intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng chỉ số NRI

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) bằng chỉ số nguy cơ dinh dưỡng (NRI) ở bệnh nhân (BN) thận nhân tạo chu kỳ và xác định mối liên quan giữa chỉ số NRI với một số đặc điểm BN thận nhân tạo chu kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng chỉ số NRI

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> <br /> NGHIÊN CỨU NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN<br /> SUY THẬN MẠN TÍNH THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ<br /> BẰNG CHỈ SỐ NRI<br /> Phan Thị Thu Hương*; Nguyễn Trung Kiên*; Lê Việt Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) bằng chỉ số nguy cơ dinh dưỡng (NRI) ở<br /> bệnh nhân (BN) thận nhân tạo chu kỳ và xác định mối liên quan giữa chỉ số NRI với một số đặc<br /> điểm BN thận nhân tạo chu kỳ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt<br /> ngang trên 92 BN suy thận mạn tính (STMT) thận nhân tạo chu kỳ điều trị tại Khoa Thận - Lọc<br /> máu, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: giá trị trung bình của chỉ số NRI là 95,53 ± 7,99; tỷ lệ BN<br /> có nguy cơ SDD chiếm 72,8%. Ở nhóm BN có nhiễm virut viêm gan, tỷ lệ nguy cơ SDD cao<br /> gấp 2,533 lần so với nhóm BN không nhiễm virut viêm gan (p < 0,05). Có mối tương quan<br /> thuận, mức độ ít có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ hemoglobin (r = 0,225, p < 0,05); mối<br /> tương quan thuận, mức độ chặt chẽ có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và nồng độ albumin huyết<br /> tương (r = 0,778, p < 0,01); mối tương quan thuận, mức độ ít có ý nghĩa giữa chỉ số NRI và<br /> nồng độ hs-CRP (r = 0,299, p < 0,05). Kết luận: nguy cơ SDD phổ biến ở BN STMT thận nhân<br /> tạo chu kỳ.<br /> * Từ khóa: Suy thận mạn tính; Thận nhân tạo chu kỳ; Suy dinh dưỡng; Chỉ số NRI.<br /> <br /> Researching the Risk of Malnutrition in Chronic Renal Failure<br /> Patients Treating with Maintenance Hemodialysis by NRI Index<br /> Summary<br /> Objectives: To investigate the risk of malnutrition by nutritional risk index (NRI) in maintenance<br /> hemodialysis patients and determine the relationship between NRI and some features of<br /> maintenance hemodialysis patients. Subjects and methods: A prospective, cross-sectional study<br /> on 92 patients with chronic renal failure treating with maintenance hemodialysis at Department<br /> of Nephrology and Hemodialysis, 103 Hospital. Results: The mean value of NRI was 95.53 ±<br /> 7.99; 72.8% of patients had the risk of malnutrition. In patients with hepatitis virus infection, the<br /> prevalence of malnutrition was 2.533 times higher than patients without infection (p < 0.05).<br /> There was a positive correlation between NRI and hemoglobin (r = 0.225, p < 0.05); positive<br /> correlation between NRI and plasma albumin concentration (r = 0.778, p < 0.01); positive<br /> correlation between NRI and hs-CRP (r = 0.299, p < 0.05). Conclusion: Risk of malnutrition is<br /> common in patients with chronic renal failure treating with maintenance hemodialysis.<br /> * Keywords: Chronic renal failure; Maintenance hemodialysis; Malnutrition; NRI index.<br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (bs.ntkien@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 11/04/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/06/2017<br /> Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017<br /> <br /> 41<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Suy dinh dưỡng ở BN là vấn đề<br /> thường gặp trong bệnh viện, chiếm tỷ lệ<br /> 30 - 50% BN nằm viện, trong đó SDD vừa<br /> và nặng là 50%. SDD ảnh hưởng đáng kể<br /> đến diễn tiến lâm sàng và kết quả điều trị,<br /> làm suy giảm chức năng miễn dịch, giảm<br /> sức cơ như cơ hô hấp, chậm lành vết<br /> thương, góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm<br /> trùng, kéo dài thời gian thở máy, biến<br /> chứng bung hở vết mổ, kéo dài thời gian<br /> nằm viện và tăng chi phí điều trị.<br /> Đảm bảo dinh dưỡng cho BN STMT<br /> nói chung, BN STMT thận nhân tạo chu<br /> kỳ nói riêng là một vấn đề quan trọng<br /> trong quá trình điều trị, vì có đủ dinh<br /> dưỡng mới góp phần nâng cao chất<br /> lượng điều trị cho BN. Ở các nước tiên<br /> tiến trên thế giới, dinh dưỡng được quan<br /> tâm và đề ra chế độ ăn phù hợp với từng<br /> loại bệnh là một yêu cầu trong điều trị.<br /> Các nhà khoa học trên thế giới đã sử<br /> dụng nhiều phương pháp để đánh giá<br /> tình trạng dinh dưỡng của BN. Phát hiện<br /> sớm BN SDD còn gặp khó khăn. Để sàng<br /> lọc và chẩn đoán tình trạng này, các nhà<br /> khoa học đã sử dụng chỉ số nguy cơ dinh<br /> dưỡng (Nutritional Risk Index - NRI) trong<br /> lâm sàng, chỉ số này được áp dụng cho<br /> BN mắc bệnh mạn tính, trong đó có BN<br /> STMT có và chưa có lọc máu chu kỳ.<br /> Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài<br /> này nhằm: Khảo sát nguy cơ SDD bằng<br /> chỉ số NRI ở BN thận nhân tạo chu kỳ và<br /> xác định mối liên quan giữa chỉ số NRI<br /> với đặc điểm BN thận nhân tạo chu kỳ.<br /> 42<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu.<br /> 92 BN STMT thận nhân tạo chu kỳ<br /> điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Bệnh<br /> viện Quân y 103.<br /> * Tiêu chuẩn lựa chọn:<br /> - BN STMT do nhiều nguyên nhân<br /> khác nhau như viêm cầu thận mạn, viêm<br /> thận - bể thận mạn, tăng huyết áp, đái<br /> tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống...<br /> - Thời gian lọc máu ≥ 3 tháng.<br /> - BN được lọc máu đủ tuần 3 lần, mỗi<br /> lần 4 giờ.<br /> - BN được lọc máu cùng một chế độ<br /> lọc.<br /> - BN được áp dụng theo một phác đồ<br /> điều trị thống nhất về điều trị thiếu máu,<br /> tăng huyết áp...<br /> - BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> - BN tại thời điểm nghiên cứu nghi ngờ<br /> mắc bệnh ngoại khoa.<br /> - BN viêm nhiễm nặng như viêm phổi,<br /> nhiễm khuẩn huyết....<br /> - BN không hợp tác.<br /> - BN không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu.<br /> * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến<br /> cứu, mô tả cắt ngang.