TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ NHẸ CÂN Ở TRẺ DƯỚI<br />
5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI<br />
VÀ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2013<br />
Đinh Hồng Dương*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan về mặt kinh tế xã hội và gia đình đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa<br />
Bình năm 2013. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp mô tả cắt<br />
ngang trên 1.530 bà mẹ và 1.530 trẻ < 5 tuổi tương ứng với các bà mẹ được điều tra. Kết quả:<br />
tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình năm 2013 tương đối cao (20,5%). Đã xác<br />
định được một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với SDD thể nhẹ cân như gia đình thuộc<br />
diện hộ nghèo, cận nghèo; trình độ học vấn của bà mẹ; nghề nghiệp của bà mẹ và khu vực<br />
sống của gia đình. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như: tuổi của bà mẹ; số con trong gia đình và<br />
bà mẹ đang mang thai liên quan không có ý nghĩa thống kê với SDD thể nhẹ cân.<br />
* Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Thể nhẹ cân; Yếu tố liên quan; Kinh tế - xã hội; Hòa Bình.<br />
<br />
Reality of the Underweight Children under 5 Years Old in Hoabinh<br />
Province and Some Factors Related to Economic - Social and Family<br />
(2013)<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the situation of the underweight of children under 5 years old and<br />
some economic - social and family factors. Subjects and methods: A cross-sectional study on<br />
1.530 mothers and 1.530 children < 5 years old. Results:<br />
- The underweight rate of children under 5 years old in Hoa Binh province was 20.5%.<br />
- Some economic - social and family factors:<br />
+ Some factors significantly related to underweight as poor family; mother’s learning; mother’s<br />
occupation and their accomodation.<br />
+ There was no significant relationship between a mother’s age; number of children in family<br />
and pregnant mother and the reality of underweight.<br />
* Key words: Malnutrition; Underweight; Related factors; Economic - social factors; Hoabinh<br />
province.<br />
* Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Đinh Hồng Dương (dhduonghvqy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/03/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/04/2015<br />
<br />
29<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tại tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ SDD ở trẻ < 5<br />
tuổi năm 2012 là 20,6%, phấn đấu đến<br />
năm 2015 tỷ lệ này đạt dưới 18% nhưng<br />
vẫn cao hơn mức trung bình của toàn<br />
quốc (17,5%) đã đạt được vào năm 2010.<br />
Nói một cách khác, công tác phòng chống<br />
SDD ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình đang<br />
đi sau mức trung bình toàn quốc hơn 5<br />
năm [3, 4, 5].<br />
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD<br />
ở trẻ < 5 tuổi như khẩu phần ăn (sữa mẹ<br />
và các thức ăn bổ sung), bệnh tật (các bệnh<br />
truyền nhiễm đường tiêu hóa, hô hấp,<br />
nhiễm ký sinh trùng đường ruột...), chăm<br />
sóc và các vấn đề liên quan (kiến thức của<br />
người chăm sóc trẻ, nước sạch, vệ sinh<br />
môi trường...)... Trong đó, yếu tố kinh tế xã hội và gia đình có tác động trực tiếp<br />
đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Hơn<br />
nữa, ở cộng đồng, để xác định tình trạng<br />
SDD, người ta chủ yếu dựa vào chỉ tiêu<br />
nhân trắc học và chia SDD thành 3 loại:<br />
SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi),<br />
SDD thể gày còm (cân nặng theo chiều<br />
cao) và thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).<br />
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này nhằm:<br />
Mô tả thực trạng và xác định mối tương quan<br />
giữa SDD thể nhẹ cân với một số yếu tố<br />
liên quan về mặt kinh tế - xã hội và gia đình<br />
ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình năm 2013.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1 Đ<br />
ờ<br />
- Bà mẹ và trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình.<br />
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng<br />
6 đến 11 - 2013.<br />
2 P<br />
u.<br />
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang<br />
để mô tả thực trạng và một số đặc điểm<br />
SDD ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình năm<br />
2013.<br />
30<br />
<br />
- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ<br />
mẫu cho nghiên cứu mô tả trong trường<br />
hợp ước lượng một tỷ lệ [1]:<br />
(1 - p)<br />
2<br />
n = Z 1-x/2<br />
p x 2<br />
Trong đó: tỷ lệ ước đoán SDD ở Hòa<br />
Bình năm 2012 là 20,6% (p = 0,206); sai số<br />
tương đối mong muốn: 10% ( = 0,1); độ tin<br />
cậy 95% (Z1-/2 = 1,96), chúng tôi tính được<br />
