THỰC TRẠNG PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN<br />
VÀ VẤN ĐỀ TỰ QUẢN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM<br />
PGS. TS. Nguyễn Minh Phương<br />
Viện Khoa học tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ<br />
<br />
Trích dẫn: Nguyễn Minh Phương, ‘Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề<br />
tự quản địa phương tại Việt Nam’, Văn phòng Quốc hội, Oxfam, Unicef, Hội<br />
thảo Tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và<br />
thực tiễn, Ninh Thuận, 06/04/2913,<br />
<br />
1- Một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương<br />
Phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương là một trong những nội dung<br />
cơ bản của tổ chức nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn đề<br />
phân cấp, phân quyền đang được chú ý với tính cách là một nhiệm vụ chính trị<br />
quan trọng của quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. Mặc dù đã được quan<br />
tâm nghiên cứu, nhưng nhận thức lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản<br />
chưa thật rõ ràng và nhất quán; ngay cả nội hàm các khái niệm “phân cấp”, “phân<br />
quyền”, “tự quản” cũng còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong các văn<br />
kiện của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo khoa học, v.v.<br />
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không có ý định tập trung phân<br />
tích làm rõ nội hàm các khái niệm này, song để có thể đánh giá thực trạng và đưa<br />
ra khuyến nghị, cần có sự thống nhất quan niệm về phân cấp, phân quyền và tự<br />
quản địa phương.<br />
- Khái niệm phân cấp quản lý<br />
Phân cấp quản lý (hành chính) được hiểu là “Chuyển giao nhiệm vụ,<br />
quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước<br />
cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật… thực<br />
chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền<br />
<br />
1<br />
<br />
theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới1. Tuy nhiên có ý<br />
kiến cho rằng, phân cấp quản lý được hiểu là “sự phân chia các đơn vị hành chính<br />
- lãnh thổ và phân công thẩm quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền tương ứng<br />
cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của mỗi cấp để nhằm thực thi<br />
hiệu quả hơn quyền lực nhà nước”2.<br />
Như vậy, liên quan đến khái niệm phân cấp có hai nội dung cần lưu ý là<br />
xác định thẩm quyền của mỗi cấp hành chính trong các văn bản quy phạm pháp<br />
luật và chuyển giao thẩm quyền của cấp trên cho cấp dưới bằng các quyết định cụ<br />
thể nhằm mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.<br />
b) Khái niệm “phân quyền”<br />
“Phân quyền” trong trường hợp này được hiểu là phân quyền theo lãnh<br />
thổ, tức là “pháp luật quy định vị trí pháp lý của các cấp chính quyền địa<br />
phương”. Phân quyền theo cấp lãnh thổ là nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền<br />
lực, theo đó nhà nước trung ương chuyển giao (thông qua hiến pháp và luật) cho<br />
các hội đồng dân biểu địa phương những quyền hạn độc lập và toàn vẹn (bao<br />
gồm cả phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự…), trong phạm vi đó nó thực<br />
hiện một cách chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm3. Với cách tiếp cận như<br />
vậy, “Phân quyền theo chiều dọc cũng thể hiện sự phân cấp giữa trung ương và<br />
địa phương, giữa cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới”4.<br />
c) Khái niệm tự quản địa phương<br />
Tự quản theo nghĩa chung nhất là “tự mình trông coi, quản lý công việc,<br />
không cần có ai điều khiển”; là tính độc lập, khả năng quyết định của một tổ<br />
chức, cá nhân. Tự quản địa phương là quyền độc lập tương đối của địa phương<br />
trong một lĩnh vực nhất định do được Nhà nước trao quyền, theo đó trong phạm<br />
vi hay lĩnh vực nhất định, địa phương tự mình quản lý, giải quyết công việc một<br />
Từ điển Luật học. NXB Từ điển bách khoa. Tr. 612<br />
PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS. Trương Đắc Linh: Sửa đổi hiến pháp: nhìn từ từ chiến lược phân<br />
cấp quản lý. Tap chí Khoa học pháp lý. Số 3/20111<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Tạp chí Khoa<br />
học Đại học QGHN. Luật học. Tập 26. Số 4. (2010).<br />
4<br />
PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan: Quan niệm, mục đích, ý nghĩa của phân cấp giữa trung ương<br />
và địa phương.<br />
2<br />
<br />
cách chủ động và tự chịu trách nhiệm, dưới sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước<br />
để đạt được hiệu quả cao nhất.<br />
Tự quản địa phương biểu thị quyền và khả năng của chính quyền địa<br />
phương trong giới hạn của luật pháp, để quản lí và tổ chức cung ứng các dịch vụ<br />
công theo đúng trách nhiệm của mình và vì lợi ích người dân địa phương. Để<br />
thực hiện thẩm quyền này, người dân bầu ra một hội đồng và trực thuộc nó là cơ<br />
cấu tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân (có tài sản, ngân sách và lãnh thổ<br />
riêng, chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và tòa án). Do vậy có ý<br />
kiến cho rằng, “về mặt lý thuyết, hình thức triệt để nhất của phân cấp quản lý là<br />
chế độ tự quản địa phương, tức là phân quyền hiểu theo nghĩa Tây Âu”.<br />
Mặc dù phương thức tổ chức tự quản địa phương trên thế giới rất đa dạng,<br />
nhưng chế độ tự quản địa phương luôn phải được bảo đảm về mặt pháp luật và<br />
tuân thủ sự kiểm soát của trung ương đối với địa phương giúp cho việc bảo đảm<br />
thực hiện hiệu quả quản lý địa phương.<br />
Như vậy, theo chúng tôi có thể quan niệm rằng phân cấp, phân quyền và tự<br />
quản địa phương là những mức độ khác nhau từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ,<br />
toàn diện đến đầy đủ, toàn diện của quá trình phi tập trung hóa“decentralization”.<br />
