Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỰ PHÂN BỐ BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ<br />
NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHÍA NAM<br />
Nguyễn Đức Huệ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sự phân bố bác sĩ Răng Hàm Mặt (BSRHM) tại các cơ sở y tế nhà nước và<br />
tư nhân của 32 tỉnh, thành phía Nam.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả trên đối tượng là tất cả bác sĩ RHM công tác tại các cơ<br />
sở RHM nhà nước và tư nhân, số liệu thu thập từ Phòng Nghiệp Vụ Y, Phòng Quản Lý Hành Nghề Y Tế tư<br />
nhân và bác sĩ đầu ngành RHM của 32 tỉnh thành phía Nam.<br />
Kết quả: Có 1806 BS RHM công tác tại các cơ sở RHM tư nhân và 1018 BS RHM đang công tác tại cơ sở y<br />
tế nhà nước. Riêng tại Tp.Hồ Chí Minh có đến 1120 bác sĩ công tác tại cơ sở RHM tư nhân, nhưng chỉ có 475 bác<br />
sĩ đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước. Số huyện không có bác sĩ là 156/330 chiếm 47%. Tỉ lệ BS RHM/dân<br />
trung bình của toàn khu vực phía Nam là: 1/ 24644. Khi đánh giá về sự phân bố BSRHM hiện nay, có đến 85%<br />
cán bộ quản lý cho là chưa hợp lý, 67% cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác tại tuyến huyện vì thu<br />
nhập thấp và 65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên môn.<br />
Kết luận: Từ kết quả trên cho thấy sự phân bố BSRHM tại các tỉnh thành phía nam là chưa hợp lý giữa các<br />
tỉnh và khu vực, bác sĩ tập trung nhiều tại Tp.HCM. Đa số bác sĩ mới tốt nghiệp không muốn về công tác tại bệnh<br />
viện tuyến huyện vì thu nhập thấp và thiếu trang thiết bị nha khoa.<br />
Từ khóa: Bác sĩ RHM, cơ sở y tế nhà nước, y tế tư nhân, phân bố nhân lực, tỉ lệ BSRHM/ dân.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE DISTRIBUTION OF DENTISTS AT THE PUBLIC AND PRIVATE SYSTEM IN THE SOUTHERN<br />
PROVINCES OF VIET NAM<br />
Nguyen Duc Hue* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 330 - 334<br />
Objectives: This study assessed the distribution of dentists at the public and private system in the southern<br />
provinces of Viet Nam.<br />
Methods: A descriptive cross sectional study was conducted on dentists who were working at the public and<br />
private system in 32 provinces in the southern of Viet Nam.<br />
Results: There were 1806 dentist working in the private dental clinics and 1018 dentists registered working<br />
in the public system. In southern provinces of Viet Nam, 156/330 districts had no dentist in service. The ratio of<br />
dentist/population in the southern provinces of Viet Nam was about 1/24644. 85% administrators and dental<br />
leaders of provinces had the opinions that the distribution of dentists was not appropriate and 67% young dentists<br />
did not want to work at rural areas because of low salary and lack of dental equipments.<br />
Conclusion: This study showed the distribution of dentists was not appropriate between city and other<br />
southern provinces in Vietnam. This study may help making the policy to distribute dentists working at the rural<br />
areas to provide dental treatment for people.<br />
Key words: Dentist, distribution, the public and private system, the ratio of dentist/population.<br />
* Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Tp.HCM<br />
Tác giả liên hệ: BSCKII Nguyễn Đức Huệ, ĐT: 0918449544, Email: nguyenhuerhm@yahoo.com.vn<br />