cỡ mẫu tối thiểu n = 1.481. Thực tế, điều<br />
tra được 1.530 bà mẹ và 1.530 trẻ < 5 tuổi<br />
tương ứng với bà mẹ được điều tra.<br />
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng<br />
phương pháp chọn mẫu PPS (Probability<br />
Proportion to Size - chọn mẫu chùm với xác<br />
suất tỷ lệ theo độ lớn của cụm). Cụ thể:<br />
chọn ngẫu nhiên 30 xã, mỗi xã chọn ngẫu<br />
nhiên 3 thôn/bản. Tại mỗi thôn/bản chọn 17<br />
trẻ < 5 tuổi bằng cách chọn ngẫu nhiên trẻ<br />
< 5 tuổi đầu tiên, các trẻ tiếp theo chọn theo<br />
phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ<br />
17 trẻ. Trường hợp trong thôn/bản không đủ<br />
số trẻ < 5 tuổi thì chọn trẻ ở thôn/bản kế tiếp.<br />
l số liệu nhập và xử lý số liệu<br />
bằng phần mềm Epi.info 6.04.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Điều kiện kinh tế gia đình và<br />
SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
Suy dinh d-ìng thÓ nhÑ c©n<br />
®iÒu kiÖn<br />
kinh tÕ<br />
Hộ nghèo, cận<br />
nghèo<br />
Không nghèo<br />
Tổng<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
295<br />
<br />
72,7<br />
<br />
111<br />
<br />
23,34<br />
<br />
18<br />
<br />
1,6<br />
<br />
1.106<br />
<br />
98,37<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ < 5 tuổi tại<br />
tỉnh Hòa Bình năm 2013 tương đối cao:<br />
20,5% (trong nghiên cứu này chúng tôi<br />
không quan tâm đến các thể SDD khác).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ có gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo<br />
rất cao (72,7%). Đối với nhóm trẻ có gia đình không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo<br />
tỷ lệ này chỉ là 1,6%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).<br />
Bảng 2: Khu vực sống của gia đình và SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
<br />
Có<br />
<br />
KHU VỰC SỐNG<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Thành thị<br />
<br />
19<br />
<br />
9,3<br />
<br />
185<br />
<br />
90,7<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
294<br />
<br />
24,2<br />
<br />
1032<br />
<br />
75,8<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
Tổng<br />
p < 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ trẻ sống ở khu vực nông thôn bị SDD thể nhẹ cân (24,2%) cao hơn nhóm trẻ<br />
sống ở khu vực thành thị (9,3%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng và CS tại vùng<br />
đồng bằng sông Cửu Long (2011). Sự khác biệt này do bà mẹ sống ở thành thị có điều<br />
kiện để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn, trình độ học vấn cao hơn, dễ tiếp thu kiến thức<br />
khoa học cũng như kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ, thực phẩm đa dạng trên thị trường giúp<br />
bà mẹ có nhiều lựa chọn tốt, trẻ được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế tốt hơn [2].<br />
Bảng 3: Trình độ học vấn của bà mẹ và SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
TỔNG<br />
<br />
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA<br />
BÀ MẸ<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tiểu học trở xuống<br />
<br />
78<br />
<br />
28,2<br />
<br />
199<br />
<br />
71,8<br />
<br />
277<br />
<br />
18,1<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
<br />
137<br />
<br />
31,6<br />
<br />
433<br />
<br />
68,4<br />
<br />
570<br />
<br />
37,3<br />
<br />
Trung học phổ thông<br />
<br />
63<br />
<br />
21,2<br />
<br />
297<br />
<br />
78,8<br />
<br />
360<br />
<br />
23,5<br />
<br />
Trung cấp, cao đẳng, đại<br />
học và sau đại học<br />
<br />
35<br />
<br />
10,8<br />
<br />
288<br />
<br />
89,2<br />
<br />
323<br />
<br />
21,1<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
p < 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng cao ở nhóm trẻ có bà mẹ học vấn từ bậc trung học cơ<br />
sở trở xuống. Nhìn chung, bà mẹ có trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân<br />
càng thấp, thấp nhất là nhóm bà mẹ có trình độ học vấn trung cấp, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,01). Theo chúng tôi, điều này dễ hiểu, vì bà mẹ học vấn càng cao,<br />
công việc và thu nhập tốt, càng có điều kiện để tiếp thu kiến thức cũng như thực hành<br />
chăm sóc con cái.<br />
31<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Bảng 4: Tuổi của bà mẹ với SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
TỔNG<br />
<br />
Có<br />
<br />
TUỔI CỦA BÀ MẸ<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 22 tuổi<br />
<br />
27<br />
<br />
25,5<br />
<br />
106<br />
<br />
74,5<br />
<br />
133<br />
<br />
8,69<br />
<br />
22 - 35 tuổi<br />
<br />
273<br />
<br />
26,4<br />
<br />
1.033<br />
<br />
73,6<br />
<br />
1.306<br />
<br />
85,36<br />
<br />
> 35 tuổi<br />
<br />
13<br />
<br />
14,3<br />
<br />
78<br />
<br />
85,7<br />
<br />
91<br />
<br />
