intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng trang bị kỹ năng trong đào tạo kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở thực trạng về trang bị kỹ năng đào tạo kế toán được chỉ ra, bài viết "Thực trạng trang bị kỹ năng trong đào tạo kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc" đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả trang bị kỹ năng trong quá trình đào tạo kế toán của Nhà trường thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng trang bị kỹ năng trong đào tạo kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 THỰC TRẠNG TRANG BỊ KỸ NĂNG TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC THE REAL SITUATION OF TRAINING ACCOUNTING SKILLS AT TAY BAC UNIVERSITY Vũ Thị Sen1, Phạm Đức Cường2, Nguyễn Quốc Trung3 1 Trường Đại học Tây Bắc, 2,3Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bài viết đưa ra kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên ngành kế toán – Trường Đại học Tây Bắc về kỹ năng được trang bị trong chương trình đào tạo hiện nay. Kết quả cho thấy, sinh viên ngành kế toán có nhận thức khá tốt về yêu cầu cần thiết phải trang bị kỹ năng trong quá trình đào tạo. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy sự hài lòng và mức độ đạt được của sinh viên đối với từng loại kỹ năng trang bị trong quá trình đào tạo. Thông qua kết quả đánh giá này, sinh viên tự thấy mình đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ năng đến đâu và cũng là cơ sở để Nhà trường đánh giá được tình hình trang bị kỹ năng trong chương trình như thế nào. Trên cơ sở thực trạng về trang bị kỹ năng đào tạo kế toán được chỉ ra, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả trang bị kỹ năng trong quá trình đào tạo kế toán của Nhà trường thời gian tới. Từ khóa: Kỹ năng; Việc làm; Đào tạo kế toán. ABSTRACT The article presents the results of a survey and evaluation of accounting students – Tay Bac University about the skills equipped in the current training program. The results show that accounting students have a fairly good awareness of the necessary requirements to equip skills in the training process. At the same time, the survey results also show the satisfaction and achievement level of students for each type of skill equipped in the training process. Through this assessment, students can see how well they meet the skill requirements and also serve as a basis for the University to assess the situation of skills training in the program. On the basis of the current situation of accounting training equipment as indicated, the article proposes some recommendations to improve the effectiveness of skills training in the accounting training process of the University in the coming time. Keywords: Keywords: Skills; Job; Accounting training. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra những yêu cầu và thách thức về khả năng đáp ứng của nhân lực đối với bầy kỳ ngành nghề lĩnh vực nào. Trong đó, với nhân lực nghề kế toán đặt ra yêu cầu ngày càng cao về kỹ năng để thích ứng, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong thực tiễn hiện nay. Vì vậy, đây cũng là yêu cầu đặt ra cho các đơn vị đào tạo kế toán cần trang bị đầy đủ các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp và các kỹ năng cần thiết giúp người học ra trường làm tốt được công việc trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ đang diễn ra của nghề 995
