intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về thực trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thực hiện khảo sát đối với 160 cư dân địa phương, đồng thời thu thập và phân tích một số dữ liệu thứ cấp, bài viết chỉ ra các tiềm năng, thách thức của phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương trong việc khai thác lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI KON TUM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DEVELOPING E-COMMERCE IN KONTUM: THE REAL SITUATION AND SOLUTIONS Nguyễn Thị Tâm Hiền, Nguyễn Thị Phương Thảo Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: nttamhien@kontum.udn.vn ntpthao@kontum.udn.vn Tóm tắt Nghiên cứu cung cấp một góc nhìn chi tiết về thực trạng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Thực hiện khảo sát đối với 160 cư dân địa phương, đồng thời thu thập và phân tích một số dữ liệu thứ cấp, bài viết chỉ ra các tiềm năng, thách thức của phát triển thương mại điện tử tại địa phương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hữu ích cho các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương trong việc khai thác lĩnh vực đầy tiềm năng này. Từ khóa: Phát triển Thương mại điện tử, Kon Tum, Internet Abstract The study provide detailed view of the actual situation of e-commerce development in Kon Tum provice. Based on surveying 160 residents, accompanied with collecting and analyzing other secondary data, this article points out the potentials and challenge to Kon Tum in enhancing e-commerce process. From this analysis, the authors suggests several useful solution to business and local authority in exploring this essential area. Key words: E-commerce Development, Kon Tum, Internet 1. Giới thiệu 1.1. Các vấn đề chung về thương mại điện tử Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thay đổi đột phá trong sản xuất và kinh doanh, trong đó có sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT). Nhờ có sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, TMĐT hay cụ thể là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình kinh doanh bằng các phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tất cả các hoạt động như: mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ ngày nay đều có thể thực hiện qua web và Internet, với tốc độ nhanh chóng và chi phí rẻ hơn rất nhiều so với hình thức giao dịch truyền thống. Vì vậy, hầu hết các công ty bán hàng lập nên hiện nay đa số đều là các công ty TMĐT và mua sắm qua mạng đã trở thành thói quen hàng ngày của người tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, các khách hàng của họ và cả nền kinh tế-xã hội nói chung. Ở góc độ nhà sản xuất, TMĐT có thể giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và tiết kiệm chi phí tối đa. Một doanh nghiệp TMĐT không đòi hỏi nhiều không gian, các trụ sở hay văn phòng làm việc mà chỉ với các thiết bị công nghệ và mạng Internet, doanh nghiệp vẫn có thể quản lý tốt là tất cả các vấn đề của mình ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Với chi phí đầu tư ban đầu ít và vận dụng hệ thống dữ liệu số, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên toàn cầu. Điều này cho phép doanh nghiệp tìm kiếm các đầu vào giá thấp và bán được nhiêu sản phẩm hơn. Các chi phí marketing cũng được cắt giảm, chẳng hạn doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với 1 click chuột. Quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán cũng được đẩy nhanh, tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và hàng tồn kho. Ở góc độ người tiêu dùng, các khách hàng TMĐT sẽ có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ vì các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Hiệu quả tiết kiệm chi phí từ người bán dẫn đến giá thành sản phẩm 545
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thấp hơn, nhờ đó người mua có thể mua được sản phẩm rẻ hơn và nhanh hơn. Nhìn chung, TMĐT rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua, tạo điều kiện thúc đẩy các giao dịch thương mại diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, thường xuyên hơn, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, việc có thể làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa có thể giúp giảm tải nhu cầu đi lại, tai nạn và ô nhiễm môi trường, đem lại nhiều lợi ích xã hội. Với những lợi ích vượt trội, TMĐT trở thành một xu thế tất yếu của nền thương mại toàn cầu. Ở các nước phát triển, TMĐT đã được chú trọng đầu tư phát triển từ nhiều thập kỷ trước. Gần đây, sự bùng nổ về công nghệ và mạng máy tính đã tạo điều kiện cho lĩnh vực thương mại này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, thống trị các kênh bán hàng và thu hút sự tham gia, sử dụng của hàng tỷ người tiêu dùng. Những cái tên quen thuộc khi nhắc đến TMĐT như Alibaba.com, amazon.com, manta.com, china.com, indiamart.com,... đã và đang đạt doanh thu hàng tỷ USD hằng năm. Theo thống kê, năm 2016, có 1,61 tỷ người trên toàn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016, lên 4.060 tỷ USD năm 2020. 1.2. Thương mại điện tử ở Việt Nam Trong bối cảnh TMĐT trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, ở Việt Nam cũng đã hình thành các kênh bán hàng online và thu hút sự tham gia giao dịch của nhiều cá nhân, tổ chức. Nếu như ở xuất phát điểm năm 2015 chỉ có vài trang web thiết kế theo mô hình B2C, B2B và tổng giá trị thị trường khoảng 4 tỷ USD, thì hiện nay, các mô hình TMĐT đã đầy đủ hơn, triển khai hình thức C2C, C2B, G2B với tổng giá trị thị trường đạt gần 8 tỷ USD năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015-2018 đạt 25% - 30%/năm (theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam VECOM năm 2018). Là một nước có tốc độ chuyển đi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa (theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts-Mỹ), với 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng điện thoại thông minh, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển TMĐT, là thời cơ để các doanh nghiệp VIệt khai thác lĩnh vực kinh doanh mới, mở rộng sự phát triển, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế trong những năm tới. Tuy nhiên, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn non trẻ với nhiều rào cản dẫn đến chưa tận dụng triệt để các tiềm năng. Một trong số đó là thực trạng chênh lệch rõ ràng về tỷ trọng TMĐT giữa các tỉnh thành, giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh so với các địa phương khác, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong nhiều năm, chỉ số TMĐT cho thấy riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chiếm tới 80% quy mô TMĐT. Nhìn chung, ngoài thành phố lớn này, ở các khu vưc khác hoạt động TMĐT còn thưa thớt, việc mua hàng trực tuyến hay thực hiện các giao dịch trên internet còn xa lạ với hầu hết các cá nhân và tổ chức, có chăng cũng chỉ là một bộ phận người trẻ ở khu vực nội thị, có điều kiện tiếp cận sớm hơn với TMĐT. Trong khi đó, dân số của 2 thành phố lớn chỉ chiếm hơn 16% dân số cả nước, các tỉnh, thành còn lại chiếm tới hơn 83%. Ở nhiều tỉnh dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ ngang ngửa, thậm chí cao hơn ở đô thị. Việc bỏ ngỏ thị trường tỉnh lẻ và khu vực nông thôn là một lỗ hổng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng trong phát triển TMĐT của cả nước. Chính Phủ cũng như hiệp hội TMĐT (VECOM) đã đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thúc đẩy nông thôn thông minh hơn trong lĩnh vực TMĐT, vì nếu không cân đối TMĐT giữa nông thôn và thành thị thì sẽ khó đưa TMĐT Việt Nam phát triển một cách toàn diện được. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và định hướng phát triển TMĐT tại các địa phương, là một nhu cầu bức thiết. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu thông tin về TMĐT ở Kon Tum, đóng góp một kênh phân tích về TMĐT trên địa bàn để giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng quan tâm có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về lĩnh vực thương mại đầy tiềm năng này. 2. Mô tả nghiên cứu và phương pháp thực hiện Nghiên cứu thực hiện khảo sát ngẫu nhiên 160 cá nhân về mức độ tham gia thương mại điện tử. Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi được thiết kế dưới dạng khảo sát online nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác lấy ý kiến cá nhân, tăng cường việc tự động hóa, tiết kiệm thời gian, chi 546
  3. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 2 năm 20200 phhí và giảm thhiểu sự ảnhh hưởng củaa các yếu tố ố chủ quan trong t việc ttổng hợp kếết quả lấy ý kiến. Quy trìn nh thu thập dữ liệu đượợc tóm tắt nnhư Hình 1. Xây dựng bảng hỏi Kiểm tra bbảng hỏi Mẫu thử: 1 2 quan sát Đ Điều chỉnh vvà hoàn thiện bảngg hỏi Tiến hànhh khảo sát Hình H thức khảảo sát online T Thu thập và xxử lý dữ liệu Đánh giá thhực trạng P Phân tích kết quả thống kê Đánh giá tiiềm năng, ràoo cản H Hình 1: Thu thập và xử lý dữ liệu Bên cạạnh đó, nghhiên cứu còòn tiến hành h tổng hợp, thống kê vvà phân tíchh một số th hông tin về thư ương mại điiện tử của tỉỉnh Kon Tum m giai đoạn n 2017 – 201 19. 3. Thực trạn ng phát triển TMĐT trrên địa bàn n tỉnh Kon Tum 3.1 1. Tình hình h truy cập IInternet Interneet là nền tảnng đầu tiênn để phát triển TMĐT. Các hoạt đđộng mua báán, giao dịc ch sở dĩ có thểể được thựcc hiện nhanhh chóng, tiệện lợi, đơn giản, g không bị ảnh hưởởng bởi yếu tố không gian và thời giaan là do ứnng dụng cácc đặc tính củủa Internet. Do đó, mu uốn phát triiển TMĐT ở một địa phương p thì điềều kiện tiênn quyết là phhải có số lưượng người dùng Internnet nhiều. T Theo khảo ssát cho thấyy, tỷ lệ tiếp cậnn Internet 94% 9 khá caoo đối với m một tỉnh miền n núi như Kon K Tum. Đ Điều này xuấất phát từ thhực tiễn cơ sở hạ tầng mạng m ở Kon Tum tươngg đối tốt, hầu h như ở các c huyện, xã đều có kết nối đườ ờng truyền Intternet hoặc mạng wifi, được cung cấp bởi cácc nhà mạng uy tín như V Viettel, VN NPT, Vinaph hone… 6% đối tượng khảảo sát khônng sử dụng Internet chủ yếu là đồ ồng bào ngư ười dân tộcc thiểu số, lớn tuổi và kh hông có phư ương tiện để truy cập m mạng. (Hình 2) Khô ông 6% Có 94% H Hình 2: Mứcc độ tiếp cận n Internet Nguồn: Kh hảo sát của tác t giả. 547
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Cùng với sự bùng nổ của các sản phẩm công nghệ, rất nhiều người dân Kon Tum đều sở hữu ít nhất một điện thoại thông minh hoặc laptop. Có 86.25% số người dùng điện thoại thông minh, theo sau là máy tính cá nhân chiếm 61.25% (Hình 3). Đây là nền tảng thứ 2 quan trọng thứ hai để phát triển TMĐT. Sự linh hoạt và di động của các phương tiện điện tử ngày nay, đi kèm với sự phổ biến của Internet, đặc biệt là hệ thống wifi được phủ sóng tại hầu như các gia đình, nơi làm việc, các địa điểm công cộng như các quán ăn, cà phê,… giúp cho người dân có thể truy cập mạng ở bất cứ nơi đâu và thời điểm nào. Không sở hữu phương tiện nào 2.50% Điện thoại thông thường 7.50% Điện thoại thông minh 86.25% Máy tính bảng/iPad/Tablet 23.75% Máy tính (Máy tính bàn/Máy tính xách tay) 61.25% Hình 3: Mức độ sở hữu các phương tiện điện tử Nguồn: Khảo sát của tác giả. Ngoài ra, theo khảo sát, mức độ sử dụng Internet của người dân khá thường xuyên. Cụ thể, 42% người được khảo sát cho biết thời gian trung bình sử dụng Internet từ 3 đến 5 tiếng/ ngày và đến 20% cho biết họ sử dụng nhiều hơn 5 tiếng mỗi ngày. (Hình 4) Trên 5 tiếng 20% Từ 3 – 5 tiếng 42% Từ 1 – 3 tiếng 37% Dưới 1 tiếng 2% Hình 4: Mức độ thường xuyên sử dụng Internet của người dân Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả Tuy nhiên, đa số những người khảo sát cho biết họ thường dành nhiều thời gian cho việc “lướt facebook” hơn là các hoạt động khác. Có đến 87.18% người được hỏi sử dụng mạng xã hội mỗi ngày. Nhóm mục đích phổ biến thứ 2 là đọc báo, tìm kiếm thông tin, liên lạc và giải trí (xem phim, nghe nhạc). (Hình 5). Hoạt động khác 12.18% Chơi game 19.87% Truy cập email 58.97% Nghiên cứu, học tập 26.92% Tham gia diễn đàn, mạng xã hội 87.18% Tìm kiếm thông tin 69.87% Liên lạc (Thông qua Zalo, Skype,…) 63.46% Xem phim, nghe nhạc 62.18% Đọc báo 71.79% Hình 5: Mục đích sử dụng Internet Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả. 548
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Qua khảo sát chung cho thấy tỉnh Kon Tum có nhiều lợi thế phát triển TMĐT nhờ số lượng người sở hữu thiết bị điện tử và sử dụng Internet nhiều, thời gian truy cập mạng trung bình trong 1 ngày tương đối lớn. 3.2. Tình hình tham gia TMĐT của người mua Mặc dù không có chủ đích mua sắm, giao dịch trên mạng, tỷ lệ người dân đã từng tham gia các kênh thương mại điện tử khá cao. 81% người từng sử dụng Internet cho biết họ đã từng mua hàng hóa trực tuyến. Xu hướng tham gia thương mại điện tử cao hơn đối với nữ giới (74% số người tham gia mua sắm trực tuyến). Ngược lại, trong số 19% người được hỏi không tham gia mua sắm trực tuyến lại chủ yếu là nam giới (93% người không tham gia mua sắm). Với xu hướng này, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và các thiết bị gia đình là các mặt hàng phổ biến được mua sắm trực tuyến, lần lượt chiếm 72.44% và 48.03%. Một số mặt hàng phổ biến khác là sách và văn phòng phẩm (29.92%), đồ công nghệ và điện tử (28.35%), thực phẩm (18.90%),… Mặc dù xu hướng này khá tương tự với xu hướng mua sắm trực tuyến của người dân Việt Nam (được điều tra bởi Bộ Công Thương năm 2019), vẫn có một số khác biệt đáng lưu ý. Bên cạnh việc tỷ lệ mua quần áo giày dép, mỹ phẩm vượt trội hơn so với mặt bằng chung (61% theo điều tra của Bộ Công thương), thì tỷ lệ mua sách, văn phòng phẩm và đồ công nghệ trực tuyến thấp hơn gần như ½ (46% và 43% theo khảo sát của Bộ Công thương). Hàng hóa và dịch vụ khác 17.32% Dịch vụ đặt chỗ khách sạn, tour du lịch 11.81% Dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến 13.39% Vé máy bay, tàu hỏa, ô tô 14.17% Đồ công nghệ và điện tử 28.35% Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng 29.92% Thực phẩm 18.90% Thiết bị đồ dùng gia đình 48.03% Quần áo, giày dép, mỹ phẩm 72.44% Hình 6: Tỷ lệ các loại hàng hóa được mua sắm trực tuyến Nguồn: Khảo sát của tác giả Ngoài ra, liên quan đến các kênh mua sắm trực tuyến, mua sắm thông qua mạng xã hội, đặc biệt là Facebook là xu hướng chủ đạo. Có đến 73.3% người tham gia mua sắm trực tuyến mua hàng thông qua mạng xã hội. Con số này là 53.2% đối với các website thương mại điện tử (trong đó Shoopee, Lazada, và Tiki là các kênh phổ biến), và chỉ có 23.7% đối với các ứng dụng trên điện thoại di động. Điều này khá khác so với xu hướng chung của người dân Việt Nam hiện nay, chủ yếu mua sắm qua các website Thương mại điện tử (74%), Các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động (52%) và Diễn đàn mạng xã hội (36%). Bất chấp sự phổ biến của điện thoại thông minh (86.25% người được khảo sát sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet và có đến 93% trong số đó sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến), tỷ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm trên điện thoại di động vẫn còn khá hạn chế, chủ yếu là những người trẻ, có khả năng cập nhật công nghệ và nắm bắt thông tin tốt hơn. Họ thường có ít nhất 1 ứng dụng trên di động (như Tiki App, Lazada App, Shopee App,…) và theo các đáp viên, lý do họ chọn các ứng dụng điện thoại thường hướng đến việc có thể so sánh nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm mua được các mặt hàng với mức giá rẻ nhất, thông qua các review và rating để đánh giá chất lượng dịch vụ, cho phép họ cập nhật thông tin về các đợt khuyến mãi 549
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 giảm giá mà ít tốn thời gian theo dõi, mua sắm đặt hàng một cách nhanh chóng và các chính sách chăm sóc khách hàng như tặng voucher hoặc tích điểm, tích xu. (Hình 7) Các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động 23.70% Diễn đàn mạng xã hội (Facebook, Twitter,...) 73.30% Website thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Thế giới di 53.20% động, Điện máy xanh, Shoopee, Adayroi,...) Hình 7: Tỷ lệ sử dụng các kênh mua sắm trực tuyến Nguồn: Khảo sát của tác giả Một vấn đề đáng lưu ý khác đó là hình thức thanh toán chủ yếu vẫn là thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng (91.3%). Nhìn chung, việc phát triển thương mại điện tử thường đi kèm với kỳ vọng phát triển các hình thức giao dịch điện tử như chuyển khoản thông qua Internet Banking, Mobile Banking, hoặc ví điện tử như Momo, Viettelpay,…nhằm giảm các giao dịch bằng tiền mặt trong thực tế. Mặc dù vậy, các giao dịch không thanh toán bằng tiền mặt chưa phải là một hình thức phổ biến tại Kon Tum nói riêng và Việt Nam nói chung. Tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng khá thấp (8.7%) do đa số người dân có mức thu nhập ở mức trung bình thấp. Hình thức thanh toán thông qua ví điện tử khá mới mẻ đối với người dân Kon Tum và chỉ bắt đầu được sử dụng gần đây bởi một số rất những người trẻ. Trong quá trình khảo sát, đa số đáp viên đều cho biết khá xa lạ với các hình thức thanh toán này. (Hình 8) 91.3% 39.4% 8.7% 7.1% 1.6% Tiền mặt khi giao hàng Chuyển khoản Thẻ tín dụng Thẻ cào Ví điện tử Hình 8: Tỷ lệ các hình thức thanh