TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SUY DINH DƢỠNG Ở<br />
TRẺ DƢỚI 5 TUỔI TẠI TỈNH HÒA BÌNH (2013)<br />
Nguyễn Anh Hùng*; inh H ng<br />
<br />
ng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và một số đặc điểm suy dinh dưỡng (SDD)<br />
ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình năm 2013. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Đối tượng: 1.530 cặp<br />
mẹ và con < 5 tuổi. Kết quả:<br />
- Thực trạng SDD: tỷ lệ SDD nói chung (bị một hoặc nhiều thể SDD) chiếm tỷ lệ tương đối<br />
cao (35,2%). Trong đó, thể thấp còi chiếm tỷ lệ cao nhất (31,9%), thể nhẹ cân 20,5% và thấp<br />
nhất là thể gày còm (5,4%).<br />
- Một số đặc điểm SDD ở trẻ < 5 tuổi: tỷ lệ SDD nói chung cao nhất ở nhóm tuổi từ 25 - 36<br />
tháng, thấp nhất ở nhóm 7 - 12 tháng. Tỷ lệ SDD nói chung và các thể nhẹ cân, gày còm và<br />
thấp còi ở trẻ trai và trẻ gái tương đương nhau.<br />
- Tỷ lệ SDD nói chung và tỷ lệ SDD theo từng thể ở nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc thiểu<br />
số đều cao hơn nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc Kinh; mẹ là người dân tộc Mường cao hơn<br />
nhóm trẻ có bà mẹ thuộc các dân tộc thiểu số khác.<br />
- Về mức độ SDD: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 20,5%, trong đó SDD độ I, II và III lần lượt: 17,6%;<br />
2,6% và 0,3%. Tỷ lệ SDD thể thấp còi 31,2%, trong đó SDD độ I, II lần lượt: 25,4% và 6,6%.<br />
Tỷ lệ SDD thể gày còm 5,4%, trong đó SDD độ I và II lần lượt: 4,6% và 0,8%.<br />
* Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Trẻ em dưới 5 tuổi; Hòa Bình.<br />
<br />
Some Malnutritional Characteristics of Children under 5 Years Old in<br />
Hoabinh Province (2013)<br />
Summary<br />
Objectives: To describe some malnutritional characteristics of children under 5 years old.<br />
Subjects and methods: a cross-sectional study on 1.530 mothers and 1.530 children. Results:<br />
- The general malnutrition rate was 35.2%; of which stunted, underweight and wasted rates<br />
were 31.9; 20.5 and 5.4%, respectively.<br />
- The general malnutrition rate was highest in children from 25 to 36 months of age and<br />
lowest in children from 7 to 12 months of age (44.9 and 21.6% respectively). The malnutrition<br />
rates in male and female children were the same. But the malnutrition rate in ethnic minority<br />
was higher than that in Kinh’s people; but was lower than in Muong’s people.<br />
The underweight rate was 20.5%, of which level I, II and III were 17.6; 2.6 and 0.3%,<br />
respectively. The stunted rate was 31.2%, the corresponding rates to the level I, II were 25.4<br />
and 6.6%. The wasted accounted for 5.4%, with the rate of 4.6% at level I and 0.8% at level II.<br />
* Key words: Malnutrition; Children under 5 years old; Hoa Binh province.<br />
* Tr-êng Trung cÊp Y tÕ tØnh Hßa B×nh<br />
** Học viện Quân y<br />
Ng ời phản h i (Corresponding): inh H ng D ng (dhduonghvqy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 12/01/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/02/2015<br />
Ngày bài báo đ ợc đăng: 03/03/2015<br />
<br />
156<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Với những nỗ lực không ngừng, sau<br />
10 năm thực hiện Chiến lược Hành động<br />
về Dinh dưỡng (2001 - 2010), Việt Nam<br />
đã đạt mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ<br />
SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi),<br />
nhưng vẫn ở cấp độ trung bình 17,5%<br />
(năm 2000 là 33,8%), thể thấp còi (chiều<br />
cao theo tuổi) ở ranh giới giữa cấp độ<br />
trung bình và cao: 29,3% (năm 2000 là<br />
36,5%), thể gày còm (cân nặng theo<br />
chiều cao) ở cấp độ trung bình (7,1%)<br />
