intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh" đã tìm hiểu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy giúp Lazada có cái nhìn khái quát hơn các vấn đề khó khăn hiện tại, xác định các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và qua đó tìm ra các giải pháp hữu ích giúp Lazada từng bước chiếm lĩnh thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Dựa vào các nguyên nhân tác động đến quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada, nhóm tác giả đã cung cấp các biện pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng của khách hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN ỨNG DỤNG MUA SẮM LAZADA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thị Thanh Loan*, Vũ Đức Trọng, Nguyễn Phước Trường, Nguyễn Hoàng Tuấn, Lê Ngọc Út Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ - Email: ptt.loan@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Lazada là một trong sàn thương mại điện tử (TMĐT) dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, được thành lập vào năm 2012. Hiện nay Lazada cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến đa dạng với hàng ngàn sản phẩm từ nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, điện tử, gia dụng, mỹ phẩm, đồ chơi và nhiều loại hàng hoá khác nhau. Lazada từng là một sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Nhưng do thị trường rất cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mạnh mẽ. Các đối thủ cạnh tranh như Shopee, TikTok Shop, Tiki,... khiến Lazada dần đánh mất vị trí đứng đầu của mình so với các sàn thường mại điện tử hiện nay. Chính vì lý do đó nhóm tác giả đã tìm hiểu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy giúp Lazada có cái nhìn khái quát hơn các vấn đề khó khăn hiện tại, xác định các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và qua đó tìm ra các giải pháp hữu ích giúp Lazada từng bước chiếm lĩnh thị phần, tối đa hóa lợi nhuận. Dựa vào các nguyên nhân tác động đến quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada, nhóm tác giả đã cung cấp các biện pháp nhằm nâng cao quyết định mua hàng của khách hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada. Từ khóa: Lazada; người tiêu dùng; quyết định mua; sàn thương mại điện tử. 1. Giới thiệu Hình 1. Báo cáo sàn TMĐT 6 tháng đầu năm 2023 (Nguồn: Metric, 2023) 453
  2. Lazada hiện đang giữ vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về tổng giá trị hàng hóa (GMV) với 20,1 tỷ USD, sau Shopee với 47,9 tỷ USD. Tại Việt Nam, Lazada cùng Shopee thống trị thị trường, tuy nhiên sự xuất hiện của TikTok Shop từ đầu năm 2022 đã tạo nên một cuộc đua mới đầy sôi động trên các sàn TMĐT. Theo báo cáo của Metric, doanh thu NMV (tổng giá trị của tất cả đơn hàng giao thành công) trên các sàn TMĐT Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 đã đạt 92.745 tỷ đồng, với gần 400.000 shop phát sinh đơn hàng và hơn 900 triệu sản phẩm được bán ra. Báo cáo của Metric cho thấy, sau quý II/2023, TikTok Shop đã vượt qua Lazada để vươn lên vị trí thứ hai tại Việt Nam. Trong khi đó, Shopee với tiềm lực tài chính mạnh mẽ dự kiến sẽ đạt điểm hòa vốn vào cuối năm 2023, hứa hẹn sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để duy trì vị trí dẫn đầu. Nhận thức được những thách thức, Lazada đã tập trung đầu tư vào hệ thống logistics trong năm 2022 - 2023. Đến tháng 3/2023, kho phân loại hàng hóa mới Lazada Logistics Park với tổng diện tích gần 20.000 m2 đã được đưa vào vận hành tại Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương), có khả năng xử lý tới 1 triệu bưu kiện mỗi ngày. Hình 2. Thị phần giao dịch của 4 sàn thương mại điện tử tháng 11/2023 (Nguồn: vnexpress, 2023) Qua hình (2) ta thấy tổng giá trị giao dịch trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, TikTok shop, Tiki của tháng 11 là 31.915 tỷ đồng. Trong đó hai phần ba thuộc về Shopee. Do nhiều đợt siêu sale lớn làm cho nhu cầu mua sắm trực tuyến của người Việt tăng cao diễn ra