intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN  ĐÀO VĂN THI (*) TÓM TẮT Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta, có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Nghiên cứu này chỉ ra thực trạng công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, Đồng thời đưa ra những nhận định về các mặt hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An trong thời gian tới. Từ khóa: Thu hút vốn FDI, FDI, Ngân sách Nhà nước. SUMMARY Foreign direct investment (FDI) plays an important role in economic development, is an integral part of our economy, making a positive contribution to economic growth, exports and job creation, is making and increasing revenues for the State Budget. This study shows the actual situation of attracting foreign direct investment in Long An province by the method of analysis, comparison, confront,  At the same time, making comments on the limitations, exist and propose solutions to improve the efficiency of attracting foreign direct investment capital in Long An province in the coming time. Key words: Attracting FDI, FDI, the State Budget. 1. Đặt vấn đề Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng, rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Long An đứng đầu trong thu hút FDI ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Long An trong thời gian qua chỉ tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng các dự án chưa cao, quy mô dự án nhỏ, các dự án mang đầu tàu, nhằm kéo doanh nghiệp trong khu vực, trong nước cùng phát triển còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI đối với tỉnh Long An trở thành vấn đề cấp bách hiện nay. 2. Thực trạng 2.1 Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước tại Long An 2.1.1 Tình hình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Long An từ năm 2014 đến năm 2016 Từ năm 2014 đến năm 2016 so với khu vực ĐBSCL, Long An luôn là tỉnh đứng đầu trong thu hút FDI. Đến ngày 31/12/2016, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Long An vẫn đứng thứ nhất trong khu vực với 803 dự án và 4.812,78 triệu đô la Mỹ vốn đăng ký (chiếm 65,23% tổng số dự án và 35,02% tổng vốn đầu tư của cả khu vực ĐBSCL). Bảng 1: FDI của các tỉnh ĐBSCL đến ngày 31/12/2016 ĐVT: Triệu đô la STT Tên tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng số 1.231 13.742,69 1 Long An 803 4.812,78 (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 25
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI STT Tên tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký 2 Tiền Giang 97 1.661,10 3 Bến Tre 52 643,30 4 Trà Vinh 32 2.966,75 5 Vĩnh Long 39 370,74 6 Đồng Tháp 17 99,80 7 An Giang 29 214,75 8 Kiên Giang 41 1.441,41 9 Cần Thơ 74 643,70 10 Hậu Giang 27 827,64 11 Sóc Trăng 4 14,10 12 Bạc Liêu 10 34,20 13 Cà Mau 6 12,42 Nguồn: Niên giám Thống kê của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 2010 đến 2016 của tỉnh Long An Số dự án Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Năm được cấp phép (Triệu đô la Mỹ) (Triệu đô la Mỹ) 2010 44 151,60 137,70 2011 69 152,46 244,31 2012 58 130,35 274,12 2013 51 182,40 291,39 2014 93 515,90 319,58 2015 109 694,36 597,15 2016 116 250,83 233,27 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài qua các năm có sự chuyển biến không đều về số lượng dự án, nhưng vốn đầu tư lại đều qua các năm, chỉ duy nhất năm 2016 có sự biến động giảm mạnh về vốn đầu tư là do số lượng dự án có tăng lên nhưng quy mô lại nhỏ, vốn đầu tư thấp và qua cuộc Tổng điều tra vốn đầu tư 2015, ngành thống kê rà soát lại toàn bộ nguồn vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế cho phù hợp với thực tiễn nên vốn đầu tư khu vực FDI giảm so các năm trước cũng là do nguyên nhân này. 2.1.2. FDI đăng ký theo ngành Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12) Số dự án được cấp Tổng vốn đăng ký Ngành kinh tế phép (Triệu đô la Mỹ) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 26
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2014 2015 2016 TỔNG SỐ 563 687 803 3.409,3 4.561,95 4.812,78 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4 4 4 10,1 10,23 10,23 Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo 510 624 735 2.939,7 3.579,24 3.764,27 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Cung cấp nước; Hoạt động quản lý 2 6 6 58,8 508,08 508,08 và xử lý rác thải, nước thải Xây dựng 10 7 7 77,6 115,89 115,89 Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô 3 7 4,9 9,60 10,70 tô, xe máy và xe có động cơ khác 9 Vận tải kho bãi 1 5 6 0,1 16,75 21,75 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1 2 2 0,2 0,37 0,37 Thông tin và truyền thông Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bất động sản 22 22 24 306,4 296,70 356,40 Hoạt động chuyên môn, khoa học và 7 4 4 6,2 11,55 11,55 công nghệ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 4 4 2,5 10,74 10,74 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; Bảo đảm xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1 1 1 2,5 2,50 2,50 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1 1 1 0,3 0,30 0,30 Hoạt động dịch vụ khác Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2014, 2015, 2016 Các dự án FDI tại Long An nhìn chung 3 năm qua chủ yếu đầu tư vào 2 ngành là công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động kinh doanh bất động sản, các lĩnh vực khác còn lại đầu tư rất ít. Năm 2016: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số dự án nhiều nhất là 735 dự án chiếm 91,53%; tổng vốn đăng ký chiếm 78,21%; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản có số lượng dự án đầu tư là 24 dự án, chiếm 2,98%; tổng vốn đăng ký chiếm 7,4%. 2.1.3. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Long An được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) Bảng 4: Phân theo đối tác đầu tư chủ yếu Số dự án Vốn đăng ký STT Quốc gia, vùng lãnh thổ được cấp phép (Triệu đô la Mỹ) TỔNG SỐ 803 4.812,78 1 Vương quốc Anh - United Kingdom 6 17,98 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 27
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Số dự án Vốn đăng ký STT Quốc gia, vùng lãnh thổ được cấp phép (Triệu đô la Mỹ) 2 Ả Rập Xê Út - Saudi Arabia 1 0,05 3 Áo - Austria 2 0,40 4 Ấn Độ - India 6 73,04 5 Bỉ - Belgium 2 3,78 6 Bru-nây - Brunei 8 34,00 7 Ca-na-da - Canada 6 34,53 8 Đài Loan - Taiwan 169 942,58 9 Đan Mạch - Denmark 1 0,25 10 Hà Lan - Netherlands 9 46,80 11 Hàn Quốc - Korea Rep. of 151 579,42 12 Hoa Kỳ - United States 17 470,48 13 Hồng Công (TQ) - Hong Kong (China) 26 429,70 14 In-đô-nê-xi-a - Indonesia 1 28,00 15 Ai-len - Ireland 1 1,20 16 Ma-lai-xi-a - Malaysia 7 26,60 17 Ma-ri-ti-us - Mauritius 5 33,75 18 Na Uy - Norway 3 19,05 19 Niu-Di-lân - New Zealand 2 3,33 20 Nga - Russia 1 0,33 21 Nhật Bản - Japan 129 406,79 22 Pháp - France 10 120,47 23 Phi-líp-pin - The Philippines 4 17,41 24 Xa-moa - Samoa 10 112,83 25 Xây-sen - Seychelles 6 43,00 26 Xin-ga-po - Singapore 29 368,08 27 Xri Lan-ca - Sri Lanka 2 3,30 28 Tây Ban Nha - Spain 1 0,40 29 Thái Lan - Thailand 20 244,93 30 Thụy Điển - Sweden 3 10,84 31 Thụy Sĩ - Switzerland 2 3,30 32 Trung Quốc - China 124 182,77 33 Úc - Australia 13 115,24 34 Thổ Nhĩ Kỳ - Turkey 2 2,45 35 Lúc-xăm-bua - Luxembourg 1 1,50 36 Quần đảo Virgin thuộc Anh - British Virgin Islands 21 429,20 37 Đức - Germany 2 5,00 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An Đến nay, đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Long An. Qua bảng 4 cho thấy các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư chiếm số lượng dự án và mức vốn đầu tư cao hầu hết đều thuộc khu vực Đông Á, trong đó cao nhất là Đài Loan (169 dự án), Hàn quốc (151 dự án), Nhật Bản (129 dự TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 28
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI án), Trung Quốc (124 dự án). Các khu vực khác như châu Âu, Bắc Mỹ,... số lượng dự án đầu tư vào Long An còn hạn chế. 2.1.4. Tình hình thu hút FDI vào Long An phân theo hình thức đầu tư Tính đến hết năm 2015, FDI vào Long An chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh với doanh nghiệp nhà nước và liên doanh với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Bảng 5: Tình hình thu hút FDI vào Long An phân theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp đến 31/12/2016 Mức vốn đăng ký STT Các hình thức đầu tư Số dự án (USD) 1 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 727 4.119,94 2 Doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp nhà nước 3 45,32 3 Doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ngoài nhà nước 73 647,32 Tổng số 803 4.812,78 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Long An 2.1.5. Tình hình thu hút FDI vào Long An theo địa bàn đầu tư Bảng 6: Tình hình thu hút FDI vào Long An phân theo địa bàn đầu tư đến 31/12/2016 Mức vốn đăng ký STT Tên huyện Số dự án (USD) 1 Thành phố Tân An 27 99,68 2 Thị xã Kiến Tường 1 10,23 3 Huyện Tân Hưng 4 Huyện Vĩnh Hưng 5 Huyện Mộc Hóa 1 15,01 6 Huyện Tân Thạnh 7 Huyện Thạnh Hóa 2 22,50 8 Huyện Đức Huệ 2 5,51 9 Huyện Đức Hòa 384 1.299,36 10 Huyện Bến Lức 133 1.869,59 11 Huyện Thủ Thừa 19 576,07 12 Huyện Tân Trụ 2 4,41 13 Huyện Cần Đước 43 341,65 14 Huyện Cần Giuộc 189 568,77 15 Huyện Châu Thành Tổng số 803 4.812,78 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Long An Qua bảng 6 cho thấy, FDI vào tỉnh Long An phân bố không đồng đều giữa các vùng, địa phương trong tỉnh. Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở các huyện có vị trí địa lý giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh, gần cảng, thuận lợi trong vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, từ đó làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm có lợi cho doanh nghiệp. 2.2. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An 2.2.1. Đối với vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế  Đối với vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội Hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại Long An là rất lớn, vốn FDI được coi là một nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, góp một phần quan trọng bổ sung nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển của tỉnh. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 29
  6. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 7: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phân theo nguồn vốn đầu tư qua 3 năm (theo giá hiện hành) ĐVT: Tỷ đồng Vốn khu vực đầu tư trực tiếp Tổng vốn đầu tư Vốn khu vực Vốn khu vực nước ngoài Năm toàn xã hội Nhà nước ngoài Nhà nước Tỷ trọng (%)/vốn Vốn toàn xã hội 2014 20.124,4 5.995 11.157,2 2.972,2 14,77 2015 22.408,2 6.923,6 12.194,7 3.290,0 14,68 2016 25.184,5 8.148,1 13.210,1 3.826,4 15,19 Tổng 67.717,1 21.066,7 36.562 10.088,6 14,90 Nguồn: Niên giám Thống kê  Đối với vốn tăng trưởng kinh tế FDI đã góp phần tăng GRDP qua các năm, cụ thể như sau Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Long An qua các năm Khoản mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 GDP (giá so sánh 2010)- Tỷ đồng 43.860,3 47.781 52.150,7 56.923,8 (%) tăng so với năm trước 108,9 109,1 109,2 Trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 102,8 102,5 100,8 Công nghiệp và xây dựng 112,0 113,9 114,1 Dịch vụ 106,1 106,5 106,8 Nguồn: Niên giám Thống kê Qua bảng 8 cho thấy, tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đã đạt được tốc độ phát triển khá và đồng đều trong thời gian vừa qua, hầu hết các năm sau đều cao hơn năm trước. Khu vực có vốn FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh Long An còn chưa lớn năm 2014 là 18,7%, năm 2015 là 18,22%, năm 2016 18,42%. Bảng 9: Đóng góp của khu vực có vốn FDI trong GRDP của tỉnh Long An GRDP (giá so sánh 2010) - Tỷ đồng Năm Tổng số Khu vực có FDI (%) FDI/GRDP 2014 47.781,0 8.631,82 18,07 2015 52.150,7 9.503,10 18,22 2016 56.923,8 10.484,30 18,42 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Long An 2.2.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tính đến 31/12/2016, các dự án vốn còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh là 803 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.812,78 triệu đô la Mỹ. Phần lớn các dự án có quy mô nhỏ và vừa, đầu tư chủ yếu vào các ngành như may mặc, da giày, chế biến thức ăn, chế biến thực phẩm đồ uống. Các dự án tập trung tại các huyện vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh như: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 30
  7. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Bảng 10: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế ĐVT: % 2014 2015 2016 GRDP 100,0 100,0 100,0 Phân theo ngành kinh tế Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 24,89 23,26 21,93 Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo 37,24 39,00 40,70 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 0,35 0,39 0,41 Cung cấp nước; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,51 0,55 0,55 Xây dựng 3,34 3,35 3,26 Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 8,72 8,63 8,42 Vận tải kho bãi 1,45 1,40 1,27 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,39 2,45 2,44 Thông tin và truyền thông 0,53 0,52 0,50 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 2,75 2,70 2,54 Hoạt động kinh doanh bất động sản 5,14 5,02 4,88 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 0,25 0,25 0,23 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 0,11 0,11 0,11 Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; Bảo đảm xã hội bắt buộc 1,84 1,84 1,81 Giáo dục và đào tạo 2,23 2,27 2,27 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 0,63 0,64 0,72 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 0,66 0,65 0,62 Hoạt động dịch vụ khác 0,57 0,58 0,58 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 0,03 0,03 0,03 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế 0,00 0,00 0,00 Th Thuế sản phẩm trừ trợ cấp 6,37 6,37 6,71 Nguồn: Niên giám Thống kê Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh năm 2016 chiếm tỷ trọng chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 40,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 21,93%. Năm 2016, vốn FDI đóng góp 18,42% và GRDP của tỉnh nhà (FDI đầu tư chính là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). 2.2.3. Đối với xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng bình quân giai đoạn 1996 - 2016 là 27,6%/năm; năm 2014 là 2.085,1 triệu đô la Mỹ, năm 2015 là 2.361,1 triệu đô la Mỹ, năm 2016 là TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 31
  8. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI 2.600 triệu đô la Mỹ, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng 45,9% so với năm 1996. Số lượng doanh nghiệp FDI xuất khẩu tăng từ 18 doanh nghiệp (năm 1996) lên khoảng 300 doanh nghiệp năm 2016. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 03 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. 2.2.4. Đối với giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lực Đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 282.000 lao động, trong đó các doanh nghiệp FDI là 126.280 lao động (chiếm 47,8% lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh). Bảng 11: Số lao động phân theo thành phần kinh tế Số lượng (nghìn người) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 DN Nhà nước 3,7 4,4 4 DN ngoài nhà nước 100,8 112,8 122,5 DN (FDI) 118,9 136,3 149,7 Tổng 223,4 253,5 276,2 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An 2.2.5. Đối với nguồn thu Ngân sách Bảng 12: FDI đóng góp vào thu ngân sách tỉnh ĐVT: Tỷ đồng Thu từ doanh nghiệp FDI Năm Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Tổng thu Tỷ trọng (%) 2014 16.415,40 1.151,09 7,01 2015 18.256,20 1.185,55 6,49 2016 20.205,59 1.537,55 7,61 Tổng số 54.877,19 3.874,19 7,06 Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Long An Qua bảng 12 cho thấy, mức đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của Long An chủ yếu là do các doanh nghiệp trong nước và các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp FDI mức đóng góp còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp, mức đóng góp cao nhất là vào năm 2016 là 7,06%, trong tổng thu Ngân sách Nhà nước của tỉnh. 2.2.6. Đối với môi trường đầu tư của địa phương Trong thời gian qua, chính quyền tỉnh Long An đã không ngừng thực hiện việc cải thiện môi trường đầu tư, việc áp dụng chính sách ưu đãi đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được tỉnh thực hiện triệt để theo quy định bao gồm các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu. 3. Một số tồn tại, hạn chế trong việc thu hút, quản lý và sử dụng FDI tại tỉnh Long An 3.1. Những kết quả đạt được Vốn FDI đã góp phần vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhựa, cơ khí,... điều này góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp. Vốn FDI góp phần tăng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho công nhân, xây dựng thêm nhà máy, nhập khẩu thêm máy móc thiết bị, thúc đẩy cải tạo, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng và đóng góp ngày càng nhiều vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, điều này giúp tỉnh Long An tiếp cận được thị trường xuất khẩu rộng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 32
  9. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI lớn của các nước trên thế giới, tạo nguồn ngoại tệ tham gia vào việc cân bằng các cán cân thanh toán vĩ mô. Các dự án FDI tạo được nhiều hơn việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp với thu nhập bình quân cao hơn các khu vực khác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đội ngũ quản lý, giúp việc. Hiệu quả hoạt động tốt của khu vực FDI đã có tác động lan tỏa đến các thành phần khác thông qua sự liên kết giữa khu vực này với các khu vực khác trong tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh có thể học hỏi công nghệ của các doanh nghiệp khu vực FDI qua quan sát các sản phẩm hoặc công nghệ đã được đưa vào Việt Nam. 3.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế 3.2.1. Hạn chế, tồn tại Một là, hạn chế về cơ sở hạ tầng Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm, còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa; hệ thống hạ tầng dịch vụ bổ trợ cho hoạt động đầu tư kém lợi thế so với các địa phương lân cận Thành phố Hồ Chí Minh. Hai là, công tác quy hoạch Công tác lập, thực hiện các loại hình quy hoạch chưa đồng bộ; các loại hình quy hoạch ngành, lĩnh vực chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất, hầu hết các dự án đầu tư có diện tích sử dụng đất lớn đều phải chờ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Công tác quy hoạch được tỉnh, Trung ương ban hành nhưng chưa đồng bộ, thường xuyên phải chỉnh sửa và thay đổi, cập nhật; quy hoạch cho từng vùng, quy hoạch cho các khu công nghiệp, quy hoạch ngành nghề cho từng địa phương chưa được hợp lý. Ba là, cải cách thủ tục hành chính, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) Cải cách thủ tục hành chính: hiện nay lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính tỉnh đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng giấy tờ thủ tục và đi lại để giải quyết thủ tục hành chính đã giảm nhưng chưa nhiều. Nhất là công tác hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp còn một số vấn đề chưa được nhanh và triệt để. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm Long An luôn đứng thứ hạng cao, tuy nhiên không ổn định, nhiều chỉ số thành phần có điểm số thấp nhiều năm không được cải thiện. Bốn là, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước, công tác xúc tiến đầu tư Nhận thức về thu hút FDI của Long An trong thời gian qua còn nhiều nóng vội, chạy theo số lượng và lợi ích trước mắt mà chưa tính đến chiến lược lâu dài cũng như định hướng cụ thể để thu hút nguồn FDI chất lượng cao. Điều này thể hiện ở chất lượng các dự án FDI trên địa bàn tỉnh, rất ít dự án có hàm lượng chất xám cao, nhiều ngành công nghệ dịch vụ tiên tiến như ngân hàng, tài chính; không có dự án đầu tư vào khu dân cư đô thị, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh đã chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tuy nhiên chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn, những dự án có giá trị gia tăng, công nghệ cao. Năm là, hạn chế công tác giải phóng mặt bằng và thủ tục đất đai Công tác giải phóng mặt bằng được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chưa sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho dự án còn chậm trễ do chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, đối với đất trồng lúa phải chờ Hội TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 33
  10. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI đồng Nhân dân tỉnh thông qua hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Sáu là, hạn chế nguồn nhân lực chất lượng cao Long An thiếu nghiêm trọng lao động quản lý, lao động kỹ thuật có trình độ cao, lao động trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, du lịch,… cung cấp cho ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, dẫn đến tình trạng dòng di chuyển lao động rất lớn giữa các tỉnh, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường lao động và phát sinh nhiều vấn đề xã hội. 3.2.2. Nguyên nhân gây ra hạn chế Thứ nhất, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém Thời gian qua, tỉnh Long An đã có nhiều cố gắng trong việc huy động các nguồn lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng nhưng còn chưa đồng bộ, chất lượng còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Thứ hai, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và chưa dự báo được xu thế phát triển chung của cả nước và khu vực, vì vậy chưa đưa ra được những giải pháp khả thi mang tính chiến lược lâu dài. Thứ ba, do bất lợi về điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An Long An rất bất lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển các khu công nghiệp và xây dựng đô thị. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước. Khu vực Đồng Tháp Mười địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thường xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hưng, thành phố Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém. Điều này rất bất lợi cho các nhà đầu tư vì phải đầu tư rất nhiều chi phí cho việc xây dựng nền móng, một chi phí không hề nhỏ phải đầu tư so với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Thứ tư, chất lượng lao động còn thấp và trình độ quản lý nhà nước đối với FDI còn kém hiệu quả Nguồn nhân lực của tỉnh tuy đông nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp. Nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư vào công nghệ cao, cũng như yêu cầu nghiên cứu và phát triển. Kiến thức, kinh nghiệm và năng lực quản lý, lãnh đạo, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực FDI ở tỉnh Long An còn hạn chế, còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, giám sát hoạt động FDI không sát sao, thiếu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, không nắm vững pháp luật, không thông thạo ngoại ngữ. Thứ năm, cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút vốn đầu tư của Việt Nam nói chung và của tỉnh Long An nói riêng còn nhiều bất cập Chính sách và giải pháp thu hút đầu tư của chính quyền địa phương chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các giải pháp mang tính đột phá. Chính sách ưu đãi của tỉnh chưa đủ mạnh, chưa có sức thuyết phục đối với các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn tài chính, các công ty đa quốc gia vào đầu tư những dự án có quy mô lớn. Từ năm 2014 đến nay, Long An chỉ ban hành một quyết định về chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên lại không phù hợp với quy định của pháp luật nên phải bãi bỏ. Hiện Long An chỉ áp dụng ưu đãi theo quy định chung của pháp luật. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 34
  11. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI 4. Giải pháp tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Long An 4.1. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là một yếu tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho nền kinh tế của tỉnh. Vì thế, chính quyền tỉnh cần tranh thủ nguồn vốn của Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, bảo đảm khi các dự án đầu tư vào tỉnh có đầy đủ điều kiện vận hành hiệu quả. 4.2. Giải pháp về quy hoạch Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời, triển khai thực hiện tốt công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung hoặc lập mới các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; phát triển kinh tế - xã hội phải theo quy hoạch, kế hoạch đề ra. Tỉnh cần sớm hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng chiến lược thu hút đầu tư, chiến lược và quy hoạch của tỉnh phải được xây dựng không những dựa vào lợi thế của mình mà còn dựa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 4.3. Giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây phiền hà cho nhà đầu tư. Bảo đảm tất cả các quy định của Nhà nước về thu hút FDI được triển khai một cách thống nhất và đồng bộ với tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin như các chính sách về đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, tạo thị trường cho sản phẩm công nghệ thông tin trong nước. Tập trung kiểm tra, đôn đốc thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gắn với thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số về cải cách hành chính, đặc biệt là 6 chỉ số thành phần có điểm số thấp (dưới 7 điểm), không được cải thiện kể từ khi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) công bố kết quả PCI từ năm 2007 đến nay như: tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí không chính thức, tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. 4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và xúc tiến đầu tư Tiếp tục nâng cao vai trò trách nhiệm, cải tiến tác phong, lề lối làm việc của các cán bộ trong cơ quan liên quan đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, trên tinh thần tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư. Đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư, quản lý Nhà nước có liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó kể cả mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài vào giảng dạy nhằm cập nhật vận hành có hiệu quả thông tin pháp luật, cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, những vấn đề doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư, ... Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư tại một số nước, vùng lãnh thổ có công nghiệp phát triển. Tổ chức tiếp xúc với các tập đoàn kinh tế mạnh trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế để tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư, quan tâm thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sử dụng đất hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường. 4.5. Giải pháp về giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 35
  12. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI Xem công tác bồi thường giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự thống nhất nội bộ và đồng thuận cao trong nhân dân. Rà soát lại toàn bộ dự án đang triển khai, yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng trước khi bố trí người dân vào ở, xem lại đơn giá bồi thường cho phù hợp với thực tế từng địa phương. Tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn theo quy định của pháp luật. 4.6. Giải pháp về nguồn nhân lực chất lượng cao Tỉnh nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; củng cố các cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động thông qua các giải pháp như đưa đi đào tạo ở nước ngoài, hợp đồng liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước, đào tạo nghề cho người lao động, tự tổ chức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp. 5. Kết luận Vốn FDI đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Qua phân tích, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Long An đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực trong việc tạo ra lực lượng sản xuất mới và sản phẩm mới, tạo môi trường và khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tăng thêm nguồn thu ngân sách tỉnh. Với một địa phương đi lên từ nền sản xuất nông nghiệp như tỉnh Long An, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng, đầu tư nước ngoài đã cung cấp cho tỉnh nguồn vốn, giúp cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án đầu tư nước ngoài đã, đang mang lại diện mạo, sức bật mới cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Tài liệu tham khảo [1]. Cục Thống kê tỉnh Long An (2014, 2015, 2016), Niên giám thống kê. [2]. Hoàng Thị Huyền Nhung (2016), “Phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Đăng Dờn (2009), “Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Nguyễn Kim Phước (2017), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. [5]. Nguyễn Mạnh Hùng (2014), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Hà Nội. [6]. Quốc hội, Luật Đầu tư năm 2014. [7]. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An (2016), Báo cáo đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 36
  13. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI [8]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [9]. Trần Đức Lâm (2012), “Nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên. [10]. Tổng cục Thống kê (2014, 2015, 2016), Niên giám thống kê. [11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Báo cáo tổng kết 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. [12]. BaoChinhphu.vn, Năm 2017, vốn FDI toàn cầu ước tăng 10%, http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=298777. [13]. Báo điện tử của đài tiếng nói Việt Nam, Lý do các nhà đầu tư nước ngoài muốn đến Đồng Nai, https://vov.vn/kinh-te/ly-do-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-muon-den-dong-nai-459784.vov. [14]. Cổng thông tin điện tử Long An, Địa hình thổ nhưỡng, https://www.longan.gov.vn/Pages/GioiThieuChiTiet.aspx?ID=30&CategoryId=%u0110i%u1ec1u+ ki%u1ec7n+t%u1ef1+nhi%u00ean%2c+l%u1ecbch+s%u1eed&InitialTabId=Ribbon.Read [15]. Cổng thông tin điện tử Long An, Thông tin cơ sở hạ tầng, https://www.longan.gov.vn/Pages/GioiThieuChiTiet.aspx?ID=34&CategoryId=C%u01a1+s%u1edf +h%u1ea1+t%u1ea7ng&InitialTabId=Ribbon.Read [16]. Cổng thông tin điện tử Long An, Thông tin giới thiệu điều kiện tự nhiên, lịch sử, https://www.longan.gov.vn/Pages/GioiThieu.aspx?CategoryId =%C4%90i%E1%BB%81u%20ki%E1%BB%87n%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn%2C%20 l%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD [17]. Diễn đàn đầu tư – kinh doanh Online, Bình Dương – điểm sáng thu hút FDI http://baodautu.vn/binh-duong---diem-sang-thu-hut-fdi-d36252.html [18]. Tạp chí Cộng sản, Kinh tế thế giới: Nhìn lại năm 2017 và triển vọng năm 2018, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution =48966&print=true. Ngày nhận: 12/6/2018 Ngày duyệt đăng: 18/9/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2