intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

142
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu này nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS Quận 5, TPHCM. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

  1. Năm học 2015 - 2016 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trí Hậu, Lê Hoài Mi, Trần Nguyễn Bích Ngọc (Sinh viên năm 3, Khoa Khoa học Giáo dục) GVHD: TS Nguyễn Đức Danh 1. Lí do chọn đề tài Sự hội nhập về kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi nền giáo dục quốc gia phải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đạo tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đó. Để đánh giá được chất lượng giáo dục, khâu kiểm tra, đánh giá phải tổ chức nghiêm túc và khoa học. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học và liên hệ mật thiết đến việc phản ánh chất lượng dạy học. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) vẫn còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh phổ thông vẫn nặng về kiến thức sách vở, chưa tập trung vào sự phát triển của người học và chủ yếu ở các mức thấp của sự lĩnh hội là nhớ và tái hiện kiến thức. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập chỉ chú trọng điểm số cuối của quá trình dạy – học và mục đích của kiểm tra đánh giá vẫn chủ yếu phục vụ công tác quản lí như xếp loại HS, xét lên lớp, cấp chứng chỉ, v.v… Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh và giáo viên thông qua kiểm tra đánh giá các môn học hầu như chưa được chú trọng. Các công trình đã thực hiện chỉ mới tiếp cận các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (KQHT) của học sinh ở các bậc học như: trung học phổ thông (THPT), trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ở các địa phương khác nhau, mà chưa đi sâu vào cấp học trung học cơ sở (THCS). Các đề tài đã tiếp cận hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của HS ở cấp học THCS nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ (1 trường) và đồng thời chỉ tập trung vào xác định thực trạng kiểm tra, đánh giá là chủ yếu mà chưa đi sâu vào công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS THCS trong khi đó công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá lại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường trung học cơ sở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích, khách thể, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS Quận 5, TPHCM. Từ đó, đề xuất một số biện 253
  2. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số trường THCS này. 2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trường trung học cơ sở. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả kết quả học tập của HS ở một số trường trung học cơ sở. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện khảo sát 79 cán bộ quản lí, giáo viên (15 cán bộ quản lí, 64 giáo viên) và 156 học sinh ở 2 trường: THCS Mạch Kiếm Hùng và THCS Ba Đình, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bao gồm: Quản lí lập kế hoạch kiểm tra, thi trên lớp; Quản lí việc chấm trả bài kiểm tra, lưu điểm vào sổ điểm cá nhân; Quản lí việc ghi điểm, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của HS trong sổ điểm lớn; Quản lí việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực ra đề của giáo viên. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, thống kê toán học. Trong đó điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo (xây dựng 2 bảng hỏi dành cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh). Số liệu được nhập và xử lí với phần mềm SPSS 20. Các thuật toán thống kê được sử dụng là: Thống kê tần số, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan Pearson. 3. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Khái niệm quản lí: sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Khái niệm kiểm tra: đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành. Khái niệm đánh giá: quá trình thu thập thông tin và dữ liệu một cách có hệ thống nhằm mục đích giúp người học hoạch định chính sách lựa chọn một phương pháp khả thi để tiến hành công việc giáo dục của mình. Khái niệm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: quá trình giáo viên thu thập, xử lí thông tin từ hoạt động học tập của người học, so sánh với mục tiêu đề ra nhằm xác nhận mức độ hoàn thành các mục tiêu học tập đã đề ra cho người học sau một giai đoạn học tập nhất định và cung cấp thông tin phản hồi giúp cải thiện việc dạy và học. 254