<br />
330<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiều năm qua ngành Y tế đã đào tạo<br />
thêm nhiều bác sĩ đa khoa nói chung và bác sĩ<br />
răng hàm mặt nói riêng nhằm đáp ứng nhu<br />
cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân<br />
dân, nhưng thực tế hiện nay tỉ lệ bác sĩ được<br />
đào tạo hàng năm vẫn còn thấp, chưa đáp ứng<br />
nhu cầu thực tế địa phương(1,2).<br />
Từ những năm đầu của thập niên 1990, do<br />
tác động của cơ chế thị trường làm ảnh hưởng<br />
đến nguồn nhân lực của y tế tại tuyến cơ sở và<br />
một phần do sự phát triển của các cơ sở RHM tư<br />
nhân tại các tỉnh, thành phố đã tạo điều kiện cho<br />
BSRHM sau khi tốt nghiệp dễ có cơ hội tìm việc<br />
làm tại các cơ sở nha khoa tư nhân, không phải<br />
trông chờ sự phân công của nhà trường(6,7,8).<br />
Các vấn đề nêu trên đã gây không ít khó<br />
khăn cho các tỉnh, vì đa số BSRHM tốt nghiệp<br />
không về địa phương công tác. Sau khi tốt<br />
nghiệp, các BS RHM chỉ muốn công tác tại các<br />
bệnh viện tuyến trung ương, thành phố hay làm<br />
việc tại các cơ sở RHM tư nhân mà không về<br />
công tác tại địa phương, nơi sinh viên đã nhận<br />
các chế độ ưu tiên vùng sâu vùng xa khi tuyển<br />
sinh vào đại học(3,4).<br />
Chính việc quản lý không chặt chẽ của chính<br />
sách ưu tiên tạo nguồn cán bộ và các chính sách<br />
ưu tiên trong đào tạo, nhất là các tỉnh vùng sâu,<br />
vùng xa mà chưa tính đến việc quản lý đầu ra<br />
sau khi tốt nghiệp, nên mặc dù trong nhiều năm<br />
qua, ngành RHM đã đào tạo khá nhiều bác sĩ,<br />
nhưng hiện nay các tỉnh vẫn còn thiếu BSRHM<br />
rất nhiều(5).<br />
Để có số liệu chính xác và mang tính khoa<br />
học chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài thực<br />
trạng sự phân bố BSRHM công tác tại các cơ sở y<br />
tế nhà nước và tư nhân tại các tỉnh, thành phía<br />
nam với các mục tiêu (1) xác định số lượng<br />
BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước<br />
và tư nhân tại 32 tỉnh, thành phía Nam, (2) xác<br />
định tỉ lệ phần trăm quận, huyện chưa có<br />
BSRHM công tác tại cơ sở y tế nhà nước tại các<br />
tỉnh, thành phía Nam, (3) xác định tỉ lệ<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BSRHM/dân trung bình theo các khu vực hành<br />
chính tại các tỉnh, thành phía Nam, (4) đánh giá<br />
của cán bộ quản lý về thực trạng phân bố<br />
BSRHM hiện nay.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện theo phương<br />
pháp điều tra cắt ngang mô tả vào năm 2009.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Khảo sát tất cả BSRHM đang công tác tại cơ<br />
sở y tế nhà nước và tư nhân của 32 tỉnh thành<br />
phí Nam. Số liệu được thu thập từ cán bộ quản<br />
lý của Phòng nghiệp vụ y và Phòng quản lý<br />
hành nghề y dược tư nhân-Sở Y tế 32 tỉnh thành<br />
phía Nam và các bác sĩ đầu ngành RHM của 32<br />
tỉnh thành phía Nam.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Sử dụng mẫu thống kê BSRHM tại các cơ sở<br />
RHM nhà nước và tư nhân, bộ câu hỏi soạn sẳn<br />
dành cho cán bộ quản lý tự điền.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Số lượng BSRHM đang công tác tại các<br />
tỉnh, thành phía Nam<br />
Kết quả thống kê số lượng BSRHM đang<br />
công tác tại các tỉnh, thành phía Nam, năm 2009<br />
cho thấy có 1018 BSRHM đang công tác tại các cơ<br />
