THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TP ĐÀ NẴNG
lượt xem 176
download
Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TP ĐÀ NẴNG
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TP ĐÀ NẴNG THE SITUATION & SOME SOLUTIONS TO ATTRACT FOREIGN DIRECT INVESTMENT (FDI) IN DANANG CITY SVTH: VŨ THỊ LAN, PHAN TRỌNG TOÀN Lớp 31k09, Trường Đại học Kinh tế GVHD: Th.S ĐINH VĂN AN Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế TÓM TẮT Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Hơn 10 năm trở lại đây, khai thác lợi thế sẵn có của một thành phố ven biển đầy tiềm năng, Đà Nẵng đã có những bứt phá ngoạn mục không những về kinh tế mà còn về an ninh chính trị, xã hội và là điểm sáng của miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. SUMM ARY Industrialization and modernization of any province, or city have the capital which is considered a prerequisite to contribute the national industrialization and modernization target. However, the capital is created whence and whereby depending on the policy of each province, each borough in particular and nationwide general ly. The capital usually is mobilized 2 sources: inland capital and foreign capital. FDI plays an important role in building society infrastructure, increasing the economic development, impulsing economic structure transfer, creating jobs for millions labours, improving the living standard. In the recent ten years, due to the available vantage of potential coastal city, Danang has already achieved a great success not only economic but also society politics security. It ‘s a bright point about escaping backwa rd in Central in particular and nationwide generally 1. Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là một nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đanh phát triển. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế: * Đối với nước đầu tư: Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế ở nơi tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. * Đối với nước tiếp nhận đầu tư Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này, khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài. Theo sau FDI là máy móc, thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học – kỹ thuật mới. Các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. Và FDI giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước. 109
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Đà Nẵng 2.1. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố liên tục tăng trong 05 năm (2002 - 2006) với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 là 1.015 USD, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm tương đối tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng lượng khách du lịch 5 năm (2001-2005) tăng bình quân 14%/năm, tổng doanh thu tăng bình quân 11,5%/năm. Trong 06 tháng đầu năm 2006, Đà Nẵng thu hút tổng vốn đầu tư FDI khoảng 172 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần về quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2005. Trong năm 2007, Đà Nẵng thu hút tổng vốn đầu tư FDI khoảng 795,25 triệu USD, tăng gần gấp 2 lần về quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2006. 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Thành phố Đà Nẵng Xét trong giai đoạn từ năm 1990 đến quí I/2008, thì FDI vào Đà Nẵng tăng nhanh, bình quân qui mô vốn đầu tư đạt 92,483 tr.USD/năm, nhất là thời kì 1990- 1994 và thời kì 2001- 2007. Biểu 1 Tình hình FDI vào Đà Nẵng từ năm 1990- quí I/2008 Tổng vốn Số dự án Năm đầu tư(trUSD) 1990 0,97 2 1991 - - 1992 41,00 2 1993 26,35 7 1994 59,74 3 1995 1,50 2 1996 35,97 6 1997 9,30 2 1998 30,50 3 1999 1,98 2 2000 0,50 1 2001 12,55 4 2002 46,16 6 2003 129,75 7 2004 59,16 9 2005 124,11 18 2006 366,37 19 2007 795,25 28 Mar-08 16,01 3 (Nguồn: Số kiệu thống kê – phòng ngoại giao, Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng, 2007) Luỹ kế đến năm 2007, Đà Nẵng có 121 dự án FDI được cấp phép, tổng vốn đầu tư 1741,17 tr.USD, vốn thực hiện đạt 731,29 tr.USD, chiếm 42% tổng số vốn đã đăng ký. Trong đó có 62 dự án đã đi vào hoạt động chiếm 51,2% số dự án được cấp phép. Riêng năm 2007, TP. Đà Nẵng đã thu hút được 28 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 795,25 tr.USD và 04 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 43,55 tr.USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 838,8 tr.USD, tăng hơn 200% về số vốn đăng ký so với năm 2006. 110
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 2.3. Đánh giá tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của Tp Đà Nẵng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những tác động tích cực đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Đà Nẵng trong những năm qua, đặc biệt là trong việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách địa phương và quốc gia tăng qua các năm. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn so với các khu vực khác, hơn nữa lại từng bước nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lí được nâng cao về kiến thức, kinh nghiệm quản lí. Biểu 2: Đóng góp của các doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001- 2007 ĐVT: triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 88,9 103,6 104 120 145 175 200 Xuất khẩu 58,4 67,1 71,3 85,25 95,7 125 146,6 Nộp ngân sách 10,4 9,7 9,5 11 14,5 14 14,5 Số lao động (lũy kế) (người) 13.533 14.397 20.051 20.500 22.800 24.800 26.800 (Số liệu được lấy tại Sở Kế hoạch - đầu tư Tp Đà Nẵng-phòng Kinh tế đối ngoại, 2007) Đạt được những kết quả trên là nhờ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút ĐTNN thông thoáng, minh bạch. Thứ hai, kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế. Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại thành phố Đà Nẵng. Thứ tư, tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư. Thứ năm, tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, tình hình thu hút vốn FDI nói chung, công tác xúc tiến đầu tư nói riêng còn những mặt khó khăn, hạn chế như sau: Trong khi số dự án đăng ký dự định đầu tư khá nhiều thì số dự án đầu tư được cấp phép vẫn còn thấp, do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, việc thẩm định dự án của các bộ, ngành Trung ương nói chung và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng thường bị kéo dài thời gian. Hai là, kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương còn khiêm tốn, chưa được sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư do đó, công tác tuyên truyền, quảng bá chủ yếu thực hiện tại chỗ, chưa chủ động vươn ra nước ngoài. Ba là, công tác xúc tiến đầu tư tại Đà Nẵng thiếu một chiến lược cụ thể về đối tác, thị trường và phương pháp tiếp cận nhà ĐTNN. Bốn là, công tác đào tạo cán bộ xúc tiến đầu tư còn yếu, nhất là đào tạo về kỹ năng xúc tiến đầu tư, ngoại ngữ, pháp luật về đầu tư Năm là, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong thành phố trong việc giải quyết các thủ tục đầu tư trước và sau khi cấp giấy phép chưa chặt chẽ, chưa có quy chế rõ ràng khiến cho tiến độ xúc tiến các dự án chậm. 3. Giải pháp thu hút vốn FDI tại TP Đà Nẵng (2008-2015) 3.1. Vấn đề quy hoạch đầu tư 111
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Thông qua quy hoạch, xác định dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Trong quá trình quy hoạch và chuẩn bị dự án đầu tư trực tiếp phải hết sức chú ý sự cần thiết gọi vốn đầu tư nước ngoài của từng loại dự án. 3.2. Tăng cường công tác xúc tiến, khai thác và lựa chọn đối tác đầu tư Đà Nẵng cần phải chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư để đầu tư vào những dự án đă được xác lập, đã theo quy hoạch. Thông qua các quan hệ hiện có giới thiệu những lĩnh vực, những dự án đang cần các nhà đầu tư, các cuộc hội thảo quốc tế, các bộ ngành TW, các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế. 3.3. Cải thiện môi trường đầu tư bao gồm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải cách t hủ tục hành chính Cần phải phát huy và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có trong thành phố. Xây dựng mới đi đôi với nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng trong và ngoài hàng rào các KCN tập trung, các khu du lịch…Thực hiện quản lý FDI theo nguyên tắc "một cửa", tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, làm cho nhà đầu tư phải gõ cửa từng ngành. 3.4. Thực hiện các chính sách thu hút FDI Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, giá thuê đất sẽ được xác định cụ thể và có thể xem xét ở mức giá thấp. 3.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cho hoạt động FDI Cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục, đặc biệt chú trọng cán bộ trực tiếp tham gia trong các Liên doanh. Cần chuẩn bị những cán bộ có kiến thức đối ngoại, am hiểu Luật đầu tư nước ngoài, các luật lệ khác có liên quan, biết ngoại ngữ. 4. Kết luận Đề tài đã cố gắng trình bày một cách hệ thống hoá về lí luận, về những vấn đề cơ bản của FDI, với ý nghĩa của nó trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của Thành phố. Đồng thời phân tích khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện FDI tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua từ đó nêu lên những quan điểm giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn FDI. Từ khi nhà nước ban hành luật đầu tư đến nay đã hơn 20 năm, thành phố Đà Nẵng đã thu hút được một lượng vốn nước ngoài đáng kể và việc sử dụng các nguồn lực này đã gây được những tác động tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Song hiện đang còn tồn tại những vấn đề cần được phân tích lí giải, những vấn đề như: việc thu hút FDI vào Đà Nẵng có những giới hạn nào không khi mà số lượng dự án đăng kí thì nhiều nhưng có rất ít được cấp phép? Xét về khối lượng tỉ trọng vốn đầu tư, pháp định, thực hiện, cái giá phải trả… Đề tài có những kiến nghị sau: Một là: tình trạng tồn đọng vốn của các doanh nghiệp đầu tư mà chưa rải ngân để đưa công trình vào hoạt động mà lí do là về ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, lạm phát tăng cao… khiến các nhà đầu tư hoạt động ì ạch, cầm chừng. Thành phố cần phải có giải pháp kinh tế vĩ mô thích hợp để hạn chế tình trạng này. Hai là: Tp. Đà Nẵng cần có sự điều tiết kinh tế vi mô của doanh nghiệp, tạo ra sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp này nhằm tạo thu hút vốn nước ngoài khác. Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào sản xuất, các doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp mà cần đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố. Ba là: Mở rộng trách nhiệm quyền hạn cho các văn phòng, các cơ sở nhằm nhanh chóng tiếp cận thu hút và triển khai dự án ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Củng cố và qui định 112
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 chặt chẽ trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của các công ty tư vấn đầu tư. Mở rộng các ngành nghề kinh doanh thêm đa dạng đầu tư. Bốn là: Thành phố Đà Nẵng cần tập trung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm và dứt điểm theo qui hoạch của thành phố, Năm là: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, bậc đại học, và sau đại học để có mặt bằng lao động tương đối không quá chênh lệch, đảm bảo đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề, cũng như lao động chất xám cho các đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng. Trên đây là những kiến nghị nhằm đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả thu hút FDI trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế của Thành phố Đà Nẵng. Đề tài có thể là một tài liệu nghiên cứu học tập, giảng dạy, hoạch định chiến lược kinh tế của Đà Nẵng để góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Kinh tế phát triển – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [2] Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [3] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2001 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [4] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2002 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [5] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2003 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [6] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2004 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [7] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [8] Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006 – Thư viện ĐH Kinh tế-ĐH Đà Nẵng. [9] Số liệu thống kê phòng Tổng hợp - Sở KH&ĐT Đà Nẵng. [10] Số liệu thống kê phòng Ngoại giao - Sở KH&ĐT Đà Nẵng. 113
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cao su Sao vàng - Thực trạng và giải pháp
76 p | 1065 | 494
-
Đề tài “Thực trạng và giải pháp trong hoạt động xuất khẩu hàng TCMN tại công ty Artex –Hà Nội”
41 p | 493 | 202
-
Bài thuyết trình: Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI tại Việt Nam
23 p | 582 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Những lỗi chính tả thường gặp ở học sinh tiểu học – thực trạng và giải pháp khắc phục
118 p | 416 | 67
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
22 p | 223 | 58
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp công tác thu phí nước thải trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Hà Nội
49 p | 266 | 51
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp về việc giết mổ gia súc gia cầm thủ công tự phát trên địa bàn thành phố Thủ Dầu một hiện nay
22 p | 233 | 38
-
Luận Văn: Thực trạng và giải pháp tăng cường mở rộng thị trường tiêu thụ rượu tại chi nhánh Công ty Hà Phú An
62 p | 191 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trường Phúc
92 p | 169 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp-khu chế xuất, thực trạng và giải pháp
88 p | 115 | 20
-
Thuyết trình: Bảo hộ sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp
39 p | 171 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Một số giải pháp thu hút khách đến với Trung tâm Giải trí Sinh thái Thuận Thảo (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên)
128 p | 106 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Thực trạng và Giải pháp thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Tây Bắc của Việt Nam
166 p | 108 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
109 p | 94 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp thu hút số lượng người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
70 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế phát triển: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Phú Bài, Thừa Thiên Huế
108 p | 93 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô1111
109 p | 63 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào
94 p | 30 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn