Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang
lượt xem 3
download
Bài báo trình bày thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 174-180 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HẬU GIANG Nguyễn Hữu Văn Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang Tóm tắt. Công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp hiện nay cho thấy còn có những tồn tại cần khắc phục để giáo dục hướng nghiệp thực sự đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, phù hợp với năng lực sở trường của học sinh trong việc chọn nghề nhưng cũng phải định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhằm góp phần tạo ra cơ cấu nhân lực hợp lí cho hiện tại và tương lai. Bài báo trình bày thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Từ khóa: Công tác giáo dục hướng nghiệp, quản lí giáo dục hướng nghiệp. 1. Mở đầu Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và những biện pháp thực hiện Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Với tinh thần chỉ đạo và thực tế về quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông vừa nêu, công tác giáo dục hướng nghiệp đạt được chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên, đặc biệt là vai trò của hiệu trưởng đối với công tác này. Xuất phát từ những lí do trên cùng với điều kiện thực tế của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Ngày nhận bài: 5-2-2012. Ngày chấp nhận đăng: 14-4-2013 Liên hệ: Nguyễn Hữu Văn, e-mail: nhvan@hgcc.edu.vn 174
- Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang Trong nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại trong công tác giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang, có thể thấy rõ nhất là nguyên nhân sau. Cụ thể: 2.1.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp Để thấy được thực trạng này, chúng tôi đã khảo sát điều tra 25 cán bộ quản lí và 125 giáo viên giảng dạy lớp 12. Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 1. Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp Stt Mức độ quan tâm Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 45 30,0 2 Quan trọng 85 56,7 3 Ít quan trọng 15 10,0 4 Không quan trọng 05 3,3 5 Không có ý kiến 00 0,0 Bảng 2. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp Stt Nhận thức Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Nhận thức đầy đủ 45 30,0 2 Nhận thức ở mức độ vừa phải 95 63,3 3 Nhận thức không đầy đủ 10 6,7 4 Không quan tâm 00 0,0 Qua kết quả khảo sát ở Bảng 1 và Bảng 2 nêu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang có nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục hướng nghiệp và quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Nhưng thực tế cho thấy, quản lí giáo dục hướng nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng chọn nghề phù hợp cho học sinh. 2.1.2. Kế hoạch hóa công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp Khi khảo sát điều tra thông qua 34 cán bộ quản lí các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang thì hầu như các trường ít quan tâm đến việc lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và điều đó cho thấy qua số liệu chỉ có 15 cán bộ quản lí thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho cả năm học, còn lại chỉ tập trung vào các đợt tuyển sinh đại học, 175
- Nguyễn Hữu Văn cao đẳng để tư vấn và hướng dẫn học sinh làm hồ sơ dự thi. Các loại hình khác cho giáo dục hướng nghiệp như: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp, xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp và một số kế hoạch khác nhằm tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp hầu như không được các trường quan tâm cũng như xây dựng (Bảng 3). Bảng 3. Thống kê tỷ lệ thực hiện kế hoạch công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp của các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang Có Không Stt Loại kế hoạch Tổng số TL (%) Tổng số TL (%) 1 Cho từng tháng 00 00,00 34 100,0 2 Cho từng học kì 00 00,00 34 100,0 3 Cho cả năm học 15 44,12 19 55,88 4 Cho các đợt tuyển sinh ĐH, CĐ 34 100,0 00 00,00 5 Kế hoạch khác 00 00,00 34 100,0 2.1.3. Tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp Lực lượng làm công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường của các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang chủ yếu là cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, cán bộ phụ trách hành chính, còn các lực lượng khác như giáo viên bộ môn và các lực lượng khác ngoài nhà trường hầu như không có tham gia triển khai giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (Xem Bảng 4 được khảo sát từ 16 cán bộ quản lí và 54 giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang). Bảng 4. Thống kê tỉ lệ các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang bố trí lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Stt Lực lượng tham gia GDHN Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ quản lí 65 92,86 2 Giáo viên chủ nhiệm 60 85,71 3 Giáo viên bộ môn 05 7,14 4 Cán bộ Đoàn TNCS HCM 55 78,57 5 Cán bộ phụ trách hành chính 38 54,29 6 Lực lượng khác 00 00,00 Để thấy rõ hơn việc bố trí các lực lượng khác tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, chúng tôi khảo sát điều tra 350 học sinh lớp 12 và kết quả nhận được như sau: 176
- Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng... Bảng 5. Thống kê số liệu các lực lượng bên ngoài tham giao giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang Stt Lực lượng Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở địa phương 00 00,00 2 Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp 00 00,00 3 Tư vấn của các trường đại học 345 98,57 4 Tư vấn của các trường cao đẳng 318 90,86 5 Tư vấn của các trường trung cấp chuyên nghiệp 65 18,57 6 Tư vấn của các trường nghề 15 4,29 Qua bảng thống kê số liệu lực lượng bên ngoài tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang (Bảng 5) chủ yếu là cán bộ tư vấn của các trường đại học, cao đẳng đến trường để làm công tác tư vấn tuyển sinh trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng hằng năm. Công tác này chỉ tập trung vào việc giới thiệu cũng như giải đáp, hướng dẫn làm hồ sơ dự thi mà ít quan tâm đến năng lực học tập của học sinh và cũng ít quan tâm đến những ngành đó có đáp ứng nhu cầu của địa phương hay không. Chính những yếu tố đó đã làm cho học sinh ít nhiều phân vân trong lựa chọn ngành nghề vì thấy trường nào cũng đưa ra ngành nghề nghe hấp dẫn và từ đó học sinh chỉ lựa chọn những ngành nghề mang tính cảm tính nên dẫn đến việc chọn ngành nghề không phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội nói chung và của địa phương nói riêng. Đối với việc thực hiện phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, chúng tôi khảo sát 16 cán bộ quản lí các trường Trung học Phổ thông tỉnh Hậu Giang và nhận được 100% ý kiến cho rằng không có qui chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Tóm lại, việc tổ chức triển khai thực hiện giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang tựu trung còn những tồn tại sau: - Không có biên chế hoặc hợp đồng cán bộ, giáo viên chuyên trách về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; - Chưa có qui chế cũng như kế hoạch phối hợp với các lực lượng bên ngoài làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh mà chủ yếu giao cho một bộ phận trong nhà trường đảm nhiệm thực hiện một vài hoạt động mang tính hình thức về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh; - Chỉ tập trung vào việc tư vấn tuyển sinh đại học, cao đẳng mà ít quan tâm đến việc học nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; - Ít quan tâm đến những ngành nghề mà xã hội nói chung và địa phương nói riêng đang cần; - Chưa phối hợp được với các cơ sở sản xuất kinh doanh của địa phương trong việc 177
- Nguyễn Hữu Văn định hướng nghề nghiệp cho học sinh; - Lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh không đảm bảo thành phần cũng như số lượng và chất lượng. Kết luận: Từ những thực trạng nêu trên về công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang, chúng tôi nhận thấy cần phải có một số biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp các trường trung học phổ thông tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 2.2. Đề xuất biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng để nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trường Trung học Phổ thông tỉnh Hậu Giang - Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường Trung học Phổ thông. Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông muốn đạt hiệu quả thì cần phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi đối tượng như: đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng bên ngoài nhà trường nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng. - Biện pháp 2. Xây dựng đội ngũ làm công tác giáo dục hướng nghiệp. Để công tác giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả thì cần phải xây dựng cho được đội ngũ làm công tác này sao cho đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ này phải được huy động từ nhà trường, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh,... - Biện pháp 3. Xây dựng các loại hình kế hoạch quản lí giáo dục hướng nghiệp trường Trung học Phổ thông tỉnh Hậu Giang. Công việc lập kế hoạch quản lí giáo dục hướng nghiệp là của Ban Giám hiệu nhà trường mà người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính là hiệu trưởng nhà trường. Để kế hoạch được cụ thể rõ ràng thì hiệu trưởng phải thiết lập cho được sơ đồ khung của việc lập kế hoạch quản lí giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường vì qua đó sẽ giúp nhà trường có tầm nhìn bao quát và định hướng đúng các yêu cầu đặt ra trong quá trình lập kế hoạch như: căn cứ vào chiến lược phát triển nhà trường, căn cứ vào sứ mạng nhà trường cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. Từ đó, nhà trường sẽ xác định đúng mục đích của công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp và trên cơ sở đó hoạch định và triển khai thành hệ thống các mục tiêu, chuẩn đo đạt kết quả, kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận. - Biện pháp 4. Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên Trung học Phổ thông tỉnh Hậu Giang. Căn cứ vào kế hoạch quản lí giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, hiệu trưởng nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Trong kế hoạch phải 178
- Thực trạng quản lí giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng... xác định mục tiêu, thời gian, đối tượng, nội dung, hình thức, cơ sở vật chất, lực lượng bồi dưỡng và đặc biệt phải quan tâm đến công tác kiểm tra và đánh giá kế hoạch bồi dưỡng. - Biện pháp 5. Xây dựng kế hoạch kết hợp giữa các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp. Công tác giáo dục hướng nghiệp học sinh Trung học Phổ thông muốn đạt hiệu quả thì nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc kết hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Để tập hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thì nhà trường phải biết chủ động xây dựng qui chế phối hợp hoạt động nhưng phải đảm bảo tính linh hoạt và bảo đảm tính khoa học. - Biện pháp 6. Kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khóa đối với công tác giáo dục hướng nghiệp. Hoạt động ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp cho học sinh hiểu rõ về chính bản thân mình, hiểu rõ về khả năng và sở thích nghề nghiệp, giúp học sinh nắm bắt và hiểu rõ hơn xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước, giúp