sở nhà nước và 1806 BSRHM đang công tác tại<br />
các cơ sở tư nhân. Số lượng BSRHM công tác tại<br />
các cơ sở RHM nhà nước ít hơn số BSRHM đang<br />
làm việc tại các cơ sở tư nhân.<br />
<br />
Số lượng BSRHM đang công tác tại cơ sở<br />
nhà nước và tư nhân<br />
Kết quả thống kê số lượng BSRHM đang<br />
công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư nhân<br />
ở các tỉnh, thành phía Nam cho thấy hiện có 1018<br />
BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế nhà nước<br />
và 1806 BSRHM hành nghề RHM tư nhân. Số<br />
BSRHM đang công tác tập trung tại Tp.HCM<br />
khá đông, với 476 BSRHM đang công tác tại các<br />
cơ sở RHM nhà nước và 1120 BS RHM đang<br />
công tác tại các cơ sở RHM tư nhân. Khu vực<br />
<br />
331<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tây Nguyên, các tỉnh Miền Trung và khu vực<br />
đồng bằng Sông Cửu Long còn thiếu BSRHM rất<br />
nhiều. Tổng số BSRHM ở khu vực Tây Nguyên<br />
chỉ có 6%, khu vực Miền Trung có 18%.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ phân bố BSRHM tại các cơ sở RHM<br />
nhà nước và tư nhân.<br />
KHU VỰC<br />
<br />
Nhà nước<br />
(N)<br />
(%)<br />
476<br />
47<br />
73<br />
07<br />
221<br />
22<br />
<br />
Tư nhân<br />
(N)<br />
(%)<br />
1.120<br />
62<br />
112<br />
06<br />
297<br />
16<br />
<br />
Tp.HCM<br />
ðông Nam Bộ<br />
ðồng bằng Sông<br />
Cửu Long<br />
Miền Trung<br />
<br />
185<br />
<br />
18<br />
<br />
193<br />
<br />
11<br />
<br />
Tây Nguyên<br />
<br />
63<br />
<br />
06<br />
<br />
84<br />
<br />
05<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
1018<br />
<br />
100<br />
<br />
1806<br />
<br />
100<br />
<br />
Số lượng BSRHM đang công tác tại<br />
Tp.HCM<br />
Kết quả khảo sát về số lượng BSRHM đang<br />
công tác tại các cơ sở RHM nhà nước và tư<br />
nhân trên địa bàn Tp.HCM cho thấy hiện có<br />
476 BSRHM đang công tác tại các cơ sở y tế<br />
nhà nước, với 208 BSRHM làm việc ở các cơ<br />
quan trực thuộc Bộ Y Tế đóng trên địa bàn<br />
Tp.HCM. Chỉ có 125 BSRHM đang công tác tại<br />
24 quận, huyện. Ngoài ra, có 7 BSRHM đang<br />
công tác tại bệnh viện của các ngành đóng trên<br />
địa bàn của thành phố.<br />
Bảng 2: Tỉ lệ phân bố BSRHM tại các cơ quan nhà<br />
nước trên địa bàn Tp.HCM.<br />
Cơ quan<br />
<br />
Cơ quan trực thuốc Bộ Y Tế<br />
BV RHM Tp.HCM<br />
BV của 24 quận - huyện<br />
BV chuyên khoa, ña khoa<br />
BV các ngành<br />
TỔNG<br />
<br />
BS RHM cơ quan nhà<br />
nước<br />
(N)<br />
(%)<br />
208<br />
43<br />
88<br />
18<br />
125<br />
28<br />
48<br />
10<br />
07<br />
01<br />
476<br />
100<br />
<br />
Tỉ lệ BSRHM đang công tác tại tuyến quận,<br />
huyện<br />
Bảng 3: Tỉ lệ % huyện có BSRHM tại các cơ sở y tế<br />
nhà nước.<br />
Phân bố<br />
<br />
Huyện có BSRHM<br />
<br />
332<br />
<br />
Quận - huyện Quận -huyện 32 tỉnh<br />
Tp.HCM<br />
thành phía Nam<br />
N<br />
%<br />
N<br />
%<br />
23<br />
96<br />
174<br />
53<br />
<br />
Phân bố<br />
<br />
Quận - huyện Quận -huyện 32 tỉnh<br />
Tp.HCM<br />
thành phía Nam<br />
N<br />
%<br />
N<br />
%<br />
01<br />
04<br />
156<br />
47<br />
<br />
Huyện chưa có<br />
BSRHM<br />
TỔNG<br />
<br />
24<br />
<br />
100<br />
<br />
330<br />
<br />
100<br />
<br />
Vào thời điểm khảo sát, 32 tỉnh thành phía<br />
Nam có tất cả 330 quận/huyện, nhưng có đến<br />
156 (47%) quận/ huyện chưa có bác sĩ RHM.<br />
Những nơi có BSRHM công tác là các trung<br />
tâm kinh tế của thành phố, tỉnh hay thị xã. Các<br />
huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…<br />
hầu như chưa có BSRHM. Kết quả nghiên cứu<br />
cho thấy các bệnh viện đa khoa huyện của tỉnh<br />
Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Kiên Giang,<br />
Trà Vinh vẫn chưa có BSRHM về công tác.<br />
Tình trạng thiếu nhân sự RHM còn trầm<br />
trọng hơn tại các tỉnh của khu vực Đông Nam<br />
Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên như Quảng<br />
Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum… Thực<br />
tế hiện nay cả tỉnh Đắc Nông chỉ có 3 BSRHM<br />
phụ trách công tác khám và điều trị cho nhân<br />
dân trên cả địa bàn rộng lớn, đi lại còn nhiều<br />
khó khăn. Đặc biệt vào thời điểm khảo sát, còn<br />
đến 34 huyện chưa có nhân viên sơ cấp RHM<br />
và chưa có người đảm trách công tác khám,<br />
điều trị răng miệng cho cho người dân. Các<br />
huyện này hầu hết tập trung tại các vùng cao,<br />
vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Miền Trung,<br />
Tây Nguyên.<br />
Vì thiếu nhân lực nên mạng lưới cơ sở<br />
RHM không thể phát triển và không thể đáp<br />
ứng nhu cầu khám, điều trị, chăm sóc sức<br />
khỏe răng miệng cho nhân dân. Điều này đã<br />
gây không ít khó khăn, tốn kém cho người dân<br />
trong việc điều trị các bệnh răng miệng như<br />
phải di chuyển xa, mất nhiều thời gian, công<br />
sức và tiền bạc.<br />
<br />
Tỉ lệ Bác sĩ/Dân tại các khu vực phía Nam<br />
Bảng 4: Tỉ lệ BSRHM / Dân tại các khu vực.<br />
Khu Vực<br />
<br />
BS RHM Dân số<br />
<br />
TP Hồ Chí Minh<br />
Miền Trung<br />
Miền ðông Nam Bộ<br />
<br />
1120<br />
193<br />
112<br />
<br />
6612<br />
9047<br />
6318<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
BSRHM/Dân<br />
1/ 5904<br />
1/ 46876<br />
1/ 56411<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Khu Vực<br />
ðB Sông Cửu Long<br />
Tây Nguyên<br />
TỔNG<br />
<br />
BS RHM Dân số<br />
297<br />
84<br />
1806<br />
<br />
17524<br />
5006<br />
44507<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
BSRHM/Dân<br />
1/ 59003<br />
1/ 59595<br />
1/ 24644<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2008.<br />
<br />
Do phân bố BSRHM hiện nay không đều<br />
giữa các khu vực, nên có sự chênh lệch rất lớn<br />
giữa Tp.HCM và các khu vực tỉnh thành phía<br />
Nam. Tỉ lệ BSRHM/Dân trung bình của toàn khu<br />
vực phía Nam là: 1/24644 dân. Vì tỉ lệ trung bình<br />
một bác sĩ RHM phải chăm sóc cho số lượng rất<br />
đông dân số như khu vực Tây Nguyên và các<br />
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, một bác sĩ phải<br />
phụ trách cho hơn 59.000 dân, nên công tác quản<br />
lý bệnh răng miệng, công tác dự phòng và điều<br />
trị cho nhân dân còn nhiều hạn chế và tỉ lệ đáp<br />
ứng còn rất thấp, nếu có cũng chỉ là những chăm<br />
sóc đơn giản ban đầu.<br />
<br />
So sánh tỉ lệ BS RHM/ Dân giữa các quốc<br />
gia trong khu vực Đông Nam Á<br />
Dữ liệu về tỉ lệ BSRHM/ Dân của các nước<br />
trong khu vực Đông Nam Á được trình bày ở<br />
Bảng 5.<br />
Bảng 5: So sánh tỉ lệ BSRHM/ Dân của các nước<br />
trong khu vực Đông Nam Á.<br />
QUỐC GIA<br />
Singapore<br />
Philippine<br />
Thái Lan<br />
Malaysia<br />
Indonesia<br />
