intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

46
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả khảo sát nguồn lao động chất lượng cao hiện tại ở Bình Dương, bài viết đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lao động chất lượng cao tại địa phương này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0072 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Trần Minh Đức Khoa KHXH&NV, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dƣơng ductm@tdmu.edu.vn TÓM TẮT: Trƣớc xu thế hội nhập vào nền kinh tế tri thức thế giới, tỉnh Bình Dƣơng cần có các nguồn lực nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ, nguồn lực con ngƣời… Trong đó, nguồn lực con ngƣời đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất, có tính chất quyết định sự tăng trƣởng và phát triển xã hội, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động đƣợc đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phƣơng tiện và phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Từ kết quả khảo sát nguồn lao động chất lƣợng cao hiện tại ở Bình Dƣơng, bài viết đƣa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lao động chất lƣợng cao tại địa phƣơng này trong thời gian tới. Từ khóa: Doanh nghiệp, kinh tế, nguồn lao động chất lƣợng cao. I. KHÁI QUÁT CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Trong vài thập niên qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), đã tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam mở rộng khả năng trao đổi, hợp tác kinh tế trên nhiều lĩnh vực với các nƣớc mà trong đó có lĩnh vực kinh tế. Vận dụng quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng đã xác định đúng hƣớng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội (KT - XH) của địa phƣơng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng lần thứ VIII (2005) xác định: “cần cân nhắc lựa chọn các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, những nhà đầu tƣ có tiềm lực và khả năng tài chính lớn để tạo sự bức phá trong phát triển công nghiệp của vùng và của tỉnh” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2005). Về đối tác thu hút vốn FDI, Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng xác định: “thu hút các đối tác mạnh, các tập đoàn có công nghệ nguồn từ các nƣớc tiên tiến, tránh làm tràn lan kém hiệu quả” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2005). Trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc về thu hút vốn FDI của địa phƣơng trong những năm (2005 - 2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng lần thứ IX (2010) tiếp tục xác định: “Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) xúc tiến đầu tƣ nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các DN nƣớc ngoài có trình độ kĩ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại; chú trọng kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài vào các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, công nghệ phụ trợ, các ngành công nghệ cao,..” (Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng, 2010). Đại hội đặt ra nhiệm vụ đối với toàn hệ thống chính trị cần phải nâng cao tính hiệu quả trong công tác xúc tiến đầu tƣ, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, ban hành các chính sách ƣu đãi và nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nƣớc để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng về thu hút vốn FDI, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng đã ban hành nhiều kế hoạch để tăng cƣờng công tác thu hút vốn FDI. Có thể kể đến nhƣ: Nghị quyết số 30/2010/NQ-HDND về kế hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2010-2015 xác định thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả thời kì đạt trên 5 tỉ đô la Mĩ. Trong Nghị quyết số 19/2013/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2014 cũng xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2013 là thu hút vốn FDI khoảng 1 tỉ USD. Nghị quyết số 25/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng cũng đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2014 tăng cao, “ƣớc đạt 1,6 tỉ USD và đặt mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2015 là khoảng 1 tỉ USD” (Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, 2014). Trong báo cáo số 101/BC-UBND đánh giá kết quả thu hút vốn FDI trong 5 năm (2011- 2015) là 10, 2 tỉ USD và vƣợt gấp đôi so với kế hoạch đề ra với 725 dự án đăng kí mới và 685 dự án điều chỉnh và đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2015 - 2020, Bình Dƣơng cần phải thu hút trên 7 tỉ USD vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nhấn mạnh các biện pháp thực hiện: “Tích cực chủ động tạo dựng môi trƣờng quốc tế thuận lợi, tranh thủ khai thác các nguồn lực từ bên ngoài,… triển khai các giải pháp đồng bộ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp kĩ thuật cao, công nghiệp phụ trợ và các ngành dịch vụ” (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dƣơng, 2011). II. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Bƣớc vào thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), đặc biệt từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu lực
  2. 128 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG năm 1988, mức thu hút FDI vào Bình Dƣơng từng bƣớc đáp ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Khu vực kinh tế FDI ngày càng bổ sung thêm nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển KT - XH, đồng thời giải quyết đƣợc việc làm cho một lực lƣợng lao động đáng kể tại địa phƣơng và các vùng lân cận. A. Quy mô, cơ cấu nguồn lao động chất lượng cao Đến nay Bình Dƣơng đã hình thành 29 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 12.743 ha và 12 cụm công nghiệp với diện tích 790 ha (có 9 cụm đã đi vào hoạt động). Trong đó có một số KCN có hệ thống hạ tầng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế (nhƣ KCN Việt Nam - Singapore I, II, KCN Kĩ thuật cao Mapletree) đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện ích phục vụ, tạo điều kiện thu hút hiệu quả các dự án đầu tƣ FDI có quy mô lớn, công nghệ kĩ thuật cao vào địa bàn tỉnh. Bình Dƣơng hiện đứng thứ 3 cả nƣớc (sau TP. HCM và Hà Nội) về thu hút vốn đầu FDI với 3.702 dự án đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ còn hiệu lực, có tổng vốn đầu tƣ 33,8 tỉ USD. Quy mô trung bình dự án khoảng 9,1 triệu USD. Tính đến nay, tại Bình Dƣơng có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ hoạt động (Cục Thống kê Bình Dƣơng, 2019). Bảng 1: Danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đứng đầu tại Bình Dƣơng (thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Bình Dương, 2020) Vốn đăng ký STT Quốc gia/vùng lãnh thổ Dự án Tỉ lệ (tỉ USD) 1 Nhật Bản 313 16,3 % 5,65 2 Đài Loan 838 15,8 % 5,42 3 Singapore 241 12,1 % 4,14 4 Samoa 129 9,6 % 3,27 5 Hàn Quốc 742 9,2 % 3,14 6 British Virgin Islands 167 6,9 % 2,36 7 Hồng Kông 205 5,4 % 1,85 8 Cayman Islands 19 3,9 % 1,34 9 Trung Quốc 401 3,4 % 1,69 10 Hà Lan 41 3,1 % 1,07 Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 4.000 DN FDI và hơn 40.000 DN trong nƣớc với tổng số lao động làm việc tại thời điểm cuối năm 2019 là 1,2 triệu, trong đó có khoảng 85 % lao động là ngƣời ngoài tỉnh. DN trong nƣớc tại Bình Dƣơng chiếm tỉ trọng 90 % về số DN và 70 % về lao động; DN FDI tuy chỉ chiếm tỉ trọng 10 % về DN nhƣng chiếm 30 % về lao động tại địa phƣơng (Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dƣơng, 2020). Qua số liệu khảo sát cuối năm 2019 tại 10 DN FDI Bình Dƣơng (SNP Co., Ltd; ABE Industrial Vietnam Co., Ltd; Dai Hoa Company Limited; Kaiser Furniture (VietNam) Joint Stock Company; Grand Wood (VietNam) Co., Ltd; Foster Electric (Vietnam) Co., Ltd; Wonderful Sai Gon Electrics Co., Ltd (WSE); Prosper Joint Stock Company; SV Probe Vietnam Co.,Ltd ; Tae Young Vina) cho thấy, lực lƣợng lao động tại các DN FDI từ 20 tuổi đến 40 tuổi chiếm 90 % trong các nhóm tuổi tham gia lao động, nhóm tuổi 20-25 chiếm 30 %, nhóm tuổi 26-35 chiếm 40 %, nhóm tuổi 35-40 chiếm 30 %. Lực lƣợng lao động nữ chiếm tỉ lệ 51,06 % tổng số lao động, tỉ lệ lao động nữ trong các nhóm tuổi cao hơn tỉ lệ lao động nam trung bình từ 2- 4 %. Tỉnh Bình Dƣơng hiện nay là một trong những trung tâm đào tạo nguồn lực lớn của khu vực Đông Nam Bộ, nguồn cung lao động đã qua đào tạo, đặc biệt là lao động chất lƣợng cao (CLC) của tỉnh ngày một tăng. Hằng năm tại Bình Dƣơng có 40.000 sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kĩ thuật, các lớp đào tạo ngắn hạn tốt nghiệp ra trƣờng. Tuy vậy, xét về số lƣợng, số lao động này (kể cả sử dụng hết), vẫn chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu về lao động đã qua đào tạo cho các DN đặc biệt là các DN FDI trong KCN. Đó là chƣa kể số lao động này ra trƣờng còn đƣợc nhiều địa phƣơng khác ở các tỉnh thành phía Nam thu hút, nhƣ TP. HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu,… Do vậy thực tế tình trạng thiếu hụt lao động CLC vẫn diễn ra hàng năm, việc tham gia của các cơ sở đào tạo về nguồn lao động vẫn chƣa có bƣớc nhảy vọt trong việc đáp ứng đủ nhu cầu của các DN. Có 70 % chủ DN qua khảo sát cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động đƣợc đào tạo đúng ngành nghề và 90 % DN cho biết rất khó tuyển dụng lao động có trình độ cao sau khi nâng cao công nghệ và đầu tƣ nhiều vốn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn hai điểm thách thức nữa là có tới 60 % DN sử dụng lao động phản ánh rằng các kĩ năng mà lao động đƣợc đào tạo bị lệch so với các kĩ năng mà DN cần và 30 % cho biết các kĩ năng đƣợc đào tạo của lao động mới chƣa phù hợp với nhu cầu DN. Hiện nay, do chất lƣợng đào tạo của các cơ sở đào tạo còn nhiều hạn chế nên chƣa có sự thay đổi mới trong việc
  3. Trần Minh Đức 129 nâng cao chất lƣợng đào tạo. Trong đó, số lao động đã qua đào tạo, chỉ có khoảng 40 % đáp ứng đƣợc nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì khi tuyển dụng nguồn lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động CLC các DN thƣờng chú trọng đầu tiên đến năng lực thực tế của ứng viên. Thời gian gần đây, để có đƣợc số lao động CLC tối thiểu vận hành công việc, các DN phải cạnh tranh, linh hoạt trong việc tuyển dụng. Ngoài hình thức đăng quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua kênh Trung tâm Dịch vụ việc làm, quảng cáo bằng tờ rơi, áp phích,… nhiều DN còn tuyển dụng lao động thông qua môi giới hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ sở đào tạo. Nhƣ vậy, so với các DN trong nƣớc, các DN FDI thể hiện sự năng động trong tuyển dụng lao động CLC. Các DN này không chỉ năng động trong việc tuyển dụng lao động CLC từ các cơ sở đào tạo mà còn lôi kéo lao động CLC từ các DN trong nƣớc bằng nhiều chính sách ƣu đãi khác nhằm thu hút lao động nhƣ: thu nhập cao, điều kiện làm việc, cơ hội sự thăng tiến,... B. Thể lực của nguồn lao động chất lượng cao Trong nền sản xuất hiện đại, vấn đề sức khỏe thể lực và thần kinh ngƣời lao động giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành công việc. Nội dung của phẩm chất này thể hiện ở các thông số nhƣ chiều cao, cân nặng, các chỉ số về sức khỏe thể lực, nhất là sự dẻo dai và tâm lý. Các chỉ số nói trên của ngƣời lao động càng tiếp cận các tiêu chuẩn quy định quốc tế thì phẩm chất này của ngƣời lao động càng đƣợc cải thiện. Trong phiên họp thƣờng kỳ tháng 7 năm 2013, Chính phủ thảo luận về dự thảo đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế”. Góp ý cho đề án, Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nêu thực trạng báo động về tầm vóc và thể lực của ngƣời Việt Nam. Theo đó, chiều cao trung bình của nam thanh niên là 1,61m, nữ 1,53m; lần lƣợt thấp hơn mức chuẩn thế giới là 8 và 9 cm. Trong 30 năm qua, chỉ số chiều cao của ngƣời Việt tăng không đáng kể. So với tầm vóc của thanh niên các nƣớc trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, tầm vóc của thanh niên Việt Nam kém hơn rất nhiều. Theo kết quả khảo sát tại các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng, tình trạng thể lực của nguồn lao động CLC theo đánh giá chỉ dừng ở mức trung bình, mới đáp ứng với cƣờng độ làm việc bình thƣờng (chƣa tăng ca, chƣa sử dụng công cụ nặng). Theo quan điểm chung của đại diện hầu hết các DN khảo sát, nếu ngƣời lao động không có thể lực tốt sẽ thiếu nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc và sẽ không đảm bảo đủ sức khoẻ để sẵn sàng tăng ca khi DN có nhiều đơn hàng. Ngoài ra, khi lao động có nền tảng thể lực mức trung bình trở xuống sẽ rất khó khăn trong sử dụng và vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong môi trƣờng không thuận lợi (trên cao, dƣới sâu) với cƣờng độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh tâm lý lớn. Điều này cũng trùng với ý kiến của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh tại phiên họp thƣờng kỳ tháng 7 năm 2013 của Chính phủ là nếu không cải thiện thể lực và tầm vóc hụt chuẩn gần 10 cm thì ngƣời