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kế toán hiện nay. Ngành Kế toán Trường Đại học Tây Bắc là một trong những ngành đã đào tạo gần chục ngàn kế toán những năm qua cho vùng Tây Bắc và một số vùng lân cận. Để việc đào tạo của Nhà trường luôn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh hiện nay thì chương trình đào tạo của ngành luôn được rà soát, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu về kiểm định chất lượng và yêu cầu thực tiễn của các đơn vị sử dụng lao động. Bên cạnh chỉnh sửa chương trình đáp ứng yêu cầu về mặt kiến thức của người học hiện nay thì việc nâng cao kỹ năng làm việc cho sinh viên được hết sức chú trọng trong quá trình đào tạo. Sinh viên sau khi ra trường ngoài những kiến thức đã được học còn cần phải biết áp dụng kiến thức vào công việc thực tế, có kỹ năng làm việc để giải quyết các vấn đề, biết vận dụng kiến thức chuyên môn nghề nghiệp vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả công việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và ứng dụng công nghệ 4.0 hiện nay. Việc trang bị kỹ năng làm việc của sinh viên nói chung và đối với sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng rất quan trọng. Bài viết đã thực hiện khảo sát từ người học để thấy được đánh giá về kỹ năng dưới góc độ là đối tượng được đào tạo. Kết quả khảo sát sẽ cho thấy bản thân sinh viên tự nhìn nhận về mức kỹ năng mà mình đã đạt được trong quá trình đào tạo như thế nào để người học tiếp tục chủ động rèn luyện đáp ứng được yêu cầu kỹ năng làm việc khi ra trường. Mặt khác, thông qua đó Nhà trường thấy được phản hồi từ người học về tình hình trang bị kỹ năng cho sinh viên trong quá trình đào tạo hiện nay của ngành giúp nhà trường thấy được nhận thức và tình hình trang bị kỹ năng làm việc cho sinh viên cũng như khả năng tiếp nhận các kỹ năng đó đối với sinh viên, từ đó có giải pháp tổ chức và điều chỉnh về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy phù hợp, đảm bảo sự kịp thời nhằm đạt được chuẩn đầu ra cả về kiến thức và kỹ năng cho người học, đạt được mục tiêu đào tạo của ngành kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc. 2. Phương pháp nghiên cứu Chuẩn đầu ra ngành Kế toán – Trường Đại học Tây Bắc được ban hành thông qua thực hiện khảo sát và xin ý kiến đánh giá rộng rãi các đối tượng người học, nhà tuyển dụng, giảng viên và nhà quản lý đào tạo, các chuyên gia một cách khoa học, có độ tin cậy đối với từng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phẩm chất đạo đức mà người học cần đạt được khi ra trường. Chương trình đào tạo ngành kế toán đã được xây dựng, chỉnh sửa và tổ chức đạo tạo nhằm đạt được chuẩn đầu ra này. Dựa trên việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành Kế toán trên đây, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các kỹ năng mà người học cần đạt được theo chuẩn đầu ra để xây dựng phiếu khảo sát nhằm đánh giá về khả năng đạt được kỹ năng của người học theo chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo của ngành đã áp dụng thời gian qua. Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học chương trình đào tạo ngành kế toán từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Việc lựa chọn đối tượng khảo sát là người học vừa là đối tượng đào tạo và cũng là sản phẩm đào tạo để có những đánh giá khách quan dưới cảm nhận nhận của người học về các kỹ năng được trang bị, rèn luyện trong quá trình đào tạo. Bài viết dựa trên kết quả khảo sát đánh giá về kỹ năng cần thiết được trang bị trong chương trình đào tạo của 160 sinh viên ngành kế toán, chi tiết về đối tượng được khảo sát theo Bảng 1 như sau: 996
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 1: Đối tượng khảo sát Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Năm thứ 1 34 21,3 Năm thứ 2 44 27,5 Năm thứ 3 37 23,1 Năm thứ 4 46 28,7 Tổng cộng 160 100% (Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát) Đối tượng lựa chọn khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên, đảm bảo việc thu thập ý kiến khách quan, trung thực của người học về vấn đề kỹ năng được trang bị trong quá trình đào tạo. Tổng số phiếu phát ra đối với các sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư là 248 phiếu, tổng số phiếu thu về và đảm bảo yêu cầu sử dụng là 160 phiếu, đạt 65%. Nghiên cứu đã sử dụng công cụ excel để lập các bảng thống kê mô tả và vẽ biểu đồ làm cơ sở phân tích, đưa ra kết quả và các bàn luận về vấn đề nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu Thứ nhất, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của trang bị kỹ trong quá trình đào tạo cho kết quả như sau: 100.0% 88.1% 90.0% 80.0% 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% 30.0% 20.0% 11.3% 10.0% 0.6% 0% 0.0% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác Biểu đồ 1. Đánh giá về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng Biểu đồ 1 cho thấy 99% sinh viên đánh giá cao vai trò của việc trang bị kỹ năng trong quá trình đào tạo. Đây là nhận thức đúng đắn giúp sinh viên sẽ có ý thức và chủ động trong việc rèn luyện và tự giác trang bị các kỹ năng cần thiết trong quá trình đào tạo để đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường. Thứ hai, thông qua kết quả khảo sát người học năm cuối đánh giá mức độ hài lòng về các kỹ năng mà sinh viên được trang bị trong quá trình đào tạo cho kết quả như sau: Bảng 1: Mức hài lòng về các kỹ năng mà sinh viên được trang bị Chỉ tiêu Tỷ lệ % 1. Kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 85.1 2. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm kế toán 83.8 3.Trung thực và cẩn thận 87.5 997
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Chỉ tiêu Tỷ lệ % 4.Hiểu được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp 80.1 5. Kỹ năng ngoại ngữ 55.4 6. Kỹ năng phân tích, quan sát tổng hợp 62.3 7. Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi 67.6 8. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 69.8 9. Khả năng chịu áp lực công việc 64.2 10.Quản lý thời gian hiệu quả 71.2 11. Kỹ năng khác (kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng 61.9 giải quyết tình huống, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu,..) Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát Kết quả trong Bảng 1 cho thấy: Sinh viên hài lòng đối với các kỹ năng được trang bị từ mức trung bình đến mức khá và tốt. - Các kỹ năng đánh giá mức hài lòng cao đạt tỷ lệ trên 80% gồm: Kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm kế toán; tính trung thực, cẩn thận; yêu cầu đạo đức nghề nghiệp. - Các kỹ năng có sự hài lòng đạt mức khá gồm: Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi (67.6%), quản lý thời gian hiệu quả (71.2%). - Các kỹ năng được người học đánh giá mức hài lòng còn thấp: Kỹ năng ngoại ngữ (55,4%), khả năng phân tích, tổng hợp (62.3%), khả năng chịu được áp lực công việc (64.2%), kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết tình huống… (61.9%). Với nhóm các kỹ năng có mức hài lòng còn thấp này, thời gian tới quá trình tổ chức đào tạo cần tập trung quan tâm hơn tìm giải pháp để nâng cao sự hài lòng của người học về các kỹ năng này hơn nữa. Thứ ba, đánh giá các hoạt động trang bị kỹ năng cho sinh viên trong quá trình đào tạo được thể hiện thông qua biểu đồ sau: 100% 95% 80% 60% 40% 34.4% 33% 20% 0% Trong từng môn học trên lớp và Trong các hoạt động văn hóa, văn Trong các chương trình ngoại thực tập nghệ, thể dục thể thao khóa, các cuộc thi Biểu đồ 2. Hoạt động trang bị kỹ năng cho sinh viên Theo Biểu đồ 2, có đến 95% người học cho rằng đã được trang bị các kỹ năng trong từng môn học trên lớp và tại nơi thực, 35% người học cho rằng được trang bị thêm kỹ năng từ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, 32.5% người học cho rằng được trang bị thêm các kỹ năng từ các chương trình ngoại khóa. Như vậy, việc trang bị kỹ năng trong quá trình đào tạo được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau: Trong các buổi học hàng ngày trên lớp, tại nơi thực tập, các hoạt động phong 998
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trao, hoạt động ngoại khóa.. Trong đó, kỹ năng làm việc được trang bị phần lớn qua các môn học trên lớp cho thấy quá trình giảng dạy theo chương trình đào tạo trên lớp và thực tập tại doanh nghiệp đã giúp sinh viên hiểu, tiếp thu và hình thành các kỹ năng làm việc. Ngoài ra, các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cũng như các chương trình ngoại khóa, tham gia các cuộc thi cũng đã trang bị thêm cho sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết trong quá trình đào tạo. Thứ tư, sinh viên đánh giá mức độ tự tin về các kỹ năng đã đạt được theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo như sau: Bảng 2: Sinh viên đánh giá mức độ tự tin về kỹ năng đạt được theo chuẩn đầu ra Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Chưa tự tin về các kỹ năng cần trang trang bị bị theo chuẩn đầu ra 18.1 Tự tin về một số kỹ năng cần trang trang bị bị theo chuẩn đầu ra 36.9 Tự tin về đa số các kỹ năng cần trang trang bị theo chuẩn đầu ra 26,9 Rất tự tin về kỹ năng cần trang bị bị theo chuẩn đầu ra 18,1 Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát Kết quả Bảng 2 cho thấy: Các sinh viên đánh giá chưa tự tin hoặc tự tin một số kỹ năng theo chuẩn đầu ra chiếm đến 55%, tỷ lệ này hầu hết là các sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 2 khi mà các em mới trải qua chưa đến nửa chương trình đào tạo, do đó việc trang bị và hình thành kỹ năng cho sinh viên chưa đầy đủ. Số sinh viên đánh giá ở mức tự tin và rất tự tin đối với các kỹ năng cần trang bị chiếm 45% trong số sinh viên được khảo sát, tỷ lệ này hầu hết là kết quả đánh giá của sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4. Như vậy, quá trình đào tạo đã giúp sinh viên tự tin về kỹ năng đạt được theo thời gian. Kết quả này thể hiện sự phù hợp cơ bản của chương trình đào tạo đối với các kỹ năng được trang bị. Thứ năm, để đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng trong quá trình đào tạo, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát theo thang đo 5 điểm như sau: Rất không đồng ý - 1 điểm; Không đồng ý - 2 điểm; Bình thường - 3 điểm; Đồng ý - 4 điểm; Rất đồng ý - 5 điểm. Sau khi chuyển đổi và xử lý bảng hỏi khảo sát, nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau: Bảng 3: Về tổ chức trang bị kỹ năng trong chương trình đào tạo Sinh Sinh Sinh Sinh Trung Chỉ tiêu viên viên viên viên bình năm 4 năm 3 năm 2 năm 1 1. Các môn học có sự phân bổ hợp lý giữa việc cung cấp kiến thức và rèn 3.74 3.73 3.64 3.55 3.67 luyện kỹ năng nghề nghiệp 2. Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp sinh viên tiếp thu kiến thức 3.85 3.71 3.74 3.51 3.70 và kỹ năng dễ dàng 3. Sinh viên được trải nghiệm những kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào 3.78 3.72 3.66 3.45 3.65 tạo 4. Sinh viên được trang bị thêm các kỹ 3.7 3.77 3.52 3.54 3.63 năng làm việc ngay trong giờ học trên 999
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Sinh Sinh Sinh Sinh Trung Chỉ tiêu viên viên viên viên bình năm 4 năm 3 năm 2 năm 1 lớp. 5. Sinh viên được trang bị kỹ năng thông qua các câu lạc bộ, hoạt động của 3.81 3.78 3.90 3.88 3.84 liên chi, đoàn trường… Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát Với kết quả đánh giá theo Bảng 3 trên đây có điểm trung bình từ 3.63 điểm – 3.84 điểm cho thấy: Mức đồng ý với các nhận định về kỹ năng trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngành kế toán ở mức khá cao, thể hiện sự phù hợp của chương trình dưới góc độ đánh giá của người học. Từ kết quả khảo sát thu được cho thấy thực trạng đào tạo kỹ năng làm việc cho sinh viên chuyên ngành Kế toán của Trường, kết quả này cũng đã chứng tỏ ngành đào tạo Kế toán đang không ngừng cải thiện chất lượng đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho sinh viên. Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 127 sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp dựa trên mức độ tự đánh giá của sinh viên trong quy trình tổ chức công tác kế toán bao gồm: Kỹ năng lập, kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán; Kỹ năng ghi sổ kế toán; Kỹ năng lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác; Kỹ năng kiểm tra sai sót kế toán. Kết quả sau khi xử lý, chuyển đổi thành các mức điểm tương ứng như sau: Bảng 4: Đánh giá về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp Sinh viên Sinh viên Chỉ tiêu năm thứ 4 năm thứ 3 Có kỹ năng lập, kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán 3.76 3.38 Có kỹ năng ghi sổ kế toán 3.63 3.35 Có kỹ năng lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác 3.60 3.13 Có kỹ năng kiểm tra sai sót kế toán 3.50 3.10 Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy các sinh viên năm thứ 4 có mức độ đánh giá đạt được các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp (từ 3.50-3.76 điểm) cao hơn so với mức kỹ năng đạt được của sinh viên năm thứ 3 (từ 3.10-3.38 điểm). Kết quả này thể hiện sự hiệu quả rõ rệt trong trang bị kỹ năng của chương trình đào tạo theo mức độ hoàn thành chương trình, các sinh viên năm cuối đã được học nhiều học phần chuyên ngành hơn nên đồng thời được trang bị thành thạo các kỹ năng chuyên môn hơn. Kết quả trên cũng cho thấy, đối với sinh viên năm thứ 3 đã được trang bị kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp đã đạt được ở mức trung bình, đối với viên năm thứ 4 các kỹ năng này đạt được mức ở khá tốt hơn. Mặt khác, nhìn vào chi tiết từng loại kỹ năng chuyên môn cho thấy kỹ năng về kiểm tra sai sót kế toán có mức điểm thấp nhất (3.1 điểm đối với năm thứ 3 và 3.5 điểm đối với năm thứ 4), do đó được đánh giá là ít thành thạo hơn cả. Kỹ năng được đánh giá thành thạo hơn là kỹ năng về lập, 1000
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiểm tra, phân loại chứng từ kế toán với mức điểm cao nhất trong các nhóm kỹ năng (3.38 điểm đối với sinh viên năm thứ 3 và 3.76 điếm đối với sinh viên năm thứ 4). Các mức điểm đánh giá đã phản ánh theo thực tế về độ khó của các kỹ năng trong quá trình trải nghiệm. Ngoài những kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp được tiếp cận từ năm thứ 3 thì còn có các kỹ năng cơ bản mà sinh viên được trang bị ngay từ những năm học đầu tiên như: Kỹ năng tin học văn phòng; kỹ năng ngoại ngữ; Tính trung thực cẩn thận; kỹ năng quan sát tổng hợp; kỹ năng phân tích vấn đề; kỹ năng khác. Kết quả tổng hợp về các kỹ năng này cụ thể thu được như sau: Bảng 5: Đánh giá một số kỹ năng bổ trợ công việc trong quá trình đào tạo Sinh viên Sinh viên Sinh viên Sinh viên Trung Chỉ tiêu năm thứ 4 năm thứ 3 năm thứ 2 năm thứ 1 bình Kỹ năng tin học và sử dụng 3.91 3.52 3.28 2.71 3.36 phần mềm kế toán Kỹ năng ngoại ngữ 3.08 3.07 3.01 3.02 3.05 Tính trung thực, cẩn thận 3.93 3.82 3.81 3.76 3.83 Kỹ năng quan sát, tổng hợp 3.69 3.59 3.45 3.0 3.43 Kỹ năng phân tích vấn đề 3.47 3.40 3.30 3.10 3.30 Kỹ Kỹ năng khác (kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập, giải quyết 3.46 3.45 3.21 3.05 3.31 tình huống, tự học, tự nghiên cứu,..) Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát Bảng 5, đánh giá về các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp cho sinh viên. Các kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp được đánh giá trên đây cho thấy hầu hết là sinh viên có sự tiến bộ từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Điều đó chứng tỏ chương trình đào tạo đã ngày càng tăng cường rèn luyện cho sinh viên với nhóm kỹ năng trên giúp sinh viên có được kỹ năng tốt hơn khi ra trường. Kết quả trên cũng cho thấy, có kỹ năng sinh viên tiến bộ nhanh từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 là “Kỹ năng tin học và sử dụng phần mềm kế toán”. Nguyên nhân được cho rằng, trong quá trình đào tạo sinh viên được tăng cường học các học phần về tin học từ cơ bản đến nâng cao, các học phần thực hành kế toán chuyên ngành trên excel và trên phần mềm kế toán liên tục trong các học kỳ từ năm thứ nhất đến năm thứ 4. Ngoài ra, trước yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong áp dụng các phần mềm điện tử, xử lý dữ liệu online, viết các bài báo cáo, bài tiểu luận trong các học phần của chương trình đào tạo cũng giúp sinh viên nhanh chóng cải thiện được kỹ năng này. Kỹ năng sinh viên ít tiến bộ nhất là “Kỹ năng ngoại ngữ”, trong quá trình học cho thấy nhiều sinh viên qua các khóa có kết quả học tập các học phần ngoại ngữ không cao, các học phần ngoại ngữ nằm trong phần kiến thức đại cương tập trung học trong 2 năm đầu nên có thể đây là lý do các sinh viên đánh giá kỹ năng này ít tiến bộ nhất qua các năm. 1001
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ngoài ra, với các kỹ năng về “kỹ năng phân tích vấn đề”, “kỹ năng quan sát tổng hợp” là những kỹ năng khó nên mức độ cải thiện người học tự đánh giá ở mức chưa cao qua các năm. Kỹ năng được người học đánh giá mức điểm khá cao và ở mức ổn định là “Tính trung thực, cẩn thận” với mức điểm từ 3.76-3.93. Kỹ năng này cũng phụ thuộc vào tính cách và yêu cầu nghề nghiệp nên người học luôn chú trọng rèn luyện và chủ động nâng cao kỹ năng này cho bản thân. 4. Kết luận và khuyến nghị Trên cơ sở kết quả khảo sát từ phía người học và những phân tích, đánh giá về trang bị kỹ năng cho sinh viên ngành kế toán Trường Đại học Tây Bắc trên đây, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đạt được chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo ngành kế toán, đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng như sau: Một là, các cố vấn học tập cần tích cực tuyên truyền phổ biến chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất nắm rõ được chuẩn yêu cầu cả về kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, tìm kiếm việc làm đúng ngành nghề thì bản thân mỗi sinh viên cần chủ động rèn luyện, tích lũy để đáp ứng được yêu cầu công việc khi ra trường. Thứ hai, chương trình đào tạo của ngành đã có tăng cường các học phần thực hành, rèn nghề. Tuy nhiên, để thực hiện tốt chương trình đào tạo, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thì rất cần tăng cường gắn kết, phối hợp hiệu quả hơn giữa Nhà trường và đơn vị sử dụng để sinh viên ngành kế toán có thêm nhiều cơ hội được chủ động thực hành, rèn nghề thực tế tại các đơn vị sử dụng lao động. Từ đó tăng số lượng sinh viên được thực hành công việc kế toán thực tiễn trong các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động mà sinh viên được gửi đến các đơn vị hợp tác này, sinh viên sẽ được rèn luyện, bồi dưỡng, trải nghiệm các kỹ năng tổ chức công tác kế toán từ chứng từ, ghi sổ, lập báo cáo và kiểm tra công tác kế toán trong thực tiễn giúp sinh viên nhanh chóng phát triển được kỹ năng nghề nghiệp. Thứ ba, bản thân mỗi sinh viên cần chủ động tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay từ năm đầu, chứ không phải đến năm thứ 3, năm thứ 4 mới quan tâm tìm hiểu về kỹ năng làm việc với ngành nghề đang học. Từ nhận thức như vậy, sinh viên sẽ có hành động để làm thế nào tích lũy kỹ năng làm việc mọi nơi, mọi lúc trong suốt quá trình đào tạo, đảm bảo việc tích lũy kỹ năng một cách thường xuyên, liên tục trong các hoạt động của mình. Quá trình học, sinh viên cần tích cực rèn luyện kỹ năng không chỉ trong các học phần trong chương trình đào tạo mà cả trong các buổi ngoại khóa, tham gia các câu lạc bộ để tăng cường rèn luyện các kỹ năng khác nhau, đáp ứng được yêu cầu kỹ năng làm việc khi ra trường. Hiện nay, trong quá trình học đa số sinh viên kết hợp vừa đi học, vừa đi làm, tuy nhiên công việc làm thêm các bạn lựa chọn hầu hết không gắn với chuyên môn đang học nên chưa kết hợp tích lũy kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đào tạo mà chỉ đơn thuần đi làm thêm để kiếm tiền. Do đó, sinh viên nên lựa chọn công việc làm thêm bên cạnh vừa có thêm thu nhập thì còn giúp bổ trợ thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo. Thứ tư, chương trình cần tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới đề cương chi tiết của học phần theo hướng tăng cường đáp ứng được chuẩn đầu ra toàn diện về các kỹ năng mà chương trình cam kết đạt chuẩn cho người học nhằm nâng cao sự hài lòng cho người học đối với các kỹ năng còn đang ở mức thấp như: Kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tổng hợp và phân tích, kỹ năng thuyết trình, báo cáo, kỹ năng xử lý tình huống… Thứ năm, trước bối cảnh yêu cầu chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nhất là đối với 1002
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nghề kế toán để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong thực tiễn hiện nay. Do đó, đặt ra yêu cầu trong đào tạo là: Cần tích cực trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng có thể làm việc từ xa, ứng dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến kê khai, hạch toán của kế toán và những phần mềm giúp nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.. cho người học trong suốt quá trình đào tạo. Vì vậy, yêu cầu đối với giảng viên về cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng về kế toán số cho người học cần được chú trọng thực hiện trong chương trình đào tạo thời gian tới hơn nữa. Như vậy, thông qua kết quả khảo sát sinh viên ngành kế toán của Trường Đại học Tây Bắc cho thấy tình hình nhận thức và sự hài lòng của sinh viên về kỹ năng được trang bị trong chương trình đào tạo hiện nay như thế nào. Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra mức đánh giá của sinh viên về từng kỹ năng đạt được theo yêu cầu. Từ đó, giúp chính người học và Nhà trường thấy được phần nào kết quả về thực trạng trang bị kỹ năng cho sinh viên ngành kế toán hiện nay, chỉ ra được kỹ năng nào còn yếu và giải pháp nào cần quan tâm thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động trang bị kỹ năng một cách có hiệu quả và nâng cao chất lượng đào tạo cho người học trong chương trình đào tạo thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Hằng (2018), Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. [2] Lương Thị Thủy (2018), Nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần thực hành trong đào tạo cử nhân ngành kế toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam. [3] Trường Đại học Tây Bắc (2018), Chương trình đào tạo ngành kế toán. [4] Vũ Thị Sen (2016), Thực tiễn đổi mới chương trình đào tạo của ngành Kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc theo yêu cầu của thị trường lao động vùng Tây Bắc, Hội thảo quốc tế.,Trường Đại học Kinh tế quốc dân. [5] Vũ Thị Sen (2017), Đổi mới chương trình đạo tạo đại học ngành kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc nhằm đáo ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Tạp chí khoa học và Quản lý giáo dục. [6] Vũ Thu Trang (2020), Thực trạng trang bị kỹ năng làm việc cho sinh viên ngành Kế toán tại Trường Đại học Tây Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 1003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1