Việt Nam (KV phía Nam)<br />
<br />
BS RHM / DÂN<br />
1/ 4130<br />
1/ 5025<br />
1/10255<br />
1/10746<br />
1/19419<br />
1/24644<br />
<br />
Nguồn: Nguồn nhân lực RHM của WHO 2008.<br />
<br />
So sánh về tỉ lệ BSRHM giữa các quốc gia<br />
trong khu vực cho thấy BSRHM ở các tỉnh, thành<br />
khu vực phía Nam Việt Nam còn thiếu rất nhiều.<br />
<br />
Đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng<br />
phân bố bác sĩ RHM hiện nay<br />
Bảng 6: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về sự<br />
phân bố bác sĩ RHM hiện nay.<br />
Nội dung<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
%<br />
<br />
Số lượng BSRHM ñang công tác tại ñịa phương hiện tại<br />
Rất thiếu<br />
39<br />
81<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nội dung<br />
Số lượng<br />
%<br />
Thiếu<br />
9<br />
19<br />
Sự phân bố BSRHM giữa các tỉnh phía nam hiện nay<br />
Chưa hợp lý<br />
41<br />
85<br />
Hợp lý<br />
7<br />
15<br />
Số lượng BS RHM tại tuyến huyện hiện nay<br />
Rất thiếu<br />
36<br />
75<br />
Chưa có<br />
12<br />
25<br />
Nhu cầu về ñịa phương công tác của BS RHM sau khi<br />
tốt nghiệp<br />
Không muốn về tuyến huyện công tác<br />
32<br />
67<br />
Không muốn về ñịa phương (quê<br />
hương) công tác khi tốt nghiệp<br />
16<br />
33<br />
Nhu cầu chọn nơi công tác của BSRHM mới tốt nghiệp<br />
hiện nay<br />
Y tế tư nhân.<br />
18<br />
38<br />
Vừa nhà nước vừa tư nhân.<br />
16<br />
33<br />
Y tế nhà nước<br />
14<br />
29<br />
Lý do BS RHM không về công tác tại tuyến huyện<br />
Thu nhập thấp<br />
42<br />
88<br />
Thiếu trang thiết bị<br />
31<br />
65<br />
Ít ñiều kiện phát triển chuyên môn.<br />
31<br />
65<br />
<br />
Kết quả khảo sát 48 cán bộ quản lý của Sở Y<br />
Tế và bác sĩ đầu ngành RHM tại các tỉnh về phân<br />
bố BSRHM tại các cơ sở nhà nước và tư nhân các<br />
tỉnh, thành phía Nam cho thấy có 81% cho là rất<br />
thiếu, 85% cho rằng sự phân bố BSRHM hiện<br />
nay giữa các tỉnh là chưa hợp lý. Đa số BSRHM<br />
chỉ tập trung tại các thành phố lớn như Tp.HCM,<br />
Đà Nẳng, Cần Thơ…<br />
Về số lượng BSRHM công tác tại tuyến<br />
huyện hiện nay, có 75% cán bộ quản lý cho là rất<br />
thiếu và 25% cho rằng nhiều bệnh viện đa khoa<br />
huyện chưa có BSRHM.<br />
Về nhu cầu chọn công tác của BSRHM hiện<br />
nay, có 67% cán bộ quản lý cho rằng các bác sĩ trẻ<br />
không muốn về công tác tại tuyến huyện và 38%<br />
cho rằng các bác sĩ trẻ muốn về làm việc tại các<br />
cơ sở y tế tư nhân. Khảo sát về lý do BSRHM sau<br />
khi tốt nghiệp không muốn về địa phương công<br />
tác cho thấy có 88% cho rằng vì thu nhập thấp,<br />
65% cho là thiếu trang thiết bị và ít có điều kiện<br />
phát triển chuyên môn.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Kết quả phân tích thực trạng phân bố BS<br />
RHM đang công tác tại các cơ sở RHM nhà nước<br />
<br />
333<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
và tư nhân ở các tỉnh, thành phía Nam cho thấy<br />
hiện có 1018 BSRHM đang công tác tại các cơ sở<br />
y tế nhà nước và 1806 BSRHM hành nghề RHM<br />
tư nhân. Đa số BSRHM công tác tập trung tại<br />
Tp.HCM, với 1120 bác sĩ làm việc ở các cơ sở tư<br />
nhân và 476 bác sĩ đang công tác tại các cơ sở<br />
RHM nhà nước. Các cơ sở nhà nước của các tỉnh<br />
khu vực Tây Nguyên, Miền Trung và đồng bằng<br />
Sông Cửu Long thiếu BSRHM rất nhiều, với 63<br />