Việt Nam không thể đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH. Bảng 2: Thống kê đánh giá của các DN FDI Bình Dƣơng về thể lực lao động (thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát tại 10 DN FDI) Mức đánh giá của DN (%) Các tiêu chí đánh giá Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Nhanh nhẹn, hoạt bát, dẻo dai trong công việc 15 70 10 5 0 Khả năng chống chọi với bệnh tật (mật độ nghỉ 20 60 20 0 0 phép vì lý do sức khỏe) Chịu đựng những tác động của môi trƣờng một 30 60 10 0 0 cách bền bỉ Khả năng làm thêm giờ dựa trên sức khoẻ 10 70 10 10 0 Nhƣ vậy có thể thấy, thể lực của lao động CLC tại các DN FDI tỉnh Bình Dƣơng hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Điều này có sự tác động nhất định đến chất lƣợng và hiệu quả công việc của các DN cũng nhƣ khả năng tăng thu nhập của chính bản thân ngƣời lao động. Tuy vậy đây cũng là những khó khăn chung của các địa phƣơng khác ở Việt Nam chứ không riêng Bình Dƣơng. Việc khắc phục khó khăn hạn chế về thể lực của nguồn lao động CLC trong các DN FDI là vấn đề lâu dài cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và đƣợc tiến hành trong một thời gian dài 10, 20 năm chứ không thể thực hiện trong sớm chiều. C. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ nguồn lao động chất lượng cao Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận. Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trong DN là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng ngƣời lao động, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách
  4. 130 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh; sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN đó nói riêng và nền KT - XH nói chung. Thực tế cho thấy, ở phần lớn các DN ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao thì DN đó phát triển nhanh, ngƣợc lại với những DN có trình độ lao động thấp thì phát triển chậm và năng suất lao động khó cải thiện. Theo khảo sát, đội ngũ lao động CLC làm việc trong khu vực FDI tỉnh Bình Dƣơng trong những năm qua có xu hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy vậy mức chuyển biến này diễn ra chậm và vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của địa phƣơng, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng nhƣ nâng cấp vị thế của Bình Dƣơng trong chuỗi giá trị đó. Bảng 3: Trình độ lao động qua đào tạo tại các DN FDI Bình Dƣơng (thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát tại 10 DN FDI) Số lƣợng lao động khảo sát ĐT ĐT ĐT sơ ĐT ĐT cao ĐT đại ĐT sau tại 10 DN FDI Bình Dƣơng Trung Trung cấp trung đẳng học đại học học cơ sở học phổ cấp thông 13.100 3.799 9.301 5.606 3.117 2.554 1.781 3 % 29 71 42,8 23,8 19,5 13,6 0,02 Phân tích số liệu Bảng 3 cho thấy, trình độ học vấn nguồn lao động CLC tại Bình Dƣơng tốt nghiệp THCS đạt 29 %, THPT đạt tỉ lệ 71 %; Cơ cấu trình độ chuyên môn kĩ thuật có trình độ Sơ cấp: 42,8 %, Trung cấp: 23,8 %, Cao đẳng: 19,5 %, Đại học: 13,6 % Sau đại học: 0,02 %. Trong khi các DN FDI cho biết họ cần tối thiểu 70 % lao động làm việc đạt trình độ qua đào tạo từ trung cấp trở lên. Việc thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh nói chung và bản thân từng DN nói riêng. Bảng 4: Đánh giá mức độ hài lòng của DN FDI về nguồn lao động CLC (tại thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát 10 DN FDI) Mức độ đánh giá của DN Các tiêu chí đánh giá Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Ý thức kỷ luật, tính tự giác 3 6 1 0 0 Về thể lực làm việc 1 8 1 0 0 Sự tỉnh táo, sáng tạo, sảng khoái tinh thần khi 1 9 1 0 0 làm việc Kĩ năng mềm, khả năng hợp tác, làm việc nhóm 5 5 0 0 0 Trình độ ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp với ngƣời 8 2 0 0 0 nƣớc ngoài Khả năng làm cùng 1 công việc ở nƣớc ngoài 2 7 1 0 0 Bên cạnh đó, với riêng số lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật đạt chuẩn về bằng cấp đào tạo thì vẫn có khuynh hƣớng nặng về hiểu biết lý thuyết nhƣng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trƣờng cạnh tranh công nghiệp. Lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề, kĩ năng, tay nghề của sinh viên ra trƣờng vẫn còn yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, dẫn đến thiếu nghiêm trọng lao động kĩ thuật trình độ cao, các nhà quản lý và chuyên gia giỏi để bắt kịp xu thế chung của thời kỳ công nghiệp 4.0. D. Nhân cách nguồn lao động chất lượng cao Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, lao động nƣớc ta nói chung đang bộc lộ những nhƣợc điểm rất cơ bản. Ngƣời lao động còn bị ảnh hƣởng nặng nề tƣ tƣởng, thói quen của nền sản xuất tiểu nông manh mún, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế, lãng phí; tác phong công nghiệp chƣa trở thành phổ biến, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu bởi tính tự do của nền văn hóa tiểu nông; khả năng làm việc theo nhóm, làm việc trong môi trƣờng đa văn hóa, đa sắc tộc còn rất hạn chế, đặc biệt là những rào cản về văn hóa, về ngôn ngữ khi có yếu tố lao động nƣớc ngoài hoặc làm việc ở nƣớc ngoài. Là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của khu vực phía Nam thu hút đƣợc nhiều lao động từ khắp các vùng miền đất nƣớc đến sinh sống, học tập và lao động, vì thế nhân cách của đội ngũ lao động chất lƣợng cao tỉnh Bình Dƣơng cũng bị ảnh hƣởng bởi những truyền thống ấy. Tuy
  5. Trần Minh Đức 131 nhiên qua khảo sát lao động làm việc trong các DN FDI, do đây là đội ngũ lao động chủ yếu đã qua đào tạo nên có những bƣớc tiến bộ hơn so với đội ngũ lao động phổ thông. Bảng 5: Thống kê mô tả điểm đánh giá của các DN FDI về nhân cách ngƣời lao động (thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát tại 10 DN FDI) Điểm đánh giá của DN Các chỉ tiêu đánh giá về nhân cách Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Hạnh kiểm 0 2 8 0 0 Trách nhiệm trong chuyên môn 0 2 2 6 0 Tinh thần cầu tiến trong chuyên môn 0 1 8 1 0 Tác phong làm việc nghiêm túc 0 2 8 0 0 Trách nhiệm với đồng nghiệp 0 1 2 7 0 Tuân thủ chủ trƣơng - pháp luật của Nhà 0 1 7 2 0 nƣớc và nội quy của công ty Có thể thấy một số yếu tố đƣợc các DN đánh giá cao nhất đối với lao động CLC ở Bình Dƣơng hiện nay là tinh thần trách nhiệm trong chuyên môn và trách nhiệm với đồng nghiệp. Một điểm đáng ghi nhận nữa là hạnh kiểm, tinh thần cầu tiến trong chuyên môn, tác phong làm việc và việc tuân thủ chủ trƣơng của đảng, pháp luật của nhà nƣớc và nội quy DN đã đạt ở mức khá, các tiêu chí này từ năm 2015 trở về trƣớc theo các DN chỉ ở mức trung bình, thậm chí trong một vài DN còn biểu hiện yếu. Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy yếu tố nhân cách có sự tác động nhất định đến chất lƣợng của nguồn lao động. Thực tiễn chỉ ra, việc lao động không tuân thủ các nội quy, quy định; không có trách nhiệm, thiếu tinh thần cầu tiến và hoà đồng với đồng nghiệp sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến chất lƣợng công việc và năng suất lao động, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng đến thu nhập và cơ hội thăng tiến của chính ngƣời lao động, và sâu xa hơn là ảnh hƣởng đến quá trình phát triển, cạnh tranh của DN. E. Việc sử dụng nguồn lao động chất lượng cao Sự ràng buộc giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tại các DN chính là Hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động, nội dung đƣợc xem là quan trọng nhất chính là thỏa thuận về chế độ tiền lƣơng, thƣởng và bảo hiểm. Tiền lƣơng là khoản tiền DN trả cho ngƣời lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận không thấp hơn mức lƣơng tối thiểu của từng vùng theo quy định của nhà nƣớc. DN có quyền lựa chọn hình thức trả lƣơng theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của ngƣời lao động đƣợc mở tại ngân hàng sao cho phù hợp tính chất công việc của lao động DN mình. Về mặt hình thức, các DN FDI ở Bình Dƣơng hiện nay đang phổ biến 03 hình thức trả lƣơng qua tài khoản cá nhân: Theo Thời gian; Theo Lƣơng khoán; Theo Sản phẩm. Cụ thể: - Trả lƣơng theo thời gian + Tiền lƣơng theo tháng đƣợc trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động; + Tiền lƣơng theo giờ đƣợc trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lƣơng ngày chia cho số giờ làm việc bình thƣờng trong ngày theo quy định tại Điều 104 Bộ Luật Lao động. Qua khảo sát, các DN FDI tại Bình Dƣơng tồn tại 2 cách tính lƣơng nhƣ sau: Cách 1: Lƣơng tháng = Lƣơng + Phụ cấp (nếu có) / Ngày công chuẩn (ngày công hành chính trong tháng) của tháng × Số ngày làm việc thực tế. Theo cách tính này lƣơng tháng thƣờng là con số cố định, chỉ giảm xuống khi ngƣời lao động nghỉ không hƣởng lƣơng. Với hình thức trả lƣơng này ngƣời lao động ít băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lƣơng là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trƣờng hợp không có biến động về lƣơng và ngƣợc lại tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hƣởng đủ mức tiền lƣơng theo quy định. Cách 2: Lƣơng tháng = Lƣơng + Phụ cấp (nếu có) / 26 × Ngày công thực tế làm việc (hầu hết các DN tự quy định 26 ngày làm việc mỗi tháng). Theo cách tính này lƣơng tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau, vì có tháng 28, 30, 31 ngày nên cũng có tháng công chuẩn 24 ngày, có tháng 26 và cũng có tháng 27. Ngoài ra các DN cũng có cách tính tiền lƣơng trong thời gian nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hƣởng lƣơng. Các ngày nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng trong năm phổ biến gồm: Tết dƣơng lịch 01 ngày, Tết âm lịch 05 ngày, Ngày quốc tế lao động 01 ngày, Ngày quốc khánh 01 ngày, Ngày giỗ tổ Hùng Vƣơng 01 ngày, Kết hôn 03 ngày, Con kết hôn 01 ngày, Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng hoặc con mất 03 ngày. - Trả lƣơng khoán
  6. 132 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG Đây là hình thức trả lƣơng khi ngƣời lao động hoàn thành một khối lƣợng công việc theo đúng chất lƣợng đƣợc giao. Lƣơng = Mức lƣơng khoán × tỉ lệ % hoàn thành công việc Ở hình thức trả lƣơng này, các ngày nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng trong năm cũng giống nhƣ hình thức trả lƣơng theo thời gian. - Trả lƣơng theo sản phẩm Tiền lƣơng theo sản phẩm đƣợc trả cho ngƣời lao động hƣởng lƣơng theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm đƣợc giao. Đây là hình thức trả lƣơng gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích ngƣời lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm làm ra. Lƣơng sản phẩm = Sản lƣợng sản phẩm × Đơn giá sản phẩm. Ở hình thức trả lƣơng này, các ngày nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng trong năm cũng giống nhƣ hình thức trả lƣơng theo thời gian và trả lƣơng khoán. Khảo sát cho thấy, để đi đến ký kết hợp đồng lao động chính thức, ngƣời lao động thƣờng phải trải qua trung bình từ 3- 6 tháng thử việc / tập sự, nếu đảm bảo đƣợc các yêu cầu chuyên môn của DN đề ra, lao động sẽ đƣợc chính thứ ký kết hợp đồng lao động dài hạn và đƣợc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ lƣơng, thƣởng khác. Số liệu khảo sát tại 10 DN FDI Bình Dƣơng đến hết năm 2019 có 70 % lao động đƣợc ký hợp đồng dài hạn; số hợp đồng lao động dƣới 03 tháng chiếm 24 %; 06 % còn lại là số lao động dịch vụ, tƣ vấn, cộng tác viên đối với một số công việc thƣờng xuyên,… Theo thống kê, tiền lƣơng bình quân tháng/ ngƣời tính đến cuối năm 2019 tại các DN FDI Bình Dƣơng đạt trung bình 7,2 triệu đồng. Trong đó, mức lƣơng của lao động nam đạt 7,5 triệu đồng; lao động nữ đạt 6,7 triệu đồng. Có trên 73 % lao động đƣợc hƣởng tháng lƣơng thứ 13 (do đã có thời gian làm việc từ 01 năm trở lên); các lao động sau khi đƣợc ký hợp đồng làm việc dài hạn đều đƣợc thƣởng vào các ngày lễ, tết với mức thƣởng trung bình 18 triệu đồng/ năm. Ngoài tiền lƣơng cơ bản, đa số các DN FDI ở Bình Dƣơng đều có hỗ trợ bữa ăn giữa ca cho ngƣời lao động trị giá 15.000 đồng/ ngƣời/ suất. Trong 10 DN khảo sát có 05 DN áp dụng thời gian làm việc 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần; 03 DN áp dụng áp dụng chế độ tăng ca và 02 DN trả lƣơng theo sản phẩm. Tính đến tháng 12/2019, có 70 % số DN có tổ chức công đoàn và đoàn viên. Qua khảo sát cũng cho thấy hàng năm tại các DN FDI có khoảng 13 % trong tồng số lao động nghỉ việc, trong đó có tới 19 % ngƣời lao động nghỉ việc do áp lực công việc (tăng ca, định mức cao); 31 % lao động nghỉ việc là do công việc nặng nhọc, nguy hiểm; 18 % lao động nghỉ việc do sức khỏe không đảm bảo, mất sức lao động; 32 % bị thôi việc không lý do vi phạm kỷ luật. Qua tìm hiểu, hiện nay ở Bình Dƣơng vẫn còn xẩy ra tình trạng lao động ngƣng việc đình công, xuất phát từ tranh chấp liên quan đến tiền lƣơng, tiền thƣởng, nợ bảo hiểm xã hội, không đóng bảo hiểm xã hội, đối xử thô bạo…Tuy vậy tình trạng này diễn ra không đáng kể so với giai đoạn từ năm 2015 trở về trƣớc. Bảng 6: Mô tả mức độ hài lòng của ngƣời lao động tại các DN FDI Bình Dƣơng (thời điểm 31/12/2019) (Nguồn: Phân tích của tác giả từ kết quả khảo sát