học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề để từ đó học sinh quyết định chọn hướng học, chọn nghề, học nghề và hành nghề trong tương lai. Để làm được điều này thì nhà trường cần phải xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. - Biện pháp 7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục hướng nghiệp. Hiện nay, nhu cầu của các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp là rất lơn, trong khi đó tỉnh Hậu Giang mới chia tách cho nên nguồn ngân sách cấp cho nhà trường còn hạn chế nên không đáp ứng được đầy đủ. Do đó, để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục hướng nghiệp, nhà trường cần phải thực hiện chủ trương xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực tham gia đóng góp cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. - Biện pháp 8. Tăng cường trách nhiệm quản lí giáo dục hướng nghiệp của Hiệu Trưởng. Hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động cơ bản trong nhà trường mà người quản lí trực tiếp hoạt động này là hiệu trưởng. Trong các hoạt động đó, giáo dục hướng nghiệp với vai trò là một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông nên trong quá trình quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục của mình, hiệu trưởng phải thực hiện chức năng quản lí, tiến hành các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp như quản lí các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường. Để công tác giáo dục dục hướng nghiệp trong các trường Trung học Phổ thông đạt hiệu quả thì hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và thái độ trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường. Với tám biện pháp nêu trên thì trong từng nội dung của mỗi biện pháp đều hàm 179
- Nguyễn Hữu Văn chứa những yếu tố của các biện pháp kia vì các biện pháp này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau và có sự chi phối lẫn nhau. Hay nói cách khác là các biện pháp nêu trên khi thực hiện tốt biện pháp này sẽ là điều kiện tác động đến biện pháp kia để đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục hướng nghiệp. Chính vì vậy, nếu thiếu hoặc thực hiện không tốt một trong những biện pháp nào đã nêu thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc tiến hành các biện pháp còn lại. 3. Kết luận Chất lượng giáo dục hướng nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào quá trình quản lí giáo dục hướng nghiệp của các nhà quản lí giáo dục nói chung và nhất là của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông nói riêng. Chính vì vậy, trong quản lí giáo dục hướng nghiệp thì hiệu trưởng là người phải xem đây là một hoạt động của quản lí giáo dục, nó có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn hiện nay và cho những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông-Hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nxb Giáo dục. [2] Phạm Tất Dong, 2002. Vấn đề hướng nghiệp trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Tạp chí Giáo dục số 34. [3] Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Văn Lê, 2004. Tăng cường phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh để làm tốt công tác hướng nghiệp. Tạp chí Giáo dục số 89. [4] Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, 2004. Một số kinh nghiệm về Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Nguyễn Đức Trí, 2005. Giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông vấn đề và định hướng giải pháp. Tạp chí Giáo dục số 146. ABSTRACT Realities of vocational education management of secondary school principals in Hau Giang province The recent vocational education and its management show that there are shortcom- ings to be overcome to meet the requirements of local economic development, be agree with pupils’ ability and be able to orient learners in choosing a suitable carreer in oder to create a reasonable human resource structure. This paper presents the status of vocational education management to improve the quality of vocational education at upper secondary schools in Hau Giang province. 180
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 147 | 12
-
Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành quản lí giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 155 | 12
-
Quản lí hoạt động đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - nghiên cứu tình huống tại Học viện Quản lí giáo dục
15 p | 10 | 5
-
Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa chất lượng ở các cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục
7 p | 40 | 5
-
Thực trạng quản lí xây dựng tập thể sư phạm tích cực ở các trường trung học phổ thông quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 62 | 5
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục các trường trung học phổ thông
9 p | 55 | 5
-
Thực trạng quản lí cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 14 | 4
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
5 p | 81 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục trong giai đoạn hiện nay
3 p | 18 | 4
-
Thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
7 p | 18 | 4
-
Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 71 | 3
-
Thực trạng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục
4 p | 8 | 3
-
Thực trạng quản lí đội ngũ giáo viên mầm non huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
4 p | 90 | 3
-
Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn
5 p | 65 | 2
-
Thực trạng quản lí các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
7 p | 43 | 2
-
Thực trạng và định hướng nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục
7 p | 9 | 2
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
6 p | 92 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn