TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
THỰC TRẠNG TIÊU CHẢY CẤP DO THỰC PHẨM<br />
TẠI CỘNG ĐỒNG HUYỆN ĐÔNG HƢNG, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 20 3<br />
Phạm Đức Minh*; Dương Huy Lương**; Nguyễn Hùng Long***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá thực trạng của tiêu chảy cấp (TCC) truyền qua thực phẩm tại huyện<br />
Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 2.100 hộ gia đình<br />
trong cộng đồng, điều tra về tỷ lệ mắc và đặc điểm TCC truyền qua thực phẩm trong 2 tuần<br />
trước điều tra. Kết quả: tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần theo dõi lần<br />
lượt là 1,8% và 1,45%. Đa số (80,47%) trường hợp tiêu chảy trong cộng đồng là TCC truyền qua<br />
thực phẩm. Triệu chứng tiêu chảy xuất hiện ở phần lớn (70,55%) các ca ngộ độc thực phẩm.<br />
Số liệu thống kê tại y tế cơ sở chỉ thể hiện một phần của thực trạng, cứ 1 ca TCC nguyên nhân<br />
do thực phẩm được báo cáo tại hệ thống y tế công sẽ tương đương 27 trường hợp bị bệnh<br />
trong cộng đồng. Tỷ lệ người bị TCC đi mua thuốc tây tự điều trị cao, cứ 01 ca TCC nghi do<br />
thực phẩm đi mua thuốc tại nhà thuốc tương ứng với 10 ca tại cộng đồng. Các ca TCC chủ yếu<br />
(86,41%) tự điều trị tại nhà bằng thuốc tây (85,39%). Kết luận: tại Đông Hưng, Thái Bình, tỷ lệ<br />
tiêu chảy trong cộng đồng khá cao, phần lớn các ca tiêu chảy có nguyên nhân do thực phẩm<br />
không an toàn. Đa số các ca bệnh không đi khám và điều trị tại cơ sở y tế, mà tự điều trị tại nhà<br />
nên số liệu báo cáo của hệ thống y tế công chỉ thể hiện một phần nhỏ của thực trạng TCC do<br />
thực phẩm trong cộng đồng.<br />
* Từ khóa: Tiêu chảy cấp do thực phẩm; Cộng đồng; Thực phẩm không an toàn.<br />
<br />
Reality of Acute Diarrhea Caused by Foodborne in Donghung<br />
District, Thaibinh Province, 2013<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the situation of acute diarrhea transmitted via food in Donghung<br />
district, Thaibinh province. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study of 2,100<br />
households in the community, investigate the incidence and characteristics of foodborne acute<br />
diarrhea during 2 weeks before survey. Results: The incidence of common acute diarrhea (AD)<br />
and AD caused by foodborne in two weeks were 1.8% and 1.45%, respectively. The majority<br />
(80.47%) of cases of AD in the community was transmitted through food. Diarrhea symptoms<br />
appeared in the majority (70.55%) of cases of food poisoning. The statistics in the commune<br />
health care represented only a part of reality, every 1 case of AD caused by food reported in the<br />
health system, the equivalent of 27 real cases of AD in the community as well. Proportion of people<br />
with AD having themself treatment and buying pharmacy was high, just 01 cases of suspected<br />
foodborne AD go buying drugs at pharmacies corresponding to 10 real cases in the community.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế<br />
*** Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế<br />
Người phản hồi (Corresponding): Phạm Đức Minh (drminh103@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 22/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br />
<br />
65<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
The main cases of acute diarrhea (86.41%) did self-treatment at home by pharmacies without<br />
prescriptions (85.39%). Conclusion: In Donghung dist. Thaibinh province the incidence of diarrhea<br />
in the community is high and the majority of cases of diarrhea were caused by unsafety food.<br />
Most cases of AD did not seek medical service at the public health facility, but chose self-treatment<br />
at home by pharmacy so the data reported by the public health system only represented a small<br />
fraction of the real situation of AD caused by food in the community.<br />
* Key words: Food-borne acute diarrhea; Community; Unsafety food.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đánh giá gánh nặng bệnh truyền qua<br />
thực phẩm là một trong những ưu tiên<br />
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [8]. TCC<br />
là biểu hiện chủ yếu (70 - 80%) của ngộ<br />
độc thực phẩm trong cộng đồng [7]. Theo<br />
thống kê của WHO (2008), chỉ tính riêng<br />
tiêu chảy đã là nguyên nhân liên quan<br />
đến 2,2 triệu người tử vong hàng năm,<br />
chiếm 3,7% nguyên nhân tử vong năm<br />
2004 và xếp thứ 5/10 nguyên nhân tử<br />
vong toàn cầu [8].<br />
Cho đến nay, gánh nặng bệnh tật cũng<br />
như chi phí của bệnh do thực phẩm<br />
không an toàn hiện tại vẫn chưa ước<br />
lượng được đầy đủ, đặc biệt tại các quốc<br />
gia đang phát triển. Việc sử dụng dữ liệu<br />
sẵn có từ hệ thống báo cáo thường cho<br />
ước lượng không đầy đủ và chính xác.<br />
Ngay tại các quốc gia phát triển cũng vẫn<br />
có khoảng trống số trong thống kê y tế khi<br />
đánh giá bệnh truyền qua thực phẩm. Số<br />
liệu từ hệ thống giám sát chứng minh cứ<br />
1 ca Salmonella từ hệ thống báo cáo,<br />
tương ứng với 38 ca bệnh ở cộng đồng<br />
tại Hoa Kỳ, 15 ca ở Úc và 3 ca ở Anh và<br />
xứ Wales. Dự kiến khoảng trống này có<br />
thể cao hơn tại các quốc gia đang phát<br />
triển như Việt Nam. Điều này cho thấy, ở<br />
những quốc gia chưa có hệ thống giám<br />
sát bệnh truyền qua thực phẩm, số liệu<br />
<br />
66<br />
<br />
thống kê từ bệnh viện hoặc báo cáo từ<br />
các vụ ngộ độc thực phẩm thực sự chỉ thể<br />
hiện như “phần nổi” của “tảng băng chìm”.<br />
Theo Bộ Y tế Việt Nam, số liệu thống<br />
kê từ bệnh viện cho thấy, mặc dù số tử<br />
vong do tiêu chảy không còn là nguyên<br />
nhân quan trọng, nhưng số mắc tiêu chảy<br />
được xếp thứ 4/10 nguyên nhân dẫn đầu<br />
nhập viện. Do mức độ chính xác của số<br />
liệu phụ thuộc vào các yếu tố như định<br />
nghĩa ca bệnh, hành vi tìm kiếm dịch vụ<br />
chăm sóc y tế của người dân, năng lực<br />
xét nghiệm [1, 2], số liệu báo cáo từ bệnh<br />
viện cũng như hệ thống thống kê của<br />
Ngành Y tế chỉ thể hiện một phần nhỏ của<br />
thực trạng bệnh truyền qua thực phẩm.<br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:<br />