tại 10 DN FDI) Điểm đánh giá của ngƣời lao động Các mặt đánh giá Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt Mức lƣơng đƣợc trả tƣơng ứng với trình độ, năng 0 5 5 0 0 lực ngƣời lao động Tiền thƣởng, tăng ca, lễ tết, hiếu hỷ 2 5 3 0 0 Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 0 3 7 0 0 Môi trƣờng làm việc, vệ sinh, an toàn lao động 0 2 8 0 0 Tổ chức việc ăn, ở, nghỉ ngơi 0 7 2 1 0 Tổ chức thể dục thể thao, văn nghệ, du lịch 2 7 1 0 0 Máy móc, trang thiết bị hỗ trợ để làm việc 0 8 2 0 0 Qua bảng mô tả Bảng 6 có thể thấy hầu hết lao động CLC tại Bình Dƣơng đánh giá môi trƣờng nơi mình làm việc đạt mức trung bình khá. Tuy vậy, điều quan tâm nhất với họ khi làm việc cho các DN đó là chế độ lƣơng, thƣởng. Với mức thu nhập bình quân 6 - 7 triệu/ tháng (không tăng ca) và 7,5 - 8 triệu/ tháng (có tăng ca) nhƣ hiện nay là thấp so với mức trƣợt giá của xã hội và thu nhập này rất khó có dƣ để tích lũy, đặc biệt với những lao động có 2 con nhỏ trở lên thì
  7. Trần Minh Đức 133 khoản thu nhập nhƣ vậy mới đủ ăn và đóng tiền học cho con. Mong muốn chung của đa số lao động là mức thu nhập hợp lý là mỗi tháng từ 9,5 - 10 triệu đồng. Cũng qua khảo sát cho thấy, nhận thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về quan hệ lao động tại các DN FDI Bình Dƣơng đến nay đã có nhiều chuyển biến. Ngƣời lao động từ chỗ chủ yếu phụ thuộc vào ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời sử dụng lao động áp đặt các chính sách, chế độ đã chuyển sang thực hiện cơ chế thƣơng lƣợng, thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích của cả hai bên. Ngƣời lao động đã chủ động đối thoại, thƣơng lƣợng với ngƣời sử dụng lao động để bảo vệ và đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Việc tuân thủ pháp luật lao động của ngƣời sử dụng lao động cũng ngày càng đƣợc coi trọng và có nhiều chuyển biến tích cực, đã có nhiều DN quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc, tăng thu nhập, chăm lo các điều kiện văn hóa tinh thần cho ngƣời lao động,… Chức năng quản lý nhà nƣớc về quan hệ lao động đƣợc xác định cụ thể hơn, ngoài chức năng thực thi pháp luật lao động, hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, công đoàn các cấp còn có chức năng tham gia hỗ trợ, thúc đẩy quan hệ lao động trong DN, giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động,… III. HÀM Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO TỈNH BÌNH DƢƠNG Từ kết quả khảo sát nguồn lao động CLC hiện tại ở Bình Dƣơng, bài viết đƣa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn lao động CLC thời gian tới, trong đó nhấn mạnh một số nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển nguồn lao động; quy mô cơ cấu nguồn lao động; chất lƣợng nguồn lao động; giáo dục đào tạo nguồn lao động; khoa học - công nghệ (KH - CN) đối với nguồn lao động và chính sách sử dụng đối với phát triển nguồn lao động. A. Giải pháp về chính sách của nhà nước trong việc phát triển nguồn lao động chất lượng cao - Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn lao động CLC. Chính quyền tỉnh Bình Dƣơng cần thực hiện vai trò tổ chức trong chuẩn bị, cung cấp nguồn lao động CLC cho mỗi giai đoạn của quá trình phát triển tỉnh bằng chức năng hoạch định chiến lƣợc của mình. Trên cơ sở những mục tiêu cơ bản của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 và đang xây dựng đến năm 2030, các cơ quan chức năng tỉnh cần có chiến lƣợc cho nguồn lao động CLC đáp ứng yêu cầu với từng giai đoạn về những tiêu chí cơ bản: Số lƣợng nguồn lao động CLC cần có, cơ cấu lao động CLC giữa các ngành nghề, trong đó chất lƣợng nguồn lao động đƣợc đào tạo là yêu cầu quan trọng nhất. Tỉnh phải làm cầu nối cho hoạt động cung cầu lao động trên thị trƣờng, từng cơ sở đào tạo, từng đơn vị DN cần ngồi lại với nhau để trao đổi thông tin về hoạt động của mình, từ đó những thông tin phản hồi chính xác đến với ngƣời cần tiếp nhận. - Tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn lao động CLC. Vì trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong mỗi thành phần kinh tế là mối quan hệ đƣợc thể hiện ở 3 khía cạnh: Sở hữu tƣ liệu sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động. Chính quyền tỉnh Bình Dƣơng sử dụng công cụ pháp lý và các chính sách vĩ mô để tác động vào các mối quan hệ đó nhằm điều chỉnh, định hƣớng sự phát triển của đội ngũ lao động CLC sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển của quá trình hội nhập ở địa phƣơng. - Xây dựng hệ thống chính sách phát triển nguồn lao động CLC. Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn lao động CLC chính là sự chuẩn bị, cung cấp và sử dụng các chính sách nhằm phát triển nguồn lao động CLC một cách có hiệu quả nhất. Hệ thống các chính sách nhƣ: Giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá, dân số, chính sách KH - CN, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đối với đội ngũ lao động CLC. Thông qua việc ban hành các chính sách mà Bình Dƣơng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các giai đoạn hình thành, phát triển đội ngũ lao động CLC bám sát vào mục tiêu định hƣớng của địa phƣơng. - Phát triển nguồn lao động CLC theo nhu cầu thị trƣờng. Trong chính sách phát triển nguồn lao động CLC, tỉnh Bình Dƣơng cần chú trọng đến yêu cầu của thị trƣờng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hƣớng yêu cầu của nhà tuyển dụng để có những chính sách phù hợp. Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dƣơng nên có chính sách quy hoạch và đầu tƣ có trọng điểm vào một số trƣờng theo chuẩn quốc gia, khu vực Đông Nam Á và thế giới. Chính sách phát triển nguồn lao động phải hƣớng tới việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phƣơng. B. Giải pháp về quy mô, cơ cấu nguồn lao động chất lượng cao - Cùng với TP. HCM, Bình Dƣơng là hạt nhân của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu; phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang phát triển công nghệp hiện đại với hàm lƣợng KH - CN cao. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động CLC cho phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập. Phát triển về số lƣợng lao động CLC theo đó sẽ là nội dung rất quan trọng của phát triển nguồn lao động CLC. Phát triển số lƣợng lao động chất lƣợng cao liên quan trực tiếp đến mạng lƣới giáo dục đào tạo, mạng lƣới này sẽ quyết định phát triển hệ đào tạo nào, số lƣợng đầu vào từng loại,… để tạo ra số lƣợng lao động CLC tƣơng ứng sau thời gian đào tạo.
