intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng về sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bước đầu đưa ra nguyên nhân và giải pháp tăng cường sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  1. TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương TS. Nguyễn Thị Hồng Gấm 1 1 Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Dương Tóm tắt: Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong dạy học các môn khoa học thực nghiệm trong đó có môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề cao tính thực hành, thực tiễn, phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, thí nghiệm được coi là phương thức hữu hiệu góp phần phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh trung học cơ sở. Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng về sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bước đầu đưa ra nguyên nhân và giải pháp tăng cường sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. Từ khóa: Khoa học tự nhiên, năng lực tìm hiểu tự nhiên, thí nghiệm, phương pháp dạy học. 1. Đặt vấn đề 2. Nội dung nghiên cứu Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc được xây dựng và 2.1. Cơ sở lý luận phát triển trên nền tảng tích hợp của khoa học vật lý, hoá học, 2.1.1. Thí nghiệm, phân loại thí nghiệm sinh học và khoa học trái đất, thay thế môn Vật lý, Hoá học, - Theo Từ điển tiếng Việt, TN có 2 nghĩa: Sinh học ở cấp trung học cơ sở (THCS). Khoa học tự nhiên (1): TN là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó (KHTN) là môn học thực nghiệm, gần gũi với đời sống hàng trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, ngày của học sinh, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kiểm tra hay chứng minh. toàn diện của học sinh, đóng vai trò nền tảng trong việc hình (2): TN là làm thử để rút kinh nghiệm [4]. thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh (HS) Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng TN là quá trình cấp THCS. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, tác động có chủ đích vào đối tượng nghiên cứu để quan sát, thí nghiệm của môn KHTN giúp HS khám phá thế giới tự tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. TN là một nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, là dạng phương tiện dụng kiến thức vào thực tiễn [1]. trực quan chủ yếu, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các Với quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, giáo viên nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông. Trong dạy học, TN đóng vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học, HS được sử dụng như một phương pháp dạy học. là người chủ động, tích cực và sáng tạo thực hiện các hoạt - Có nhiều dạng TN, mỗi dạng TN có vai trò nhất định động học tập để chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được mục trong quá trình dạy học. Có thể phân loại TN như sau: tiêu dạy học trên, người giáo viên cần phải có những phương + Dựa vào hình thức có thể chia thành: TN của giáo viên pháp giảng dạy tích cực để phát huy khả năng tự học, năng lực (GV); TN của HS. tư duy độc lập và sáng tạo ở HS. Một trong những hình thức + Dựa vào mục đích thí nghiệm có thể chia thành: TN dạy học tích cực mang lại nhiều hiệu quả đối với môn học nghiên cứu; TN minh họa; TN thực hành. [2] thực nghiệm đó là sử dụng thí nghiệm (TN). Đối với môn 2.1.2. Sử dụng TN trong dạy học môn KHTN theo KHTN thì TN giúp HS có nhiều cơ hội tương tác và khám phá hướng phát triển năng lực HS kiến thức. Vì vậy, thực hành, TN trong dạy học môn KHTN Năng lực tìm hiểu tự nhiên là một trong ba năng lực đặc có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực thù cần hình thành và phát triển cho HS trong dạy học môn của HS nói chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên nói riêng. KHTN ở trường THCS. Theo Chương trình giáo dục phổ Trong những năm gần đây, các nhà trường đã nhận thức thông môn KHTN thì năng lực tìm hiểu tự nhiên của HS được đúng đắn tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy biểu hiện qua việc đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề; đưa học, kiểm tra đánh giá, tăng cường học đi đôi với hành để phát ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch thực hiện; huy năng lực HS. Tuy nhiên, việc sử dụng TN trong dạy học thực hiện kế hoạch; viết trình bày báo cáo; ra quyết định và đề môn KHTN ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ xuất ý kiến [1]. thông 2018 vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Chính vì vậy, Có nhiều biện pháp để phát triển năng lực tìm hiểu tự nghiên cứu thực trạng sử dụng TN trong dạy học môn KHTN ở nhiên trong đó việc sử dụng TN theo hướng nghiên cứu có vai trường THCS là điều cần thiết, góp phần tìm ra hạn chế, nguyên trò hết sức quan trọng. nhân, từ đó đề ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất Theo GS.TSKH Nguyễn Cương [2], sử dụng TN theo lượng dạy học môn KHTN theo hướng phát triển năng lực HS. hướng nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau: 2 Số 3/2024
  2. TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG - Bước 1. Đặt vấn đề: GV thông báo về TN nghiên cứu, mục Kết quả cho thấy, GV thường xuyên sử dụng TN trong bài đích của nghiên cứu để hình thành động cơ ban đầu cho HS. thực hành chiếm71,4%, còn trong bài lý thuyết thì chỉ có 26,7 - Bước 2. Phát biểu vấn đề: Nêu những câu hỏi cụ thể, %. Trong bài luyện tập có đến 39,3% GV chọn phương án những vấn đề cần giải quyết để kích thích nhu cầu kiến thức, hiếm khi thực hiện TN. Trong hoạt động trải nghiệm có gây hứng thú cho HS. 55,3% GV chọn phương án hiếm khi thực hiện và 33,9% GV - Bước 3. Đề xuất giả thuyết: Dự đoán phương án giải chọn phương án chưa bao giờ thực hiện. quyết có thể xảy ra. Như vậy, TN được sử dụng không thường xuyên mà chỉ - Bước 4. Lập kế hoạch thực hiện: lập kế hoạch thực hiện tập trung vào các bài thực hành theo quy định, đặc biệt với ứng với giả thuyết đã nêu. hoạt động trải nghiệm, GV hiếm khi đưa TN vào thực hiện. - Bước 5. Thực hiện kế hoạch. b) Mức độ GV sử dụng các hình thức TN trong quá trình - Bước 6. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Nếu xác nhận dạy học giả thuyết là đúng thì chuyển sang bước 7. Nếu phủ nhận giả Bảng 2: Mức độ GV sử dụng các hình thức TN thuyết thì quay trở lại bước 3 và chọn giả thuyết khác. trong quá trình dạy học - Bước 7. Phát biểu kết luận. - Bước 8. Kiểm tra và kết thúc. Như vậy, sử dụng TN theo hướng nghiên cứu trong dạy học môn KHTN sẽ giúp phát triển năng lực của HS, đặc biệt là phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên. 2.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn KHTN ở trường THCS 2.2.1. Mục đích điều tra Tìm hiểu về thực trạng sử dụng TN trong dạy học môn KHTN ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó phát hiện hạn chế, tìm ra nguyên nhân và bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục. Kết quả điều tra cho thấy, trong quá trình dạy học, đa số GV thỉnh thoảng tiến hành TN biểu diễn (chiếm 71,4%). Đối 2.2.2. Nội dung điều tra với TN nghiên cứu của HS thì đến 50% GV hiếm khi thực Đánh giá mức độ GV sử dụng TN trong các kiểu bài lên hiện. Đối với hình thức ngoại khóa thì có đến 33,9 % GV lớp; hình thức sử dụng TN; khó khăn khi thực hiện TN, thực chưa bao giờ thực hiện. hành; đề xuất của GV về TN, thực hành. Kết quả chứng tỏ, GV quen sử dụng các hình thức TN 2.2.3. Phương pháp tiến hành biểu diễn hay TN thực hành mà chưa sử dụng nhiều các hình - Khảo sát bằng phiếu điều tra đối với GV dạy môn KHTN thức TN để giúp HS khám phá tri thức, phát triển năng lực. ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải Dương. c) Mức độ khó khăn khi sử dụng TN trong quá trình - Do điều kiện, chúng tôi chỉ tiến hành điều tra với GV dạy dạy học môn KHTN tại 28 trường THCS đại diện cho cả nông thôn, thành thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tổng số GV thực hiện Bảng 3: Mức độ khó khăn khi sử dụng TN trong quá trình dạy học điều tra là 56 GV (mỗi trường 02 GV). - Sử dụng PP thống kê toán học để xử lý số liệu. 2.2.4. Kết quả điều tra a) Mức độ GV sử dụng TN thông qua các kiểu bài lên lớp. Bảng 1:Mức độ GV sử dụng TN thông qua các kiểu bài lên lớp Mức độ (%) Kiểu bài Thường Thỉnh Hiếm Chưa xuyên thoảng khi bao giờ Bài thực hành 71,4 25,5 3,6 0,0 Bài lý thuyết 26,7 58,9 8,9 5,3 Luyện tập 3,6 35,7 39,3 21,4 Trải nghiệm 0,0 10,7 55,3 33,9 Số 3/2024 3
  3. TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 nội dung mà chúng tôi yếu để minh họa cho kiến thức chứ chưa khai thác theo hướng đưa ra có 03 nội dung về dụng cụ hóa chất, đảm bảo an toàn dạy học tích cực để kích thích tư duy, phát triển khả năng tìm khi TN và công tác quản lý của trường thì còn hơi khó khăn tòi, sáng tạo cho HS. Vì vậy, mặc dù tiết học có TN nhưng (57,1% , 78,6% và 44,6%); 02 nội dung GV gặp khó khăn là chưa gây được hứng thú cho HS, hiệu quả bài dạy chưa cao. thời gian chuẩn bị TN và thời gian tiến hành TN. - Đối với HS do ít được làm quen với TN nên còn nhiều bỡ Điều này cũng có thể lý giải được. Khi GV tiến hành TN ngỡ trong quá trình thực hành, các thao tác TN còn vụng về hoặc cho học sinh TN thì cần phải có thời gian để chuẩn bị dẫn tới làm đổ vỡ dụng cụ, hóa chất gây nguy hiểm, thậm chí trước về dụng cụ, hóa chất, mẫu vật. Khi tiến hành TN thường còn sợ không dám thực hành. Đối với lớp đông, việc TN mất nhiều thời gian nên dễ dẫn đến thiếu thời gian cho tiết thường gây tình trạng lộn xộn, khó quản lý. học. Đây cũng là nguyên nhân khiến GV ngại thực hiện TN 2.3.2. Giải pháp tăng cường việc sử dụng TN trong dạy trong quá trình dạy học. học môn KHTN Khi được hỏi về những khó khăn khác, chúng tôi nhận Trên cơ sở thực trạng sử dụng TN trong dạy học môn được các câu trả lời tập trung vào các nội dung: KHTN ở trường THCS, chúng tôi bước đầu đề xuất giải pháp - Hóa chất, dụng cụ, máy móc hạn chế; nhiều hóa chất hết để tăng cường việc sử dụng TN, thực hành trong dạy học môn hạn sử dụng không được bổ sung nên không đủ để TN. KHTN nhằm phát triển năng lực cho HS như sau: - Không có phòng thực hành bộ môn nên phải di chuyển [1] Về phía nhà trường dụng cụ, hóa chất từ phòng bộ môn đến phòng học, gây khó - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bộ môn khăn cho việc sử dụng TN vào dạy học. nhất là TN, thực hành của môn KHTN. - Mất nhiều thời gian chuẩn bị và dọn dẹp, rửa dụng cụ, - Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo việc thực hiện sắp đặt hóa chất, dụng cụ sau TN. Kế hoạch dạy học. - Các tiết dạy có TN mất nhiều thời gian thu dọn sau TN - Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo sử dụng nên ảnh hưởng thời gian học của các tiết khác. các PP dạy học phù hợp giúp phát triển năng lực HS, tránh - Lớp đông HS gây khó khăn trong việc chia nhóm, quản việc dạy chay, học chay. lý khi thực hành, TN và đảm bảo an toàn. - Bố trí nhân viên thiết bị hỗ trợ GV trong quá trình chuẩn 2.3. Nguyên nhân của thực trạng và đề xuất giải pháp bị TN. tăng cường việc sử dụng TN trong dạy học môn KHTN [2] Về phía GV 2.3.1. Nguyên nhân của thực trạng - Tăng cường dự giờ, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng - Hiện nay