Theo đó, phân cấp quản lý là chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho quyền<br />
chính quyền cấp dưới thông qua việc thực hiện quyền lập quy và lãnh đạo chính<br />
quyền cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên; còn phân quyền là các cấp chính<br />
quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo ủy quyền của người dân<br />
thông qua quy định của Hiến pháp và luật, do vậy chính quyền các cấp có quan<br />
hệ là bình đẳng; tự quản là chính quyền được độc lập quyết định các vấn đề của<br />
cộng đồng dân cư trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật. Tuy nhiên ranh giới<br />
giữa “phân cấp”, “phân quyền”, “tự quản địa phương” cũng mang tính chất tương<br />
đối.<br />
Với quan niệm đó, ở Việt Nam thực tế đang thực hiện phân cấp quản lý,<br />
phân quyền và tự quản địa phương ở các mức độ khác nhau, mặc dù khái niệm<br />
phân cấp quản lý được dùng khá phổ biến, còn khái niệm “phân quyền” rất ít<br />
được sử dụng và “tự quản địa phương” chưa được sử dụng trong các văn bản<br />
3<br />
<br />
chính trị và văn bản pháp lý (Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng không<br />
sử dụng các khái niệm này).<br />
2- Kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương ở<br />
Việt Nam và những vấn đề đặt ra<br />
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003,<br />
chính quyền địa phương ở nước ta gồm 3 cấp: tỉnh, huyện, xã; mỗi cấp đều tổ<br />
chức HĐND và UBND.<br />
- Tuy có khác nhau về phạm vi và mức độ cụ thể, nhưng về cơ bản,<br />
HĐND các cấp tỉnh, huyện, xã đều có các nhiệm vụ, quyền hạn: Quyết định<br />
những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương,<br />
xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội; Quyết định dự toán thu,<br />
chi ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu chi ngân sách địa phương và<br />
phân bổ ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình; Bầu,<br />
miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ lãnh đạo HĐND và các thành viên của<br />
UBND; giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp và việc<br />
tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị<br />
vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.<br />
- UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần<br />
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ<br />
trung ương tới cơ sở. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh được quy định theo<br />
14 lĩnh vực, của UBND huyện theo 11 lĩnh vực và của UBND xã theo 7 lĩnh vực,<br />
nhưng thực chất cũng là đầy đủ các lĩnh vực kinh tế - xã hội- an ninh, quốc<br />
phòng, xây dựng chính quyền; điểm khác biệt là càng xuống UBND cấp huyện,<br />
cấp xã càng có sự lồng ghép một số lĩnh vực gần nhau. Đối với UBND thành phố<br />
trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, phường, còn được bổ<br />
sung một số nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị;<br />
UBND huyện thuộc địa bàn hải đảo cũng được bổ sung nhiệm vụ thực hiện các<br />
biện pháp để xây dựng, quản lý, bảo vệ đảo, vùng biển và dân cư trên địa bàn.<br />
Nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa<br />
phương, đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực,<br />
4<br />
<br />
hiệu quả của bộ máy nhà nước, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khoá IX) đề<br />
ra yêu cầu, “Khẩn trương hoàn thành việc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương<br />
và địa phương trên từng ngành, từng lĩnh vực một cách đồng bộ, bảo đảm hiệu<br />
lực quản lý thống nhất, xuyên suốt của Trung ương đối với địa phương và khuyến<br />
khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các địa phương”. Đáng lưu ý, đây là<br />
lần đầu tiên và duy nhất khái niệm “phân quyền” liền sau “phân cấp” được sử<br />
dụng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam).<br />
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010<br />
đề ra nhiệm vụ: “Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định,<br />
những loại việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của trung ương<br />
và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương”. Ngày 30/6/2004<br />
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP “Về tiếp tục đẩy mạnh<br />
phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực<br />
thuộc Trung ương”, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm<br />
giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh trên các lĩnh vực chủ yếu: quản lý quy<br />
hoạch, kế hoạch, đầu tư; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp<br />
nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức.<br />
Qua gần 9 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung phân cấp quản lý đã<br />
được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và các Nghị<br />
định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức<br />
của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 13 và 14/2008/NĐ ngày 04/02/2008<br />
của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân<br />
cấp tỉnh, cấp huyện; đặc biệt Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của<br />
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ<br />
quan ngang Bộ và các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ<br />
cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ trong cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa<br />
XIII đã quy định tiếp tục phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực giữa các Bộ, cơ quan<br />
ngang Bộ với chính quyền địa phương.<br />
Về cơ bản, các quy định phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và<br />
chính quyền địa phương đã được các địa phương thực hiện tương đối thống nhất<br />
5<br />
<br />