intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về thu hút FDI; Chương 2 - Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013; Chương 3 - Giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- ----- PHIMMASANE ANOUSONE THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----- ----- PHIMMASANE ANOUSONE THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET NƯỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH TP. Hồ Chí Minh, Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet nước Lào” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Phimmasane Anousone
  4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ..................................................... 6 1.1 Các lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................... 6 1.1.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô .......................................................... 6 1.1.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô .......................................................... 7 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài .................... 8 1.2.1 Nhân tố về quy mô thị trường ...................................................... 9 1.2.2 Nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực ........................................ 9 1.2.3 Nhân tố về chi phí ...................................................................... 11 1.2.4 Nhân tố về cơ sở hạ tầng ............................................................ 11 1.2.5 Nhân tố về sự hình thành cụm ngành ......................................... 12 1.2.6 Nhân tố về ưu đãi đầu tư ............................................................ 12 1.2.7 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 13 1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ....... 14 1.4 Kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam, Trung Quốc, tỉnh Champasack .............................................................................. 17 1.4.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam .................................... 17 1.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc ................................ 19 1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Champasack............................................ 24 Tóm tắt chương 1 ................................................................................. 26
  5. iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH SAVANNAKHET GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2013 ......................................... 29 2.1 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savannakhet .............................................................................. 29 2.1.1 Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh Savannakhet.... 29 2.1.2 Chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút FDI của Tỉnh SVK............ 33 2.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực ........................................................ 39 2.1.4 Cơ sở hạ tầng ............................................................................. 40 2.1.5 Quy mô thị trường...................................................................... 41 2.2 Kết quả đạt được từ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.................. 43 2.2.1 Về số vốn đầu tư ........................................................................ 43 2.2.2 Về số lượng nhà đầu tư .............................................................. 45 2.2.3 Về lĩnh vực đầu tư...................................................................... 48 2.2.4 Kết quả đạt được trong GDP ...................................................... 49 2.2.5 Về lực lượng lao động................................................................ 51 2.3. Tồn tại của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .............. 51 2.3.1 Hạn chế về pháp luật .................................................................. 51 2.3.2 Tình trạng ô nhiễm môi trường .................................................. 52 2.3.3 Bất cân đối trong lĩnh vực đầu tư ............................................... 53 2.3.4 Về tình hình thực hiện dự án ...................................................... 55 2.4 Thành công của chính sách thu hút đầu tư tại tỉnh Savannakhet ...... 56 2.4.1 Thành công được số vốn ............................................................ 56 2.4.2 Thành công về công nghệ ........................................................... 57 2.4.3 Thành công về nhân lực .............................................................. 57 Tóm tắt chương 2 ................................................................................. 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO TỈNH SAVANNAKHET ĐẾN NĂM 2020 ............................ 60 3.1 Mục tiêu thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet .................................... 60 3.1.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................... 60