5,95<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ có bà mẹ < 22 tuổi là 25,5%; ë độ tuổi 22 - 35 là<br />
26,4%; > 35 tuổi 14,3%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Thông thường,<br />
tuổi bà mẹ càng trẻ, càng ít có kinh nghiệm và điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.<br />
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới SDD ở trẻ [2]. Tuy nhiên, nghiên cứu của<br />
chúng tôi chưa thấy khác biệt vÒ tỷ lệ SDD ở những trẻ có bà mẹ ë độ tuổi khác nhau.<br />
Bảng 5: Số con trong gia đình với SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
TỔNG<br />
<br />
SỐ CON TRONG<br />
GIA ĐÌNH<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
≤ 2 con<br />
<br />
295<br />
<br />
20,2<br />
<br />
1.163<br />
<br />
79,8<br />
<br />
1.458<br />
<br />
95,3<br />
<br />
> 2con<br />
<br />
18<br />
<br />
25,0<br />
<br />
54<br />
<br />
75,0<br />
<br />
72<br />
<br />
4,7<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở những trẻ sống trong gia đình > 2 con là 25,0%, cao hơn<br />
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với những trẻ sống trong các gia đình có ≤ 2<br />
con (20,2%).<br />
Bảng 6: Nghề nghiệp của bà mẹ với SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
NGHỀ NGHIỆP CỦA<br />
BÀ MẸ<br />
<br />
Có<br />
<br />
TỔNG<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
274<br />
<br />
24,3<br />
<br />
852<br />
<br />
75,7<br />
<br />
1.126<br />
<br />
73,6<br />
<br />
Làm công ăn lương<br />
<br />
30<br />
<br />
10,5<br />
<br />
256<br />
<br />
89,5<br />
<br />
286<br />
<br />
18,7<br />
<br />
Tiểu thương, nội trợ<br />
và nghề khác<br />
<br />
9<br />
<br />
7,6<br />
<br />
109<br />
<br />
92,4<br />
<br />
118<br />
<br />
7,7<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
32<br />
<br />
p < 0,01<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2015<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất ở nhóm trẻ có mẹ làm nghề nông (24,3%), ở nhóm<br />
trẻ có mẹ làm công ăn lương, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân thấp hơn nhiều so với nhóm trẻ có<br />
mẹ làm nghề nông (10,5%); 7,6% SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ có mẹ là tiểu thương,<br />
nội trợ và nghề khác, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
Kết quả này theo chúng tôi do nghề nghiệp khác nhau, học vấn, địa vị xã hội, thu<br />
nhập cũng khác nhau. Những yếu tố này ảnh hưởng đến kiến thức, kỹ năng cũng như<br />
điều kiện chăm sóc trẻ, dẫn tới sù khác biệt về tỷ lệ SDD ở những trẻ có bà mẹ làm<br />
nghề khác nhau [2].<br />
Bảng 7: Tình trạng mang thai hiện tại của bà mẹ với SDD thể nhẹ cân của trẻ (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
TỔNG<br />
<br />
BÀ MẸ HIỆN ĐANG<br />
MANG THAI<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có<br />
<br />
16<br />
<br />
21,6<br />
<br />
58<br />
<br />
73,4<br />
<br />
74<br />
<br />
4,8<br />
<br />
Không<br />
<br />
297<br />
<br />
20,4<br />
<br />
1.159<br />
<br />
79,6<br />
<br />
1.456<br />
<br />
95,2<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ có bà mẹ đang mang thai là 21,6%, cao hơn<br />
không có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ có bà mẹ hiện không mang thai (p > 0,05).<br />
KẾT LUẬN<br />
- Thực trạng SDD thể nhẹ cân: tỷ lệ<br />
SDD thể nhẹ cân ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh<br />
Hòa Bình năm 2013 tương đối cao:<br />
20,5%.<br />
- Một số yếu tố liên quan về kinh tế xã hội và gia đình:<br />
+ Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân ở nhóm<br />
trẻ có gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận<br />
nghèo cao hơn có ý nghĩa thống kê so<br />
với nhóm trẻ có gia đình không thuộc diện<br />
hộ nghèo, cận nghèo (72,7% so với 1,6%)<br />
(p < 0,01).<br />
+ Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân tăng cao ở<br />
nhóm trẻ có bà mẹ học vấn từ bậc trung<br />
học cơ sở trở xuống. Nhìn chung, bà mẹ<br />
có trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ SDD thể<br />
33<br />
<br />
nhẹ cân của trẻ càng thấp, khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,01).<br />
+ Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất ở<br />
nhóm trẻ có mẹ làm nghề nông (24,3%).<br />
Ở nhóm trẻ có mẹ làm công ăn lương và<br />
tiểu thương, nội trợ; nghề khác, tỷ lệ SDD<br />
thể nhẹ cân thấp hơn nhiều, lần lượt:<br />
10,5 và 7,6%, khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,01).<br />
+ Tỷ lệ trẻ sống ở khu vực nông thôn<br />
bị SDD thể nhẹ cân (24,2%) cao hơn có ý<br />
nghĩa thống kê so với nhóm trẻ sống ở<br />
khu vực thành thị (9,3%) (p < 0,01).<br />
+ Một số yếu tố khác như: tuổi của bà<br />
mẹ; số con trong gia đình và bà mẹ đang<br />
mang thai liên quan không có ý nghĩa<br />
thống kê với SDD thể nhẹ cân.<br />
<br />