vào những đợt cuối năm cụ thể là ngày 11/11. Và kết quả cho thấy rằng có 405.000 nhà bán hàng đã “nổ đơn” của 4 sàn thương mại điện tử trong tháng 11. Tính theo thống kê của nền tảng dữ liệu thương mại điện tử EcomHeat thuộc YouNet ECI cung cấp Shopee chiếm thị phần 72,7% tương đương với 22.670 tỷ đồng. Theo sau đó là TikTok Shop chiếm 17,2% tiếp theo là đến Lazada chiếm 9% với 2.802 tỷ đồng và 1,1% còn lại là của Tiki. Lazada chiếm ưu thế mạnh ở những mặt hàng có giá trị cao và người Việt thường mua sắm thường là những đồ công nghệ, thiết bị âm thanh và đồ gia dụng. Có thể thấy với thực trạng hiện nay, để giữ vững vị thế trên thị trường Lazada cần tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi là TMĐT, đồng thời tiếp tục đầu tư vào hệ thống logistics để nâng cao hiệu quả giao hàng. Lazada cũng cần mở rộng thêm các mạng lưới đối 454
  3. tác bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường các chương trình khuyến mãi và tiếp thị thu hút khách hàng, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Lazada cần xem xét vận dụng những lợi thế này, đưa ra những giải pháp mới nhằm chiếm lĩnh lại thị trường trên sàn TMĐT tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Hình 3. Thị phần doanh thu các sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý I/2023 (Nguồn: Giang Phạm, 2023) 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: nhóm tác giả sử dụng dữ liệu từ các nguồn sẵn có trên các bài báo, tạp chí, Internet… phục vụ cho bài báo. 3. Thực trạng Lazada đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy mô hình mua sắm trực tuyến tại thị trường Việt Nam và thay đổi cách mà người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm. Tuy nhiên, thành công này cũng đi đôi với những thách thức và khó khăn mà họ cần vượt qua. để có cái nhìn tổng quát hơn ta có thể xem các số liệu thuộc hai hình (3), (4), (5) dưới đây: Qua hình (3) ta thấy tỷ trọng doanh thu của các sàn thương mại điện tử Lazada đứng thứ 2 với 7,5 nghìn tỷ đồng. Dù là sàn thương mại đầu tiên thâm nhập vào thì trường thương mại điện tử tại Việt Nam nhưng Lazada chỉ chiếm thị phần thứ 2 sau sàn thương mại điện tử Shopee. Hiện nay, ngoài giá cả, người tiêu dùng Việt Nam chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, giao hàng, sự thuận tiện, giao diện dễ sử dụng và các trải nghiệm mà họ có khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Hình 4. Thống kê doanh thu thị trường TMĐT nửa đầu năm 2023 (Nguồn: Phạm Vinh, 2023) 455
  4. Qua hình (4) sau Quý II năm 2023, doanh thu của các sàn thuong mại điện tử có sự thay đổi TikTok Shop vượt qua Lazada và đứng sau Shopee ở vị trí thứ 2. Vào nữa đầu 2023, Lazada bị TikTok Shop vươn lên đứng vị trí thứ 2 với tổng doanh thu 16.300 tỷ đồng với 117 triệu sản phẩm được bán ra. Hình 5. Đồ thị thống kê khách hàng mua sắm trực tuyến (Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số từ Bộ Công Thương Sách trắng TMĐT, 2021) Hình (5) cho thấy năm 2020 tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua sắm trên các sàn TMĐT chiếm 74% các diễn đàn, mạng xã hội, là 33%. Sự chênh lệch này so với con số năm trước là đáng kể, với 52% trên kênh TMĐT và 57% trên mạng xã hội. Sau đại dịch Covid-19 đã xảy ra sự thay đổi lớn trong thói quen tiêu dùng của nhiều người khi họ chuyển sang mua sắm trực tuyến. Đồng thời, các sàn TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng đã tăng cường cung cấp hàng thực phẩm và hàng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế, Lazada cần nắm bắt các xu hướng này để đề ra các quyết định trong các chiến lược kinh doanh, đưa ra những giải pháp mới nhằm thu hút khách hàng và chiếm lĩnh lại thị trường. 4. Đề xuất Nhằm gia tăng quyết định mua hàng trên ứng dụng mua sắm Lazada của người tiêu dùng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhóm tác giả đã đề xuất ra 5 giải pháp sau: Giải pháp 1: Tổ chức chương trình góp quỹ hỗ trợ “Chung tay gieo mầm tương lai Việt”. Đánh giá sản phẩm và dịch vụ được coi là phương tiện hiệu quả để giải quyết những lo ngại của người tiêu dùng khi mua sắm sản phẩm. Phần lớn mọi người bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác khi mua hàng. Các đánh giá của khách hàng là một công cụ hỗ trợ bán hàng. Những bình luận đánh giá tích cực về sản phẩm sẽ giúp tạo niềm tin ở những khách hàng mới. Khách hàng sẽ dựa vào các đánh giá tích cực của khách hàng cũ để mua sản phẩm, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng. Dựa vào tâm lý khách hàng, Lazada nên tổ chức chương trình tích luỹ đánh giá nhận quà liền tay. Trong mỗi tệp đánh giá của khách hàng sẽ đều có lộ trình giao hàng, đơn hàng, và phần đánh giá. 50 đánh khách hàng hoàn thành thủ tục đúng hạn sẽ nhận quà hoàn toàn miễn phí từ Lazada. Nhận thêm voucher giảm giá 50% toàn ngành hàng khi khách hàng share hình ảnh sản phẩm và đánh giá đến cho 3 người thân hoặc bạn bè. 456
  5. Hình 6. Trích 10% hóa đơn, góp quỹ “Gieo Mầm Tương Lai” (Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp) Lazada, một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, tự hào giới thiệu sáng kiến mới mang tên "Trích quỹ yêu thương". Chương trình này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Lazada đối với sự phát triển của cộng đồng và xã hội, thông qua việc đóng góp 10% giá trị từ mỗi đơn hàng vào "Quỹ Gieo Mầm Tương Lai". "Quỹ Gieo Mầm Tương Lai" của Lazada không những là quỹ tài chính, hơn nữa là nền tảng nhằm nuôi dưỡng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ. Quỹ này đặt mục tiêu hỗ trợ các dự án giáo dục, đào tạo nghề và sáng tạo công nghệ, với ý định mở rộng cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn của giới trẻ. Lazada mong muốn chung tay góp sức vào việc hỗ trợ các bạn nhỏ có thể tiếp tục cắp sách đến trường. Thông qua chương trình trên những người tiêu dùng sẽ lan truyền với nhau về những thông điệp tốt đẹp, những điều ý nghĩa thông qua việc mua hàng trên Lazada, nâng cao quyết định mua hàng của khách hàng. Giải pháp 2: Sử dụng mô hình dùng thử, tăng độ trải nghiệm cho khách hàng Nhắc đến việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử chắc chắn chúng ta đã từng đối mặt với những nỗi lo lẫn hoài nghi về việc chọn lựa sản phẩm không được tận tay trải nghiệm trước. Vì thế nhóm tác giả đề xuất giải pháp Chương trình "Dùng thử trước khi quyết định" bao gồm một số sản phẩm như: mỹ phẩm, đồ gia dụng... Đề xuất này không chỉ mang lại trải nghiệm chân thực hơn cho người tiêu dùng, mà còn tạo cơ hội để chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời với cộng đồng. Để nâng cao quyết định mua sắm trên ứng dụng Lazada thông qua sự truyền miệng điện tử. Đây là một chương trình trải nghiệm do Lazada hỗ trợ và kết hợp với các cửa hàng trên sàn của mình tổ chức thực hiện, Lazada sẽ hỗ trợ dịch vụ lưu kho, phí vận hành...; các cửa hàng trên sàn Lazada tham gia chương trình sẽ cung cấp các mẫu thử, phần còn lại khách hàng sẽ chịu chi phí giao hàng. Hình 7. Đặt hàng dùng thử (Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp) 457
  6. Giải pháp 3: Tích luỹ đánh giá, nhận ngay ưu đãi Đánh giá sản phẩm, dịch vụ được ví như chìa khóa vàng mở ra cánh cửa niềm tin cho người mua hàng trong thế giới mua sắm trực tuyến đầy sôi động. Giữa vô vàn lựa chọn, những lời nhận xét chân thực từ người mua trước đóng vai trò như kim chỉ nam, dẫn dắt người mua đến với sản phẩm phù hợp và xua tan mọi nỗi lo. Trong sàn thương mại điện tử, tình trạng đưa ra các bình luận ảo rất nhiều, do đó người tiêu dùng rất khó để đưa ra các đánh giá chính xác về sản phẩm. Vì vậy, Lazada tổ chức chương trình: ''Tích lũy đánh giá, nhận quà liền tay". Thông qua tệp tích luỹ đó sẽ có thông tin đơn khách đặt, hoá đơn, và thanh đánh giá, từ đó sẽ tăng độ uy tín cho sàn Lazada. Trong mỗi tệp đánh giá của khách hàng sẽ đều có lộ trình giao hàng, đơn hàng, và phần đánh giá. 50 đánh giá khách hàng hoàn thành thủ tục đúng hạn sẽ nhận các phần quà hoàn toàn hấp dẫn (vourcher, áo, nón, dù…). Với chương trình này, người tiêu dùng sẽ càng thích thú hơn khi đưa ra những đánh giá cho sản phẩm. Thay vì trước kia sau khi mua hàng xong khách hàng sẽ không thực hiện việc đánh giá sản phẩm. Mặc khác những người tiêu dùng chưa mua sản phẩm đó cũng sẽ có thêm những thông tin, đánh giá chính xác nhất để hướng đến việc quyết định mua hàng trên Lazada. Hình 8. Tích lũy đánh giá, nhận quà liền tay (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Giải pháp 4: Củng cố thái độ doanh nghiệp hướng tới thông tin trực tuyến Thứ nhất, Lazada cần phải xây dựng mạng lưới đội ngũ nhân viên, bồi dưỡng trao dồi kiến thức vững chắc, đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng sử dụng thành thạo công cụ và kỹ năng giao tiếp qua tin nhắn Chuyên viên tư vấn khách hàng thường sẽ chăm sóc khách hàng thông qua các cuộc gọi điện hay tin nhắn vì vậy khách hàng khó có thể cảm nhận được biểu cảm của nhân viên chăm sóc và độ chân thành. Thứ hai là phân công nhân sự, tư vấn rõ ràng khi có khách hàng trên hộp chatbox cần ưu tiên trả lời tin nhắn của khách hàng một cách nhanh chóng để tạo ấn tượng tốt và giữ chân khách hàng. Không nên sử dụng tính năng chat tự động, sẽ khiến cho khách hàng khó chịu và vấn đề của khách hàng không được giải quyết và hỗ trợ. Thứ ba, đưa ra các quy trình, kế hoạch cụ thể cho các cửa hàng, doanh nghiệp trên sàn thương mại điện tử Lazada để cửa hàng có thể triển khai một cách tối ưu nhất, nâng cao quyết định mua hàng của khách hàng. Giải pháp 5: Cập nhật các tính năng mới trên ứng dụng mua sắm Lazada Đối với khách hàng việc trải nghiệm mua sắm trên ứng dụng mua sắm Lazada là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định mua hàng. Do đó, Lazada cần cải tiến, cập nhật thêm những tính năng mới, tăng độ trải nghiệm, tạo sự mới mẻ cho khách hàng. Qua đó giúp khách hàng thấy được những ưu điểm khi mua sắm trực tuyến trên sàn TMĐT Lazada so với các đối thủ cạnh tranh khác. 458
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo sàn thương mại điện tử 6 tháng đầu năm 2023 của Metric, 2023, https://metric.vn/thuong-mai-dien-tu 2. Cổng thông tin điện tử Bộ thông tin và truyền thông, 2023: Thị phần doanh thu các sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý I/2023, https://mic.gov.vn/hnqt/Pages/TinTuc/159151/Thi-phan-doanh-thu-cac-san-thuong-mai- dien-tu-Viet-Nam-quy-I-2023.html (Ngày truy cập: 05/01/2024). 3. Đặng Hoàng Minh Quân và cộng sự , 2022, Truyền miệng trực tuyến và ý định lựa chọn nhà hàng. https://jfm.ufm.edu.vn/index.php/jfm/article/view/270 (Truy Cập Ngày: 2/12/2023). 4. Hoàng Quốc Cường, 2010, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng,https://fr.scribd.com/doc/242401788/Lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-Nghien- c%E1%BB%A9u-cac-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-%E1%BA%A3nh- h%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91%E1%BA%BFn-%C3%BD- %C4%91%E1%BB%8Bnh-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-d%E1%BB%8Bch- v%E1%BB%A5-mua-hang-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-qua- m%E1%BA%A1ng-N%C4%83m-2010-pdf(Truy Cập Ngày: 2/12/2023). 5. Nguyễn Thị Ánh Hồng, 2022, “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng trên sàn thương mại điện tử tại TP. Hồ Chí Minh” https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/185701/1/CVv39S15202 2035.pdf (Truy cập ngày: 2/12/2023) 6. Phạm Vinh, 2023, Đạt 16.300 tỷ đồng doanh thu, TikTok Shop đang lấy thị phần của nhiều sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, https://vneconomy.vn/dat-16-300-ty-dong-doanh-thu-tiktok- shop-dang-lay-thi-phan-cua-nhieu-san-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam.htm (Truy Cập Ngày: 2/12/2023). 7. Sách trắng TMĐT, 2021, Tỷ lệ người dùng mua hàng trực tuyến - https://vietnamnet.vn/493-trieu-nguoi-viet-mua-sam-truc-tuyen-i290303.html (Ngày truy cập: 05/01/2024). 459
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2