  3. Năm học 2015 - 2016 Nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Quản lí việc ra đề kiểm tra; Quản lí việc tổ chức kiểm tra, thi trên lớp; Quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra, ghi điểm vào sổ điểm cá nhân; Quản lí việc ghi điểm, đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh trong sổ điểm lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS: Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh; Kĩ năng sử dụng phương pháp kiểm tra - đánh giá của giáo viên; Kĩ năng quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá; Về hệ thống sách giáo khoa, tài liệu học tập; Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểm tra - đánh giá. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh 4.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong hoạt động dạy học ở một số trường trung học cơ sở ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Với điểm trung bình là 3.43 (với nhóm cán bộ quản lí, giáo viên) và 3.15 (đối với học sinh) đều lớn hơn Điểm trung bình mẫu (2.50), có thể nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với đa số cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh tại các trường Trung học cơ sở quận 5. 4.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh trung học cơ sở Phần lớn cán bộ quản lí nhận thức đúng mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là hoàn toàn không phải là để xếp loại học sinh. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên (85,9%) chọn mục đích “xếp loại học sinh”, cho thấy nhiều giáo viên vẫn đặt nặng mục đích “kiểm tra để xếp loại” học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy chỉ một bộ phận cán bộ quản lí (33.3%) và giáo viên (39.1%) là nhận thức đúng mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh là để “điều chỉnh, cải tiến nội dung môn học”. Với mục đích “cán bộ quản lí điều chỉnh hoạt động quản lí để đáp ứng tốt hơn điều kiện dạy học” nhóm cán bộ quản lí hoàn toàn đồng ý với lựa chọn này. 4.1.3. Thực trạng giáo viên vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh - Về số lượng các phương pháp kiểm tra đánh giá, giáo viên đã sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Kết quả phỏng vấn cho biết giáo viên thường sử dụng 4 phương pháp chính để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Viết (tự luận), vấn đáp, thực hành, trắc nghiệm khách quan. - Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về hiệu quả của các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Qua khảo sát cho thấy rằng cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức khá chính xác về 255
  4. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH hiệu quả của từng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. - Về mức độ và kết quả vận dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Khảo sát trên cả hai nhóm đối tượng là cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh đều cho thấy: phương pháp kiểm tra hỏi đáp (ĐTB= 3.46) và phương pháp kiểm tra viết (tự luận) là hai phương pháp được vận dụng nhiều nhất (ĐTB= 3.43), đồng thời cũng được thực hiện tốt nhất (Điểm trung bình trên 3.25). Ngược lại, phương pháp kiểm tra thực hành và phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan được giáo viên lựa chọn ở mức thấp nhất cả về mức độ và kết quả vận dụng. - Về việc kết hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo đánh giá của học sinh Giáo viên trung học cơ sở đã có sự kết hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh mà không phải chỉ là một phương pháp kiểm tra đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt rõ rệt trong việc sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong từng môn học. 4.1.4. Thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở Khi nghiên cứu về yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trên nhóm cán bộ quản lí, giáo viên các thì tiêu chí đưa ra đều được giáo viên các bộ môn thực hiện thường xuyên và đạt kết quả ở mức khá tốt (2.91< ĐTB
  5. Năm học 2015 - 2016 Khảo sát trên cả 2 đối tượng cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lí tổ chức kiểm tra, thi trên lớp nhìn chung đa số các nội dung quản lí đều được cán bộ quản lí thực hiện từ mức thường xuyên trở lên (2.50< ĐTB
  6. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 4.2.5. Quản lí việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực ra đề kiểm tra của giáo viên Mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện ở nội dung này là ở trung bình (hệ số tương quan là 0.548 với mức ý nghĩa 0.01). Qua khảo sát 7 nội dung về mức độ và kết quả thực hiện quản lí việc bồi dượng, nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên được khách thể đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên và kết quả thực hiện là ở mức khá (2.5
  7. Năm học 2015 - 2016 7. Kết luận và kiến nghị 7.1. Kết luận Về lí luận, tổng kết một số cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh. Về kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả như: - Phần lớn cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và xác định khá chính xác mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh đối với quá trình dạy học trong nhà trường. - Cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức khá chính xác về hiệu quả đánh giá của từng phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập… - Về yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cả 7 tiêu chí đưa ra đều được giáo viên các bộ môn thực hiện thường xuyên và đạt kết quả ở mức khá tốt. Điều này cho thấy rằng, cán bộ quản lí và giáo viên ý thức rõ trách nhiệm trong việc thực hiện chuẩn kiến thức trong dạy học, đảm bảo kiểm tra, đánh giá đúng trọng tâm, bước đầu quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Công tác quản lí ra đề thi được thực hiện từ mức độ thường xuyên trở lên và đạt kết quả thực hiện từ khá trở lên. Cán bộ quản lí đã quan tâm đến khâu kiểm duyệt đề thi, kiểm tra việc in sao để tránh tình trạng đề thi kém chất lượng và có sai sót. Công tác xây dựng ngân hàng đề vẫn chưa được cán bộ quản lí và giáo viên quan tâm. Công tác tập huấn cho giáo viên cách biên soạn đề kiểm tra theo đúng quy trình chưa được thực hiện tốt, chưa được cán bộ quản lí quan tâm đúng mức. - Công tác quản lí việc tổ chức thực hiện các giờ kiểm tra trên lớp được lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Đối với mỗi kì thi tập trung, lãnh đạo nhà trường trực tiếp tổ chức, phân công, chỉ đạo giáo viên thực hiện từ khâu ra đề đến khâu coi, chấm thi. Vì thế công tác tổ chức thi học kì được cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá cao. - Công tác thực hiện quản lí việc chấm bài, ghi điểm kết quả học tập của học sinh được cán bộ quản lí thực hiện thường xuyên trở lên và đạt kết quả khá tốt. Đặc biệt nội dung “Ban giám hiệu lập kế hoạch quản lí việc chấm bài, ghi điểm” (ĐTB = 3.43) và “Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các bài kiểm tra” được thực hiện rất thường xuyên và đạt kết quả thực hiện tốt (ĐTB = 3.24). Tuy nhiên, cán bộ quản lí vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc giám sát việc giáo viên thực hiện quy định về trả bài kiểm tra cho học sinh. - Công tác quản lí việc đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh cũng được đánh giá khá tốt ở tất cả nội dung, từ khâu phổ biến quy chế đánh giá xếp loại, tổ chức họp xét duyệt, thông báo kết quả về phụ huynh học sinh đến khâu tổ chức họp rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cán bộ quản lí vẫn chưa thật sự quan tâm. 259
  8. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 7.2. Kiến nghị - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề nghị tổ chức tập huấn và sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá ở các môn học đối với học sinh cấp trung học cơ sở. - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp tục xây dựng chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lí và giáo viên Trung học cơ sở tiếp cận với các chương trình kiểm tra đánh giá và kiểm định chất lượng. - Đối với các trường trung học cơ sở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Có kế hoạch bồi dưỡng để phát triển đội ngũ từ các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Khuyến khích giáo viên có những biện pháp hiệu quả và thiết thực trong công tác kiểm tra, đánh giá với tinh thần tạo động lực cho học sinh trong học tập và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. - Đối với cán bộ quản lí ở một số trường trung học cơ sở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh Cán bộ quản lí các nhà trường quan tâm tới việc quản lí các giờ kiểm tra trực tiếp trên lớp, vận dụng tốt các biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động kiểm tra chung của nhà trường. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về các yêu cầu việc đánh giá các giờ kiểm tra của giáo viên một cách nghiêm túc, kiểm tra - đánh giá khen thưởng kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Ngọc Anh (2010), “Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh ở nhà trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, 238, tr. 32-33. 2. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lí và việc vận dụng vào quản lí nhà trường, chuyên đề đào tạo quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 3. Lê Thị Bích Huệ (2013), Biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 4. Nguyễn Lộc (2010), Lí luận về quản lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Tạo (1997), Những biện pháp cơ bản đảm bảo tính khách quan trọng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học CSNDI, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Hà Nội. 6. Trần Thị Kim Xuyến (2011), Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường trung học cơ sở Ngô Quyền Thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Hà Nội. 260
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2