<br /> * Các bước tiến hành:<br /> - Khám lâm sàng BN theo mẫu bệnh<br /> án hàng ngày.<br /> - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng<br /> thường quy.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> - Phát phiếu điều tra và hướng dẫn đã<br /> đánh máy sẵn.<br /> <br /> * Tính trọng lượng lý tưởng bằng phần<br /> mềm trên máy vi tính: http://www.calculator.<br /> net/ideal-weight-calculator.html.<br /> <br /> - Thu thập và xử lý số liệu theo thuật<br /> toán thống kê.<br /> <br /> * Phân chia mức độ: dựa vào chỉ số<br /> NRI chia 4 mức độ:<br /> <br /> * Tính điểm NRI:<br /> <br /> - Nguy cơ cao khi NRI có giá trị < 83,5.<br /> <br /> NRI = (1,519 x albumin huyết tương, g/dl)<br /> + (41,7 x TLHT (kg)/TLLT (kg)).<br /> <br /> - Nguy cơ vừa: NRI từ 83,5 đến<br /> < 97,5.<br /> <br /> Trong đó: NRI: chỉ số nguy cơ dinh<br /> dưỡng; TLHT: trọng lượng hiện tại (trọng<br /> lượng khô); TLLT: trọng lượng lý tưởng.<br /> <br /> - Nguy cơ thấp: NRI từ 97,5 đến < 100.<br /> - Không có nguy cơ: NRI ≥ 100.<br /> * Xử lý số liệu: bằng phương pháp<br /> thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS<br /> 16.0.<br /> <br /> * Trọng lượng khô của BN được đo<br /> bằng máy xác định các thành phần khối<br /> cơ thể BCM (body composition monitor).<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm chung nhóm BN nghiên cứu.<br /> Bảng 1: Đặc điểm tuổi và giới (n = 92).<br /> Nữ<br /> <br /> BN<br /> Giá trị<br /> <br /> Nam<br /> <br /> Chung<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> Số BN<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> <br /> 32<br /> <br /> 34,8<br /> <br /> 60<br /> <br /> 65,2<br /> <br /> 92<br /> <br /> 100<br /> <br /> Cao nhất (tuổi)<br /> <br /> 82<br /> <br /> 76<br /> <br /> 82<br /> <br /> Thấp nhất (tuổi)<br /> <br /> 25<br /> <br /> 15<br /> <br /> 15<br /> <br /> 49,03 ± 12,81<br /> <br /> 44,75 ± 14,39<br /> <br /> 46,24 ± 13,94<br /> <br /> Tuổi trung bình (năm)<br /> <br /> Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 46,24. BN nam chiếm tỷ lệ cao (65,2%). Tuổi cao<br /> nhất 82, thấp nhất 15 tuổi. Tuổi trung bình và tỷ lệ nam trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> thấp hơn so với các nghiên cứu trên thế giới: Takahashi S là 59,2 tuổi, nam 73% [4];<br /> Parasad N: 50,2 tuổi, nam 72,1% [3].<br /> Bảng 2: Giá trị trung bình một số chỉ số sinh hóa, huyết học và BMI (n = 92).<br /> Chỉ số<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> <br /> Lớn nhất - nhỏ nhất<br /> <br /> Albumin (g/L)<br /> <br /> 38,33 ± 4,07<br /> <br /> 22,4 - 48,0<br /> <br /> hs-CRP (mg/l)<br /> <br /> 2,93 ± 2,53<br /> <br /> 0,15 - 10<br /> <br /> 92,67 ± 21,79<br /> <br /> 43 - 141<br /> <br /> 19,82 ± 2,51<br /> <br /> 14,9 - 26,0<br /> <br /> Hemoglobin (g/L)<br /> 2<br /> <br /> BMI (kg/m )<br /> <br /> 43<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số<br /> albumin, hemoglobin và BMI đều ở mức<br /> thấp với giá trị trung bình lần lượt là<br /> 38,33 g/l, 92,67 g/l và 19,82 kg/m2. Khi so<br /> sánh với các nghiên cứu trên thế giới<br /> thấy nồng độ albumin huyết tương trong<br /> nghiên cứu này thấp hơn của Kobayashi I<br /> (41 g/l) [2] và Edalat-Nejat M (43 g/l) [1].