
27<br />
60<br />
12<br />
<br />
Hình 1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
220<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đa số sinh viên hiểu đúng các khái niệm về<br />
phân loại rác, rác vô cơ và hữu cơ, chiếm đến<br />
80%, chỉ có khoảng 20% sinh viên được hỏi<br />
là chưa rõ các khái niệm này.<br />
Qua tìm hiểu được biết các thông tin về môi<br />
trường nói chung và rác thải nói riêng mà sinh<br />
viên nắm bắt được từ rất nhiều nguồn khác<br />
nhau, phổ biến nhất là từ việc tập huấn, tuyên<br />
truyền của các nhà trường và các phương tiện<br />
truyền thông.<br />
Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của<br />
phân loại rác tại nguồn và phương pháp phân<br />
loại rác, kết quả điều tra cho thấy nhìn chung<br />
sinh viên đã hiểu được tầm quan trọng của<br />
việc phân loại rác vì có đến 95% số sinh viên<br />
trả lời là quan trọng và rất quan trọng đặc biệt<br />
là khâu phân loại tại nguồn, chỉ có khoảng 4%<br />
đánh giá là không quan trọng<br />
Tuy nhiên, sinh viên chưa biết cách phân loại<br />
rác thải ra thành 2 loại hữu cơ dễ phân hủy và<br />
vô cơ. Do đó nếu không làm công tác tuyên<br />
truyền, phổ biến kiến thức thì viêc phân loại<br />
<br />
112(12)/1: 219 - 223<br />
<br />
rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng sẽ gặp nhiều<br />
khó khăn.<br />
Hành vi của sinh viên về công tác thu gom<br />
và xử lý rác thải<br />
Nhìn chung việc thu gom rác thải sinh hoạt tại<br />
các khu ký túc xá của đa số sinh viên là cho<br />
vào các thùng rác công cộng của từng khu<br />
nhà, chiếm 71,4%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ<br />
phận sinh viên chưa chấp hành thu gom đúng<br />
nơi qui định, còn tình trạng để rác bừa bãi<br />
(20,4%), chỉ có rất ít số sinh viên (5,2)%) khi<br />
được hỏi nói rằng thường xuyên mang rác đến<br />
nơi tập kết rác.<br />
Qua kết quả điều tra có tới 87% sinh viên<br />
không phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại<br />
nguồn. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì quan<br />
trọng là ý thức, sự hiểu biết của sinh viên về<br />
việc phân loại tại nguồn còn rất hạn chế, sinh<br />
viên thực hiện việc thu gom rác chủ yếu là<br />
theo thói quen (81%), do thuận tiện (58%) và<br />
đặc biệt có đến 71% sinh viên cho rằng chưa<br />
nắm rõ được cách phân loại rác tại nguồn.<br />
<br />
Bảng 3. Cách thức thu gom rác thải của sinh viên<br />
Số phiếu<br />
15<br />
357<br />
26<br />
102<br />
0<br />
<br />
Cách thu gom rác thải<br />
Để trước phòng<br />
Để vào thùng rác công cộng<br />
Mang đến nơi đổ rác quy định, điểm tập kết rác<br />
Vứt rác ở gần khu vực KTX<br />
Đào hố chôn, đốt<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
3,0<br />
71,4<br />
5,2<br />
20,4<br />
0<br />
8%<br />
<br />
90%<br />
<br />
82%<br />
<br />
5%<br />
<br />
77%<br />
<br />
80%<br />
70%<br />
60%<br />
50%<br />
40%<br />
30%<br />
20%<br />
<br />
19%<br />
<br />
10%<br />
<br />
16%<br />
4%<br />
<br />
2%<br />
<br />
0%<br />
Rất quan<br />
trọng<br />
<br />
Quan trọng Không quan<br />
trọng<br />
<br />
Tầm quan trọng của phân loại rác thải<br />
<br />
Biết<br />
<br />
Không<br />
chính xác<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
Hiểu biết của sinh viên<br />
về PP phân loại rác thải<br />
<br />
Hình 2. Đánh giá của sinh về tầm quan trọng của việc<br />
phân loại rác thải và phương pháp phân loại rác<br />
<br />
87%<br />
<br />
Thường xuyê n<br />
<br />
Thỉnh thoảng<br />
<br />
Không bao giờ<br />
<br />
Hình 3. Việc phân loại rác thải của sinh viên<br />
trước khi đi đổ rác<br />
<br />
221<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 219 - 223<br />
<br />
Bảng 4. Đánh giá nguyên nhân sinh viên không phân loại rác tại nguồn<br />
Nguyên nhân<br />
Do thói quen<br />
Thiếu thùng rác<br />
Do thuận tiện<br />
Làm theo người khác<br />
Chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc làm này<br />
Chưa biết cách phân loại<br />
<br />
Số phiếu<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
405<br />
205<br />
50<br />
225<br />
85<br />
355<br />
<br />
81<br />
41<br />
10<br />
45<br />
17<br />
71<br />
<br />
Bảng 5. Mức độ tham gia của sinh viên với công tác vệ sinh môi trường<br />
Mức độ tham gia<br />
Thường xuyên<br />
Thỉnh thoảng<br />
Hiếm khi<br />
Không tham gia<br />
<br />
Bên cạnh đó tại các điểm thu gom rác tập trung<br />
của các kí túc xá chỉ có thùng rác chung, đội<br />
vệ sinh môi trường cũng chưa tổ chức công tác<br />
phân loại rác tại nguồn trong khu vực kí túc xá<br />
cho sinh viên, do vậy sinh viên khó có điều<br />
kiện để thực hiện phân loại rác thải ngay tại<br />
nguồn, 41% sinh viên cho ràng do thiếu thùng<br />
rác nên không phân loại được.<br />
Điều này cho thấy rất cần thiết phải có sự<br />
tuyên truyền, tổ chức các điều kiện và đề ra qui<br />
định chặt chẽ hơn trong việc quản lý rác thải.<br />
Mức độ tham gia dọn vệ sinh môi trường khu<br />
vực mình sinh sống của sinh viên chưa cao,<br />
chiếm đến trên 70% số sinh viên được hỏi,<br />
trong đó có đến 23% sinh viên trả lời là hiếm<br />
khi hoặc thậm chí không tham gia công tác<br />
dọn vệ sinh tại khu vực mình sinh sống. Sinh<br />
viên chỉ quan tâm giữ vệ sinh phòng ở của<br />
mình và tham gia dọn vệ sinh khi nhà trường<br />
yêu cầu hoặc trong các đợt phát động của<br />
Đoàn thanh niên. Như vậy sinh viên chưa có<br />
tinh thần tự giác trách nhiệm giữ gìn vệ sinh<br />
bảo vệ môi trường chung. Cần đẩy mạnh tổ<br />
chức các để sinh viên tham gia các buổi thu<br />
gom quét dọn vệ sinh khu vực sinh sống tạo<br />
môi trường cảnh quan sạch đẹp.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Lượng rác tại các khu ký túc xá là rất lớn,<br />
khoảng gần 2 tấn/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ,<br />
chiếm 70%<br />
- Đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có sự<br />
hiểu biết nhất định về môi trường nói chung<br />
222<br />
<br />
Số phiếu<br />
112<br />
270<br />
105<br />
13<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
22,4<br />
54,0<br />
21,0<br />
2,6<br />
<br />
và rác thải nói riêng và đã nhận thức được<br />
tầm quan trọng của việc quản lý rác thải. Tuy<br />
nhiên vệc chấp hành các qui định cũng như<br />
mức độ tham gia của sinh viên vào công tác<br />
này đang còn hạn chế.<br />
Chính vì vậy để làm tốt công tác thu gom và<br />
quản lý rác thải cần thiết phải đẩy mạnh công<br />
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo<br />
dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên,<br />
huy động sự tham gia của sinh viên vào các<br />
hoạt động bảo vệ môi trường và thực hiện tốt<br />
các quy định về quản lý chất thải rắn sinh<br />
hoạt để xây dựng cảnh quan nhà trường luôn<br />
sạch đẹp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), [9], Môi<br />
trường và việc quản lý chất thải rắn; Sở khoa<br />
hoc Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.<br />
[2]. Website<br />
Đại<br />
học<br />
Thái<br />
Nguyên:<br />
www.tnu.edu.vn<br />
<br />
Phan Thị Thu Hằng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 219 - 223<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
CURRENT SITUATION OF KNOWLEDGE AND ACTION OF<br />
STUDENTS OF THAINGUYEN UNIVERSITY ON THE WASTE AND<br />
WASTE CLASSIFICATION<br />
Phan Thi Thu Hang1,*, Hoang Thi Thanh Hien1, Nguyen Thu Thuy2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
College of Agriculture and Forestry<br />
Associate college of Economics and Technology<br />
<br />
Results of the survey of 500 students at the University of Thai Nguyen University of is in the dorm<br />
A, B and K of Agriculture and Forestry University shows that: The majority of students<br />
(approximately 90%) have a certain understanding of waste as well as the importance of waste<br />
separation at source but 82% of the students have no understand about waste classification method.<br />
Most students (71.4%) remained generally collect all types of general and put in the trash at each<br />
house. Most students have low knowledge on environmental protection. In general, only 22.4% of<br />
students regularly participate in regional sanitary living. This suggests that the propagation of<br />
education and awareness activities organized for students to participate in environmental sanitation<br />
activities need to be strengthened in university.<br />
Key words: Awareness, student, environment, waste, waste classification.<br />
<br />
Phản biện khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN<br />
<br />
*<br />
<br />
ĐT: 0912430378; Email: phanthithuhang@tuaf.edu.vn<br />
<br />
223<br />
<br />