intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trường hợp nghiên cứu tại cộng hòa Séc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được xem như một gợi ý trong việc xây dựng các chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng, là một kênh tham khảo cho Việt Nam khi đối tượng nghiên cứu có một số điểm tương đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng từ dòng vốn đầu tư nước ngoài trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng: Trường hợp nghiên cứu tại cộng hòa Séc

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 413 ẢNH HƯỞNG TỪ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CỘNG HÒA SÉC Trần Tuấn Vinh University of East Anglia (UK) Lê Phong Châu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đinh Thị Quỳnh Anh Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng bao gồm cạnh tranh cấu trúc (mức độ tập trung) và cạnh tranh phi cấu trúc. Nghiên cứu sử dụng mô hình cạnh tranh cấu trúc nhằm đánh giá ảnh hưởng của FDI đến mức độ cạnh tranh giữa các ngân hang tại Cộng hòa Séc. Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ này bằng cách kiểm tra ảnh hưởng của chỉ báo “Ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng (%)” trên mỗi biến trong số hai biến phụ thuộc, bao gồm CR-3 và HHI. Dữ liệu được thu thập từ năm 1999 đến 2013 từ bộ dữ liệu của Ngân hàng Quốc gia Séc, BankOrbis và Worldbank. Nghiên cứu này được xem như một gợi ý trong việc xây dựng các chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực ngân hàng, là một kênh tham khảo cho Việt Nam khi đối tượng nghiên cứu có một số điểm tương đồng. Từ khóa: Cạnh tranh ngân hàng, FDI, Séc. IMPACTS FROM FOREIGN DIRECT INVESTMENT ON THE COMPETITION BETWEEN BANKS: A CASE STUDY IN THE CZECH REPUBLIC Abstract Foreign direct investment (FDI) plays an important role in the economies of countries around the world. Competition in the banking system includes structural competition (concentration of measure) and non-structural competition. The study uses a structural competition model to assess the influence of FDI on the level of competition among banks in the Czech Republic. We established this relationship by examining the effect of the indicator “Foreign banks in total number of banks (%)” on each of the two dependent variables, including CR-3 and HHI. Data were collected between 1999 and 2013 from the Czech National Bank, BankOrbis and Worldbank datasets. This study is considered as a suggestion
  2. 414 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA in the development of policies to attract FDI in the banking sector, as a reference channel for Vietnam when the research subjects have some similarities. Keywords: Banking competition, FDI, Czech. 1. Đặt vấn đề Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với lĩnh vực ngân hàng. Đây là khoản đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, những người nắm quyền hoặc kiểm soát lợi nhuận của công ty (Nwanji, 2020). Sự hiện diện của FDI không chỉ mang lại cho các nước chủ nhà sự ổn định tài chính cao hơn (Papi, 1999) mà còn giúp nâng cao mức độ tiếp cận của các ngân hàng sở tại lên cấp độ toàn cầu (BIS, 2004). Bên cạnh đó, sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực lên các ngân hàng trong nước với việc chuyển giao và đổi mới công nghệ. Theo BIS (2005), khu vực tài chính đầu tư trực tiếp nước ngoài (FSFDI) đã đa dạng hóa hoạt động và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng – trong đó nhấn mạnh đến khả năng sinh lời được điều chỉnh theo rủi ro. Tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đã cho phép các nền kinh tế mới nổi có mức độ tăng trưởng cao (Tanna, 2009). Do đó, FDI được coi là động lực cần thiết cho tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng. Về cạnh tranh ngân hàng, sự tham gia của ngân hàng nước ngoài cũng có thể nâng cao sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Hordones, 2021). Thứ nhất, theo BIS (2004), nó như là một yếu tố thúc đẩy hiệu quả. Các báo cáo đã ghi nhận rằng đã có sự cắt giảm mạnh chi phí và tăng năng suất sau khi các ngân hàng nước ngoài gia nhập. Bên cạnh đó, FSFDI cũng tác động đến sự tập trung trên thị trường ngân hàng của các nước sở tại. Mặc dù đây là một yếu tố cần thiết trong việc gia tăng mức độ tập trung trong hệ thống ngân hàng, nhưng việc giảm bớt sự cạnh tranh do mức độ tập trung cao hơn đã không được kết luận (BIS, 2004). Như vậy, có thể thấy rằng có sự cạnh tranh của các ngân hàng khi chịu ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài. Theo Bikker và Haaf (2000), đo lường cạnh tranh ngân hàng được tiếp cận theo cấu trúc và phi cấu trúc. Cạnh tranh và tập trung được nghiên cứu rộng rãi trong một số công trình nghiên cứu trong ngành ngân hàng. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra mối tương quan giữa chúng. Ngân hàng Thế giới (2016) đã đề cập rằng sự gia tăng mức độ tập trung dẫn đến quyền lực thị trường bình đẳng giữa các tổ chức và làm giảm cạnh tranh ngân hàng. Theo Bikker và Haaf (2000), sự tập trung và cạnh tranh có mối liên hệ về mặt lý thuyết và kinh nghiệm với thị trường sản phẩm và khu vực địa lý. Áp dụng lý thuyết này cho ngành ngân hàng, thị trường liên quan đề cập đến tất cả các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong ngành, bao gồm cả sản phẩm và vị trí địa lý. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm khác nhau và mỗi sản phẩm được chỉ định cho một nhóm khách hàng cụ thể. Tỷ lệ tập trung được giới thiệu trong các mô hình cấu trúc để đo lường khả năng cạnh tranh của ngân hàng với cấu trúc thị trường (Bikker và Haaf, 2000). Tuy nhiên, nó chỉ là một yếu tố tham khảo để phân tích. Tỷ lệ tập trung cao không đảm bảo một thị trường cạnh tranh thấp, vì chúng ta cần xem xét các yếu tố khác.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 415 Séc – một trong những nước xã hội chủ nghĩa (cũ) – có nền ngân hàng đang trên đà phát triển. Với những điều kiện tương tự như Việt Nam, có thể nói đến như phải cải cách rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của Basel, lại nhận được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài cho hoạt động ngân hàng, nên canh tranh của ngân hàng đang tăng cao. Việc có thêm các đối tác chiến lược, những thay đổi của thị trường càng lớn. Vì thế, chúng tôi lựa chọn 1 nước có điều kiện tương tự tại khu vực Châu Âu – vốn được cho là trung tâm tài chính thế giới – để đánh giá ảnh hưởng của dòng vốn nước ngoài đến tập trung và cạnh tranh trong ngân hàng. Chúng tôi tập trung vào các vấn đề thảo luận kết quả nghiên cứu, sau đó, sẽ đưa ra một phần hàm ý chính sách đối với Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) là họat động đầu tư với mục tiêu tạo ra lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) đối với một doanh nghiệp khác hoạt động ở một nền kinh tế khác với nhà đầu tư trực tiếp (OECD, 2016). Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của FDI đối với sự tập trung của các lĩnh vực khác nhau đều đưa ra những kết quả gây tranh cãi. Trong khi một số nghiên cứu kết luận rằng FDI làm tăng mức độ tập trung của ngành, những nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. Tuy nhiên khi tiến hành nghiên cứu 89 lĩnh vực trong ngành sản xuất tại Bồ Đào Nha giai đoạn 2006 – 2009(Forte 2014) đã chỉ ra rằng sự hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài thông qua FDI đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Kết quả tương tự, FDI có ảnh hưởng đến các yếu tố làm tăng mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Palitha, 2019). 2.1. Các nghiên cứu về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng theo cách tiếp cận cấu trúc (mức độ tập trung) Bikker và Haaf (2000) đề xuất hai phương pháp đo mức độ tập trung: rời rạc và tích lũy dựa trên cấu trúc của chúng. Phép đo rời rạc ước tính mức độ tập trung ngân hàng bằng cách sử dụng tỷ lệ tập trung của k ngân hàng lớn nhất trong một nền kinh tế nhất định. Phương pháp này ít yêu cầu dữ liệu hơn và ít phức tạp hơn so với các biện pháp tích lũy. Phép đo tích lũy cho biết sự phân bố quy mô của các ngân hàng và bất kỳ thay đổi cấu trúc nào cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tập trung. Chỉ tiêu thường được sử dụng phổ biên là CR k và HHI; trong đó k thường bằng 3. Chỉ số CR k được đo lường như sau: k CR k = ∑ Si i=1 Tỷ lệ này đo thị phần của k ngân hàng hàng đầu trong đó Si là thị phần của ngân hàng i. k Tỷ lệ tập trung ngân hàng là một trong những thước đo mức độ tâp trung được sử dụng rộng rãi nhất trong các tài liệu thực nghiệm vì nó dễ sử dụng và yêu cầu dữ liệu hạn chế.
  4. 416 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) Các tài liệu lý thuyết đã áp dụng rộng rãi Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) làm thước đo độ tập trung. HHI được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá các chỉ số tập trung khác. 𝑛 𝐻𝐻𝐼 = ∑ 𝑆 2 𝑖 𝑖=1 Trong đó, Si là thị phần của ngân hàng i và N là số lượng ngân hàng. Davies (1979) phân tích độ nhạy của HHI liên quan đến hai bộ phận cấu thành: số lượng ngân hàng và sự bất bình đẳng của họ trong thị phần, trong khi Hart (1975) đưa HHI vào lý thuyết phân phối. Bikker và Haaf (2002) gợi ý rằng các phương pháp tiếp cận cấu trúc đã sử dụng các chỉ số này làm đại diện cho cấu trúc thị trường. Các chỉ số khác được nghiên cứu thực nghiệm: Chỉ số Hall-Tideman và Chỉ số Rosenbluth (Hall và Tideman, 1967 và Rosenbluth, 1961), Chỉ số tập trung công nghiệp toàn diện (Horvarth, 1970), Chỉ số Hannah và Kay (Hannah và Kay, 1977). 2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc Một số mô hình phi cấu trúc để đo lường cạnh tranh đang được phát triển để giải quyết những thiếu sót của các mô hình cấu trúc trên. Chúng là các mô hình được phát triển bởi các tác giả sau: Iwata (1974), Bresnahan (1982), Panzar và Rosse (1987). Trong số các phương pháp đó, phương pháp Panzer - Rosse là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này tính toán số liệu thống kê H, xác định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng dựa trên giá đầu vào trong doanh thu của ngân hàng. Giá trị cao của chỉ số thể hiện cơ cấu cạnh tranh trong ngành, còn giá trị thấp cho thấy sức mạnh thị trường. Để triển khai phương pháp Panzar-Rosse, tác giả cần tiến hành kiểm tra doanh thu thông qua hồi quy: ln(Revenue i, t) = 𝛼 +∑ 𝑗𝐽 = 1 𝛽 𝑗 𝜔j,i,t + 𝜃Xi,t + ƞi, t Trong đó: Revenue i, t : Tổng doanh thu của ngân hàng i trong năm t; 𝜔j,i,t : giá của yếu tố đầu vào j của ngân hàng i trên thị trường j; Xi,t: véc tơ của các biến kiểm soát ngoại sinh; ƞi, t: các yếu tố gây nhiễu. Sau đó, chúng tôi xác định thống kê H của Panzar-Rosse như sau: H = ∑ 𝑖𝐽 = 1 𝛽 𝑗 Trong đó j = 1,… j với j đầu vào. Thống kê H có thể được giải thích trong ba trường hợp. H ≤ 0 đó có nghĩa là môi trường ngân hàng độc quyền. Trong khi H = 1 cho thấy một sự cạnh tranh hoàn hảo, thì H
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 417 nằm giữa 0 và 1 thể hiện một cuộc cạnh tranh độc quyền. Cách tiếp cận này đã trở nên phổ biến trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này, như được minh họa trong Bảng 1. Bảng 1. Việc áp dụng phương pháp Panzar-Rosse Tác giả Thời Quốc gia Kết quả gian Molyneux et al. 1986- Pháp, Đức, Italia, Tây Độc quyền: Italia; Cạnh tranh độc quyền: (1994) 1989 Ban Nha, Anh Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh Vesala (1995) 1985- Phần Lan Cạnh tranh độc quyền 1992 Molyneux et al. 1986- Nhật Bản Độc quyền (1996) 1988 Coccorese (1998) 1988- Italia Cạnh tranh độc quyền 1996 Rime (1999) 1987- Thụy Sỹ Cạnh tranh độc quyền 1994 Bikker and 1989- EU Cạnh tranh độc quyền Groeneveld (2000) 1996 De Bandt and Davis 1992- Pháp, Đức, Italia Ngân hàng lớn: Cạnh tranh độc quyền ở (2000) 1996 Pháp, Đức, Italia Ngân hàng nhỏ: Cạnh tranh độc quyền ở Italia; Độc quyền ở Pháp, Đức Nguồn: Bikker (2002) 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả dữ liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Trong phần này, chúng tôi đã điều tra ảnh hưởng của FDI đến cạnh tranh ngân hàng của Séc theo cách tiếp cận cấu trúc. Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ này bằng cách kiểm tra ảnh hưởng của chỉ báo “Ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng (%)” trên mỗi biến trong số hai biến phụ thuộc, bao gồm CR-3 và HHI, bằng cách xác định mối tương quan Pearson của chúng và triển khai mô hình hồi quy. Tập dữ liệu của chúng tôi bao gồm ba biến, CR3, HHI (biến phụ thuộc) và FDI (biến độc lập). Chúng tôi đã cố gắng điều tra tác động của FDI đến cạnh tranh ngân hàng bằng cách kiểm tra mối quan hệ của CR3 và FDI ; HHI và FDI. Chi tiết về các biến đó được mô tả trong bảng dưới đây :
  6. 418 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Bảng 2. Mô tả các biến Các Mô tả Thời Nguồn dữ liệu biến gian CR3 Chỉ tiêu tập trung hóa, được xác định bởi thị 1999 Tính toán của tác giả dựa phần của CSOB, CESKA SPORITELNA, - trên Tập dữ liệu KOMERCNI BANK là 3 ngân hàng có tổng tài 2013 BankOrbis và Cơ sở dữ sản và tổng lượng tiền gửi khách hàng lớn nhất liệu Ngân hàng Quốc gia trong tổng số 47 ngân hàng ở Séc. Séc. HHI Chỉ tiêu tập trung hóa, được tính bằng tổng bình 1999 Tính toán của tác giả dựa phương thị phần của mỗi ngân hàng trên thị - trên Tập dữ liệu trường ngân hàng Séc. 2013 BankOrbis và Cơ sở dữ liệu Ngân hàng Quốc gia Séc. FDI Tỷ lệ giữa số ngân hàng có vốn nước ngoài (> 1999 Chỉ số “Ngân hàng nước 50% cổ phần là của người nước ngoài) trên tổng - ngoài trong tổng số ngân số ngân hàng. 2013 hàng (%)” từ Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu (Nguồn: Tổng hợp của các tác giả) Để xác định mối tương quan của sự cạnh tranh ngân hàng và dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Cộng hòa Séc, trước tiên, chúng tôi đã cố gắng tính toán hệ số tương quan Pearson của CR3 & FDI và HHI & FDI. Hệ số tương quan Pearson đo lường mối tương quan giữa hai biến. Công thức của mối tương quan Pearson như sau: Giá trị của hệ số tương quan Pearson nằm trong khoảng từ -1 đến 1. Nếu giá trị là 1, mối trương quan mạnh và thuận chiều, trong khi giá trị -1 cho thấy mối quan hệ mạnh và nghịch chiều. Giá trị 0 ngụ ý rằng không có mối quan hệ nào giữa hai biến này.Các tác giả đã tính toán mối tương quan Pearson giữa hai biến. Kết quả được thể hiện trong Hình 1.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 419 Hình 1. Ma trận tương quan của tập dữ liệu (Nguồn: Tính toán của tác giả) Có thể thấy trong Hình 1, hệ số tương quan Pearson của CR3 và FDI là -0,061. Giá trị này là số âm, điều này cho thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa hai biến này. Khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên thì mức độ tập trung của thị trường ngân hàng giảm và ngược lại. Hệ số tương quan Pearson của HHI và FDI là -0,069, có thể được giải thích tương tự. Kết quả này tuân theo các học thuyết kinh tế học. Tuy nhiên, mối quan hệ của chúng không chặt chẽ. Điều này cho thấy rằng biến FDI không phải là một biến dự báo tốt cho các mô hình dự đoán của CR3 và HHI. 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được lấy từ hai nguồn chính. Về dữ liệu ngân hàng của Séc, chúng tôi đã truy cập dữ liệu thông qua Bộ dữ liệu BankOrbis (BankOrbis, 2021) và Cơ sở dữ liệu Ngân hàng Quốc gia Séc (Ngân hàng Quốc gia Séc, 2021), dựa trên đó chúng tôi tính toán các chỉ số CR3 và HHI. Đối với Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng tôi đã sử dụng chỉ số “Ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng (%)” từ Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu (Worldbank, 2019). Dựa trên sự sẵn có của dữ liệu, chúng tôi đã thu được tập dữ liệu trong khoảng thời gian 15 năm từ 1999 đến 2013. Có ba biến trong tập dữ liệu , cụ thể như sau: Bảng 3. Giá trị trung tâm của dữ liệu Bảng 4. Sự biến thiên của tập dữ liệu CR3 HHI FDI CR3 HHI FDI Giá trị trung 0.6317 0.1450 59.6667 bình Độ lệch chuẩn 0.0888 0.0286 5.6146 Trung vị 0.6508 0.1593 59 Khoảng biến 0.364 0.1051 15 thiên Tối thiểu 0.3445 0.0776 52 Tối đa 0.7085 0.1827 67 (Nguồn: Tính toán của các tác giả)
  8. 420 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Bảng 3 mô tả dữ liệu trung tâm của ba biến số của tập dữ liệu từ năm 1999 đến năm 2013, bao gồm giá trị trung bình và giá trị trung vị. Trong khi điểm giá trị trung bình đưa ra giá trị số học trung bình của tập dữ liệu, điểm trung vị mô tả giá trị giữa trong danh sách theo thứ tự. Biến CR3 có giá trị trung bình là 0,6317 và trung vị là 0,6508. Biến HHI có giá trị trung bình là 0,1450 và trung vị là 0,1593. Tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng (%) giá trị trung bình là 59,6667% và trung vị là 59%. Hai con số đó ở mọi hạng mục đều gần nhau. Bảng 4 mô tả sự thay đổi của ba biến này, bao gồm tối đa, tối thiểu và độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn của mẫu cho biết mức độ trung bình, các quan sát trong mẫu so với giá trị trung bình của mẫu. Từ Bảng 4, chúng ta thấy rằng sự khác biệt trong CR-3 giữa quan sát cao nhất và quan sát thấp nhất là 0,364. Biên độ HHI là 0,1051, trong khi tỷ lệ này của các ngân hàng nước ngoài trong tổng số các ngân hàng (%) là 15%. Độ lệch chuẩn của biến FDI là 0,0888. Có nghĩa là tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng (%) quan sát được thay đổi từ con số trung bình 59% với độ lệch chuẩn 5,6146%. Các số liệu về độ lệch chuẩn của CR-3 và HHI lần lượt là 0,0888 và 0,0286. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Séc Cộng hòa Séc là một trong các nền kinh tế định hướng ngân hàng. Là một bộ phận của thị trường tài chính, lĩnh vực ngân hàng được đánh giá là ổn định và phát triển, kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hình 2. Tổng tài sản của ngân hàng Séc giai đoạn 2005 - 2016 (Đơn vị tính: nghìn tỉ CZK) (Nguồn: Ngân hàng Quốc gia Séc) Theo Nghiên cứu của BMI (2016), lĩnh vực ngân hàng Séc có một cơ quan quản lý được đánh giá tương đối hiệu quả và chặt chẽ. Ngân hàng Quốc gia Séc là cơ quan giám sát lĩnh vực tài chính ở Cộng hòa Séc. Nó quản lý và điều chỉnh tất cả các khía cạnh liên quan đến ngân hàng và tài chính như quỹ hưu trí, ngoại hối... Cộng hòa Séc cũng được kế thừa các quy định ngân hàng toàn EU. Nó tuân theo các Nguyên tắc cơ bản của Basel về Giám sát Ngân hàng Hiệu quả theo quy định của pháp luật EU.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 421 Vào đầu những năm 1990, các tổ chức trong khu vực ngân hàng của Cộng hòa Séc chứng kiến sự trỗi dậy, sau sự sụp đổ của nhiều ngân hàng quy mô vừa và nhỏ vào cuối thập kỷ (Dubská, 2013). Sau khi Cộng hòa Séc độc lập ra đời năm 1993, sự chuyển dịch kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy hoạt động trung gian tài chính, điều này cho phép số lượng các đơn vị trong ngành ngân hàng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ đó không bền vững về quy mô nền kinh tế và chất lượng quản lý của các ngân hàng. Bốn ngân hàng lớn nhất chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản của ngành ngân hàng (năm 1995) là Ngân hàng Tiết kiệm Séc, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Thương mại Tiệp Khắc và Ngân hàng Đầu tư. Sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến các ngân hàng đó. Chính phủ Séc quyết định bán cổ phần của mình tại 4 ngân hàng lớn nhất sau thất bại của các ngân hàng vừa và nhỏ và Ngân hàng Đầu tư. Kiểm soát các công ty nước ngoài sau khi tư nhân hóa (2002-2008) Thông qua hoạt động bán hàng, lĩnh vực ngân hàng của Séc gần như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của nước ngoài. Nước ngoài kiểm soát hơn 95% tài sản, khoản vay và tiền gửi của toàn bộ khu vực ngân hàng (Dubská, 2013). Các ngân hàng được hưởng lợi từ nhu cầu lớn của các hộ gia đình Séc về nhà ở và thế chấp của họ. Tình trạng tài chính tốt của các ngân hàng Séc cũng là do danh mục đầu tư của họ chỉ chứa một lượng rủi ro không đáng kể và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản (Dubská, 2013). Tồn tại trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu và những năm tiếp theo (2008- nay) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngân hàng ở Cộng hòa Séc, như thể hiện trong Hình 1. Kể từ năm 2002, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các thương vụ mua lại của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn lợi nhuận trung bình ở Liên minh châu Âu. Mức an toàn vốn cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu của Công ước Basel (Dubská, 2013). Ngành ngân hàng chỉ bị ảnh hưởng sau đó trong năm 2011 và 2012 và bắt đầu phát triển trở lại từ năm 2013. Ngành ngân hàng đang thể hiện mức vốn, khả năng sinh lời và thanh khoản cao nhất từ trước đến nay trong năm 2018. Ngành ngân hàng bước vào giai đoạn cấp tính của cuộc khủng hoảng coronavirus với vị thế vốn mạnh, khả năng sinh lời cao và tính thanh khoản cao. (Ngân hàng Quốc gia Séc, 2019). Phản ứng của ngành ngân hàng trong lĩnh vực rủi ro tín dụng nghiêm trọng đã bị tắt tiếng do áp dụng tính linh hoạt trong khuôn khổ kế toán và quy định cũng như các biện pháp ổn định kinh tế. Ngân hàng Trung ương gần đây đã tiến hành một cuộc kiểm tra quyết liệt và kết luận rằng đã chuẩn bị tốt cho những cú sốc bất lợi trong lĩnh vực ngân hàng của Séc trong đại dịch (Atradius, 2020). Tuy nhiên, cuộc suy thoái đang diễn ra vẫn làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng và làm tăng tỷ lệ nợ xấu (Atradius, 2020). Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng của các nền kinh tế thị trường mới nổi kể từ những năm 1990 đã gia tăng nhanh chóng. Papi (1999) kết luận rằng FDI mang lại cơ hội vàng để phát triển lĩnh vực ngân hàng của nước sở tại. Một số nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp luận khác nhau để phát triển mối quan hệ giữa FDI và hoạt
  10. 422 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA động ngân hàng. Có một số tài liệu đã được thành lập chỉ ra tác động của FDI trong ngành ngân hàng của các thị trường mới nổi nói chung (BIS, 2005). Theo Bikker (2002), các biện pháp tập trung và cạnh tranh là cần thiết cho chính sách công liên quan đến phúc lợi liên quan đến cấu trúc thị trường khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu về mối liên hệ giữa FDI và cạnh tranh ngân hàng là rất ít. Do đó, nhu cầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và cạnh tranh ngân hàng được thúc đẩy. Như đã đề cập ở trên, các ngân hàng nước ngoài chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số ngân hàng và tài sản ở Cộng hòa Séc. Tính đến ngày 27 tháng 2 năm 2021, có 47 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 10 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Quốc gia Séc, 2021). 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình Để đánh giá kết quả của các mô hình hồi quy, chúng tôi đã phân tích sự phù hợp mô hình tổng thể, ý nghĩa và ý nghĩa thống kê của các hệ số của các mô hình. Để đánh giá sự phù hợp của mô hình tổng thể, chúng tôi đã sử dụng R-bình phương (R-squared) và Lỗi trung bình bình phương gốc (Root Mean Square Error, RMSE). R bình phương là thước đo cho biết tỷ lệ của tổng phương sai có thể được giải thích bởi mô hình. Lỗi trung bình bình phương gốc cho biết mô hình phù hợp với dữ liệu như thế nào, minh họa mức độ gần gũi của các điểm dữ liệu quan sát được và các giá trị dự đoán của mô hình. Giá trị của RMSE càng thấp thì mô hình càng phù hợp với dữ liệu. CR-3 và tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng Chúng tôi thiết lập mô hình hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài và CR-3 như sau: CR3 = 𝛽0 + 𝛽1 FDI + ɛ Chúng tôi đã chạy mô hình hồi quy và kết quả của mô hình được mô tả trong Hình 3. Hình 3. Kết quả của mô hình hồi quy các biến CR3 và FDI (Nguồn: Tính toán của các tác giả)
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 423 Tổng thể phù hợp với mô hình. Vì R- bình phương là 0,38%, nên biến FDI chỉ có thể giải thích 0,38% cho biến CR3. RMSE của mô hình hồi quy là 0,092, cao hơn độ lệch chuẩn. Kết quả RMSE gợi ý rằng biến độc lập không có khả năng dự đoán tốt biến phụ thuộc. Phân tích hệ số ước lượng Hệ số chặn β0 = 0,6896 chỉ ra rằng nếu biến FDI bằng 0, CR3 sẽ bằng 0,6896. Hệ số chặn có ý nghĩa thống kê vì giá trị p của nó 0,021 nhỏ hơn 0,05, là mức độ tin cậy. Hệ số β1 = -0,001 cho biết khi tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng ở Séc tăng 1% thì chỉ số CR3 sẽ giảm 0,1%. Hệ số này không có ý nghĩa thống kê vì giá trị p của nó là 0,828 lớn hơn 0,05 (mức độ tin cậy). Kết quả cho thấy rằng biến FDI không có ảnh hưởng đáng kể đến biến CR3. Chúng tôi có thể kết luận rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa dòng vốn FDI và cạnh tranh ngân hàng ở Cộng hòa Séc từ năm 1999 đến năm 2013. HHI và tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trên tổng số ngân hàng Chúng tôi thiết lập mô hình hồi quy để xem xét mối quan hệ giữa dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài và HHI như sau: HHI = 𝛽0 + 𝛽1 FDI + ɛ Chúng tôi đã chạy mô hình hồi quy và kết quả của mô hình được mô tả trong Hình 4. Hình 4. Kết quả của mô hình hồi quy các biến HHI và FDI (Nguồn: Tính toán của tác giả) Tổng thể phù hợp với mô hình. Vì R bình phương là 0,47%, biến FDI chỉ có thể giải thích 0,47% của biến HHI. RMSE của mô hình hồi quy là 0,0296, cao hơn độ lệch chuẩn. Kết quả RMSE gợi ý rằng biến độc lập không có khả năng dự đoán tốt biến phụ thuộc. Phân tích hệ số ước lượng Hệ số chặn β0 = 0,171 chỉ ra rằng nếu biến FDI bằng 0, HHI sẽ bằng 0,6896. Mức đánh chặn không có ý nghĩa thống kê vì giá trị p của nó là 0,064 lớn hơn 0,05. Hệ số β1 = - 0,0003 cho biết khi tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng ở Séc tăng 1% thì chỉ
  12. 424 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA số HHI sẽ giảm 0,03%. Hệ số này không có ý nghĩa thống kê vì giá trị p của nó là 0,808 lớn hơn 0,05. Kết quả cho thấy rằng biến FDI không có ảnh hưởng đáng kể đến biến HHI. Từ đó, chúng tôi có thể kết luận rằng không có mối quan hệ đáng kể nào giữa dòng vốn FDI và cạnh tranh ngân hàng ở Cộng hòa Séc từ năm 1999 đến năm 2013. Trực quan hóa đồ thị Hình 5. Biểu đồ phân tán của các biến Hình 6. Biểu đồ phân tán của các biến HHI CR-3 và FDI và FDI (Nguồn: Tính toán của các tác giả) Hình 5 và 6 cũng chỉ ra rằng các đường thẳng không khớp với điểm dữ liệu. Chúng ta có thể ngụ ý phát biểu tương tự về mối quan hệ giữa từng biến trong số hai biến như trên. 5. Một số hàm ý chính sách và kết luận Nghiên cứu thu được bộ dữ liệu với ba biến, bao gồm CR-3, HHI và tỷ lệ ngân hàng nước ngoài trong tổng số ngân hàng, để xem xét tác động của dòng vốn FDI đến cạnh tranh ngân hàng ở Cộng hòa Séc. Mặc dù mối tương quan Pearson gợi ý một mối quan hệ đối nghịch, nhưng không có mối liên hệ đáng kể nào được kết luận. Kết quả từ các mô hình hồi quy cũng cho thấy không có mối quan hệ chặt chẽ nào giữa dòng vốn FDI và năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng ở Cộng hòa Séc từ năm 1999 đến năm 2013. Nghiên cứu tại Cộng hòa Séc để điều tra xem dòng vốn FDI có thể ảnh hưởng như thế nào đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của nước sở tại. Mặc dù mối quan hệ này không đáng kể, nhưng mối tương quan nghịch vẫn cho thấy mức độ tập trung ngân hàng sẽ giảm do sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài. Mức độ tập trung ngân hàng giảm có xu hướng thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng. Một mặt, khi cạnh tranh tăng lên giũa các ngân hàng sẽ tránh sự thao túng thị trường của một số ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế sau thời gian dài giãn
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 425 cách do Covid 19, trong ngắn hạn cần đưa ra các chính sách thu hút nguồn vốn FDI nhằm tạo động lực khôi phục và phát triển kinh tế sau đại dịch. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Séc cũng cần hỗ trợ chính sách đối với nhóm các ngân hàng trong nước để tránh việc thị trường bị thao túng bởi khối ngoại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu thị trường. Do đó, nghiên cứu thúc đẩy các cơ quan quản lý thiết lập một chính sách có thể cân bằng giữa việc khuyến khích dòng vốn FDI đảm bảo về chất lượng và khối lượng nguồn vốn hợp lí và sự bảo vệ cần thiết đối với các ngân hàng trong nước. Có một số hạn chế nhất định khi thực hiện nghiên cứu này. Thách thức đầu tiên là thiếu dữ liệu. Chúng tôi đặt mục tiêu thu thập dữ liệu từ năm 1999 đến năm 2019. Tuy nhiên, phụ thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu, chúng tôi chỉ có khoảng thời gian 15 năm từ 1999 đến 2013. Phạm vi nghiên cứu không được cập nhật đầy đủ. Ngoài ra, còn có các chỉ số khác để đo lường cạnh tranh ngân hàng chưa được sử dụng trong nghiên cứu. Hai biến CR3 và HHI, là các biện pháp tiếp cận cấu trúc, có những hạn chế nhất định. Các đề xuất cho nghiên cứu trong tương lai có thể tận dụng việc sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc, chẳng hạn như thống kê H của Panzar-Rosse. PHỤ LỤC Bộ dữ liệu ngân hàng Séc Năm CR3 HHI FDI 1999 0.6355 0.1593 52 2000 0.7072 0.1758 52 2001 0.6582 0.1630 54 2002 0.6508 0.1593 54 2003 0.6790 0.1667 57 2004 0.5965 0.1314 57 2005 0.6217 0.1420 55 2006 0.6219 0.1202 59 2007 0.5983 0.1328 64 2008 0.5975 0.1233 67 2009 0.7085 0.1827 67 2010 0.7049 0.1809 67
  14. 426 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Năm CR3 HHI FDI 2011 0.6842 0.1711 64 2012 0.6675 0.1638 64 2013 0.3445 0.0776 62 Nguồn: BankOrbis (2021), Ngân hàng Quốc gia Séc (2021), Ngân hàng Thế giới (2019) và tính toán của các tác giả Tài liệu tham khảo Atradius (2020), Czech Republic Country Report, Available at: https://group.atradius.com/publications/country-report-eastern-europe-hungary- 2020.html [Accessed on 8 March 2021]. Bank for International Settlements. (2004), Foreign direct investment in the financial sector of emerging market economies, Available at: https://www.bis.org/publ/cgfs22.pdf (Accessed on 8 March 2021). Bank for International Settlements. (2005), Bank for Foreign direct investment in the financial sector - experiences in Asia, central and eastern Europe and Latin America, Available at: https://www.bis.org/publ/cgfs25.pdf (Accessed on 8 March 2021). BankOrbis. (2021), Available at: https://bankfocus.bvdinfo.com/version- 202155/bankfocus/1/Companies/dashboard/Index?refreshTopPos=0&format=_standar d&BookSection=PROFILE&uniqueId=True (Accessed on 27 March 2021). Bikker, J.A. and Groenevel, J.M. (2000), ‘Competition and Concentration in the EU Banking Industry’, Kredit und Kapital 33, pp.62-98. Bikker, J.A., and Haaf, K., (2000) 'Measures of competition and concentration in the banking industry: a review of the literature', De Nederlandsche Bank Research Series Supervision No. 27, [online], Available at: http://www.dnb.nl/en/binaries/ot027_tcm47-146045.pdf (Accessed on 8 March 2021). BMI Research, (2017), Czech Republic Commercial Banking Report (2016), Available at: http://store.bmiresearch.com/czech-republic-commercial-banking-report.html. [Accessed on 8 March 2021). Bresnahan, T.F. (1982), 'The Oligopoly Solution Concept is Identified', Economic Letters 10, pp.87-92. Coccorese, P. (1998), 'Assessing the Competitive Conditions in the Italian Banking System: Some Empirical Evidence', BNL Quarterly Review 205, pp.171-191.
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 427 Czech National Bank (2021), Financial sector portal, Available at: https://apl.cnb.cz/apljerrsdad/JERRS.WEB30.CAS_RADA_DRUHA_STAT4 (Accessed on 8 March 2021). Czech National Bank (2021), Financial sector portal, Available at: https://apl.cnb.cz/apljerrsdad/JERRS.WEB30.CAS_RADA_DRUHA_STAT4 [Accessed on 7 May 2021]. Davies, S.W. (1979), 'Choosing between Concentration Indices: The Iso-Concentration Curve', Economica 46, pp.67-75. De Bandt, O. and Davis, E.P. (2000), 'Competition, Contestability and Market Structure in European Banking Sectors on the Eve of EMU', Journal of Banking & Finance 24, pp.1045-1066. Demsetz, H., (1973), 'Industry Structure, Market Rivalry and Public Policy', Journal of Law and Economics 16, pp.1-10. Dubská, D. (2013), 'The Czech Banking Sector: Two Decades with the Shuttle Changes', Statistika: Statistics and Economy Journal, vol. 93, pp.71-82. Forte, Rosa & Sarmento, Paula. (2014), ‘Does FDI increase market concentration? An evaluation of the Portuguese manufacturing industries’, Acta Oeconomica. 64. 463- 480 Hall, M. and N. Tideman (1967), 'Measures of Concentration', American Statistical Association Journal, pp.162-168. Hannah, L. and Kay, J.A. (1977), ‘Concentration in Modern Industry’, MacMillan Press, London. Hart, P.E. (1975), 'Moment Distribution in Economics: An Exposition', The Journal of the Royal Statistical Society, series A, 138, pp.423-434. Hordones, C., & Sanvicente, A.Z. (2021), 'Structure, market power, and profitability: evidence from the banking sector in Latin America', Revista Contabilidade & Finanças, 32(85) Horvarth, J. (1970), 'Suggestion for a Comprehensive Measure of Concentration', Southern Economic Journal 36, pp.446- 452. Iwata, G. (1974), 'Measurement of Conjectural Variations in Oligopoly', Econometrica 42, pp.947-966. Jansen, D., & de Haan, J. (2003), ‘Increasing concentration in European banking: A macro- level analysis’, Netherlands Central Bank. Lau, L. (1982), 'On Identifying the Degree of Competitiveness from Industry Price and Output Data', Economic Letters 10, pp.93-99. Martin, S. (1993), ‘Advanced Industrial Economics’, Blackwell, New York and Oxford.
  16. 428 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Molyneux, P., D.M. and Lloyd-Williams and J. Thornton (1993), 'Competitive Conditions in European Banking', Journal of Banking & Finance 18, pp.445-459. Molyneux, P., Y. and Altunabas, E. Gardener (1996),’ Efficiency in European Banking’, John Wiley & Sons Ltd. Nwanji, T., Kerry, H.et al. (2020), 'Impact of Foreign Direct Investment on the Financial Performance of Listed Deposit Banks in Nigeria', International Journal of Financial Research, pp.11. 323. 10.5430/ijfr.v11n2p323. OECD Benchmark Definition of Foreign Direct Investment, (2008), FOURTH EDITION. Panzar, J.C. and J.N. Rosse (1987), 'Testing for 'Monopoly' Equilibrium', Journal of Industrial Economics 35, pp.443-456. Papi, L. & Revoltella, D. (1999), 'Foreign Direct Investment in the Banking Sector: A Transitional Economy Perspective', Development Working Papers. Rime, B. (1999), ‘Mesure de degré de co’ncurrence dans le système bancaire Suisse à l’aide du modèle de Panzar et Rosse’, Revue Suisse d’Economie Politique et de Statistique, 135, pp.21-40. Rosenbluth, G. (1955), ‘Measures of Concentration, in Business Concentration and Price Policy’, National Bureau Committee for Economic Research, Princeton, pp.57-99. Shaffer, S. (1989), 'Competition in the U.S. Banking Industry', Economic Letters 29, pp.321- 323. Shaffer, S. (1993), 'A Test of Competition in Canadian Banking', Journal of Money, Credit, and Banking 25,pp.49-61. Suominen, M. (1994), 'Measuring Competition in Banking: A Two-Product Model', Scandinavian Journal of Economics 96, pp.95-110. Tan, Yong & Konara, Palitha & Johnes, Jill. (2017),’FDI and Heterogeneity in Bank Efficiency: Evidence from Emerging Markets’, SSRN Electronic Journal. Tanna, S. (2009), 'The impact of foreign direct investment on total factor productivity growth: international evidence from the banking industry', Managerial Finance, pp.297-311. Vesala, J. (1995) Testing for Competition in Banking: Behavioral Evidence from Finland, Bank of Finland Studies, E:1. Worldbank (2016), Banking competition, Available at: https://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/gfdr-2016/background/banking- competition (Accessed on 8 March 2021). Worldbank (2019), Global Financial Development Database, Available at: https://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/data/global-financial-development- database [Accessed on 7 May 2021].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0