<br /> Chỉ số BMI trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi thấp hơn nghiên cứu của Takahashi S,<br /> Tsai M.T, Kobayashi I và Edalat-Nejat M<br /> với giá trị BMI trung bình lần lượt là 21,0;<br /> 23,5; 22,3; 23 kg/m2 [1, 2, 4, 5]. Nồng độ<br /> hs-CRP trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> thấp hơn so với nghiên cứu của T-sai<br /> (5,2 mg/l) [5], tuy nhiên cao hơn nghiên<br /> cứu khác của Kobayashi I (0,36 mg/l) [2]<br /> và Takahashi S (0,3 mg/l) [4]. Như vậy,<br /> sự khác biệt về nhóm đối tượng nghiên<br /> cứu dẫn tới khác biệt về các yếu tố ảnh<br /> hưởng đến chỉ số NRI.<br /> 2. Đặc điểm chỉ số NRI ở nhóm BN<br /> nghiên cứu.<br /> Bảng 3: Giá trị trung bình chỉ số NRI ở<br /> nhóm BN (n = 92).<br /> Đặc điểm chỉ số<br /> <br /> Chỉ số<br /> NRI<br /> <br /> Giá trị trung bình<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> 95,53 ± 7,99<br /> <br /> Cao nhất<br /> <br /> 117,7<br /> <br /> Thấp nhất<br /> <br /> 73<br /> <br /> Giá trị trung bình chỉ số NRI của 92 BN<br /> trong nghiên cứu là 95,53, trong đó BN có<br /> chỉ số NRI thấp nhất 73 và cao nhất<br /> 117,7. Giá trị này tương đương với<br /> nghiên cứu của Kobayashi I là 98,0 [2] và<br /> thấp hơn so với kết quả của Takahashi S<br /> 44<br /> <br /> là 100,2 [4] và Edalat-Nejat M là 102,6 [1].<br /> Như vậy, mỗi đối tượng nghiên cứu có<br /> kết quả khác nhau, điều này phụ thuộc<br /> vào đặc điểm BN, đặc điểm mỗi quốc gia<br /> và hiệu quả điều trị toàn diện cho BN thận<br /> nhân tạo chu kỳ.<br /> 27,2%<br /> <br /> 27,8%<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tỷ lệ BN có nguy cơ SDD<br /> trong nghiên cứu (n = 92).<br /> Tỷ lệ BN có nguy cơ SDD với điểm<br /> NRI < 100 chiếm khá cao (72,8%). Tuy<br /> nhiên, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên<br /> cứu của Parasad N (86,57%) [3]. Tỷ lệ<br /> này cảnh báo các bác sỹ lâm sàng cần<br /> chú ý hơn nữa vấn đề dinh dưỡng cho<br /> BN thận nhân tạo.<br /> * Phân chia mức độ nguy cơ SDD<br /> (n = 67):<br /> Nguy cơ cao (NRI < 83,5): 8 BN<br /> (11,9%); nguy cơ vừa (83,5 đến < 97,5):<br /> 43 BN (64,2%); nguy cơ thấp (NRI 97,5<br /> đến < 100): 16 BN (23,9%).<br /> Hầu hết, BN trong nghiên cứu có nguy<br /> cơ SDD mức vừa và thấp. Chỉ có<br /> 11,9% BN có nguy cơ SDD cao. Trong<br /> nghiên cứu của Parasad N, tỷ lệ BN có<br /> nguy cơ SDD cao chiếm 18,37%, nguy cơ<br /> vừa và thấp 68,2% [3]. Phân mức nguy<br /> cơ giúp các nhà lâm sàng có chiến lược<br /> can thiệp để hạn chế tỷ lệ SDD cho BN<br /> thận nhân tạo chu kỳ.<br /> <br /> T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017<br /> 3. Liên quan chỉ số NRI với một số<br /> đặc điểm BN STMT thận nhân tạo chu kỳ.<br /> Bảng 4: Liên quan giữa điểm NRI với<br /> thời gian thận nhân tạo chu kỳ.