Đánh giá thực trạng TCC truyền qua thực<br />
phẩm trong cộng đồng tại một địa phương<br />
tỉnh Thái Bình qua 2 tuần trước điều tra.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Người dân tại các phường/xã được<br />
chọn khảo sát tỷ lệ mắc bệnh truyền qua<br />
thực phẩm tại huyện Đông Hưng, tỉnh<br />
Thái Bình.<br />
Các cơ sở y tế công tuyến xã, huyện<br />
(trạm y tế, bệnh viện huyện, trung tâm y<br />
tế dự phòng huyện) có điều trị hội chứng<br />
TCC cho người dân của địa phương.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Các cơ ở y tế tư nhân (bệnh viện tư nhân,<br />
phòng khám tư nhân) và hiệu thuốc.<br />
Thông tin tại sổ khám chữa bệnh A2<br />
tuyến y tế cơ sở, báo cáo về ca bệnh tiêu<br />
chảy được quản lý điều trị của y tế địa<br />
phương.<br />
* Địa điểm và thời gian nghiên cứu:<br />
Địa điểm nghiên cứu: huyện Đông Hưng,<br />
tỉnh Thái Bình.<br />
Thời gian nghiên cứu: 06 - 2013 đến<br />
11 - 2013.<br />
2. Phƣơ g pháp ghi<br />
<br />
cứu.<br />
<br />
* Thiết kế nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, xác định<br />
số mới mắc hội chứng TCC, tỷ lệ người<br />
dân tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế đã<br />
được chẩn đoán và điều trị TCC trong<br />
thời khoảng 2 tuần trước điều tra nghiên<br />
cứu tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.<br />
* Cỡ mẫu:<br />
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang<br />
ước lượng tỷ lệ mới mắc hội chứng TCC.<br />
- Số người tối thiểu được điều tra<br />
(n = 6.816 người) tính theo công thức:<br />
<br />
Trong đó, cỡ mẫu tính với tỷ lệ mới<br />
mắc trung bình (số lượt trung bình) 2 tuần<br />
là 1,71% theo nghiên cứu năm 2011 của<br />
Cục An toàn Thực phẩm [1], với sai số<br />
tương đối = 0,18%, độ tin cậy 95%.<br />
Do thiết kế điều tra 30 cụm nên sẽ<br />
điều tra tại mỗi cụm khoảng 227 người<br />
(do làm tròn và dự trữ thêm 10% nên sẽ<br />
điều tra 260 người/cụm), nếu trung bình<br />
mỗi hộ 4 nhân khẩu, số hộ trung bình tối<br />
thiểu cần điều tra ở mỗi cụm 65 hộ (thực<br />
<br />
tế đã điều tra 7.102 người trong 2.100 hộ<br />
gia đình tại 30 cụm).<br />
* Kỹ thuật lấy mẫu nghiên cứu:<br />
- Chọn mẫu nghiên cứu:<br />
Chọn mẫu nghiên cứu trong cộng<br />
đồng theo phương pháp PPS (probability<br />
proportionate to size), qua 2 giai đoạn:<br />
+ Giai đoạn 1: chọn 30 cụm theo kỹ<br />
thuật ngẫu nhiên hệ thống, từ khung mẫu<br />
là danh sách các phường có kèm dân số,<br />
cụm dân cư là đơn vị chọn mẫu đầu tiên,<br />
cụm sẽ mã hóa 01-30.<br />
+ Giai đoạn 2: tại mỗi cụm chọn ngẫu<br />
nhiên 1 - 2 tổ/cụm và lập danh sách các<br />
hộ trong tổ để mã hóa, chọn 70 hộ ngẫu<br />
nhiên thuộc cùng tổ.<br />
- Tiêu chuẩn xác định ca bệnh:<br />
+ Tiêu chuẩn ca bệnh tiêu chảy đưa<br />
vào điều tra dựa trên nghiên cứu của<br />
Isenbarger và CS (2001) [5], tiêu chảy bao<br />
gồm một trong những tình huống sau:<br />
(a) Đi ngoài phân lỏng bất thường ≥ 3 lần<br />
trong 24 giờ, không có các triệu chứng khác<br />
của đường tiêu hóa.<br />
(b) Đi ngoài phân lỏng bất thường ≥ 2 lần<br />
trong 24 giờ, có kèm theo ít nhất một<br />
trong các triệu chứng khác của nhi m<br />
khuẩn đường tiêu hóa (đau bụng, đau quặn<br />
bụng, buồn nôn, nôn, sốt).<br />
(c) Đi ngoài phân lỏng 1 lần, phân có<br />
nhày/máu.<br />
+ Tiêu chuẩn loại trừ ca bệnh: người<br />
có bệnh viêm ruột kích thích mạn tính;<br />
các bệnh tiêu chảy không do sử dụng<br />
thực phẩm ô nhi m (do sử dụng kháng<br />
sinh, thuốc xổ, do bệnh nhi m trùng toàn<br />
thân hay cơ quan khác gây tiêu chảy<br />
<br />
67<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
phản ứng, do không dung nạp lactose, do<br />
bệnh lý đường ruột: hội chứng đại tràng<br />
kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,<br />
ung thư ruột, hội chứng kém hấp thu).<br />
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy do<br />
thực phẩm: những ca TCC sau khi loại<br />
trừ nguyên nhân ngoài thực phẩm có tiếp<br />
<br />
xúc thức ăn, bữa ăn nguy cơ, có thời gian<br />
ủ bệnh, các triệu chứng đi kèm (có sơ đồ<br />
chẩn đoán).<br />
+ Tiêu chí chọn người được phỏng<br />
vấn: chủ hộ, người chăm sóc sức khỏe<br />
chính cho gia đình, ưu tiên người phụ nữ<br />
nắm rõ tình hình bệnh tật trong gia đình.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tỷ lệ mắc TCC do thực phẩm.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần (n = 7.102).<br />
Xếp loại TCC<br />
TCC chung<br />
Tỷ lệ trong TCC do thực phẩm<br />
2 tuần<br />
theo dõi TCC do nguyên nhân khác<br />
Ngộ độc thực phẩm không có TCC<br />
<br />
Tổng số đợt<br />
tiêu chảy<br />
<br />
Tổng số<br />
gƣời mắc<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
CI 95%<br />
<br />
130<br />
<br />
128<br />
<br />
1,80<br />
<br />
(1,51 - 2,15)<br />
<br />
105<br />
<br />
103<br />
<br />
1,45<br />
<br />
(1,19 - 1,76)<br />
<br />
25<br />
<br />
25<br />
<br />
0,35<br />
<br />
(0,23 - 0,53)<br />
<br />
18<br />
<br />
18<br />
<br />
0,25<br />
<br />
(0,15 - 0,41)<br />
<br />
Tỷ lệ TCC chung và TCC do thực phẩm trong 2 tuần trước điều tra lần lượt là<br />
1,80% và 1,45%. Đa số các trường hợp TCC được quy cho nguyên nhân do thực<br />
phẩm chiếm 103/128 (80,47%). Trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ ca<br />
bệnh có triệu chứng TCC chiếm 103/146 (70,55%).<br />
Bảng 2: Tỷ lệ mắc TCC chung và TCC do thực phẩm theo tuổi, giới trong 2 tuần<br />
(n = 7.102).<br />
TCC chung, tỷ lệ % (CI 95%)<br />
<br />
TCC do thực phẩm, tỷ lệ %<br />
(CI 95%)<br />
<br />
Nam (n = 3.367)<br />
<br />
1,87 (1,45 - 2,40)<br />
<br />
1,51 (1,14 - 2,00)<br />
<br />
Nữ (n = 3.735)<br />
<br />
1,74 (1,36 - 2,23)<br />
<br />
1,39 (1,05 - 1,84)<br />
<br />
6 tháng - < 5 tuổi (n = 562)<br />
<br />
2,67 (1,56 - 4,47)<br />
<br />
1,25 (0,55 - 2,67)<br />
<br />
5 - 9 tuổi (n = 530)<br />
<br />
1,32 (0,58 - 2,83)<br />
<br />
1,13 (0,46 - 2,57)<br />
<br />
10 - 19 tuổi (n = 981)<br />
<br />
2,34 (1,53 - 3,55)<br />
<br />
1,94 (1,20 - 3,07)<br />
<br />
20 - 39 tuổi (n = 1.754)<br />
<br />
0,97 (0,58 - 1,58)<br />
<br />
0,91 (0,54 - 1,51)<br />
<br />
40 - 59 tuổi (n = 2.153)<br />
<br />
1,90 (1,39 - 2,60)<br />
<br />
1,72 (1,23 - 2,39)<br />
<br />
≥ 60 tuổi (n = 1.122)<br />
<br />
2,23 (1,48 - 3,32)<br />
<br />
1,60 (0,98 - 2,58)<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Về TCC do thực phẩm, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (1,39%) thấp hơn nam (1,51%) (p > 0,05).<br />
Nhóm 20 - 39 tuổi có tỷ lệ mắc thấp nhất (0,91%), cao nhất là nhóm 10 - 19 tuổi (1,94%)<br />
và nhóm 40 - 59 tuổi (1,72%) (p > 0,05).<br />
<br />
68<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Bảng 3: Thời gian ủ bệnh và thời gian tiêu chảy do thực phẩm không an toàn trung<br />
bình (n = 103).<br />
Thời gian<br />
<br />
th<br />
<br />
th<br />
<br />
Tru g bì h (độ lệch chuẩn)<br />
<br />
Trung vị (25 - 75 )<br />
<br />
7,43 giờ (8,45)<br />
<br />
4 giờ (2 - 8)<br />
<br />
1,94 ngày (1,05)<br />
<br />
2 ngày (1 - 2)<br />
<br />
Thời gian ủ bệnh<br />
Thời gian tiêu chảy<br />
<br />
Thời gian ủ bệnh trung bình 7,43 giờ, trung vị 4 giờ. Thời gian tiêu chảy trung bình<br />
1,94 ngày, trung vị 2 ngày.<br />
Bảng 4: Đặc điểm tiếp xúc yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm không an toàn trong<br />
3 ngày trước ở người bệnh TCC do thực phẩm (n = 103).<br />
Tiếp xúc các mối nguy<br />
Thức ăn của buổi tiệc/liên hoan (đình, đám)<br />
<br />
Tỷ lệ % (CI 95%)<br />
5,83 (2,39 - 12,75)<br />
<br />
Không có các đặc điểm đặc biệt<br />
<br />
18,45 (11,74 - 27,56)<br />
<br />
Thực phẩm không nấu chín kỹ (tái)<br />
<br />
33,01 (24,25 - 43,06)<br />
<br />
Không rõ/không nhớ<br />
<br />
1,94 (0,34 - 7,52)<br />
<br />
Thức ăn đường phố<br />
<br />
19,42 (12,54 - 28,63)<br />
<br />
Nước lã, nước đá<br />
<br />
9,71 (5,01 - 17,54)<br />
<br />
Thực phẩm tươi sống<br />
<br />
10,68 (5,71 - 18,69)<br />
<br />
Khác<br />
<br />
20,39 (13,34 - 29,70)<br />
<br />
Yếu tố tiếp xúc nghi gây TCC do thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là thực phẩm<br />
không nấu chín kỹ (33,1%), thức ăn đường phố (19,42%), không đặc điểm đặc biệt<br />
(18,45%), thực phẩm tươi sống (10,68%), nước lã nước đá (9,71%), thức ăn từ tiệc,<br />
liên hoan (5,83%), không nhớ rõ (1,94%). Tuy nhiên, > 18,45% trường hợp không có<br />
đặc điểm trên là do bữa ăn gia đình tại nhà.<br />
2. Cách xử trí khi bị TCC.<br />
Bảng 5: Cách xử trí của người dân khi bị TCC do thực phẩm không an toàn (n = 103).<br />
Cách xử trí*<br />
Đi bệnh viện<br />
<br />
Tỷ lệ % (CI 95%)<br />
-<br />
<br />
Đến trạm y tế xã<br />
<br />
9,71 (5,01 - 17,54)<br />
<br />
Đến phòng khám tư<br />
<br />
2,91 (0,76 - 8,90)<br />
<br />
Tự điều trị<br />
<br />
86,41 (77,91 - 92,10)<br />
<br />
Để tự khỏi<br />
<br />
2,91 (0,76 - 8,90)<br />
<br />
(*Một ca bệnh có thể có một hoặc nhiều cách xử trí)<br />
Khoảng 9,71% số ca bệnh đến cơ sở y tế công và 2,91% đến cơ sở y tế tư nhân khi<br />
có TCC do thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn (86,41%) số ca bệnh tự điều trị tại nhà<br />
bằng cách đi mua thuốc tây uống. Một phần nhỏ (2,91%) số ca bệnh để tự khỏi.<br />
<br />
69<br />
<br />