BSRHM (6%) ở Tây Nguyên và 185 BSRHM<br />
(18%) toàn khu vực Miền Trung. Tỉ lệ BSRHM về<br />
công tác tại các bệnh viện đa khoa tuyến quận,<br />
huyện còn thấp, có đến 156 trên 330 quận huyện,<br />
chiếm 47%, chưa có BSRHM. Tỉ lệ BSRHM/ Dân<br />
là 1/24644, cho thấy BSRHM tại các tỉnh thành<br />
phía Nam còn thiếu rất nhiều.<br />
Về sự phân bố BSRHM hiện nay, 85% cán bộ<br />
quản lý cho là chưa hợp lý, vì đa số BSRHM chỉ<br />
tập trung tại các thành phố lớn như Tp.HCM, Đà<br />
Nẳng, Cần Thơ… và nhiều bệnh viện đa khoa<br />
huyện chưa có BSRHM. Về nhu cầu chọn công<br />
tác của BSRHM hiện nay, có 67% cán bộ quản lý<br />
cho rằng các bác sĩ trẻ không muốn về công tác<br />
tại tuyến huyện và 38% cho rằng các bác sĩ trẻ<br />
muốn về làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân. Khảo<br />
sát về lý do BSRHM sau khi tốt nghiệp không<br />
muốn về địa phương công tác cho thấy có đến<br />
88% cho rằng vì thu nhập thấp, 65% cho là thiếu<br />
trang thiết bị và ít có điều kiện phát triển chuyên<br />
môn.<br />
<br />
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT<br />
Ngành RHM nên có kế hoạch đào tạo thêm<br />
số lượng BSRHM hàng năm nhằm tăng tỉ lệ<br />
BSRHM/ Dân, giúp làm tốt công tác chăm sóc<br />
sức khỏe răng miệng cho nhân dân.<br />
<br />
tiên, ưu đãi cụ thể và thiết thực hơn nhằm thu<br />
hút và lưu giữ BSRHM về công tác tại các cơ sở<br />
RHM nhà nước, nhất là các bệnh viện đa khoa<br />
tuyến huyện.<br />
Chúng tôi hy vọng các số liệu này sẽ giúp<br />
cho ngành Răng Hàm Mặt và các nhà quản lý có<br />
những điều chỉnh sao cho phù hợp giữa cung cầu thực tế hiện nay tại cơ sở nhằm điều chỉnh,<br />
cân đối sự phân công BSRHM tại các cơ sở y tế<br />
nhà nước và tư nhân của các tỉnh, thành phía<br />
Nam.<br />
Các số liệu này cũng giúp các nhà quản lý<br />
đưa ra những chính sách, qui định ràng buộc<br />
giữa nghĩa vụ - quyền lợi của sinh viên trong<br />
suốt quá trình đào tạo và sau khi tốt nghiệp<br />
nhằm huy động, tập hợp đội ngủ cán bộ y tế trẻ<br />
về công tác, phục vụ tại vùng sâu vùng xa theo<br />
chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Y Tế.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Đề<br />
án thành lập Trung Tâm Đào Tạo-Bệnh Viện RHM Trung<br />
Ương, 2-5.<br />
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM (2009). Báo<br />
cáo giao ban định kỳ hàng năm về hoạt động Răng Hàm Mặt<br />
các tỉnh, thành phía Nam, 3-8.<br />
Nguyễn Đức Huệ (2007). Chất lượng dịch vụ của các cơ sở<br />
Răng Hàm Mặt tỉnh Bình Dương. Luận Án Chuyên Khoa Cấp<br />
2, Đại học Y Dược Tp.HCM, 5-12.<br />
Nguyễn Đức Huệ, Ngô Đồng Khanh (2004). Sự phân bố bác sĩ<br />
Răng Hàm Mặt các tỉnh thành phía Nam, thực trạng và giải<br />
pháp. Hội nghị khoa học và đào tạo Răng Hàm Mặt, 4-10.<br />
Cục thống kê (2008). Niên giám tống kê. Nhà xuất bản thống<br />
kê.<br />
Oral health manpower - Malaysia, Oral health division,<br />
Ministry of health, Oral health country (2006). Area profile<br />
programme.<br />
Sutha J (2008). Oral health personel Thai Land.<br />
WHO (2005). Oral Health Data Bank, Singapore - Country<br />
Situation and Trends. National health priorities and health<br />
resources, 7-18.<br />
<br />
Ngành RHM và ngành y tế nên có chế độ ưu<br />
<br />
334<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />