intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp cải tạo trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc đánh giá đúng các điều kiện để thực hiện hòa nhập giáo dục cho trẻ khuyết tật, trong đó có thực trạng cơ sở vật chất của các trường học, là rất quan trọng. Qua quá trình điều tra, khảo sát, nhóm tác giả nhận định, kiến trúc hiện tại của hầu hết các trường tiểu học trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để học sinh hoặc giáo viên khuyết tật tiếp cận và sử dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp cải tạo trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng

  1. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỂ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG Trần Thị Trúc Xinh*, Vũ Thị Thu Trang Trường Đại học Văn Lang *Tác giả liên lạc: trucxinh911@gmail.com TÓM TẮT Việc đánh giá đúng các điều kiện để thực hiện hòa nhập giáo dục cho trẻ khuyết tật, trong đó có thực trạng cơ sở vật chất của các trường học, là rất quan trọng. Qua quá trình điều tra, khảo sát, nhóm tác giả nhận định, kiến trúc hiện tại của hầu hết các trường tiểu học trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để học sinh hoặc giáo viên khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Từ thực trạng đó và dựa trên những cơ sở thiết kế dành cho người khuyết tật, chúng tôi đề xuất những giải pháp cải tạo chung cho các trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh như lắp thêm thang nâng hoạt động bằng năng lượng bước chân cho các bậc thềm cao, ram dốc cho tam cấp, bảng di động trong lớp học, thêm nhà vệ sinh cho người khuyết tật, sân chơi thích hợp cho cả trẻ bình thường lẫn trẻ khuyết tật… Chọn một công trình là trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng làm trường hợp nghiên cứu điển hình, nhóm đã đo vẽ, khảo sát để đưa ra những đánh giá chi tiết về thực trạng kiến trúc công trình đối với việc đáp ứng cho người khuyết tật sử dụng, từ đó, đề xuất những giải pháp cải tạo cụ thể. Các kết quả nghiên cứu này đem đến cái nhìn rõ hơn về những khó khăn trong công cuộc giúp trẻ khuyết tật hòa nhập giáo dục ngay từ bậc tiểu học và đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn, có khả năng nhân rộng cho các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Từ khóa: Trẻ khuyết tật, hòa nhập giáo dục cho trẻ khuyết tật, trường tiểu học. THE CURRENT STATUS AND OFFERED SOLUTIONS FOR DISABBLED PEOPLE APPROACHING PRIMARY SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY Trần Thị Trúc Xinh*, Vũ Thị Thu Trang Van Lang University - Ho Chi Minh City *Corresponding author: trucxinh911@gmail.com The inconvenient for disabled children are being getting attention from society. People pay attention on infrustructures of schools if they are suitable for disabled children. Some surveys were performed about that and the results showed that most of surveyed primary schools in Ho Chi Minh city have architecture which does not meet necessary demandings for using from disabled children and disabled teachers. From that reality and basing on design principles for disabled people, the authors offer way to meet these demandings in primary schools in Ho Chi Minh City where disabled people are attending. The common offers are installing lift run by feet-power, wheelchair pathway, movable boards, toilets for disabled, playground,.. The authors chose Dinh Tien Hoang primary school as case study to get more essential details, and then offered the most solution for this case. The research result provide information about difficulties which diasabled people meet when they come to school. The result also provive possible solutions which could be spread on primary schools in Ho Chi Minh City. Keywords: Disabled children, integrated education for disabled children, primary school. TỒNG QUAN khuyết tật đi học chỉ chiếm 24,22%, có Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có khoảng 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng khoảng 1,2 triệu trẻ khuyết tật (chiếm 1,18 % được đến trường. Ngoài những khó khăn của dân số) với số lượng các em khuyết tật nặng giáo dục hòa nhập như thiếu kinh phí, thiếu và đặc biệt chiếm khoảng 31%. Số lượng trẻ giáo viên chuyên biệt, thì rào cản lớn nhất 504
  2. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học đối với học sinh khuyết tật là không thể tiếp VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP cận được các ngôi trường trong việc đi lại Khảo sát các trường tiểu học cũng như học tập và vui chơi. Những trường Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo học chuyên biệt dành riêng cho các em cũng thành phố Hồ Chí Minh năm học 2010-2011, không được đầu tư đạt chuẩn xây dựng, tuy Thành phố Hồ Chí Minh có 558 trường nhận nhiên với mong muốn hòa nhập giáo dục, trẻ học hòa nhập, trong đó có 144 trường nhóm muốn hướng đến một môi trường giáo mầm non, 275 trường tiểu học, 115 trường dục mới, nơi có thể phù hợp với cả trẻ bình THCS và 24 trường THPT với hơn 2.000 học thường và trẻ khuyết tật vận động. sinh học hòa nhập. Đến năm học 2013 – Do đó việc đề xuất cải tạo công trình trường 2014, TP.HCM có tổng cộng 26 trường học là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên mục đích chuyên biệt, bao gồm 18 trường công lập và không chỉ dừng lại ở việc cải tạo để trẻ 8 trường ngoài công lập với 7.751 học sinh khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng mà hơn khuyết tật. hết nhóm hiểu được tầm quan trọng trong Nhóm đã đi thực tế một số trường trong địa việc giáo dục nhận thức của trẻ em từ lúc bàn Quận 1 nhằm khảo sát và đánh giá hiện nhỏ, để các em biết yêu thương, tôn trọng và trạng cơ sở vật chất cũng như thống kê được đối xử bình đẳng với nhau. Cuối cùng, số lượng học sinh và học sinh khuyết tật, từ trường tiểu học - một trong những công trình đó ra được tỷ lệ số học sinh được giáo dục giáo dục đầu tiên trẻ được tiếp cận, đã được hòa nhập trong mỗi trường. nhóm thống nhất chọn nghiên cứu. Tìm hiểu nhu cầu trẻ khuyết tật Bảng 1. Tỷ lệ các loại tật tật nặng tật trí tuệ tật vận động tật ngôn ngữ tật thích giác tật thị giác đa tật hành vi xa lạ các tật khác - Tỉ lệ trẻ tật nặng/tổng số trẻ có tật: 30% Mặt khác, tâm lý chung của nhiều người - Tỉ lệ trẻ có tật trí tuệ: 27% trong xã hội cho rằng: trẻ có tật rất khó học - Tỉ lệ trẻ có tật vận động: 19% về văn hóa, càng không thể có khả năng học - Tỉ lệ trẻ có tật ngôn ngữ: 17% chung được với những trẻ bình thường – đây - Tỉ lệ trẻ có tật thính giác: 12% là một định kiến xã hội mang tính áp đặt, có - Tỉ lệ trẻ có tật thị giác: 15% ảnh hưởng vô cùng xấu tới giáo dục trẻ nói - Tỉ lệ trẻ đa tật: 4,2% chung, trẻ khuyết tật nói riêng. - Tỉ lệ trẻ có hành vi xa lạ: 1,7% Hòa nhập giáo dục cho trẻ khuyết tật - Còn lại là những tật khác. Ngoài những quy định về giáo dục đối với Có thể thấy tỷ lệ trẻ mắc tật vận động chiếm người khuyết tật theo Điều 27, 28, 29, 30 tỷ lệ không nhỏ trong tổng số trẻ có tật. Luật số: 51/2010/QH12, chương IV: Giáo Qua khảo sát thực trạng đời sống vật chất và Dục, ngày 05/3/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân tinh thần ở Việt Nam cho thấy: Đa số trẻ dân thành phố ban hành Quyết định số khuyết tật còn nhiều thiệt thòi. Hầu hết các 1029/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực em được sinh ra và lớn lên trong gia đình hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ nghèo khổ, tình trạng vật chất thiếu thốn, lại tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Đề án thêm nhiều mặc cảm tự ti về tật trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - nguyền,…nên vui chơi, học hành cùng trẻ 2020” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khác vô cùng khó khăn. giai đoạn 2014 – 2020. 505
  3. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Tiêu chuẩn và nguyên lý thiết kế dành cho trẻ khuyết tật Hình 1. Kích thước xe lăn Tiêu chuẩn về kích thước xe lăn ảnh hưởng quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo rất lớn đến việc thiết kế. từ kích thước xe có người khuyết tật tiếp cận sử dụng thể cho ra những kích thước của các thành Đường vào công trình phần cải tạo trong công trình. Khi thiết kế đường dốc phải tuân theo các CVN 10:2014/BXD: quy chuẩn kỹ thuật quy định sau: Bảng 2. Thông số cơ bản thiết kế đường dốc cho người khuyết tật Bề dài đường Bề rộng đường Chiếu nghỉ Chiều cao tay vịn Độ dốc (%) dốc dốc (mm) (mm) (mm) (mm) Người lớn Trẻ em 5-8 ≥ 1200 ≤ 9000 ≥1400 x 1400 ≥900 ≥500 Thiết bị vệ sinh: Gương: mép dưới gương cao 800m so với Bồn cầu: người lớn 450 – 480mm, trẻ em sàn, mép trên gương cao 1900mm, độ 400 – 450mm. nghiêng của gương từ 20 – 30 độ. Tay vịn WC: Độ cao từ 640 – 740mm. Tầm với: Bồn rửa tay cao 680mm Bảng 3. Thông số cơ bản tầm với người khuyết tật ngồi xe lăn Trẻ em Người lớn Tầm với về phía trước Cao (mm) 1000 -1100 1200 Thấp (mm) 400 400 Tầm với ở hai bên Cao (mm) 1070 -1170 1300 Thấp (mm) 400 250 Bảng điều khiển thang máy, thang nâng: 800 Dài 900mm x Rộng 480mm x Cao 700mm, – 1000 mm trẻ em Dài 700mm x Rộng 400mm x Cao Khoảng thông gối (khi có bàn): 680mm. Người lớn Dài 900mm x Rộng 480mm x Cao Độ cao quầy tiếp tân, bàn: người lớn không 700mm, trẻ em Dài 700mm x Rộng 400mm x được cao hơn 800mm so với sàn, trẻ em 700 Cao 680mm. – 780mm. Độ cao của bàn: người lớn không được cao Sử dụng bàn có thể thay đổi chiều cao. hơn 800mm so với sàn, trẻ em 700 – 780mm. Khoảng trống phía trước để người khuyết tật KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN có thể thao tác: 900 x 1200mm Khảo sát một số trường tiểu học trên địa bàn Thư viện: thành phố Hồ Chí Minh, ta có thể thấy tuy có Nên sử dụng cửa quay. nhiều trường tiểu học áp dụng hòa nhập gióa Khoảng thông gối (khi có bàn): người lớn dục nhưng cơ sở vật chất không đủ đáp ứng 506
  4. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học các nhu cầu về tiếp cận và sử dụng. Lý do khuyết tật vận động, do đó nhà trường chưa được đưa ra là đối tượng trẻ khuyết tật đa thực sự quan tâm đến đối tượng trẻ này, dẫn phần là trẻ khuyết tật về trí tuệ, rất ít trẻ đến việc cơ sở vật chất chưa đáp ứng được. Bảng 4. Bảng khảo sát một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Một số giải pháp thiết kế Hình 2. Thang nâng Đường tiếp cận và di chuyển trong công Lớp học: bố trí thêm bàn ghế và vị trí ngồi trình cho trẻ khuyết tật, phá bỏ bục giảng, thay đổi - Ram dốc: cải tạo lại những nơi có sẵn ram chiều cao bảng một cách linh động bằng cách dốc theo quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, bố trí hệ thống trợ lực bảng có khả năng thay bổ sung thêm ram dốc tại những đầu mối đổi chiều cao của bảng. giao thông. Sân chơi: xây dựng sân chơi phù hợp với tiêu - Thang nâng sử dụng năng lượng bước chân: chuẩn về độ cao tầm với của trẻ áp dụng cho những vị trí có nhiều bậc thang Sân khấu: giải quyết việc lên xuống sân khấu mà ram dốc không thể giải quyết được. bằng hệ thống thang nâng sử dụng năng Sử dụng công trình lượng bước chân. Nhà vệ sinh: áp dụng tiêu chuẩn nhà vệ sinh Việc kết hợp kỹ thuật vào kiến trúc giúp hỗ cho người khuyết tật trợ tốt cho người khuyết tật có thể sử dụng. 507
  5. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Hình 3. Sơ đồ thang nâng sử dụng năng lượng bước chân Trường hợp nghiên cứu điển hình: Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng Hình 4. Cải tạo sân khấu-bố trí thêm thang nâng di chuyển Hình 5. Giải pháp thang nâng cho người khuyết tật tiếp cận 508
  6. Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học Hình 6. Thang nâng trở lại là bậc tam cấp bình thường khi không có người khuyết tật sử dụng KẾT LUẬN VẦ ĐỀ NGHỊ nhập cho trẻ khuyết tật vận động. Một phần Đề tài này không chỉ nằm ở khía cạnh giáo lớn là do cơ sở vật chất chưa đáp ứng được dục hòa nhập tiểu học, mà còn có nói đến nhu cầu cần thiết cho việc tiếp cận và sử trách nhiệm của một kiến trúc sư ở hiện tại dụng. Đề tài này mong muốn đem đến cái và trong tương lai. Qua khảo sát ta thấy được nhìn rõ hơn về những khó khăn trong công thực trạng về giáo dục và kiến trúc của một cuộc giúp trẻ khuyết tật hòa nhập giáo dục số trường trên địa bàn thành phố, hầu như ngay từ bậc tiểu học và đề xuất những giải các trường đều có giáo dục hòa nhập cho trẻ pháp mang tính thực tiễn, có khả năng nhân khuyết tật, tuy nhiên đều là khuyết tật về tâm rộng cho các trường tiểu học trên địa bàn lý như tự kỷ, tăng động,...mà chưa có hòa thành phố. TÀI LIỆU THAM KHẢO DŨNG, V. (2015). Giáo dục trẻ khuyết tật: Huy động các cháu đến trường. ROSENTHAL, E. VÀ VIỆN QUỐC TẾ BẢO VỆ QUYỀN NGƯỜI KHUYẾT TẬT TÂM THẦN (2009). Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam Đưa - Luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật. BAO VAN HOA.VN (2014). Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật thế nào. (2013). Tiểu luận Trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. HỒNG, K. (2014). Việt Nam có 1,3 triệu trẻ em bị khuyết tật. TÌNH, T. (2010). Trường học thân thiện, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập. 509
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0