  8. 134 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG - Bình Dƣơng cần phân luồng học sinh ngay từ các bậc học thấp bằng cách quy hoạch một hệ thống trƣờng dạy nghề, trung cấp nghề thích hợp, để giảm bớt lƣu lƣợng học sinh hƣớng vào đại học. Riêng đối với học sinh hƣớng vào đại học, cần phân thành hai dòng chính: Dòng thứ nhất hƣớng vào các trƣờng đại học công lập truyền thống, dòng thứ hai hƣớng vào các trƣờng đại học ngoài công lập. Cả hai dòng này đều cần có biện pháp đảm bảo chất lƣợng, bằng cấp đạt chất lƣợng tƣơng đƣơng, và về phía nhà nƣớc không có sự phân biệt đối xử với hai loại bằng. Về đầu vào, các trƣờng đại học phải đòi hỏi cao về chất lƣợng và cần hạn chế số lƣợng sinh viên ở mức có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo, không nên tuyển sinh quá đông. Biện pháp để đảm bảo chất lƣợng hai dòng này là phải dùng cách đánh giá chuẩn đầu vào, đầu ra của từng trƣờng theo từng ngành học. - Các trƣờng học, các đơn vị truyền thông cần nỗ lực tham gia tốt công tác tƣ vấn tuyển sinh cho học sinh về việc chọn ngành, chọn nghề. Các trƣờng cần phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dƣơng để nắm rõ yêu cầu phát triển nguồn lực hiện tại và tƣơng lai để định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh trƣớc khi đăng ký dự thi và lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trƣờng. Các trƣờng cần chủ động khảo sát nhu cầu đào tạo, tái đào tạo, phát triển nguồn lực của các DN trong các KCN, khu chế xuất (KCX) để xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu DN. Phải đào tạo theo yêu cầu DN chứ không phải đào tạo những ngành nghề mà trƣờng đã có sẵn lợi thế. Cơ sở đào tạo cần tổ chức tốt ngày hội thông tin, ngày hội hƣớng nghiệp, thu hút đông đảo phụ huynh và học sinh các trƣờng THPT, THCS đến tham quan để trƣờng có cơ hội giới thiệu những ngành nghề tƣ vấn cho học sinh chọn nghề phù hợp với sở trƣờng, sở thích của các em và phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn lực địa phƣơng. C. Giải pháp về chất lượng nguồn lao động chất lượng cao - Phát triển thể lực cho nguồn lao động CLC ở Bình Dƣơng. Mục tiêu cơ bản là cải thiện một cách bền vững tầm vóc ngƣời Bình Dƣơng nói chung và ngƣời lao động nói riêng thể hiện bằng việc tăng chiều cao trung bình của thanh niên. Trong thời kỳ trung hạn lên ngang bằng với thanh niên các nƣớc trong khu vực Đông Á, và trong tƣơng lai lâu dài lên ngang bằng với chuẩn quốc tế. Đồng thời cải thiện thể trạng nguồn lao động để đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa chiều cao và trọng lƣợng cơ thể. Tăng cƣờng thể lực là sự phát triển hài hoà về các tố chất thể lực cần thiết (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, mềm dẻo, khéo léo,…), đảm bảo thực hiện lao động, học tập, sáng tạo và các hoạt động bình thƣờng khác của mỗi ngƣời. Do vậy, những giải pháp cơ bản cần thực hiện là: Có chính sách hợp lý để gia tăng hoạt động thể chất cho ngƣời lao động; Tăng khẩu phần ăn để tăng cƣờng lƣợng calo tiếp thu và cải thiện cơ cấu dinh dƣỡng bữa ăn. Nâng cao chất lƣợng, kết quả hoạt động của chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng trẻ em. Thực hiện chƣơng trình tổng hợp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao thể lực cho phụ nữ; Coi trọng và đổi mới việc tổ chức giáo dục thể chất trong nhà trƣờng và đẩy mạnh phong trào toàn dân tập thể dục, rèn luyện thân thể trong xã hội; Xây dựng hệ thống y tế dự phòng rộng khắp và hiệu quả, để giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh; Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời dân. - Giáo dục nhân cách cho ngƣời học là một việc làm cấp thiết. Cần xác định việc nghiên cứu giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin không chỉ đơn thuần là các môn khoa học chính trị, mà mục tiêu của các môn học này nhằm hƣớng đến những ý thức đúng đắn cho ngƣời học: Đó là ý thức đạo đức, ý thức dân tộc, tính nhân văn, những lý tƣởng trong cuộc sống và những khát vọng, hoài bảo của tuổi trẻ; Giúp sinh viên hiểu thấu đáo về lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng; Khơi dậy tinh thần sáng tạo - cạnh tranh và kĩ năng làm việc nhóm, đồng đội và rèn luyện cả việc tuân thủ những quy định của tổ chức. - Giáo dục ngƣời học theo hƣớng năng động của thị trƣờng hội nhập. Đổi mới chƣơng trình dạy học cần chú trọng và thay đổi chƣơng trình dạy học, trong đó, cần tăng số lƣợng và chất lƣợng hai môn căn bản là tin học và ngoại ngữ. Khi đã vững về tin học và ngoại ngữ, sinh viên có thể tiếp xúc với kho tàng tri thức của nhân loại và chính là nền tảng để sinh viên khi ra trƣờng có điều kiện học tập suốt đời, cập nhật những thông tin mới nhất về ngành, về tri thức. D. Giải pháp về giáo dục đào tạo nguồn lao động chất lượng cao - Cần đổi mới chƣơng trình đào tạo. Xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo nghề phải đảm bảo sự quản lý, điều phối và sử dụng của Nhà nƣớc, đảm bảo yêu cầu thực tiễn nền sản xuất và thị trƣờng lao động. Việc xây dựng chƣơng trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn nền sản xuất hiện đại sẽ làm cho chất lƣợng đào tạo nghề đƣợc đánh giá cao hơn. Để đạt đƣợc điều đó, cần có sự liên kết, phối hợp giữa nhà trƣờng, DN, cơ quan quản lý đào tạo và cả ngƣời học trong quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo: Những nhà quản lý DN tại các KCX, KCN, khu công nghệ cao trên địa bàn Bình Dƣơng căn cứ vào thực tế sản xuất và hƣớng phát triển của mình để đƣa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp, kinh nghiệm làm việc mà ngƣời học nghề phải đạt đƣợc sau khi tốt nghiệp; Nhà trƣờng, căn cứ vào chƣơng trình khung quốc gia và tham chiếu các ý kiến đóng góp của các DN và ngƣời học để điều chỉnh mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động. - Cần đổi mới phƣơng pháp đào tạo. Tổ chức, hƣớng dẫn, giới thiệu cho học sinh (đầu khoá đào tạo) tham quan thực tế nghề nghiệp tƣơng lai ở các DN, nhà máy, dây chuyền sản xuất thực tế, điều này sẽ tạo động lực hơn cho ngƣời học; Tổ chức quá trình dạy - học thực tập sản xuất ngay trong môi trƣờng thực tiễn sản xuất ở các nhà máy, công xƣởng với những trang thiết bị hiện đại đang vận hành. Điều này sẽ giảm bớt sự bỡ ngỡ cho ngƣời học sau khi tốt nghiệp và DN cũng không phải mất thêm thời gian, tiền bạc để đào tạo lại.
  9. Trần Minh Đức 135 - Hoàn thiện cơ cấu hệ thống đào tạo nghề nâng cao theo hƣớng đào tạo lao động kĩ thuật thực hành với ba cấp độ đào tạo: Cấp I (học sinh đã tốt THCS), đào tạo công nhân kĩ thuật bán lành nghề với thời gian dƣới 1 năm, phát huy đào tạo ngành nghề từ trung tâm dạy nghề. Cấp II (học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc đƣợc đào tạo công nhân kĩ thuật bán lành nghề ở cấp I), đào tạo công nhân kĩ thuật lành nghề với thời gian từ 1-2 năm; Cấp III (đã đƣợc đào tạo công nhân kĩ thuật lành nghề ở cấp II), đào tạo công nhân kĩ thuật có trình độ kiến thức tƣơng đƣơng cao đẳng và có kĩ năng nghề thành thạo của kĩ sƣ thực hành với thời gian 3 năm. - Phân luồng đào tạo và liên thông đào tạo: Hiện nay, trong các KCN, KCX tỉnh Bình Dƣơng đòi hỏi một số lƣợng lớn nguồn lao động CLC có trình độ kĩ thuật viên cao đẳng, các công nhân này phải có lý thuyết chuyên môn và tay nghề thành thạo. Các cấp trình độ đào tạo phải đƣợc liên thông bằng chƣơng trình đào tạo để ngƣời lao động có cơ hội tham gia vào quá trình đào tạo và thụ hƣởng các thành quả phát triển của đào tạo. Muốn thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên thì các chƣơng trình đào tạo cần đƣợc thiết kế theo mô đun, hiện đang là xu thế chung của nhiều nƣớc trên thế giới mà các cơ sở dạy nghề ngắn hạn đang tổ chức thực hiện. Đó là một căn cứ để tiếp cận quá trình xây dựng chƣơng trình đào tạo liên thông với các cấp trình độ khác nhau. - Đào tạo lại nguồn lao động CLC. DN, dƣới tác động của sự cạnh tranh, sự cuốn hút của một số ngành nghề có thu nhập cao có thể tạo ra những dòng di chuyển lao động từ ngành nghề này sang ngành nghề khác. Do vậy, nhu cầu đào tạo lại ngày càng trở nên bức xúc và ngành giáo dục - đào tạo cần đáp ứng đƣợc nhu cầu bức xúc đó thông qua việc mở rộng các hình thức đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại. Cùng với sự đẩy mạnh CNH - HĐH là sự hội nhập nhanh chóng với kinh tế khu vực và thế giới, những kiến thức thu đƣợc của ngƣời lao động sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, những đòi hỏi mới đối với kiến thức, kĩ năng của ngƣời lao động luôn đƣợc đặt ra bởi thực tiễn, do vậy, cần đẩy mạnh đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao cho ngƣời lao động. Tỉnh Bình Dƣơng nên đầu tƣ có trọng điểm vào một số trƣờng để đào tạo lại cho đội ngũ này, thậm chí các DN có thể ký hợp đồng đƣa lao động của mình sang đào tạo nâng cao. - Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Với sự phát triển nhanh chóng vƣợt bậc của tri thức trên các lĩnh vực, nhất là KH - CN, thì đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Tỉnh Bình Dƣơng cần tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng phát triển nâng cao chất lƣợng của đội ngũ này. Nhanh chóng đƣa những nội dung mới, những tri thức mới, thời sự nhất vào bài giảng. Chú trọng nội dung nghiên cứu cơ bản, gắn chặt nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng. Phƣơng pháp giáo dục cũng cần đƣợc đổi mới theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, khơi dậy tính năng động sáng tạo độc lập tự chủ trong học tập của ngƣời học, tạo cho họ sẵn sàng trong học tập theo phƣơng pháp mới; kết hợp chặt chẽ các phƣơng pháp giáo dục truyền thống với phƣơng pháp hiện đại; mạnh dạn sử dụng các các phƣơng pháp dạy học mới; trang bị cho ngƣời học những phƣơng pháp học tập một cách khoa học. E. Giải pháp về khoa học - công nghệ đối với nguồn lao động chất lượng cao - Với lợi thế là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá phía Nam, Bình Dƣơng có thể thu hút đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia giỏi trong và ngoài nƣớc, vì vậy tỉnh cần tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH - CN nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng hoạt động KH - CN. Tỉnh nên có kế hoạch mua những sản phẩm NCKH và phát triển công nghệ theo đơn đặt hàng, cải tiến những thủ tục cấp phát và thanh quyết toán kinh phí, tạo sự chủ động sử dụng kinh phí NCKH cho các cơ quan thực hiện và các chủ nhiệm đề tài. - Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu để phát triển KH - CN: Nâng cao trình độ nghiên cứu và năng lực sáng tạo KH - CN, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ cao; Tăng đầu tƣ ngân sách hàng năm bên cạnh việc hình thành và khai thác có hiệu quả các quỹ phát triển KH - CN; Nâng cao tính chặt chẽ trong việc xét duyệt và nghiệm thu đề tài. Những đề tài NCKH cần đƣợc gửi trực tiếp đến các DN liên quan đến đề tài nghiên cứu và nên có các chuyên gia của ngành đó tham gia đánh giá phản biện. Tổ chức NCKH và nhà nghiên cứu liên kết với DN phải có sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Không chỉ có DN tìm đến nhà khoa học mà nhà khoa học cũng phải tìm đến với DN để có những ý tƣởng nghiên cứu sản phẩm mới. - Đẩy mạnh khai thác các quan hệ quốc tế theo hƣớng phối hợp, liên kết trong đào tạo, NCKH. Từ đó tích cực gửi cán bộ đi đào tạo ở các nƣớc có trình độ KH - CN tiên tiến. Khuyến khích và tạo điều kiện để các DN đầu tƣ xây dựng các trung tâm nghiên cứu trong các trƣờng học, tạo cơ hội cho việc đào tạo nguồn lao động CLC gắn với yêu cầu của DN đồng thời những kết quả NCKH sẽ gần gũi và phục vụ trực tiếp các yêu cầu thực tế của DN. Nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ KH - CN. - NCKH trong nhà trƣờng là một biện pháp hữu hiệu giúp ngƣời dạy nâng cao tay nghề và ngƣời học tiếp cận với thực tiễn. Vì vậy đối với các trƣờng trực thuộc quản lý của tỉnh, Bình Dƣơng nên chủ động ban hành chế độ đãi ngộ thoả đáng cho các giảng viên tham gia NCKH, tạo điều kiện cho các cán bộ tìm học bổng du học nƣớc ngoài, thực hiện tặng thƣởng vật chất thoả đáng cho các công trình nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển của tỉnh và các bài báo đƣợc đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín để khuyến khích nghiên cứu hƣớng đến chuẩn quốc tế. F. Giải pháp về chính sách sử dụng nguồn lao động chất lượng cao - Tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Sức mạnh của nguồn lao động CLC trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập
  10. 136 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG CHẤT LƢỢNG CAO PHỤC VỤ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƢƠNG kinh tế quốc tế phụ thuộc không chỉ số lƣợng và cơ cấu nguồn lao động mà còn ở chỗ nguồn lao động đó đƣợc khai thác, sử dụng nhƣ thế nào. Vấn đề này bao gồm nhiều yếu tố, từ việc tạo việc làm cho ngƣời lao động đến việc tổ chức, quản lý lao động xã hội, điều kiện môi trƣờng lao động cũng nhƣ động lực kích thích tính tích cực của ngƣời lao động. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chính sách lao động và việc làm phải hƣớng vào việc khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm nhƣ nhau. Điều này đòi hỏi phải xã hội hoá việc làm, đồng thời tỉnh Bình Dƣơng phải tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi về pháp lý để giúp ngƣời lao động bình đẳng trong cơ hội tìm kiếm việc làm; bảo vệ quyền lợi tự do lao động của chính họ. - Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần. Chú trọng tạo việc làm cho lao động đã qua đào tạo, nhất là đối với lao động trí tuệ, tăng vốn đầu tƣ tạo việc làm, phát triển thị trƣờng lao động. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là vấn đề lớn, bức xúc và nan giải đối với hầu hết các địa phƣơng ở nƣớc ta. Để đạt đƣợc điều này phải thực hiện xã hội hoá việc làm trong đó nhà nƣớc đóng vai trò tạo ra các tiền đề, điều kiện và môi trƣờng cần thiết về pháp lý, KT - XH, đồng thời trợ giúp có hiệu quả nhƣ cho vay vốn để tạo việc làm, thực hiện chính sách thuế và tín dụng ƣu đãi cho DN tạo đƣợc nhiều việc làm. - Tổ chức lao động xã hội hợp lý, khai thác tốt năng lực ngƣời lao động. Vấn đề không phải chỉ ở chỗ tạo việc làm, mà điều quan trọng hơn là việc làm phải có hiệu quả và đạt đƣợc sự phân công lao động xã hội hợp lý, bởi vì ngƣời lao động chỉ có thể phát huy tốt năng lực của mình khi họ làm việc đúng sở trƣờng và có điều kiện, môi trƣờng lao động thuận lợi. Vì thế, sự hợp lý trong tổ chức lao động xã hội trở thành yêu cầu cấp thiết và là tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ tổ chức, quản lý của một nền sản xuất xã hội phát triển. Để tăng khả năng khai thác, sử dụng lao động hợp lý và có hiệu quả, phù hợp với cơ chế chung của nền kinh tế, chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động ở Bình Dƣơng phải thực sự gắn với cơ chế thị trƣờng có sự quản lý, hƣớng dẫn của nhà nƣớc. - Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động CLC. Phải có chiến lƣợc đúng đắn trong việc sử dụng nguồn lao động CLC, trƣớc hết cần phải điều tra, nắm chắc thực trạng sử dụng nguồn lao động hiện có ở các DN, phát hiện những bất hợp lý về quy mô, cơ cấu, việc làm, để có sự điều chỉnh kịp thời, bố trí đúng ngƣời, đúng việc. Đồng thời mở rộng phân công lao động xã hội, gắn phân công lao động tỉnh Bình Dƣơng với các tỉnh thành lân cận, phát triển các ngành nghề mới, sử dụng một cách có hiệu quả cao nguồn lao động CLC hiện có ở Bình Dƣơng. Phát triển mạnh mẽ thị trƣờng lao động, cung cấp thông tin đầy đủ cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động để họ có thể gặp nhau, đáp ứng cả nhu cầu công việc lẫn nhu cầu làm việc. - Thu hút nguồn lao động CLC trong cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Cần có một cơ chế hợp lý để thu hút các trí thức Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài đến Bình Dƣơng làm việc bằng những việc làm cụ thể nhƣ: Tạo môi trƣờng làm việc cởi mở, hoà đồng, giúp đỡ tận tình về thủ tục hành chính để họ cảm thấy đƣợc quan tâm và đƣợc tôn trọng khi họ trở về nƣớc làm việc. Tỉnh cần có chính sách trải thảm đỏ đón tri thức thế giới bằng những việc làm cụ thể nhƣ vấn đề lƣơng bổng, ƣu đãi chổ ở, ƣu đãi về thuế; Có những cơ chế, chính sách sử dụng nguồn lao động CLC để thu hút đƣợc nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám nhƣ hiện nay. IV. KẾT LUẬN Với chủ trƣơng đổi mới, đƣợc cụ thể hóa qua những chính sách thông thoáng, mở đƣờng cho quá trình CNH - HĐH, tỉnh Bình Dƣơng đã và đang đạt đƣợc những thành công bƣớc đầu trong việc xây dựng môi trƣờng đầu tƣ cho các DN FDI. Tuy vậy để trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, Bình Dƣơng cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ lao động, đặc biệt là nguồn lao động CLC. Đây là vấn đề lớn, hệ trọng, cơ bản, lâu dài, do đó đòi hỏi phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn lao động CLC hiện có trên tất cả các mặt, từ kinh tế, chính trị, xã hội, quản lý, sử dụng nguồn lao động,… đến các chính sách về thu hút, đãi ngộ ngƣời lao động, từ đó có nhận thức đúng đắn và đƣa ra hệ thống các giải pháp phù hợp cho sự phát triển. Trƣớc mắt Bình Dƣơng cần quan tâm ba vấn đề lớn. Đó là: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trọng tâm là rà roát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt giảm, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, thủ tục gây phiền hà, khó khăn cho DN; công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của cộng đồng DN làm thƣớc đo hiệu quả trong hoạt động của chính quyền các cấp; Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động kết nối hệ thống dữ liệu quốc gia về thị trƣờng lao động để đảm bảo cung cấp thông tin thị trƣờng lao động theo ngành nghề, lĩnh vực mà các DN đang cần, để hỗ trợ DN tuyển dụng đƣợc nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của mình. Thứ ba, sắp xếp lại mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh và chất lƣợng đào tạo phải gắn với DN. Chú trọng việc liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ sở giáo dục đào tạo và các cơ quan, nơi sử dụng nguồn lao động. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng (2005), Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, tr. 18. [2] Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng (2005), Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VIII, tr. 30.
  11. Trần Minh Đức 137 [3] Đảng bộ tỉnh Bình Dƣơng (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX, tr. 112. [4] HĐND tỉnh Bình Dƣơng (2014), Nghị quyết 25/2014/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015: Công báo số 1 + 2, tr. 4-5. [5] UBND tỉnh Bình Dƣơng, (2011), Báo cáo số 101/BC-UBND về tình hình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011- 2015, tr. 17. [6] Cục Thống kê tỉnh Bình Dƣơng (2019), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018. [7] Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dƣơng (2020), Công đoàn đổi mới vì quyền và lợi ích của người lao động, Bản tin số 19, tr. 11. CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS FOR DEVELOPING HIGH- QUALITY LABOR RESOURCES FOR FOREIGN INVESTMENT ENTERPRISES IN BINH DUONG Tran Minh Duc ABSTRACT: Facing the trend of integration into the world knowledge economy, Binh Duong province needs resources such as natural resources, financial resources, science, technology resources and human resources,… In particular, human resources are considered the most important resources, decisive to the growth and social development, one of the decisive factors for the success of the industrialization and modernization. chemistry; a radical and comprehensive transformation of production, business and social activities, from manual labor is popular to popular use of trained labor force and advanced technology. advanced, modern means and methods to create high social labor productivity. From the results of the current high quality labor force survey in Binh Duong, the article gives some basic solutions to develop high quality labor resources in this locality in the near future.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0