intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay" nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay để đưa ra một số giải pháp từng bước hoàn thiện phương pháp tính hai chỉ số giá này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay

  1. THỰC TRẠNG TÍNH CHỈ SỐ GIÁ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Minh Thu Lê Hoàng Minh Nguyệt Khoa Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Thông tin về chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa được Tổng cục Thống kê đưa vào các báo cáo chỉ số giá định kỳ và Niên giám thống kê từ năm 1986. Hoạt động phổ biến thông tin này của ngành Thống kê Việt Nam nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế, ký kết hợp đồng cũng như phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch phát triển. Trên cơ sở đó, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay để đưa ra một số giải pháp từng bước hoàn thiện phương pháp tính hai chỉ số giá này. Từ khóa: chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá xuất khẩu, phương pháp tính chỉ số Abstract Information about merchandise export price index and merchandise import price index is brought into quarterly price index reports and yearbooks by the General Statistics Office of Vietnam from 1986. These information dissemination activities of Viet Nam’s Statistics sector help corporations and manufactures analyse business result and business performance, calculate economics efficiency, sign contracts as well as support for management, administration and building development plan activities. On that basis, this paper studies, researches, clarifies and evaluates the advantages and disadvantages in terms of method used to calculate merchandise export and import price index in Viet Nam, then works out some solutions in order to improve and perfect the methods to calculate these two indices. Key words: merchandise export price index, merchandise import price index, methods to calculate the indices 131
  2. 1. Chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa 1.1. Khái niệm Chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa (gọi tắt là chỉ số giá xuất, nhập khẩu) ở Việt Nam là thước đo mức độ biến động của giá cả hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Hai chỉ số này được sử dụng để nghiên cứu tác động của yếu tố giá đối với hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa, nghiên cứu giảm phát trong công tác thống kê Tài khoản quốc gia, giảm phát trong cân đối xuất, nhập khẩu và làm cơ sở để điều hành tỷ giá. Đồng tiền được sử dụng để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu Việt Nam là đồng Đô la Mỹ (USD). Giá cả thanh toán theo các đơn vị tiền tệ khác như Yên Nhật, Euro,... được chuyển đổi theo tỷ giá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố trong ngày. Tùy theo từng giai đoạn tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu để xác định giá gốc. Với giai đoạn 2010-2015, hai chỉ số giá này được tính trên cơ sở giá gốc so sánh năm 2010. Các chỉ số giá được phân tổ chủ yếu theo Danh mục Hàng hóa XNK Việt Nam (HS) 2007, Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) và Danh mục hàng hóa mở rộng (BEC). 1.2. Ý nghĩa, vai trò của chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa Cũng như các chỉ số khác trong hệ thống chỉ số giá hiện nay, chỉ số giá xuất, nhập khẩu là một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý và điều hành kinh tế. Thứ nhất, chỉ số giá xuất, nhập khẩu đây là một trong những căn cứ để Chính phủ điều hành kinh tế vĩ mô như điều chỉnh mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp, làm giảm thất thu cho ngân sách nhà nước đồng thời có những ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Thứ hai, chỉ số giá xuất, nhập khẩu đo lường sự biến động của giá xuất, nhập khẩu hàng hóa, là căn cứ để cơ quan thống kê loại trừ biến động (tăng/giảm) của yếu tố giá trong việc tính toán một số chỉ tiêu tổng hợp theo giá so sánh cũng như phục vụ các phân tích kinh tế; Thứ ba, là căn cứ quan trọng trong nghiên cứu mối tương quan giữa giá xuất và giá nhập, gọi là tỷ giá thương mại. Biến động của tỷ giá thương mại phản ánh thay đổi thu nhập của quốc gia theo hàng hóa nhập khẩu. Khi tỷ giá thương mại giảm đồng nghĩa với thu nhập quốc gia giảm vì cần phải tăng thêm hàng xuất khẩu để mua được một đơn vị hàng nhập khẩu định trước. Thứ tư, chỉ số giá xuất, nhập khẩu được dùng để tính chung cho tất cả các mặt hàng XNK của Việt Nam và tính riêng cho từng nhóm mặt hàng hay từng mặt hàng. Khi đó, có thể xác định được mặt hàng chủ đạo trong xuất, nhập khẩu để tập trung đầu tư nhằm đẩy mạnh xuất, nhập khẩu tăng nguồn thu cho đất nước. 132
  3. Tổng cục Thống kê: Tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu cả nước 2. Phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa Tổng hợp thông tin điềusố giá xuất khẩu vàgiá bìnhgiá nhập khẩu HS 8 số Để tính chỉ tra Tính chỉ số quân mặt hàng hàng hóa, Tổng cục Thống doanh nghiệp theo từng thị trường kê đã ban hành phương án điều tra giá xuất, nhập khẩu hàng hóa áp dụng cho từng thời kỳ. Quy trình thu thập thông tin và tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu cụ thể ở Sơ đồ 1. Sơ đồ 1. Quy trình thu thập thông tin, tính toán chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa Cục Thống kê Tỉnh/Thành phố Doanh nghiệp có XNK hàng hóa Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua điều tra, quy trình tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa được mô tả cụ thể ở Sơ đồ 2. Sơ đồ này được chia làm hai bước: thực hiện ở các Cục Thống kê Tỉnh và thực hiện ở Tổng cục Thống kê. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra phiếu điều tra và nhập thông tin của các doanh nghiệp XNK, Cục Thống kê các Tỉnh có trách nhiệm tổng hợp giá bình quân của các mặt hàng đại diện (HS 8 số) theo từng thị trường cho từng tháng, quý, năm bằng công n thức trung bình nhân giản đơn: P = n ∏ Pi i =1 133
  4. Cục Thống kê Tính giá bình quân tháng của từng mặt hàng i tại n doanh Tỉnh nghiệp ở tỉnh được điều tra: Bình quân nhân giản đơn Tính giá tính giá bình quân mặt hàng HS 8 số theo từng thị Sơ đồ 2. Quy trìnhBình quânsố giágiản đơn trường: tính chỉ nhân xuất, nhập khẩu ở các Cục thống kê Tỉnh và Tổng cục Thống kê Tổng cục Tính chỉ số giá của từng mặt hàng i (HS 8 số) cho cả nước của Thống kê tháng báo cáo so với tháng trước: Chỉ số đơn Tính chỉ số giá của từng mặt hàng i (HS 6 số) của tháng báo cáo so với tháng trước: Bình quân nhân giản đơn Tính chỉ số giá của từng mặt hàng i (HS 6 số) của tháng báo cáo so với tháng gốc: Công thức tính chuyển gốc Tính chỉ số giá của từng mặt hàng i (HS 6 số) của quý báo cáo so với quý gốc: Bình quân nhân giản đơn Tính chỉ số giá tổng hợp nhóm cấp trên quý báo cáo so với quý gốc: Chỉ số tổng hợp giá Laspeyres Tính chỉ số giá chung năm báo cáo so với năm gốc: Bình quân nhân giản đơn Tính chỉ số giá chung năm báo cáo so với năm trước: Công thức tính chuyển gốc Ở cấp Trung ương, Tổng cục Thống kê thực hiện tính toán giá và chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước dựa trên giá các mặt hàng đại diện từ các tỉnh, sử dụng công thức trung bình nhân giản đơn, công thức chỉ số tổng hợp về giá Laspeyres và công thức chuyển gốc. Cụ thể: 134
  5. Thứ nhất, một số bước cần tính bình quân nhân giản đơn sẽ tuân theo công thức tổng quát: n n P=n ∏ Pi (tính giá bình quân) hay I = n ∏ Ii (tính chỉ số giá bình quân). i =1 i =1 Thứ hai, việc tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu tổng hợp từ nhóm mặt hàng đại diện (HS 6 số) lên các nhóm cấp trên được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi: Ii W0 I= ∑ ∑ W0 Trong đó, quyền số được sử dụng là tỷ trọng kim ngạch của các nhóm ngành hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu (hay nhập khẩu) của năm được chọn làm gốc so sánh, tính theo tỷ lệ %. Đây là quyền số cố định, được Tổng cục Thống kê tính toán và tổng hợp từ số liệu đã có. Thứ ba, chỉ số giá xuất, nhập khẩu có ba gốc so sánh: năm gốc cơ bản, gốc kỳ trước hay gốc cùng kỳ năm trước. Việc chuyển đổi gốc so sánh này được tính theo công thức: Trong đó: Iib → g là chỉ số giá nhóm i kỳ b cần tính so với gốc g là chỉ số giá nhóm i kỳ b so với năm gốc 2010 là chỉ số giá nhóm i kỳ g so với năm gốc 2010 Trên cơ sở những thông tin đã tổng hợp và tính toán, cơ sở dữ liệu về giá và chỉ số giá qua các kỳ điều tra sẽ bao gồm: giá bình quân cấp tỉnh, cấp Trung ương theo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm; chỉ số giá cấp Trung ương theo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm. 3. Đánh giá về phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 3.1. So sánh phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 với phương pháp luận quốc tế *Về giá cả để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu Phương án điều tra giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010- 135
  6. 2015 quy định giá như sau: - Giá xuất khẩu dùng để tính chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá là số tiền bán một đơn vị hàng hóa mà Việt Nam bán cho bạn hàng nước ngoài. Giá xuất khẩu được tính cho từng mặt hàng có quy cách phẩm cấp, thị trường nhất định với điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá FOB - Free On Boardvà tương đương). Giá xuất khẩu được quy đổi ra Đô la Mỹ, không bao gồm thuế xuất khẩu. - Giá nhập khẩu dùng để tính chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá là số tiền mua một đơn vị hàng hóa mà Việt Nam mua của bạn hàng nước ngoài. Giá nhập khẩu được tính cho từng mặt hàng có quy cách phẩm cấp, thị trường nhất định với điều kiện giao hàng tại biên giới Việt Nam (giá CIF - Cost, Insurance and Freight và tương đương). Giá nhập khẩu được quy đổi ra Đô la Mỹ, không bao gồm thuế nhập khẩu. Giá xuất khẩu và giá nhập khẩu được thu thập từ các doanh nghiệp có các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã được lựa chọn vào danh sách điều tra theo giá hợp đồng đã ký kết. Việc xác định giá để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 về cơ bản đã theo đúng phương pháp luận quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề xuất. Tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhỏ. Chẳng hạn: Phương pháp luận quốc tế thông thường lấy giá tại biên giới quốc gia xuất khẩu để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu, tức là cơ bản sử dụng giá FOB. Nếu là giá CIF, cơ quan này ước tính các chi phí về cước vận tải, bảo hiểm để chuyển đổi và điều chỉnh về giá FOB tại nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, phương pháp luận quốc tế cũng khuyến nghị các nước sử dụng đồng tiền quốc gia để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu. Đây cũng là điểm khác biệt khi Việt Nam hiện đang sử dụng đồng Đô la Mỹ để tính toán. *Về cấu trúc của chỉ số giá xuất, nhập khẩu Theo phương án điều tra giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015, cuộc điều tra sẽ sử dụng 07 loại danh mục, gồm: -Danh mục Hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam (HS) - Danh mục Tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) - Danh mục hàng hóa mở rộng (BEC) -Danh mục các nước phân theo khu vực địa lý, châu lục - Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2010 - Danh mục cấu trúc chỉ số giá XNK hàng hóa giai đoạn 2010-2015 - Danh mục mặt hàng đại diện điều tra giá XNK hàng hóa giai đoạn 2010-2015 136
  7. Trong đó, chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa tính ra sẽ được phân tổ theo 03 danh mục đầu. Đây là những phân tổ quan trọng nhất và phù hợp với khuyến nghị của IMF. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế còn khuyến khích tính thêm chỉ số giá theo hệ thống ngành kinh tế quốc dân quốc tế (ISIC), theo cấu trúc của danh mục sản phẩm chính (CPC). Phân loại hàng hóa dịch vụ (CPA) và phân loại mở rộng cán cân thanh toán quốc tế (BPM5) cũng nên được sử dụng để tính toán và công bố chỉ số này. *Về phương pháp tính Phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã được trình bày trong mục 2. Cách tính này được lựa chọn từ một trong những đề xuất về công thức tính của quốc tế. Quyền số của chỉ số giá xuất, nhập khẩu là tỷ trọng về trị giá xuất, nhập khẩu của các nhóm hàng hóa (theo danh mục) tương ứng trên tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu, tính theo tỷ lệ phần trăm. Quyền số được sử dụng cố định, do Tổng cục Thống kê tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê. Về thực chất, quyền số này khác với phương pháp luận quốc tế. Theo Liên Hợp Quốc, quyền số của chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông thường theo cấu trúc của chỉ số, được rút ra từ cơ sở dữ liệu hải quan. Quyền số này được xác định theo mặt hàng, theo nước xuất, nhập khẩu và theo giá trị của ít nhất một năm để làm quyền số cố định. 3.2. Một số ưu, nhược điểm của chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam được tính trong giai đoạn 2010-2015 đã phản ánh được xu hướng và mức độ biến động của giá cả xuất, nhập khẩu hàng hóa. Chỉ số này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng của người dùng tin và khắc phục được một số nhược điểm so với chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa được tính cho giai đoạn trước đó. Bài viết khái quát bốn ưu điểm sau: Một là, chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2015 đã tuân theo các thông lệ quốc tế, khắc phục được nhiều nhược điểm sớm bộc lộ của phương án cũ như đã rà soát lại quyền số và dàn mẫu điều tra, cải tiến về cấu trúc chỉ số giá, cải tiến về công tác thu thập số liệu. Hai là, kỳ công bố số liệu đã linh hoạt hơn. Cơ sở dữ liệu về giá bình quân cấp tỉnh, cấp Trung ương theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm; cơ sở dữ liệu về chỉ số giá cấp Trung ương theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm. Ba là, các chỉ số giá được công bố đa dạng hơn, bao gồm: chỉ số giá chung, chỉ số giá nhóm cấp 1, theo 3 gốc: năm gốc 2010, cùng kỳ năm trước và kỳ trước. Bốn là, áp dụng công thức tính bình quân nhân thay cho bình quân cộng trước kia khi tính giá bình quân hay chỉ số giá chung để đảm bảo tính đại diện tốt hơn của 137
  8. chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, việc tính toán và phổ biến thông tin về chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam vẫn tồn tại một số nhược điểm cơ bản: Một là, chưa công bố rộng rãi về chỉ số giá xuất, nhập khẩu theo đồng tiền Việt Nam. Đây là hạn chế lớn trong tính toán chỉ số này ở Việt Nam, chưa tuân theo được với thông lệ quốc tế. Theo hướng dẫn của IMF cũng như thực tiễn các quốc gia trên thế giới, chỉ số giá xuất, nhập khẩu của mỗi quốc gia được tính trên cơ sở đồng tiền của quốc gia đó, các đồng tiền khác sẽ được tính chuyển theo tỷ giá phù hợp. Hai là, chưa phổ biến thông tin về chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa theo 03 danh mục đã nêu trong phương án điều tra. Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê ban hành trong những năm gần đây đã có thông tin số liệu về chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa chung và phân tổ theo nhóm hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu. Các thông tin liên quan đến nhóm mặt hàng theo danh mục HS, SITC hay BEC đều chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp về tính chi tiết của chỉ tiêu thống kê. Ba là, chưa phân tổ chỉ số giá xuất, nhập khẩu theo thị trường/nguồn hàng đối với các nhóm hàng/mặt hàng. Đây là phân tổ khá quan trọng, giúp các doanh nghiệp XNK xác định thêm thị trường tiềm năng hay nguồn hàng nhập khẩu mới. Bốn là, chưa tính được chỉ số giá xuất, nhập khẩu dịch vụ. Hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia bao gồm cả XNK hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam mới chỉ thực hiện tính được chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa. 3.3. Kiến nghị hoàn thiện phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam Từ những phân tích về thực trạng phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa nêu trên, bài viết đề xuất một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và tham khảo quy trình tính toán chỉ số giá xuất, nhập khẩu của các quốc gia phát triển trên thế giới để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu theo đồng Việt Nam. Hiện nay, Tổng cục Thống kê có tính toán chỉ số giá xuất, nhập khẩu theo tiền đồng Việt Nam nhưng thông tin chưa được công bố rộng rãi. Để có thể bắt kịp với quốc tế, cần có những đánh giá sâu sắc và hoàn thiện việc thu thập, tính toán số liệu về chỉ số giá xuất, nhập khẩu theo đồng tiền của Việt Nam để có thể phổ biến thông tin về hai loại chỉ số này. Thứ hai, xem xét thêm việc sử dụng các công thức tính và quyền số khác IMF đã đề xuất để tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cùng với sự phát 138
  9. triển về thương mại quốc tế, hoạt động XNK hàng hóa và giá cả hàng hóa ngày càng có nhiều biến động. Các công thức tính khác nhau có thể được kết hợp tùy theo đặc điểm từng mặt hàng, từng nhóm hàng cụ thể nhằm phản ánh tốt nhất sự biến động về giá cả của chúng. Thứ ba, mở rộng nội dung công bố của chỉ số giá, phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng tin hơn. Chẳng hạn, chỉ số giá xuất, nhập khẩu cần được phân tổ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam (HS), tiêu chuẩn ngoại thương (SITC),... hoặc theo các thị trường đối với từng nhóm mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ,... Thứ tư, nghiên cứu thêm về chỉ số giá xuất, nhập khẩu dịch vụ trên cơ sở phương pháp luận quốc tế cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển (Mỹ, Nhật, Canada,...), giúp các doanh nghiệp XNK có đầy đủ thông tin hỗ trợ ra quyết định. Đặc biệt có thể tham khảo cách tính của Mỹ và Canada. Chỉ số giá xuất khẩu của Mỹ sang Canada được Canada tham khảo và sử dụng như là chỉ số giá nhập khẩu từ Mỹ,... Thứ năm, do hoạt động XNK biến động mạnh về cơ cấu, mặt hàng xuất, nhập khẩu nên đề nghị rút ngắn thời gian thay đổi rổ hàng hóa trong điều tra giá xuống còn 2 đến 3 năm chứ không phải 5 năm như các điều tra về giá khác. Thứ sáu, chỉ số giá xuất, nhập khẩu bao gồm rất nhiều mặt hàng XNK của Việt Nam với chủng loại, chất lượng rất đa dạng. Vì vậy, khi thực hiện điều tra thu thập thông tin, số liệu để tính chỉ số giá cần dàn mẫu chi tiết hơn, gồm cả mặt hàng cụ thể theo từng doanh nghiệp để chọn mẫu tốt hơn. 4. Kết luận Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa là một trong những chỉ số tổng hợp quan trọng, cung cấp thông tin thống kê giúp các bộ ngành trong việc chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, phân tích sự ảnh hưởng của giá quốc tế vào sản xuất, tiêu dùng và lạm phát trong nước; đo lường sự biến động của giá xuất, nhập khẩu hàng hóa, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, người dân và các đối tượng dùng tin khác. Trong những năm vừa qua, phương pháp tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực theo hướng tiếp cận với phương pháp tính của quốc tế, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của người dùng tin. Tuy nhiên, phương pháp tính này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần thiết phải khắc phục. Vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và độ tin cậy của chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa như: tiếp tục nghiên cứu và tham khảo phương pháp tính toán chỉ số giá 139
  10. xuất, nhập khẩu của các quốc gia phát triển trên thế giới; mở rộng nội dung công bố của chỉ số giá, phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau; nghiên cứu thêm về chỉ số giá xuất, nhập khẩu dịch vụ trên cơ sở phương pháp luận quốc tế; xác định dàn chọn mẫu và rổ hàng hóa phù hợp hơn với đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu,... Tài liệu tham khảo 1. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2014, NXB Thống kê. 2. Tổng cục Thống kê (2011), Phương án điều tra giá xuất, nhập khẩu hàng hóa (thời kỳ 2010-2015). 3. Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Công thương (2007), Nghiên cứu chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và điều hành quản lý Nhà nước về thương mại – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 4. IMF, ILO, OECD, Eurostat, UN, WB (2009), Export and Import Price Index Manual: Theory and Practice, IMF Multimedia Services Section. 140
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2