intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

185
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, với các triệu chứng chính: - Tiêu chảy đột ngột từng hồi, toàn nước, màu trắng đục, lợn cợn, không có máu hoặc thức ăn, mùi tanh nồng, không thối. - Đau bụng lâm râm, nôn mửa gây mất nước - điện giải nghiêm trọng. Do mất nước - điện giải gây nhiễm acid chuyển hóa (mất kali). Người tím tái, trụy tuần hoàn (choáng), có thể bị hoại tử tiểu quản thận. - Khát nước dữ dội, đái ít, co cứng cơ, mệt rũ, người nhão...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

  1. Các thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm Đề phòng bệnh tiêu chảy cấp phải tăng cường ATVSTP. Ảnh: Trần Minh Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae, với các triệu chứng chính: - Tiêu chảy đột ngột từng hồi, toàn nước, màu trắng đục, lợn cợn, không có máu hoặc thức ăn, mùi tanh nồng, không thối.
  2. - Đau bụng lâm râm, nôn mửa gây mất nước - điện giải nghiêm trọng. Do mất nước - điện giải gây nhiễm acid chuyển hóa (mất kali). Người tím tái, trụy tuần hoàn (choáng), có thể bị hoại tử tiểu quản thận. - Khát nước dữ dội, đái ít, co cứng cơ, mệt rũ, người nhão mềm, mắt trũng sâu, da nhăn nheo. Một số người có sốt nhẹ, gai rét, vã mồ hôi, lạnh đầu chi. Nguyên tắc chữa trị: Bù nước - điện giải nhanh chóng, kịp thời và uống kháng sinh để diệt khuẩn. Bù nước - điện giải bằng cách truyền dịch natri chlorid 0,9% hoặc lactat ringer. Tiếp nước qua đường uống bằng oresol. Kiểm tra nước tiểu và da để đánh giá - có thể phải tiếp thêm kali chlorid với trẻ nhỏ. Không dùng huyết tương. Thuốc: Các thuốc như tetracyclin, doxycylin, chloramphenicol, erythromycin, co-trimoxazol, furazolidon... vẫn còn giá trị sử dụng, tuy vậy một số thuốc đã bị kháng đặc trị; có sẵn ở mọi cơ sở y tế, nhà thuốc; chưa có hiện tượng kháng thuốc rõ rệt, hoặc giả có kháng thì với một số chủng vi khuẩn ở mức độ chưa cao. Nhóm thuốc dẫn xuất Quinolon: + Ciprofloxacin: Kháng sinh bán tổng hợp, tác dụng do ức chế enzym DNA gyrase, ngăn sự sao chép của cromosom, không cho vi khuẩn sinh sản. Thuốc hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, được chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, thải qua
  3. niêm mạc vào trong lòng ruột, đào thải trong 24giờ. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng với gram (-) và cả với gram (+) tuy có kém hơn. Thuốc nhạy cảm cao với khuẩn tả. Liều dùng khuyến cáo cho nhiễm khuẩn đường ruột: 500mg/lầnx2 lần/ngày. Dự phòng 500mg/lần/ngày. Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc. Có thai, đang nuôi con bú. Trẻ em dưới 12 tuổi. Thận trọng khi dùng: Với trẻ em dưới 17 tuổi (có thể gây thoái hóa sụn chịu lực). Người động kinh, rối loạn thần kinh, suy chức năng gan và thận, người thiếu G6DP, người nhược cơ. Thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, chú ý với người vận hành máy, làm việc trên cao, nơi nguy hiểm. Tác dụng phụ có thể trên máu, tiêu hóa, chuyển hóa, da, cơ xương, thần kinh, tiết niệu, nhạy cảm với ánh sáng. + Ofloxacin: Giống như ciprofloxacin, nhưng khả dụng sinh học cao hơn. Tác dụng diệt khuẩn có là do ức chế DNA gyrase. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Thuốc đào thải qua thận-niệu, một lượng nhỏ qua phân. Liều dùng khuyến cáo, tùy theo bệnh trạng, nếu bệnh đường tiêu hóa: 400mg/ngày, chia 2 lần uống liền trong 3-7 ngày.
  4. Các chống chỉ định, thận trọng tác dụng phụ và khuyến cáo khác: như ciprofloxacin. + Norfloxacin: Cơ chế tác dụng như 2 thuốc trên. Liều dùng được khuyến cáo: 800mg/ngày, chia làm 2 lần x 3 ngày. Nhóm thuốc macrolid: azithromycin Kháng sinh mới, hoạt phổ rộng, được gọi là azalid. Với cơ chế gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng. Tuy vậy, thuốc này đã có kháng chéo với erythromycin. Các chủng vi khuẩn kháng erythomycin cũng có khả năng kháng azithomycin. Thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (-) và gram (+). Thuốc được thải trừ qua mật, một phần rất nhỏ qua nước tiểu. Liều dùng được khuyến cáo cho nhiễm khuẩn tiêu hóa: 10mg/kg/ngày x 3 ngày liền. Uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Dự phòng với liều duy nhất 20mg/kg/ngày. Chống chỉ định: Quá mẫn thuốc hoặc với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm macrolid. Bệnh gan. Lưu ý: Có thể gây dị ứng như phù thần kinh mạch hoặc phản vệ.
  5. Thận trọng: Với người mang thai hoặc người đang nuôi con bú (nếu không có thuốc khác thay thế). Tác dụng phụ: Gặp khoảng 13% người dùng với rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, co cứng cơ bụng, tiêu chảy, ban da, đau đầu, chóng mặt, ngứa, viêm âm đạo - tử cung, phù mạch, tăng men gan... Nên nhớ là không được dùng các thuốc cầm tiêu chảy, giảm nhu động ruột như các loại chế phẩm có opi (thuốc phiện), loperamid... trong trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có nguyên nhân do phẩy khuẩn tả là một bệnh lây nhiễm, đáng sợ, có thể gây tử vong cao trong một thời gian ngắn, nếu không được phát hiện thật sớm, chữa trị kịp thời. Nếu áp dụng đúng nguyên tắc điều trị khẩn trương là bù nước - điện giải và thuốc kháng sinh đặc hiệu thì tỷ lệ tử vong rất thấp, chỉ khoảng 1%. Phòng bệnh: - Tập quán sống: vệ sinh môi trường, cá nhân tốt. - Ăn uống: ăn chín, uống sôi. - Cách ly bệnh nhân và xử lý chất thải đúng cách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0