intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và một số giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2019. Qua các số liệu thống kê thu thập được, tác giả nhận thấy, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Bình những năm qua đã có sự tăng trưởng nhất định, tuy nhiên so với cả nước, tỷ trọng vẫn còn nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao, quá trình triển khai thu hút FDI vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình - Thực trạng và một số giải pháp

  1. THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh Trường Đại học Quảng Bình TÓM TẮT Bài viết tập trung tìm hiểu thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2019. Qua các số liệu thống kê thu thập được, tác giả nhận thấy, mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Bình những năm qua đã có sự tăng trưởng nhất định, tuy nhiên so với cả nước, tỷ trọng vẫn còn nhỏ, hiệu quả đầu tư chưa cao, quá trình triển khai thu hút FDI vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thực trạng, giải pháp, tỉnh Quảng Bình. ABSTRACT The paper researches the the current situation of attracting foreign direct investment into Quang Binh province in the period of 2011-2019. Through the collected statistics, the author noticed, although foreign direct investment in Quang Binh in recent years had a certain growth, but compared to the whole country, the proportion was still small, investment efficiency is not high, the process of attracting FDI is still facing some difficulties and problems. Hence, the paper proposes some solutions to improve the attraction of foreign direct investment in Quang Binh province in the future. Keywords: Foreign Direct Investment (FDI), current status, solutions, Quang Bình province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, thời gian vừa qua vốn FDI đã và đang là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Những thành tựu đạt được trong việc thu hút nguồn vốn FDI thời gian qua đã tạo cho đất nước nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp như dầu khí, hóa chất, lắp ráp ô tô, công nghệ thông tin… Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI cũng góp phần hình thành và phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất và đặc biệt gần đây là khu công nghệ cao. Quảng Bình ở vị trí trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ nhưng vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế chậm phát triển. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy kinh tế phát triển còn thấp, chưa thực sự tạo ra động lực cho các doanh nghiệp nói riêng và công nghiệp của tỉnh phát triển. Trong khi đó, với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, tỉnh Quảng Bình cần phải huy động một lượng vốn lớn từ nước ngoài. Mặc dù đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, 833
  2. biện pháp để thu hút vốn FDI nhưng đối với tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều hạn chế cần được quan tâm giải quyết. Bài viết phân tích thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI tại Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI trong thời gian tới, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn số liệu Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê các năm của tỉnh Quảng Bình và Việt Nam, các nghiên cứu trong và ngoài nước về khởi nghiệp. Số liệu được phân tích đánh giá theo chuỗi thời gian trong giai đoạn từ 2011-2019. 2.2. Ph ng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với bảng biểu đồ thị minh họa, sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu phân tích. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng để phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra thu thập được trên các đơn vị thống kê theo tiêu thức lựa chọn nhằm phản ánh thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Bình. Từ các thông tin thu thập được qua các nghiên cứu trước đó, tác giả phân tích, dựa trên thực tiễn tại địa phương để đưa ra các giải pháp phù hợp. Bằng phương pháp tư duy biện chứng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH QUẢNG B NH GIAI ĐOẠN 2011-2019 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến thu hút FDI tỉnh Quảng Bình 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên Quảng Bình có vị trí địa kinh tế và địa chính trị cực kỳ quan trọng khi nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, là điểm gần nhất từ Việt Nam tới Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanmar. Bên cạnh đó, Quảng Bình còn có lợi thế về tự nhiên với hang Sơn Đòong được coi là hang động tự nhiên lớn nhất hành tinh, Động Phong Nha - Kẻ Bàng đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản nhiên nhiên thế giới, cùng với đó, Quảng Bình còn sở hữu những bãi tắm đẹp nổi tiếng dạy suốt dải bờ biển dài 116km. Có thể thấy, hiếm nơi nào ở Việt Nam lại có vẻ đẹp bất tận, vẻ đẹp của những kỳ quan cạnh kỳ quan như ở Quảng Bình. Bên cạnh đó, Quảng Bình có một hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn thiện: Đường bộ, đường sắt, có sân bay quốc tế Đồng Hới, cảng biển Hòn La, tạo cho Quảng Bình nhiều thuận lợi phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng quan hệ kinh tế cả nước và quốc tế, hình thành trung tâm kinh tế khu vực miền Trung. Tài nguyên đất, tài nguyên nước và thủy năng, tài nguyên biển và ven biển, tài nguyên rừng phong phú. Đặc biệt, nguồn tài nguyên khoáng sản tuy không đa dạng, phong phú về chủng loại nhưng trữ lượng tương đối lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn thực hiện CNH-HĐH. 3.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Quảng Bình luôn tăng trưởng nhanh, bền vững, GRDP luôn nằm trong khoảng 6 - 7%. 834
  3. 8,6 9 8 7,1 7,4 6,8 6,8 7,03 6,7 6,62 7 6 4,5 5 4 3 2 1 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 GRDP (%) Hình 1: Tốc độ tăng tr ởng kinh t (GRDP) tỉnh Quảng B nh giai đoạn 2011-2019 Ngu n: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình Tuy nhiên, năm 2016 tỉnh Quảng Bình đối mặt với quá nhiều khó khăn, thách thức. Sự cố môi trường biển do Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, nắng nóng kéo dài và 2 trận lũ, lụt xảy ra liên tiếp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống. Do những tác động bất lợi khách quan nên trong năm 2016 nhiều chỉ tiêu kinh tế không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn so với năm trước, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu, số lượt khách du lịch; một số dự án lớn triển khai chậm và gặp nhiều vướng mắc... Bước sang năm 2017, 2018, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt động như xúc tiến quảng bá du lịch; tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh triển khai các dự án trọng điểm; đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng… Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, đến nay tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra; nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay; sản xuất lâm nghiệp phát triển theo hướng đẩy mạnh khai thác gỗ rừng trồng; khai thác thuỷ sản đã cơ bản ổn định, sản lượng thuỷ sản khai thác tăng cao; hoạt động du lịch có sự phục hồi mạnh mẽ; giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, thu ngân sách đạt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,4% (Nghị quyết HĐND 7,2%); trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,94% (trong đó: công nghiệp tăng 8,21%, xây dựng tăng 13,37%), khu vực dịch vụ tăng 7,21%. Năm 2019 cũng là năm du lịch Quảng Bình đạt được nhiều kết quả tích cực. Doanh thu hoạt động lữ hành đạt 288,2 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018. Số lượt khách du lịch lữ hành đạt 852.499 lượt khách, tăng 5,6% so cùng kỳ. Số lượt khách quốc tế lữ hành đạt 170.651 lượt khách quốc tế, tăng 8,9% so cùng kỳ. Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Quảng Bình luôn tăng trưởng nhanh, bền vững, GDP liên tục tăng cao: Giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 7,2 %, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,4% (do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển Formosa). Những năm vừa qua, cơ cấu kinh tế Quảng Bình chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; nổi bật trong sản xuất công nghiệp đã hình thành bốn mũi nhọn chủ lực gồm: chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất vật liệu xây 835
  4. dựng, khai khoáng và sản xuất hàng tiêu dùng. Những chuyển biến này được thể hiện qua biểu đồ 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2019. 120% 100% 80% 41,2% 42,0% 43,1% 53,8% 50,6% 55,3% 55,2% 54,5% 52,0% 60% 40% 37,7% 36,4% 36,4% 24,8% 22,6% 21,8% 26,3% 26,8% 28,3% 20% 21,1% 21,6% 20,5% 23,6% 24,6% 22,9% 18,4% 18,8% 19,7% 0% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ H nh 2: C cấu kinh t tỉnh Quảng B nh giai đoạn 2011-2019 Ngu n: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, giải quyết việc làm tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu xã hội, môi trường đều đạt kế hoạch đề ra. Công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống của nhân dân được nâng lên. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các tệ nạn xã hội đã tạo được niềm tin trong nhân dân; quốc phòng - an ninh được tăng cường, giữ vững. 3.2. K t quả thu hút vốn đầu t FDI tỉnh Quảng B nh giai đoạn 2011 - 2019 Cách đây hơn 10 năm, năm 2009, tỉnh Quảng Bình chỉ thu hút được 2 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vỏn vẹn gần 8 triệu USD vốn đăng ký. Đó là thời điểm mà vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bắt đầu bùng nổ với lượng vốn đăng ký lên tới 21 tỷ USD, nhiều tỉnh thành trong nước đã thu hút được hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2010-2019, tỉnh đã triển khai các hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đề ra; tích cực tham gia vào chương trình, hội nghị quốc tế về xúc tiến đầu tư như PEC, Gặp gỡ Hoa Kỳ, Gặp gỡ châu u, Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực Bắc Trung Bộ, Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung, Diễn đàn kinh tế Bắc Trung Bộ... và các hội nghị lớn do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư vào tỉnh. Thông qua các hoạt động, tỉnh đã xem xét, quyết định chủ trương đầu tư cho nhiều dự án lớn và ký kết nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với các tổ chức, nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Quảng Bình đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương tổ chức được 04 cuộc xúc tiến đầu tư tại nước ngoài gồm Thái Lan, Philippine, Singapore, Phần Lan và Đức; tiếp đón nhiều nhà đầu tư từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, CHLB Đức... Những chính sách trên cho đến nay đã đưa lại nhiều kết quả tích cực. Nhiều tập đoàn lớn đã đến khảo sát, cam kết đầu tư vào Quảng Bình như: Tập đoàn Dohwa (Hàn Quốc) đầu tư Dự án Nhà máy điện mặt trời 49,5MWp tại huyện Lệ Thủy, Dự án Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng; Tập đoàn Giáo dục KinderWorld khảo sát đầu tư Dự án Trường Cao đẳng Quốc tế Pegasus và dự án khu phức hợp du lịch sinh thái; Tập đoàn Năng lượng tái tạo yala ( C Energy) nghiên cứu, đầu tư các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh; Tập đoàn Southeast sia Capital (Mỹ) đang xem xét, đề 836
  5. xuất đầu tư Cụm Cảng tổng hợp Hòn La; Tập đoạn SOWITEC (Đức) đầu tư Nhà máy điện gió Quảng Bình 1 với công suất 252 MW có tổng vốn đầu tư dự kiến 315 triệu USD; Tập đoàn Fortis Home và Công ty Xuất nhập khẩu BHG (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án Trung tâm Thương mại thông minh tại thành phố Đồng Hới... Giai đoạn 2016-2019 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về thu hút vốn FDI tại Quảng Bình. Cụ thể, trong năm 2016 mặc dù kinh tế tiếp tục gặp khó khăn nhưng đã có 3 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đăng ký đầu tư trên địa bàn, với số vốn 22 triệu USD. Cụ thể gồm: Dự án Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng Quảng Bình của Tập đoàn Dohwa Hàn Quốc, số vốn đăng ký 11 triệu USD (240 tỷ đồng); Dự án trại chăn nuôi lợn siêu nạc do ông Somthad Bun ta phan(Thái Lan) và ông Nguyễn Phúc Thông thực hiện với số vốn 9,1 triệu USD (200 tỷ đồng); Dự án vật liệu xi măng SCG Việt Nam của Tập đoàn SCG Cement-Building materials (Thái Lan) đầu tư nguồn vốn 1,4 triệu USD (35 tỷ đồng). Đến cuối năm 2016, dự ước số vốn các dự án FDI được giải ngân 70 triệu USD, đạt 51% tổng nguồn vốn đăng ký; riêng năm 2016 giải ngân được 5,7 triệu USD. Năm 2017, Quảng Bình đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh. Trong năm, các dự án FDI đã giải ngân được trên 396 triệu USD, trong đó nhiều dự án hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước. Năm 2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện đạt 317,9 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2017. Năm 2019, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục được đầu tư và triển khai hoạt động theo tiến độ (hiện Quảng Bình có 24 dự án FDI được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư là 782,2 triệu USD), lũy kế giải ngân ước tính là 565 triệu USD. Mặc dù những kết quả nói trên là một sự nỗ lực cố gắng suốt 10 năm của toàn tỉnh, vẫn không thể không thừa nhận một thực tế là so với cả nước, thu hút vốn FDI vào tỉnh Quảng Bình thời kỳ này chiếm tỷ trọng còn nhỏ. Tính lũy kế đến cuối năm 2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Như vậy, số dự án có vốn FDI của Quảng Bình chỉ chiếm 0,08% so với cả nước, vốn đăng ký chiếm 0,22%, vốn thực hiện lũy kế chiếm 0,27%. Bảng 1. Vốn đầu t trực ti p từ n ớc ngoài tại Quảng Bình phân theo quốc gia Số dự án ƣợc c p phép (Dự án) Tổng vốn ăng ký (Triệu USD) TỔ G SỐ 24 783,72 CH Séc 2 36,69 Thái Lan 10 459,90 Đức 2 63,32 Úc 1 5,00 Đ i Loan 1 3,50 CHDCND Lào 1 1,00 Pháp 1 0,23 H n Quốc 3 66,63 ỹ 2 147,30 Ka-d c-xtan 1 0,44 Ngu n: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình 837
  6. Tính đến nay, Quảng Bình đã thu hút vốn FDI từ 10 quốc gia trên thế giới, trong đó có 04 nước đến từ châu Á. Các nước châu Á chiếm 62,5% số dự án, 67,76% vốn đăng ký. 06 nước đến từ châu Âu, với 06 dự án chiếm 25% số dự án, 12,85% vốn đăng ký. Hai dự án đầu tư từ Hoa Kỳ chiếm 18,79% vốn đăng ký. Việc các nước châu Âu và Hoa Kỳ chiếm số lượng tương đối thấp trong thu hút vốn FDI là bất lợi cho tỉnh Quảng Bình vì không tận dụng được công nghệ tiên tiến, giảm khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến hiện đại, cũng như trình độ quản lý từ các nước phương Tây, là đối tác quan trọng bậc nhất của nước ta hiện nay. Xét về lĩnh vực đầu tư, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 03 dự án/26,95 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; 06 dự án/584,75 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; 06 dự án/156,07 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và xử lý môi trường; 02 dự án/5,09 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực cơ khí, chế tạo; 06 dự án/10,66 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ và vận tải. Theo địa bàn quản lý, toàn tỉnh có 05 dự án/22,77 triệu USD trong khu kinh tế, các khu công nghiệp, 18 dự án/760,742 triệu USD đầu tư ngoài khu kinh tế và các khu công nghiệp. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể, các dự án FDI trên địa bàn Quảng Bình có quy mô tương đối nhỏ, vì thế mang lại hiệu quả đầu tư chưa cao. Các dự án chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, chưa có được những dự án lớn đầu tư vào những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên và là thế mạnh của tỉnh như du lịch - dịch vụ; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao... nên hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu đặt ra theo chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh. Mặt khác, trong quá trình triển khai thu hút FDI, Quảng Bình vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc, đó là: Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư rất lớn trong thời gian qua, tuy nhiên hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cho đầu tư, phát triển. Nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về lao động cho nhà đầu tư. Chính sách đào tạo và thu hút lao động có tay nghề cao chậm đổi mới nên chưa phù hợp với tình hình thực tế, không đủ sức hấp dẫn để đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao bổ sung cho một số ngành, lĩnh vực ưu tiên khuyến khích. Cùng với đó, chính sách thu hút đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, khác biệt do địa phương chủ yếu áp dụng khung chính sách mà Trung ương ban hành nên sẽ rất khó thu hút được các nhà đầu tư; thiếu quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và giao đất, cho thuê đất một số dự án còn kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư. Ngoài ra, công táccải cách thủ tục hành chính được quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, thủ tục còn nhiều, thời gian giải quyết chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu và thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án. Công tác chỉ đạo, giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và môi trường đầu tư. Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh của tỉnh khá thấp, chậm cải thiện, nhất là các chỉ số mà nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm: Chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, thiết chế pháp lý, thể hiện môi trường đầu tư chưa hấp dẫn và cải cách hành chính chưa hiệu quả. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 Trong thời gian sắp tới, tỉnh Quảng Bình cần thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Trong đó rà soát, xây dựng danh mục dự án thu hút 838
  7. đầu tư nước ngoài; lựa chọn, ưu tiêu thu hút đầu tư các dự án mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, thu hút các dự án lớn, các nhà đầu tư tiềm năng. Cùng với đó là nâng cao năng lực thực hiện quản lý, giám sát đầu tư. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư. Cụ thể: - Hoàn thiện hệ thống thông tin có tính lịch sử về giá giao dịch của các loại thiết bị mà nhà đầu tư nước ngoài đưa vào, dữ liệu về người nộp thuế, tiến hành thu nhập thông tin, chứng cứ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua nhân dân qua những người đã từng làm cho các nhà đầu tư nước ngoài, qua các bạn hàng đã cung cấp nguyên vật liệu đầu vào… trên cơ sở tiến hành rà soát lại, lập biểu so sánh các loại giá thành giữa các doanh nghiệp với nhau để phát hiện điểm chênh lệch giá. - Trên cơ sở báo cáo của các nhà đầu tư nước ngoài, tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính như doanh nghiệp nộp thuế như thế nào, mức độ lãi lỗ qua các năm, các chính sách ưu đãi được hưởng, quy mô lớn… đặc biệt, tiến hành rà soát các doanh nghiệp báo cáo thua lỗ nhiều năm, phân tích hiệu quả kinh doanh và so sánh với các doanh nghiệp trong nước với điều kiện tương tự. - Tiến hành làm rõ các loại chi phí đầu vào của các nhà đầu tư nước ngoài: + Cần tham khảo giá giao dịch các loại thiết bị máy móc trên thị trường như: đơn vị được phép thẩm định, thời gian thẩm định, các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về thẩm định giá máy móc thiết bị… đồng thời có cơ chế giải quyết khi có sự không thống nhất về thẩm định giá máy móc thiết bị. + Đối với nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu cần xác định rõ giá nhập nguyên vật liệu có phải giá trị thông thường (về cơ bản được cấu thành bởi 3 bộ phận là chi phí sản xuất ở nước xuất khẩu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ở nước xuất khẩu, mức lợi nhuận hợp lý ở nước xuất khẩu) của hàng hóa có thể được bán ở nước xuất khẩu, đồng thời tiến hành điều tra khảo sát ngay tại doanh nghiệp xuất khẩu nguyên vật liệu của những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự làm cơ sở dẫn chứng xác định giá nhập khẩu nguyên vật liệu một cách chính xác. - Cần tiến hành điều tra, kiểm soát kỹ lưỡng giá bán với các sản phẩm xuất khẩu là với các đối tác có mối quan hệ về lợi ích với các nhà đầu tư nước ngoài như có vốn góp cổ phần, hoặc những nơi có ưu đãi về thuế hơn. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình cũng cần rà soát và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư theo hướng tinh gọn, đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ và giỏi ngoại ngữ. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và đặc thù của tỉnh. Chủ động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, gắn với các tiêu chí hợp tác đầu tư mới. Chính quyền Quảng Bình cũng cần tăng cường cơ chế đối thoại, đổi mới, mở rộng phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư. Xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đầu tư đang thực hiện. Đi kèm với đó là thực hiện công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án…; Thực hiện đúng quy định và đảm bảo chặt chẽ các thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài. Rà soát, xử lý dứt điểm 839
  8. các dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không thực hiện đúng cam kết. Đặc biệt là phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, trao đổi và qua đấu tranh trên cơ sở lý luận, thực tế để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu và chấp hành đúng chính sách pháp luật thuế, hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế khách quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trao quyền cho cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện chế tài ấn định thuế, xử lý truy thu thuế, xử phạt đối với các trường hợp chuyển giá bị phát hiện. Cần phải kiểm tra và xử lý nghiêm một số vụ chuyển giá mang tính tiêu biểu để răn đe các nhà đầu tư nước ngoài khác có ý định thực hiện hành vi chuyển giá. Thời gian tới, tỉnh cũng cần tiếp tục đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương có khung ưu đãi chính sách chung cho phép địa phương chủ động hơn trong chính sách ưu đãi phù hợp với nhu cầu và mong muốn tại địa bàn; quan tâm hỗ trợ để tiếp tục thực hiện đồng bộ giải pháp, kêu gọi, định hướng cho nguồn vốn FDI đến với Quảng Bình nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; ưu tiên nguồn lực để lựa chọn đầu tư các hạ tầng thiết yếu tại khu kinh tế, khu công nghiệp, tập trung theo hướng đầu tư phục vụ thu hút đầu tư, không đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh phải sớm hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2020 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 làm cơ sở xây dựng danh mục các dự án vận động xúc tiến đầu tư, dự án có quy mô lớn, trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; hỗ trợ quảng bá hình ảnh về tiềm năng cơ hội đầu tư vào Quảng Bình, đặc biệt là tiềm năng về phát triển du lịch, dịch vụ trên các kênh thông tin trong nước và quốc tế; hoàn thiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh theo hướng tập trung nguồn lực cho một số lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư; đồng thời sửa đổi quy định về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư theo hướng đơn giản hóa, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện... 5. KẾT LUẬN Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn cho thấy tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình. Nguồn vốn FDI đã có những đóng góp rất đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; làm tăng thu ngân sách cho tỉnh; góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Những năm gần đây, mặc dù tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách thu hút, ưu đãi… đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Để thực sự trở thành “viên ngọc xanh” của châu Á, Quảng Bình cần thực hiện nhanh chóng và đồng bộ các chính sách quảng bá, khuyến khích, hỗ trợ để các nhà đầu tư biết nhiều hơn về vùng đất địa linh nhân kiệt ven biển Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện đẻ Quảng Bình có thể đi xa hơn, có sức cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê Việt Nam 2011 - 2019, NXB Thống kê. 2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, Niên giám thống kê Quảng Bình 2011 - 2019. 3. Trương Xuân Thiết (2014), Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình, ĐH Đà Nẵng. 840
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0