<br /> Thời gian thận nhân tạo<br /> <br /> NRI ( X ± SD)<br /> <br /> < 1 năm (n = 15) (1)<br /> <br /> 96,85 ± 6,52<br /> <br /> 1 - < 5 năm (n = 46) (2)<br /> <br /> 95,57 ± 8,18<br /> <br /> 5 - < 10 năm (n = 22) (3)<br /> <br /> 93,75 ± 8,09<br /> <br /> ≥ 10 năm (n = 9) (4)<br /> <br /> 97,46 ± 9,34<br /> <br /> pANOVA<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Thời gian lọc máu không ảnh hưởng<br /> đến điểm NRI (p > 0,05). Kết quả này<br /> tương đương với nghiên cứu của T-sai<br /> M.T, p = 0,743 [5]. Tính chỉ số nguy cơ<br /> dựa vào trọng lượng cơ thể và nồng độ<br /> albumin máu. BN lọc máu chu kỳ dài ngày<br /> nhưng vẫn được nuôi dưỡng tốt sẽ không<br /> có nguy cơ SDD.<br /> Bảng 5: Liên quan giữa điểm NRI với<br /> tình trạng BMI.<br /> NRI<br /> BMI<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Có nguy<br /> cơ, n (%)<br /> <br /> Gày (n = 29)<br /> (1)<br /> <br /> 91,33 ± 7,80<br /> <br /> 26 (89,7)<br /> <br /> Bình thường<br /> (n = 50) (2)<br /> <br /> 95,60 ± 6,51<br /> <br /> 37 (74,0)<br /> <br /> Thừa cân<br /> (n = 13) (3)<br /> <br /> 104,58 ± 6,12<br /> <br /> 4 (30,8)<br /> <br /> 1 - 2 < 0,05, 1 - 3,<br /> 2 - 3 < 0,001<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> p<br /> <br /> Giá trị trung bình chỉ số NRI tăng dần<br /> theo chiều thuận với mức BMI, tỷ lệ BN<br /> có nguy cơ SDD giảm dần theo mức tăng<br /> của BMI (p < 0,05). Kết quả này tương<br /> đương với nghiên cứu của T-sai M.T [5],<br /> <br /> Edalat-Nejad M [1] (p < 0,001) và nghiên<br /> cứu của Kobayashi I [2], Takahashi S [4]<br /> (p < 0,0001). Kết quả nghiên cứu là hợp<br /> lý, người gày cần phải có chế độ ăn hợp<br /> lý để giảm nguy cơ SDD.<br /> Bảng 6: Liên quan giữa điểm NRI với<br /> tình trạng đái tháo đường.<br /> NRI<br /> <br /> Tình trạng đái<br /> tháo đường<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Có nguy cơ<br /> n (%)<br /> <br /> Có (n = 15)<br /> <br /> 93,80 ± 7,24<br /> <br /> 13 (86,7)<br /> <br /> Không (n = 77)<br /> <br /> 95,86 ± 8,13<br /> <br /> 54 (70,1)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> > 0,05; OR = 2,769<br /> <br /> p, OR<br /> <br /> Chỉ số NRI trung bình ở nhóm BN có<br /> đái tháo đường thấp hơn, tỷ lệ BN có<br /> nguy cơ SDD cao hơn nhóm BN không<br /> đái tháo đường, tuy nhiên khác biệt chưa<br /> có ý nghĩa (p > 0,05). Kết quả này tương<br /> đương với nghiên cứu của Kobayashi I<br /> (p > 0,05) [2], Edalat-Nejat M (p = 0,441)<br /> [1], Takahashi S (p = 0,676) [4] và T-sai<br /> M.T (p = 0,22) [5]. Nguyên nhân gây<br /> STMT ít ảnh hưởng tới đặc điểm BN suy<br /> thận mạn. Khi BN suy thận mạn phải điều<br /> trị bằng lọc máu chu kỳ, BN cần được lọc<br /> máu đủ, chăm sóc toàn diện để giảm tỷ lệ<br /> SDD.<br /> Bảng 7: Liên quan giữa điểm NRI với<br /> nhiễm virut viêm gan.<br /> NRI<br /> <br /> Tình trạng nhiễm<br /> virut viêm gan<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> Có nguy cơ<br /> n (%)<br /> <br /> Có nhiễm (n = 48)<br /> <br /> 95,53 ± 7,64<br /> <br /> 38 (79,2)<br /> <br /> Không (n = 35)<br /> <br /> 95,35 ± 9,01<br /> <br /> 21 (60,0)<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> < 0,05;<br /> OR = 2,533<br /> <br /> p, OR<br /> <br /> 45<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2