phần lớn các trường THCS chưa có cán bộ phụ lực dạy học TN. trách TN, vì vậy việc chuẩn bị TN do GV bộ môn thực hiện. - Kết hợp các PPDH tích cực trong quá trình dạy học để Mặt khác việc chuẩn bị TN cho một tiết học (có từ 2- 5 TN) phát triển năng lực cho HS. cũng tốn rất nhiều thời gian, thậm chí GV còn phải làm thử - Xây dựng các chủ đề gắn với thực hành, thực tiễn; đưa TN trước khi lên lớp. Do vậy nhiều GV ngại mất thời gian, hiện tượng trong thực tế vào bài học và phát hiện vấn đề qua ngại chuẩn bị, nên không thực hiện TN mà “dạy chay, học TN. chay” hoặc sử dụng TN mô phỏng. - Tăng cường xây dựng các bài tập thực nghiệm, thực tiễn - Sau khi dạy TN ở mỗi lớp, GV cần có thời gian để vệ sinh cho HS luyện tập. dụng cụ TN, công việc này cần thời gian nhưng giờ giải lao - Sử dụng TN để tạo hứng thú và kích thích tính tò mò, giữa các tiết ngắn. Nếu GV có tiết dạy liên tiếp giữa các lớp khám phá, óc quan sát, trí tưởng tượng khoa học cho HS khi thì sẽ không kịp thời gian chuẩn bị cho các lớp dạy sau dẫn tới dạy các bài kiến thức mới. tâm lý e ngại khi thực hiện TN. - Phân bổ các nội dung bài học cho phù hợp để thuận lợi - Mặc dù một số trường có các phòng thực hành riêng, cho việc thực hiện TN. nhưng đối với các trường có số lượng học sinh lớn (nhiều lớp/ III. Kết luận khối) thì việc sắp lịch các lớp vào phòng học thực hành cũng Qua kết quả điều tra thực trạng sử dụng TN trong dạy học chưa đảm bảo, dẫn đến việc có giờ thực hành nhưng lại không môn KHTN ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Hải có phòng. Mặt khác, một số GV và HS còn sợ tiếp xúc với hóa Dương, nhìn chung GV đã có sử dụng TN, thực hành và ít chất do tính chất độc hại, mùi khó chịu nên cũng hạn chế sử nhiều cũng đã thu được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, dụng TN trong dạy học. việc sử dụng TN trong các giờ học còn ít mà chủ yếu diễn ra - Cách thức sử dụng TN cũng chưa có nhiều đổi mới, chủ trong giờ thực hành bắt buộc. Bên cạnh đó, còn một bộ phận 4 Số 3/2024
  4. TẠP CHÍ ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG GV chưa có thói quen sử dụng TN trong các giờ lên lớp, dẫn nghiệm như môn KHTN ở trường THCS và là phương tiện tới tình trạng “dạy chay, học chay” vẫn còn tồn tại. Cách thức dạy học hữu hiệu phát triển năng lực HS, đặc biệt là năng lực sử dụng TN chủ yếu để minh họa, kiểm chứng cho kiến thức, tìm hiểu tự nhiên, các nhà trường cần có sự đổi mới, đầu tư về chưa mạnh dạn thực hiện khai thác TN theo hướng nghiên cơ sở vật chất, nhân lực; các GV cần thường xuyên bồi dưỡng cứu để phát triển năng lực HS. Để TN trở thành một trong các chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận và thực hiện các PPDH mới, hình thức dạy học quen thuộc đối với các môn khoa học thực tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên. 2. Nguyễn Cương (2007). Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học - Một số vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Phạm Thị Hương, Lê Đức Giang, Nguyễn Hoa Du (2020). Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học thí nghiệm các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên THCS. Tạp chí Giáo dục số 471 (Kì 1-2/2020) tr 47-51. 4. Hoàng Phê (chủ biên, 2003). Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng. 5. Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Quyển 1 Khoa học tự nhiên. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 6. Phạm Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Hằng, Hà Văn Dũng, Nguyễn Thu Ngọc, Nguyễn Thị Thủy (2023). Sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề “Quang hợp” (Khoa học tự nhiên 7). Tạp chí Giáo dục số 23(6) tr 26-31. Số 3/2024 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1