intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tử vong ở bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mô tả thực trạng tử vong bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca có phân tích trên 40 trẻ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tử vong ở bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 THỰC TRẠNG TỬ VONG Ở BỆNH NHI TRONG 24 GIỜ ĐẦU NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG Trần Nhựt Thịnh1, Nguyễn Thành Nam1, Tạ Văn Trầm1 TÓM TẮT 34 biệt trong các trường hợp bệnh nhi nặng, bệnh Mục tiêu: Mô tả thực trạng tử vong bệnh nhi nhi cấp cứu. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh viện Đa và giám sát về công tác cấp cứu và vận chuyển khoa tỉnh Tiền Giang cấp cứu nhi khoa đối với tuyến huyện, bồi dưỡng Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: liên tục cho cán bộ y tế tham gia cấp cứu và vận Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca có phân tích chuyển cấp cứu nhi khoa. trên 40 trẻ tử vong trong 24 giờ đầu nhập viện tại Từ khóa: tử vong, 24 giờ đầu, bệnh nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2022. SUMMARY Kết quả: Tử vong trong vòng 24 giờ sau khi MORTALITY IN PEDIATRIC nhập viện chiếm tỷ lệ 30,77% so với tử vong PATIENTS IN THE FIRST 24 HOURS chung, trong đó trẻ nữ chiếm tỷ lệ 52,5%. Các OF ADMISSION AT TIEN GIANG nguyên nhân gây tử vong trong vòng 24 giờ sau PROVINCIAL GENERAL HOSPITAL khi nhập viện bao gồm: Nhóm tuổi sơ sinh chủ Objectives: To describe the mortality yếu là sanh non (35,71%), suy hô hấp (21,43%), situation of pediatric patients in the first 24 hours ngạt (14,29%). Nhóm trên 1 tháng tuổi gồm các of admission at Tien Giang Provincial General nguyên nhân chính: Ngưng tim ngưng thở Hospital. (30,77%), sốc nhiễm khuẩn (26,92%), viêm phổi Methods: Retrospective, descriptive case (11,54%). Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong series analyzing over 40 children who died in the trong 24 giờ đầu nhập viện: Các yếu tố nhân first 24 hours of admission at Tien Giang khẩu học: trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ 35%; khoảng Provincial General Hospital from January 2019 cách trên 50km chiếm tỷ lệ 22,5%; trên 20 km to June 2022. chiếm tỷ lệ 70%. Xử trí tuyến trước: 45% không Results: Death within 24 hours after được xử trí ở tuyến trước (trẻ sơ sinh: 14,29%; admission accounted for 30.77% of overall trẻ trên 1 tháng tuổi: 61,54%). Quá trình vận mortality, of which female children accounted for chuyển: Gia đình tự túc vận chuyển (47,5%), 52.5%. Causes of death within 24 hours after không có nhân viên y tế (47,5%). admission include: Neonatal age group mainly Kết luận: Cần tăng cường công tác truyền preterm birth (35.71%), respiratory failure thông đối với công tác chuyển viện an toàn, đặc (21.43%), asphyxia (14.29%). The group over one-month-old included the main causes: cardiac arrest (30.77%), septic shock (26.92%), 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang pneumonia (11.54%). Factors affecting mortality Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thành Nam in the first 24 hours of admission: Demographic SĐT: 0962479972 factors: infants account for 35%; distance over Email: thanhnam@pediatrician.vn 50km accounts for 22.5%; over 20 km accounts Ngày nhận bài: 23/8/2023 for 70%. Frontline management: 45% are not Ngày phản biện khoa học: 25/8/2023 treated at frontline (newborns: 14.29%; children Ngày duyệt bài: 29/8/2023 259
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 over one-month-old: 61.54%). Transportation việc giảm tỷ lệ tử vong bệnh nhi trong 24 giờ process: The family is self-sufficient in đầu sau khi nhập viện, qua đó tăng khả năng transportation (47.5%). No medical staff (47.5%). sống ở trẻ, góp phần giảm tỷ lệ tử vong Conclusions: It is necessary to strengthen chung ở trẻ, vì vậy chúng tôi tiến hành communication for safe hospital transfer, nghiên cứu đề tài nầy. especially in severe cases of pediatric patients Mục tiêu: Khảo sát thực trạng tử vong and emergency pediatric patients. Strengthen bệnh nhi trong 24 giờ đầu nhập viện tại Bệnh directing and supervising pediatric emergency viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang and emergency transport at the district level, continuously providing training for medical staff involved in pediatric emergency and emergency II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU transport. Đối tượng nghiên cứu Keywords: death, first 24 hours, pediatric Bệnh nhi tử vong trong 24 giờ đầu nhập patients. viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêu chuẩn lựa chọn Tình trạng tử vong ở bệnh nhi trong 24 Bệnh nhi tử vong trong 24 giờ đầu nhập giờ đầu tiên nhập viện là một vấn đề rất viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang nghiêm trọng và còn là vấn đề được các nhà từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2022: quản lý y tế hết sức quan tâm. Trong những + Bệnh nhi tử vong trong vòng 24 giờ năm qua, một số công trình nghiên cứu tử đầu sau khi nhập viện. vong tại các bệnh viện cho thấy, tử vong + Các bệnh nhi gia đình xin về trong chung ở trẻ em có giảm nhưng tỷ lệ tử vong tình trạng bệnh nặng, bóp bóng, hôn mê sâu, trẻ em trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện đồng tử giãn, hạ nhiệt độ, chắc chắn là tử lại có xu hướng gia tăng hơn trước do bệnh vong ngay sau khi xuất viện, trong vòng 24 nhi đến muộn và thường nhập viện trong tình giờ đầu kể từ giờ sau khi nhập viện. trạng bệnh nặng(1). Dịch vụ khám chữa bệnh + Bệnh nhi có đầy đủ hồ sơ bệnh án, hiện nay còn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thông tin tình trạng cấp cứu, nhập viện, thực tiễn, đặc biệt là cấp cứu và hồi sức cấp chuyển viện phù hợp với các mục tiêu, chỉ cứu, phương tiện, nhân sự vận chuyển người tiêu trong nghiên cứu. bệnh; mô hình chuyển tuyến của bệnh viện Tiêu chuẩn loại trừ tuyến dưới; điều kiện giao thông, liên lạc… Bệnh nhi vong > 24 giờ đầu sau khi nhập Hệ thống cấp cứu Nhi khoa hiện nay còn yếu viện, bệnh nhi không có đủ hồ sơ bệnh án. kém và thiếu tính đồng bộ(2). Phương pháp nghiên cứu Tiền Giang là một địa bàn đông dân cư, Thiết kế nghiên cứu địa hình phức tạp, có đầy đủ hình thái địa lý Hồi cứu, mô tả loạt ca có phân tích. của cả nước. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Cỡ mẫu Trầm và cs (2005) tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Lấy trọn mẫu từ 1/2019 đến 6/2022. chiếm 57,5% tử vong chung của trẻ em, Thu thập số liệu 62,2% tử vong trẻ dưới 5 tuổi và 79,3% tử Mỗi hồ sơ đủ tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ vong của trẻ dưới 1 tuổi(3). Để góp phần xây được lấy số liệu vào phiếu thu thập số liệu dựng và thực hiện một số các giải pháp trong riêng biệt. 260
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Các bước tiến hành không tự chủ và tiếng rên rỉ, U: bệnh nhi Lấy tất cả những trẻ có tiêu chuẩn lựa không đáp ứng (4). chọn vào nghiên cứu, các thông tin được Xử lí số liệu quản lý một cách hệ thống từ khi vào khoa. Các số liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu và Các biến số cần nghiên cứu: tuổi, giới, lý do phân tích theo phương pháp thống kê y học, nhập viện, bệnh nền, có được xử trí ở tuyến lập bảng vẽ biểu đồ, sử dụng các phần mềm trước không? Phương tiện vận chuyển, nhân EpiData Manager; Stata 17; Microsoft office viên y tế đi kèm, đánh giá các chức năng 365. sống. Biến số định tính: tìm tần số và tỉ lệ phần Một số định nghĩa dùng trong nghiên trăm (%) dùng phép kiểm chi bình phương cứu (2) để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm. Khi Phân độ suy hô hấp: chia làm 3 mức độ: phép kiểm (2) không thực hiện được do có độ 1, độ 2 và độ 3 (4). nhiều hơn hoặc bằng 1 tử số của các tỷ lệ < Chức năng tuần hoàn: đánh giá tình trạng 5, dùng phép kiểm chính xác Fisher để so sốc còn bù, sốc mất bù, sốc không hồi phục sánh các tỷ lệ. Mọi khác biệt được xem là có theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (4). ý nghĩa thống kê khi p < 0,05, khi phép kiểm Chức năng thần kinh: chia thành 4 mức cho kết quả sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. độ theo thang điểm AVPU: A: bệnh nhi tỉnh Y đức táo, tiếp xúc tốt, V: (trạng thái lơ mơ) bệnh Nghiên cứu đã được hội đồng Y đức nhi có thể đánh thức dậy bằng lời nói hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang thông tiếng động, P: bệnh nhi có thể đánh thức dậy qua, số số 329A/QĐ-BVĐKTG, ngày bằng kích thích đau, có thể có vận động 15/4/2022. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2022, ghi nhận được 40 bệnh nhi thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Bảng 1. Phân bố thời gian tử vong và nhóm tuổi của trẻ N Tỷ lệ (%) Thời gian tử vong (N=130) Tử vong trước 24h 40 30,77 Tử vong sau 24 giờ 90 69,23 Nhóm tuổi (N=40) Sơ sinh 14 35,0 Nhũ nhi 16 40,0 1-5 tuổi 5 12,50 > 5 tuổi 5 12,50 Nhận xét: Bệnh nhi tử vong trong 24 giờ đầu sau khi nhập viện chiếm 30,77%, tử vong trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhập viện chủ yếu gặp nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm 75%, trong đó sơ sinh chiếm 35%. 261
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 Bảng 2. Tình hình trẻ tử vong so với bệnh nhân điều trị nội trú (N=40) Năm Số bệnh nhân tử vong Số bệnh nhân điều trị nội trú Tỉ lệ% 2019 17 7905 0,21 2020 10 5680 0,17 2021 10 3533 0,28 6 tháng đầu 2022 3 1718 0,17 Nhận xét: Tỉ lệ tử vong hàng năm khoảng 0,17 – 0,28% tổng số bệnh nhi điều trị nội trú. Tỉ lệ tử vong trong 24 giờ đầu sau nhập viện cao nhất ở năm 2021 (0,28%). Bảng 3. Đặc điểm dịch tễ học và nhóm tuổi (N=40) Nhóm tuổi Đặc điểm N (%) ≥ 1 tháng Sơ sinh p N (%) N (%) Giới Nữ 21 (52,50) 12 (46,15) 9 (64,29) 0,273* Nam 19 (47,50) 14 (53,85) 5 (35,71) Khoảng cách đến Bệnh viện tỉnh < 5 km 1 (2,50) 1 (3,85) 0 (0,00) 5-20 km 11 (27,50) 8 (30,77) 3 (21,43) 0,563** 21-50 km 19 (47,50 13 (50,0) 6 (42,86) > 50 km 9 (22,50) 4 (15,38) 5 (35,71) Xử lý trước khi đến bệnh viện tỉnh Không 18 (45,00) 16 (61,54) 2 (14,29) 0,007** Có 22 (55,00) 10 (38,46) 12 (85,71) Nơi vận chuyển đến Bệnh viện Nhà 19 (47,50) 17 (65,38) 2 (14,29) Bệnh viện huyện 16 (40,00) 6 (23,08) 10 (71,43) 0,004 ** Bệnh viện tỉnh khác 5 (12,50) 3 (11,54) 2 (14,29) Phương tiện vận chuyển Tự đến 19 (47,50) 17 (65,38) 2 (14,29) 0,003 ** Xe cứu thương 21 (52,50) 9 (34,62) 12 (85,71) Có nhân viên y tế Không 19 (47,50) 17 (65,38) 2 (14,29) 0,003 ** Có 21 (52,50) 9 (34,62) 12 (85,71) * Pearson chi2 ** 1-sided Fisher's exact Nhận xét: Tỉ lệ nam/nữ là 1/1,1. 22,5% có khoảng cách đến bệnh viện Đa khoa tỉnh > 50 km, 45% không được xử lý trước và tự đến bệnh viện chiếm khoảng 50%. 262
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 4. Đặc điểm giữa chức năng sống và nhóm tuổi tại thời điểm nhập viện (N=40) Nhóm tuổi Đặc điểm N (%) ≥ 1 tháng Sơ sinh p N (%) N (%) Mức độ suy hô hấp Độ 1 6 (15,00) 6 (23,08) 0 (0,00) Độ 2 9 (22,50) 8 (30,77) 1 (7,14) 0,012 ** Độ 3 25 (62,50) 12 (46,15) 13 (92,86) Chức năng tuần hoàn Không sốc 9 (22,50) 4 (15,38) 5 (35,71) Sốc còn bù 9 (22,50) 6 (23,08) 3 (21,43) 0,129 ** Sốc mất bù 15 (37,50) 9 (34,62) 6 (42,86) Tim ngừng đập 7 (17,50) 7 (26,92) 0 (0,00) Chức năng thần kinh Hôn mê AVPU: A 12 (30,00) 9 (34,62) 3 (21,43) Hôn mê AVPU: V 10 (25,00) 3 (11,54) 7 (50,00) 0,002 ** Hôn mê AVPU: P 7 (17,50) 3 (11,54) 4 (28,57) Hôn mê AVPU: U 11 (27,50) 11 (42,31) 0 (0,00) * Pearson chi2 ** 1-sided Fisher's exact Nhận xét: Hơn ½ trường hợp bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp mức độ nặng, 77,5% bệnh nhi có sốc hoặc tim ngừng đập, tình trạng sốc mất bù là cao nhất ở cả 2 nhóm tuổi sơ sinh (42,86%) và nhóm trên 1 tháng (34,62%). 70% bệnh nhi vào viện với tình trạng tri giác không ổn định. Bảng 5. Đặc điểm giữa bệnh chính và nhóm tuổi tại thời điểm nhập viện (N=40) Nhóm tuổi Đặc điểm N (%) ≥ 1 tháng Sơ sinh p N (%) N (%) Tình trạng kèm theo Không 12 (30,00) 10 (38,46) 2 (14,29) Sốt 10 (25,00) 8 (30,77) 2 (14,29) Hạ thân nhiệt 10 (25,00) 1 (3,85) 9 (64,29) < 0,001 ** Béo phì 2 (5,00) 1 (3,85) 1 (7,14) Suy dinh dưỡng 6 (15,00) 6 (23,08) 0 (0,00) Bệnh chính gây tử vong Viêm phổi 3 (7,50) 2 (7,69) 1 (7,14) Sốc nhiễm trùng 8 (20,00) 7 (26,92) 1 (7,14) Sinh non 5 (12,50) 0 (0,00) 5 (35,71) < 0,001 ** Ngưng tim 8 (20,00) 8 (30,77) 0 (0,00) Suy hô hấp 4 (10,00) 1 (3,85) 3 (21,43) 263
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 Ngạt 3 (7,50) 0 (0,00) 3 (21,43) Tim bẩm sinh 1 (2,50) 1 (3,85) 0 (0,00) Bệnh về máu 5 (12,50) 4 (15,38) 1 (7,14) Tai nạn, ngộ độc 1 (2,50) 1 (3,85) 0 (0,00) Bệnh lý não 2 (5,00) 2 (7,69) 0 (0,00) Số nguyên nhân gây tử vong 1 28 (70,00) 20 (76,92) 8 (57,14) 2 6 (15,00) 3 (11,54) 3 (31,43) 0,392 ** ≥3 6 (15,00) 3 (11,54) 3 (21,43) * Pearson chi2 ** 1-sided Fisher's exact Nhận xét: Trong 24 giờ đầu sau khi nhập 50%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị viện ở nhóm tuổi sơ sinh cho thấy sanh non Nghĩa, Nguyễn Khắc Sơn tại Bệnh viện Trẻ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu em Hải Phòng từ 1990 đến 1999 cho thấy tỷ (35,71%), tiếp đến là suy hô hấp và ngạt lệ này là 56,67% (1). Như vậy tỷ lệ tử vong (21,43%). Từ ba nguyên nhân gây tử vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện theo trở lên chiếm 15%. nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phan Ngọc Lan tại Bệnh viện IV. BÀN LUẬN Nhi Trung ương trong cùng một khoảng thời Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử gian và thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu vong trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong những năm chiếm 30,77% trên tổng số ca tử vong trong trước đây. khoảng thời gian từ đầu năm 2019 đến hết Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trẻ tháng 06/2022, trong đó trẻ sơ sinh chiếm tỷ sơ sinh và nhũ nhi tử vong chiếm 75,0% lệ 35% và nhóm trên 1 tháng tuổi là 65%; trẻ trong số bệnh nhi tử vong trong 24 giờ đầu nam chiếm tỷ lệ 47,50%; trẻ nữ chiếm tỷ lệ sau khi nhập viện. Trong đó nhóm tuổi sơ 52,50%. Nghiên cứu của Phan Ngọc Lan dựa sinh chiếm đến 35%, điều này có nghĩa là trên số liệu hồi cứu từ tháng 12/2012 đến vấn đề cần thiết là ổn định tình trạng của trẻ tháng 06/2013 tại Bệnh viện Nhi Trung ương sơ sinh, chuẩn bị chuyển viện an toàn cần có 438 trường hợp tử vong, trong đó tử vong đặc biệt chú trọng ở nhóm trẻ này. Tâm lý trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện chiếm tỷ nhiều gia đình và ngay cả các cán bộ y tế ở lệ 18,3% (5). Theo nghiên cứu của Nguyễn các tuyến cơ sở thường khẩn trương chuyển Thu Nhạn và Nguyên Công Khanh nghiên viện mà bỏ qua nhiều khâu chuẩn bị để tổ cứu tử vong trẻ em trong vòng 24 giờ vào cuộc chuyển viện an toàn. Khoảng cách tới các bệnh viện từ các tuyến tỉnh đến trung Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, kết quả ương là 39% và 55% (6). Tác giả Nguyễn nghiên cứu cho thấy trẻ có khoảng cách đến Minh Huyền tại bệnh viện Xanh Pôn cho bệnh viện trên 20km tử vong trong vòng 24 thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ em trong vòng 24 giờ giờ sau khi nhập viện chiếm tỷ lệ 70%. sau khi nhập viện là 63,3% (7). Nghiên cứu Nhiều tác giả cho thấy khoảng cách từ nhà của Đinh Thị Liên và Lê Thị Hoàn tại Bệnh đến bệnh viện đóng vai trò quan trọng đến tử viện Bạch Mai từ 1994 - 1999 tỷ lệ này là vong ở trẻ khi cấp cứu. Thực tế, tuyến cơ sở 264
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 còn bất cập, nên bệnh nhi phải chuyển lên viên y tế đi kèm lúc chuyển viện và xử trí tuyến trên để điều trị. Kết quả nghiên cứu ban đầu. Phương tiện vận chuyển, kết quả cho thấy cần đảm bảo năng lực bệnh viện nghiên cứu cho thấy trẻ được vận chuyển tuyến cơ sở, trong đó đặc biệt lưu ý đến công trên xe cứu thương từ tuyến trước đến Bệnh tác cấp cứu. Ảnh hưởng việc xử trí tuyến viện tỉnhTiền Giang có 52,5% và tự đến là trước, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho 47,5%. Từ kết quả trên cho thấy 100% trẻ thấy trẻ được xử trí trước khi chuyển viện được vận chuyển bằng xe cứu thương có chiếm tỷ lệ 55% và bệnh nhi không được xử nhân viên y tế đi kèm . Thực tế mỗi loại trí trước là 45% khi chuyển viện. Trong đó bệnh cấp cứu, cần thiết một vài loại trang nhóm trẻ sơ sinh được xử trí là 85,71% so thiết bị nhất định, không nhất thiết là đầy đủ. với nhóm trẻ trên 1 tháng là 38,46% có sự Tuy nhiên nếu trên xe được trang bị đầy đủ khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007. các trang thiết bị cấp cứu cơ bản sẽ đảm bảo Việc đến bệnh viện muộn ở một số trường tốt hơn cho công tác chuyển viên cấp cứu hợp là do gia đình phát hiện bệnh trễ hoặc tự làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhi. ý mua thuốc để điều trị vì ngai đến bệnh viện Về chức năng sống ở trẻ khi nhập viện, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến kết quả nghiên cứu của chúng tôi 100 % trẻ phức tạp trong giai đoạn này. Theo tác giả có biểu hiện suy hô hấp, trong đó suy hô hấp Hồ Việt Mỹ nghiên cứu tử vong trẻ em trong độ 2 và suy hô hấp độ 3 chiếm tỷ lệ 85 %. vòng 24 giờ vào khoa Cấp cứu nhi Bệnh viện Hầu hết trẻ tử vong ở bệnh viện trong 24 giờ Đa khoa tỉnh Bình Định (1990-1994) cho đầu sau nhập viện đều có suy hô hấp theo thấy 56,14% trẻ được điều trị trước ở các từng mức độ, nguy cơ tử vong cao ở nhóm bệnh viện tuyến cơ sở, 43,86% là phát hiện trẻ có suy hô hấp cho thấy vai trò công tác trễ hoặc tự điều trị (8). Cần tăng cường công phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh và tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ trẻ nhỏ là rất quan trọng, bên cạnh đó quá cách xử trí đúng khi trẻ có các dấu hiệu vấn trình cấp cứu và vận chuyển cần được trang đề về sức khỏe là điều cần thiết. Chuyển viện bị các dụng cụ thông đường thở, nguồn oxy có nhân viên y tế, kết quả nghiên cứu của cho trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho chúng tôi cho thấy có 47,5% trẻ được chuyển thấy có đến 77,5 % bệnh nhi vào viện có sốc, viện không có nhân viên y tế đi kèm, trong sốc nặng hoặc trong tình trạng tim ngừng đó nhóm trẻ sơ sinh 14,29% và trẻ trên 1 đập. Nghiên cứu cho thấy có nhiều trẻ có tháng là 65,38%. Nhân viên y tế đi cùng lúc tình trạng sốc nặng và biểu hiện tim ngừng chuyển viện có vai trò hết sức quan trọng, để đập khi nhập viện (55%). Do đó, theo chúng tiếp tục hồi sức trên đường chuyển viện, theo tôi việc trang bị các máy sốc tim, dịch truyền dõi liên tục, giúp xử trí các tình huống, ổn và các thuốc trong hồi sức sốc trên các xe định bệnh nhân trong quá trình cấp cứu. cấp cứu và phòng cấp cứu một cách đầy đủ là Thực tế nhiều trường hợp bệnh nặng có biểu vô cùng cần thiết. Cán bộ cấp cứu cũng cần hiện không rõ ràng, gia đình đưa đến bệnh được đào tạo về các kỹ nâng hồi sức cấp cứu viện trong tình trạng nặng, trên đừờng không ban đầu. Suy thần kinh: Kết quả nghiên cứu được xử trí khi có sự cố, làm cho trẻ tử vong của chúng tôi, trong số 40 bệnh nhi tử vong một cách đáng tiếc, mà lẽ ra trẻ có thể giữ trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện, có 70% được tính mạng và hồi phục lại nếu có nhân bệnh nhi vào viện trong tình trạng suy thần 265
  8. HỘI NGHỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT MỞ RỘNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 LẦN THỨ 30 NĂM 2023 kinh với mức hôn mê V trở lên (theo thang ý điều trị tại nhà. Để giải quyết vấn đề trên điểm AVPU). Nhóm trẻ này có tỷ lệ tử vong thì cần nâng cao kiến thức của cha mẹ về trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện cao hơn tình trang sức khỏe của con mình bằng cách gấp 233% so với nhóm trẻ không có rối loạn tuyên truyền và lồng ghép cách chương trình tri giác (mức A): 30%. Từ kết quả nghiên giáo dục sức khỏe cộng đồng. Số nguyên cứu cho thấy, các bậc phụ huynh và các cán nhân gây tử vong ở trẻ, đa phần trẻ tử vong bộ y tế cần theo dõi các dấu hiệu tri giác bất trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện do 1 thường của trẻ, khi trẻ có dấu hiệu bất nguyên nhân gây ra (70%). Điều đó cho thấy thường về tri giác cần được đưa đến bệnh cần phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác viện để được điều trị kịp thời. nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nặng Về bệnh chính gây tử vong, sanh non là của bệnh nhi để điều trị kịp thời. nguyên nhân nhập viện và tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi sơ sinh với 35,71%, kế tiếp là V. KẾT LUẬN suy hô hấp và ngạt (21,43%). Nhóm trên 1 Qua nghiên cứu đặc điểm 40 bệnh nhi tử tháng tuổi, nguyên nhân gây tử vong cao vong trong 24 giờ đầu nhập viện tại khoa Nhi nhất là ngưng tim (30,77%), tiếp theo là sốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang từ tháng nhiễm khuẩn (26,92%). Từ kết quả nghiên 1/2019 đến tháng 6/2022, chúng tôi có những cứu cho thấy đối với lứa tuổi sơ sinh cần hết kết luận sau: Tử vong trong vòng 24 giờ sau sức quan tâm đến nhóm trẻ sanh non để làm khi nhập viện chiếm tỷ lệ 30,77% so với tử giảm tỷ lệ tử vong trên nhóm trẻ này. Các vong chung, trong đó trẻ nữ chiếm tỷ lệ giải pháp như là: thành lập đơn vị sơ sinh với 52,5%. Các nguyên nhân gây tử vong trong đội ngũ cán bộ chăm sóc trẻ sơ sinh được vòng 24 giờ sau khi nhập viện bao gồm: đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu Nhóm tuổi sơ sinh chủ yếu là sanh non sớm, chăm sóc kangaroo cho trẻ sơ sinh non (35,71%), suy hô hấp (21,43%), ngạt tháng, nhẹ cân; phối hợp giữa nhi khoa và (14,29%). Nhóm trên 1 tháng tuổi gồm các sản khoa trong chăm sóc tích cực sơ sinh nguyên nhân chính: Ngưng tim ngưng thở bệnh lý; cung cấp thiết bị cơ bản nhằm phục (30,77%), sốc nhiễm khuẩn(26,92%), viêm vụ cho việc đỡ đẻ và hồi sức sơ sinh; năng phổi (11,54%). Các yếu tố ảnh hưởng đến tử lực của nữ hộ sinh tại các trung tâm Y tế vong trong 24 giờ đầu nhập viện: Các yếu tố được cải thiện thông qua các khóa tập huấn, nhân khẩu học: trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ 35%; đào tạo nâng cao năng lực tại các bệnh viện; khoảng cách trên 50km chiếm tỷ lệ 22,5%; mở rộng mức độ của các can thiệp do nữ hộ trên 20 km chiếm tỷ lệ 70%. Xử trí tuyến sinh đảm nhận tại cộng đồng; tăng cường trước: 45% không được xử trí ở tuyến trước giám sát hỗ trợ ở tất cả các tuyến, nâng cao (trẻ sơ sinh: 14,29%; trẻ trên 1 tháng tuổi: kinh nghiệm chăm sóc và duy trì các mô hình 61,54%). Quá trình vận chuyển: Gia đình tự truyền thông thay đổi hành vi hiệu quả. túc vận chuyển (47,5%), không có nhân viên Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong 24 y tế (47,5%) giờ đầu sau nhâp viện ở nhóm tuổi trên 1 tháng là do ngưng tim ngưng thở, là một tình VI. KIẾN NGHỊ trang vô cùng nặng nề, đa phần nguyên nhân Cần thiết áp dụng các tiêu chuẩn chuyển là do phát hiện và đưa đến khám trễ hoặc tự viện đối với bệnh nhi nặng: liên hệ, hội chẩn, 266
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 530 - THÁNG 9 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 ổn định bệnh nhi, cấp cứu liên tục và tổ chức 3. Tạ Văn Trầm (2005) "Nghiên cứu mô hình vận chuyển an toàn, bàn giao đầy đủ khi vận bệnh tật và tử vong của trẻ em tại Bệnh viện chuyển bệnh nhân nặng. đa khoa trung tâm Tiền Giang và đề xuất một Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và số biện pháp khắc phục". Tạp chí Nghiên cứu giám sát về công tác cấp cứu và vận chuyển Y học, 5-9. cấp cứu nhi khoa đối với tuyến huyện, bồi 4. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và dưỡng liên tục cho cán bộ y tế tham gia cấp điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - cứu và vận chuyển cấp cứu nhi khoa. Quyết định 43312/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 8 Trẻ sơ sinh cần được quan tâm và chăm năm 2015. Hà Nội, 533. sóc đặc biệt; khi chuyển viện cần phải đảm 5. Phan Ngọc Lan (2015) Nghiên cứu nguyên bảo đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về chuyển nhân và một số yếu tố liên quan đến tử vong viện. trong 24 giờ đầu nhập viện của trẻ em tại Tăng cường công tác truyền thông đối Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013, Luận với công tác chuyển viện an toàn, đặc biệt văn Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, trong các trường hợp bệnh nhi nặng, bệnh Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em, 109. nhi cấp cứu. 6. Nguyễn Thu Nhạn, Nguyễn Công Khanh, Tổ chức nhiều các chương trình giáo dục Lê Nam Trà (2001) "Nghiên cứu thực trạng sức khỏe cộng đồng để người dân dễ tiếp cận sức khoẻ và mô hình bệnh tật trẻ em Việt các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe Nam, đề xuất các biện pháp khắc phục". Đề ban đầu. tài khoa học công nghệ cấp nhà nước mã số: KHCN 11-13, nghiệm thu tháng 11 năm TÀI LIỆU THAM KHẢO 2001, . 1. Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Khắc Sơn 7. Nguyễn Thị Minh Huyền (2000) "Tình hình (2000) "Nhận xét tình hình tử vong trẻ em từ bệnh và tử vong trẻ em tại khoa Nhi bệnh 0-15 tuổi tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng viện Xanh Pôn năm 1998-1999". Kỷ yếu trong 10 năm 1990-1999". Kỷ yếu hội nghị công trình Nhi khoa, Hội nghị nhi khoa miền Nhi khoa miền trung lần thứ 5, 55-57. trung lần thứ 5, 8-11. 2. Lê Thanh Hải, Trần Văn Cương (2017) 8. Hồ Việt Mỹ, Phạm Thiên Ngôn (1996) "Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhi tử "Tình hình tử vong trong 24 giờ tại phòng vong trong 24 giờ tại bệnh viện sản nhi Nghệ cấp cứu khoa nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh An". Tạp chí Nghiên cứu và thực hành Nhi Bình Định trong 5 năm 1990 -1994". Tạp chí khoa, 1 (8-2017), 21-27. Nhi khoa, 5, 55-62. 267
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2