  6. iv 3.1.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................... 61 3.2 Một số giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet ........................ 63 3.2.1 Các giải pháp về chính sách ....................................................... 63 3.2.2 Giải pháp về xúc tiến đầu tư ...................................................... 64 3.2.3 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực ......................... 65 3.2.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường ................................................. 65 3.2.5 Giải pháp về tổ chức, quản lý .................................................... 66 3.3 Kiến nghị ......................................................................................... 67 3.3.1 Đối với nhà nước ....................................................................... 67 3.4.2 Đối với tỉnh Savannakhet ........................................................... 71 Tóm tắt chương 3 ................................................................................. 73 KẾT LUẬN ........................................................................................ 73 Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Lào PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu mậu dịch tự do Asean ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông NamÁ BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh – chuyển giao BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao- kinh doanh CHDCND Lào Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DA Dự án ĐTNN Đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân KCN Khu công nghiệp KT-XH Kinh tế - Xã hội KTQT Kinh tế quốc tế LLSX Lực lượng sản xuất MDGs Mục tiêu phát triển Thiên Niên kỷ MNEs Các công ty đa quốc gia
  8. vi NĐT Nhà đầu tư QLNN Quản lý nhà nước SEZA Khu vực kinh tế đặc biệt SVK Savannakhet TBCN Tư bản chủ nghĩa USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Ưu đãi về miễn nộp thuế lợi tức ........................................... 34 Bảng 2.2: Miễn phí thuế trong khu vực kinh tế đặc biệt ....................... 36 Bảng 2.3: Hệ thống đường bộ tỉnh Savannakhet tính đến 30/8/2013.... 40 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh SVK năm 2006-2013 ...... 42 Bảng 2.5: Cơ cấu trong GDP của tỉnh SVK năm 2006-2013 ................ 43 Bảng 2.6: Số dự án và vốn FDI trong giai đoạn 2006-2013 ................. 45 Bảng 2.7: Tống kết nguồn FDI tại tỉnh SVK theo quốc gia .................. 45 Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh SVK từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013 ................................................................. 50 Bảng 2.9: Số dự án và vốn FDI theo ngành và lĩnh vực tại tỉnh SVK .. 54 Bảng 2.10: Số dự án và vốn đầu tư FDI giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013 ................................................................. 55
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu ngành trong thu hút đầu tư tại tỉnh Savannakhet giai đoạn từ năm 2006 – 8/2013 ........................................... 48 Hình 2.2: Số vốn GDP và FDI của tỉnh Savannakhet. .......................... 50 Hình 2.3: Tỷ lệ FDI so với GDP năm 2010 .......................................... 57
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn FDI là một trong những chính sách quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Thông qua FDI, các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu quan trọng và trở thành một trong những vùng kinh tế năng động, đầy hứa hẹn trên bản đồ thế giới. Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ đã làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên gắn kết và mang tính thống nhất cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế của các nước đang phát triển đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua. Đây là cơ hội thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây không chỉ là nguồn vốn tài chính đơn thuần mà đi cùng với nó là công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, cơ hội và khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu… Bằng những biện pháp thích hợp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều nước kém và đang phát triển trong thời gian qua đã thu được những kết quả to lớn trong cuộc cạnh tranh này. Sau một quá trình đàm phán khó khăn và phức tạp, ngày 23/07/1997 Lào đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, Lào vẫn là một nước kém phát triển với mức sống tương đối thấp, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu các mặt hàng sơ chế. Do vậy để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, chính phủ Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng đã rất nỗ lực
  12. 2 trong việc đưa ra các chính sách cũng như giải pháp cần thiết để có thể thu hút và tận dụng ngày càng tốt hơn nguồn vốn quan trọng từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đại hội lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định rõ mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 là: “đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và xóa bỏ nghèo nàn cho nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước Lào cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”. Hiện nay nước Lào đang thực hiện mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ, đó chính là giai đoạn chiến lược chuyển đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa và cho ra đời Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (sửa đổi bổ sung lần thứ ba ngày 08 tháng 07 năm 2009) cùng với những nỗ lực không ngừng, Lào đã đạt được những kết quả rất khả quan trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến cuối tháng 8 năm 2013 đã có 116 dự án nước ngoài đầu tư vào tỉnh Savannakhet của Lào với tổng vốn đăng ký là 1.417,85 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 535,97 triệu USD. Mặc dù đã có những bước tiến bộ nhất định nhưng do môi trường đầu tư của tỉnh chưa thật sự hấp dẫn nên số lượng cũng như giá trị của các dự án vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề làm cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên khó khăn: thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, đền bù, chất lượng nguồn nhân lực…Đó là lý do vì sao tác giả tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI tại tỉnh Savannakhet, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào”.
  13. 3 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tình trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet như: nhân tố về quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, chi phí, cơ sở hạ tầng, sự hình thành cụm ngành, ưu đãi đầu tư, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Những thành tựu và hạn chế của chính sách thu hút đầu tư. Đồng thời nêu ra nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savannakhet. Câu hỏi nghiên cứu Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Savannakhet trong thời gian qua diễn ra như thế nào? Tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ra sao ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet? Tỉnh Savannakhet cần phải làm gì để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư FDI trong thời gian tới? Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là vấn đề thu hút đầu tư FDI tại tỉnh Savannakhet. Đây là vấn đề liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế quốc gia, tài chính quốc gia, luật pháp liên quan tới các hoạt động kinh tế quốc gia và nhiều hoạt động có liên quan tới các ngành và nhiều hình thức khác nhau.
  14. 4 Luận văn đề cập đến thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Đề tài chỉ đề cập vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài vào tỉnh Savannakhet trong giai đoạn năm 2006 đến tháng 8 năm 2013. Từ thực trạng đó rút ra các chiến lược và giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút FDI trong tương lai của tỉnh Savannakhet. Phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, ngoài phương pháp chủ yếu là thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn có liên quan, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp diễn dịch quy nạp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp - khái quát hoạt động thực tiễn thông qua các số liệu chính thức các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài. Những đóng góp của luận văn Bài nghiên cứu đã cung cấp lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: các lý thuyết có liên quan, môi trường đầu tư. Đồng thời, nêu ra thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Savannakhet. Từ đó đưa ra một số quan điểm cá nhân và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH của Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng.
  15. 5 Kết cấu của luận văn Ngoài những phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút FDI. Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 8 năm 2013. Chương 3: Giải pháp thu hút FDI vào tỉnh Savannakhet đến năm 2020.
  16. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Các lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Hiện nay, có rất nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về sự xuất hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát có thể chia ra làm các nhóm lý thuyết chủ yếu: 1.1.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô Giải thích nguyên nhân xuất hiện FDI là do sự khác biệt về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng như tỷ suất lợi nhuận giữa các quốc gia và phân công lao động quốc tế. Đó là sự khác biệt về lợi thế so sánh của các yếu tố như: vốn, lao động, công nghệ. Thừa kế mô hình lý thuyết HO ( Heckscher và Ohlin (1933), Richard.S.Eckaus (1987)) cho rằng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu là xuất phát từ việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, từ đó xuất hiện quá trình đầu tư quốc tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở các nước đi đầu tư thường thấp do thừa vốn, nên vốn đầu tư có xu hướng chuyển sang các nước đang thiếu vốn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Sự chênh lệch về tính hiệu quả của vốn giữa các nước này làm xuất hiện sự di chuyển dòng vốn đầu tư giữa các quốc gia với nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Cùng với lý thuyết trên, mô hình lý thuyết Macdougall – Kemp cũng đã khẳng định nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài là do có sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Thông thường, năng suất cận biên của vốn ở những nước phát triển (nơi dư thừa vốn đầu tư) có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang phát triển (nơi thiếu vốn đầu tư). Do đó, xuất hiện dòng vốn di chuyển
  17. 7 từ nơi có năng suất cận biên thấp đến nơi có năng suất cận biên cao. Theo mô hình này những nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn thấp hơn ở những nước thiếu vốn đầu tư, vì vậy sẽ xuất hiện dòng lưu chuyển vốn ở những nước này (Trần Hồng Minh, 2008). 1.1.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô Nhóm lý thuyết này hầu hết đều tìm cách giải thích câu hỏi: Tại sao các công ty lại đầu tư ra nước ngoài? Nguyên nhân hình thành các công ty xuyên quốc gia và tác động của chúng đối với những nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển. Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3 lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hoá chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khu vực (Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đất nước, qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội hoá (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I - bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty; tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế). Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thoả mãn trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này
  18. 8 đang ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979. Lý thuyết về quy mô thị trường Theo lý thuyết này, một nước có thể tiếp nhận lượng vốn FDI nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô thị trường trong nước. Quy mô này được đo lường bằng lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và chủ yếu là từ các nước TNCs. Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng nhập khẩu vì mối tương quan giữa sản lượng gia tăng trong một nước với FDI được rút ra từ lý thuyết tân cổ điển về đầu tư trong nước. Balas (1996) cho rằng, quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hóa một số sản phẩm, từ đó có thể giảm chi phí và vốn đầu tư để đảm bảo lợi nhuận cận biên. Do vậy, khi một nước đã phát triển đến trình độ cho phép khai thác lợi thế về quy mô thị trường để chuyên môn hóa sản xuất và tối thiểu hóa chi phí sẽ trở thành nước có tiềm năng thu hút đầu tư. Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích được trường hợp FDI hướng vào xuất khẩu mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, hay đặc khu Hồng Kông đã thu hút được, vì quy mô thị trường ở những nơi này chưa đủ. Các TNCs thực hiện các dự án FDI ở những nước khác có thể xuất phát từ nhiều nhân tố khác. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài, định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp FDI đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất.
  19. 9 Việc đưa ra quyết định đầu tư của các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, song có thể nói căn cứ để các doanh nghiệp so sánh lựa chọn đầu tư giữa các quốc gia hay giữa các vùng, lãnh thổ trong cùng một quốc gia không phải dựa trên các yếu tố về kinh tế vĩ mô, thương mại dịch vụ, … mà chính việc cung ứng các nhu cầu cơ bản (nền tảng cho một môi trường đầu tư lành mạnh) đó là yếu tố về quy mô thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, chi phí, cơ sở hạ tầng, sự hình thành cụm ngành, công tác quản lý - hỗ trợ của chính quyền địa phương, yếu tố về ưu đãi đầu tư và yếu tố về vị trí địa lý - tài nguyên thiên nhiên. 1.2.1 Nhân tố về quy mô thị trường Quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các công ty đa quốc gia thường thiết lập nhà máy sản xuất ở các nước dựa trên chiến lược thay thế hàng nhập khẩu của các nước này. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng GDP cũng là một tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các NĐT nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư - thị trường tiềm năng của họ (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010). Những nghiên cứu thực nghiệm thực tế: Scheider và Frey (1985), Torrisi (1985), Pio và Vannini (1992) đã tìm thấy dấu (+) của biến số tốc độ tăng trưởng GDP khi kiểm chứng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng hàng năm dòng vốn đầu tư trực tiếp. 1.2.2 Nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực Khi quyết định đầu tư một cơ sở sản xuất mới ở một nước đang phát triển, các MNEs cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thải ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn
  20. 10 được đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010). Trong nghiên cứu của Nguyen Ngoc Anh và Nguyen Thang (2007), Le Quoc Thinh (2011), đã kết luận rằng nguồn lao động là yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI về môi trường đầu tư. Trong nghiên cứu của Kang, Sung Jin và Lee, Hong Shik (2007) cũng đã đi đến kết luận rằng chất lượng của nguồn lao động địa phương có tác động tích cực đến lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại địa phương của Trung Quốc. Nguồn lao động và giá cả nhân công tại nước mà nhà đầu tư dự kiến đầu tư ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư. Bởi lẽ với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ hơn so với khi sử dụng lao động ở các quốc gia khác đến. Tuy nhiên hiện nay yếu tố lao động giá rẻ ở các nước đang và kém phát triển không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà tư bản nữa, vì cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã cho phép đẩy nhanh quá trình tự động hóa và nâng cao năng suất lao động. Trong điều kiện đó, nước nào có được đội ngũ lao động được đào tạo với trình độ khoa học và chuyên môn cao được xem là một lợi thế. Vì thông qua sử dụng lao động, các nhà đầu tư không chỉ muốn thu lại lợi nhuận thông thường mà còn muốn thu thêm được lợi nhuận siêu ngạch. Bên cạnh đó, môi trường lao động ổn định còn thể hiện qua tính cần cù và tinh thần kỷ luật của người lao động, và quan trọng hơn nữa là tình hình đình công, bãi công của người lao động, của các tổ chức công đoàn … đây là những vấn đề khá nhạy cảm mà không một nhà đầu tư nào muốn gặp rắc rối với nước sở tại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0