[4, 5].<br />
Tại tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ SDD ở trẻ < 5<br />
tuổi (2012) là 20,6%, phấn đấu đến năm<br />
2015 tỷ lệ này đạt dưới 18% (mặc dù vẫn<br />
cao hơn mức trung bình của toàn quốc<br />
(17,5%) đã đạt được năm 2010). Nói một<br />
cách khác, kết quả phòng chống SDD ở<br />
trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình vẫn thấp hơn<br />
mức trung bình toàn quốc 5 năm [3].<br />
Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm: Mô<br />
tả thực trạng và một số đặc điểm của<br />
SDD ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình năm<br />
2013, làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ<br />
thể và quyết liệt hơn để công tác phòng<br />
chống SDD tại tỉnh này đạt hiệu quả cao<br />
hơn nữa.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1 Đ<br />
<br />
ƣ<br />
<br />
- Bà mẹ và trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình.<br />
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng<br />
6 đến 11 - 2013.<br />
2 P ƣơ<br />
<br />
p<br />
<br />
p<br />
<br />
Dùng phương pháp mô tả cắt ngang<br />
để mô tả thực trạng và một số đặc điểm<br />
157<br />
<br />
của SDD ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình<br />
năm 2013.<br />
- Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ<br />
mẫu cho nghiên cứu mô tả trong trường<br />
hợp ước lượng một tỷ lệ [1]:<br />
<br />
Trong đó: tỷ lệ ước đoán SDD ở Hòa<br />
Bình năm 2012 là 20,6% (p = 0,206); sai<br />
số tương đối mong muốn: 10% ( = 0,1);<br />
độ tin cậy 95% (Z1-/2 = 1,96), chúng tôi<br />
tính được cỡ mẫu tối thiểu 1.481. Thực<br />
tế, điều tra được 1.530 bà mẹ và 1.530<br />
trẻ < 5 tuổi.<br />
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng<br />
phương pháp chọn mẫu PPS (Probability<br />
Proportion to Size - chọn mẫu chùm với<br />
xác suất tỷ lệ theo độ lớn của cụm). Cụ<br />
thể: chọn ngẫu nhiên 30 xã, mỗi xã chọn<br />
ngẫu nhiên 3 thôn/bản. Tại mỗi thôn/bản<br />
chọn 17 trẻ < 5 tuổi bằng cách chọn ngẫu<br />
nhiên trẻ < 5 tuổi đầu tiên, các trẻ tiếp<br />
theo chọn theo phương pháp cộng liền<br />
cộng cho đến khi đủ 17 trẻ. Trường hợp<br />
trong thôn/bản không đủ số trẻ dưới 5<br />
tuổi thì chọn trẻ ở thôn/bản kế tiếp.<br />
- Kỹ thuật nghiên cứu: sử dụng các số<br />
đo nhân trắc học để đánh giá tình trạng<br />
dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa<br />
Bình. Công cụ gồm cân đồng hồ Nhân<br />
Hòa và thước đo bằng gỗ (do Chương<br />
trình Phòng chống SDD cấp cho các trạm<br />
y tế xã trên toàn quốc) [2].<br />
*<br />
l số liệu: nhập và xử lý số liệu<br />
bằng phần mềm Epi.info 6.04.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
* Tỷ lệ SDD ở trẻ < 5 tuổi (n = 1.530):<br />
Thể nhẹ cân: 313 trÎ (20,5%); thể thấp còi: 489 trÎ (31,9%); thể gày còm: 82 trÎ<br />
(5,4%); SDD chung: 539 trÎ (35,2%).<br />
Tỷ lệ SDD nói chung (bao gồm những trẻ có thể bị một thể SDD hoặc bị đồng thời<br />
nhiều thể SDD cùng một thời điểm) tại tỉnh Hòa Bình năm 2013 tương đối cao (35,2%).<br />
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ SDD theo nhóm tuổi của trẻ.<br />
SDD<br />
<br />
THỂ NHẸ CÂN<br />
<br />
THÁNG TUỔI<br />
<br />
THỂ THẤP CÒI<br />
<br />
THỂ GẦY CÒM<br />
<br />
SDD CHUNG<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
1 - 6 (n = 184)<br />
<br />
33<br />
<br />
17,9<br />
<br />
50<br />
<br />
27,2<br />
<br />
6<br />
<br />
3,3<br />
<br />
59<br />
<br />
32,1<br />
<br />
7 - 12 (n = 213)<br />
<br />
17<br />
<br />
8,0<br />
<br />
44<br />
<br />
20,7<br />
<br />
6<br />
<br />
2,8<br />
<br />
46<br />
<br />
21,6<br />
<br />
13 - 24 (n = 323)<br />
<br />
62<br />
<br />
19,2<br />
<br />
117<br />
<br />
36,2<br />
<br />
22<br />
<br />
6,8<br />
<br />
123<br />
<br />
38,1<br />
<br />
25 - 36 (n = 345)<br />
<br />
100<br />
<br />
29,0<br />
<br />
139<br />
<br />
40,3<br />
<br />
18<br />
<br />
5,2<br />
<br />
155<br />
<br />
44,9<br />
<br />
37 - 48 (n = 269)<br />
<br />
60<br />
<br />
22,3<br />
<br />
92<br />
<br />
34,2<br />
<br />
19<br />
<br />
7,1<br />
<br />
98<br />
<br />
36,4<br />
<br />
49 - 60 (n = 196)<br />
<br />
41<br />
<br />
20,9<br />
<br />
47<br />
<br />
24,0<br />
<br />
11<br />
<br />
5,6<br />
<br />
58<br />
<br />
29,6<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Tỷ lệ SDD nói chung cao nhất ở nhóm 25 - 36 tháng, thấp nhất ở nhóm 7 - 12 tháng,<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với SDD chung và các thể SDD nhẹ cân, thấp còi<br />
(p < 0,01).<br />
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ SDD theo giới của trẻ.<br />
THỂ SDD<br />
GIỚI<br />
<br />
SDD CHUNG<br />
<br />
THỂ NHẸ CÂN<br />
<br />
THỂ THẤP CÒI<br />
<br />
THỂ GÀY CÒM<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Trai (n = 796)<br />
<br />
285<br />
<br />
35,8<br />
<br />
156<br />
<br />
19,6<br />
<br />
313<br />
<br />
39,3<br />
<br />
35<br />
<br />
4,4<br />
<br />
Gái (n = 734)<br />
<br />
254<br />
<br />
34,6<br />
<br />
157<br />
<br />
21,4<br />
<br />
226<br />
<br />
30,8<br />
<br />
47<br />
<br />
6,4<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ SDD nói chung ở trẻ trai và trẻ gái tương đương nhau (p > 0,05). Trẻ gái có<br />
tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (21,4%) và thể gµy còm (6,4%) cao hơn ở trẻ trai. Ngược lại,<br />
ở trẻ trai, tỷ lệ SDD thể thấp còi (39,3%) cao hơn trẻ gái (30,8%), khác biệt không có<br />
ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
158<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ SDD của trẻ theo dân tộc của mẹ.<br />
THỂ SDD<br />
DÂN TỘC CỦA MẸ<br />
<br />
SDD CHUNG<br />
<br />
THỂ NHẸ CÂN<br />
<br />
THỂ THẤP CÒI<br />
<br />
THỂ GÀY CÒM<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Kinh (n = 372)<br />
<br />
92<br />
<br />
24,7<br />
<br />
58<br />
<br />
15,6<br />
<br />
82<br />
<br />
22,0<br />
<br />
11<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Mường (n = 1.080)<br />
<br />
423<br />
<br />
39,2<br />
<br />
242<br />
<br />
22,4<br />
<br />
384<br />
<br />
35,6<br />
<br />
69<br />
<br />
6,4<br />
<br />
Dân tộc khác: Thái, Tày,<br />
Nùng, Dao, H'Mông,...<br />
(n = 78)<br />
<br />
24<br />
<br />
30,8<br />
<br />
13<br />
<br />
16,7<br />
<br />
23<br />
<br />
29,5<br />
<br />
2<br />
<br />
2,6<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ SDD nói chung và tỷ lệ SDD theo từng thể ở nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc<br />
thiểu số đều cao hơn nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc Kinh. Tương tự, tỷ lệ SDD ở<br />
nhóm trẻ có bà mẹ là người dân tộc Mường đều cao hơn nhóm trẻ có bà mẹ thuộc các<br />
dân tộc thiểu số khác (Thái, Tày, Nùng, Dao, H’Mông...). Sự khác biệt chỉ có ý nghĩa<br />
thống kê đối với SDD nói chung, SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi (p < 0,01), không có<br />
ý nghĩa thống kê đối với SDD thể gày còm (p > 0,05), nếu tách riêng từng dân tộc để<br />
tính thì sự khác biệt về tỷ lệ SDD cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Bảng 4: Mức độ SDD ở thể nhẹ cân - cân nặng/tuổi (n = 1.530).<br />
SDD THỂ NHẸ CÂN<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
269<br />
<br />
17,6<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
40<br />
<br />
2,6<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
4<br />
<br />
0,3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
313<br />
<br />
20,5<br />
<br />
Không<br />
<br />
1.217<br />
<br />
79,5<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Có<br />
<br />
Bảng 5: Mức độ SDD thể thấp còi - chiều cao/tuổi (n = 1.530).<br />
SDD THỂ THẤP CÒI<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
389<br />
<br />
25,4<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
100<br />
<br />
6,6<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
489<br />
<br />
32,0<br />
<br />
Không<br />
<br />
1041<br />
<br />
68,0<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1530<br />
<br />
100<br />
<br />
Có<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở mức cao (31,2%).<br />
159<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2015<br />
<br />
Bảng 6: Mức độ SDD thể gầy còm - cân<br />
nặng/chiều cao (n = 1.530).<br />
SDD THỂ GÀY CÒM<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
70<br />
<br />
4,6<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
12<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
82<br />
<br />
5,4<br />
<br />
Không<br />
<br />
1.448<br />
<br />
94,6<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1.530<br />
<br />
100<br />
<br />
Có<br />
<br />
Tỷ lệ SDD thể gày còm ở nhóm trẻ nghiên<br />
cứu nói chung lµ 5,4%.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tỷ lệ SDD ở trẻ < 5 tuổi tại tỉnh Hòa Bình<br />
n¨m 2013 tương đối cao (35,2%). Trong đó, tỷ<br />
lệ SDD cao ở cả 3 thể, thể thấp còi chiếm tỷ lệ<br />
cao nhất (31,9%), thể nhẹ cân 20,5% và thấp<br />
nhất là thể gày còm (5,4%).<br />
- Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm 25 - 36 tháng<br />
(44,9%), thấp nhất ở nhóm từ 7 - 12 tháng<br />
(21,6%).<br />
- Tỷ lệ SDD ở trẻ trai và trẻ gái tương<br />
đương nhau (35,8 và 34,6%), (p > 0,05).<br />
- Tỷ lệ SDD chung (bị một hoặc nhiều thể<br />
SDD đồng thời) và tỷ lệ SDD theo từng thể ở<br />
nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc thiểu số đều<br />
cao hơn nhóm trẻ có mẹ là người dân tộc<br />
Kinh. Tương tự, tỷ lệ<br />
<br />
160<br />
<br />
SDD ở nhóm trẻ có bà mẹ là người dân tộc<br />
Mường đều cao hơn nhóm trẻ có bà mẹ thuộc<br />
các dân tộc thiểu số khác (Thái, Tày, Nùng,<br />
Dao, H’Mông...).<br />
- Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chiếm 20,5%,<br />
trong đó SDD thể nhẹ cân độ I (SDD nhẹ) là<br />
17,6%, SDD độ II (SDD vừa) 2,6% và SDD độ<br />
III (SDD nặng) 0,3%.<br />
- Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở mức cao<br />
(31,2%), trong đó SDD thể thấp còi độ I là<br />
25,4%; độ II là 6,6%.<br />
- Tỷ lệ SDD thể gày còm 5,4%; trong đó<br />
4,6% trẻ bị SDD thể gày còm độ I và 0,8% trẻ<br />
bị SDD thể gày còm độ II.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bộ Y tế. Xác định cỡ mẫu trong các nghiên<br />
cứu y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2007.<br />
2. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp. Phương pháp dịch<br />
tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.<br />
2012.<br />
3. Sở Y tế tỉnh Hòa Bình. Báo cáo kết quả công<br />
tác y tế năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013. 2012.<br />
4. Tổng cục Thống kê - UNICEF - UNFPA. Báo<br />
cáo điều tra, đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ<br />
nữ 2011. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 2011.<br />
5. Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế. Quỹ Nhi đồng Liên<br />
hiệp quốc. Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh<br />
dưỡng 2009 - 2010. 2012.<br />
<br />