toán Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả. Kết quả khảo sát cho thấy, giá trị mua trực tuyến còn khá thấp so với mặt bằng chung. Có đến hơn 75% người trả lời chi dưới mức 3 triệu đồng cho mua sắm trực tuyến. Điều này có thể phần nào được lý giải bởi tâm lý đa số người tiêu dùng Kon Tum vẫn ưa thích và quen thuộc hơn với việc mua sắm trực tiếp tại quầy hàng. Số lượng hàng hóa mua trực tuyến còn thấp (tỷ lệ người mua trên 10 sản phẩm chỉ chiếm 28%) và đa số là hàng hóa về quần áo, giày dép, mỹ phẩm hơn là các sản phẩm có giá trị cao như công nghệ. Đồng thời, một số cho biết họ có xu hướng mua các hàng hóa giá rẻ, khuyến mãi hoặc đồ đã qua sử dụng. Nhìn chung, hầu hết người tham gia khảo sát ít có phản ứng tiêu cực đối với mua sắm trực tuyến. 42.52% đáp viên cảm thấy bình thường khi mua sắm qua mạng, trong khi có đến 46.46% cảm thấy hài lòng. Theo các đáp viên, một số nguyên nhân có thể khiến họ không hài lòng và có thể khiến họ mất niềm tin vào hình thức thương mại điện tử/ không tiếp tục mua hàng, phổ biến là: Sản phẩm kém chất lượng hơn so với quảng cáo (62.5%), Dịch vụ vận chuyển và giao nhận kém (42.3%), Dịch 550
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 vụ chăm sóc khách hàng kém (35%) Khó đổi trả hàng hóa dịch vụ (25.2%). Có đến 85% người đã từng mua sắm qua mạng cho biết họ sẽ tiếp tục hình thức mua sắm này. Một lần nữa, chất lượng hàng hóa dịch vụ là rào cản lớn nhất khiến người dân không tham gia mua sắm trực tuyến (chiếm 48.3%), Không có đủ thông tin ra quyết định (41.4%), Chưa có kinh nghiệm mua hàng trực tuyến (37.9%) hoặc họ hoàn toàn không có nhu cầu mua sắm qua mạng (34.5%). 38.58% 25.98% 12.60% 13.39% 9.45% Dưới 500.000đ Từ 500.000 – Từ 1.000.000 – Từ 3.000.000 - Trên 5.000.000đ 1.000.000 đ 3.000.000 đ 5.000.000đ Hình 9: Giá trị mua hàng trực tuyến Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả. 3.3. Nhu cầu kinh doanh trực tuyến Ở góc độ người bán, nhu cầu kinh doanh trực tuyến trên địa bàn Kon Tum khá cao. Trong số các cá nhân được khảo sát, có 21% người sử dụng Internet có tham gia bán hàng trực tuyến và 16% chưa từng bán nhưng có nhu cầu kinh doanh qua mạng. Người tham gia khảo sát cũng cho rằng các sản phẩm có tiềm năng kinh doanh là đặc sản vùng miền, các sản phẩm tự chăn nuôi/chế biến, và các sản phẩm khác như quần áo, hàng đã qua sử dụng, một số mặt hàng công nghệ. Đối với các cá nhân kinh doanh trực tuyến, hầu hết họ đều lựa chọn các kênh kinh doanh trực tuyến đơn giản và phổ biến thay vì các tham gia vào các kênh có tốn phí. 82% lựa chọn bán hàng thông qua mạng xã hội với ưu điểm là số lượng người sử dụng cao, dễ sử dụng và ít tốn chi phí. Mặc dù vậy, họ cho rằng, khó khăn lớn nhất khi tham gia kênh mua bán này là xây dựng nội dung thông tin, thu hút khách hàng (68.97%). Bên cạnh đó, một số khó khăn khác là vận chuyển ( 52%) và thanh toán với khách hàng (58.62%). Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24.14% Hỗ trợ xử lý thông tin khách hàng 20.69% Hỗ trợ thanh toán 51.72% Hỗ trợ vận chuyển hàng hóa 51.72% Hỗ trợ kết nối khách hàng tiềm năng 82.76% Hỗ trợ pháp luật về thương mại điện tử 17.24% Hỗ trợ về xây dựng, vận hành website 6.90% Thương mại điện tử Hỗ trợ hướng dẫn tham gia các sàn giao 41.38% dịch Thương mại điện tử Hình 10: Các loại hỗ trợ mà người kinh doanh trực tuyến mong muốn Nguồn: Khảo sát của nhóm tác giả. 551
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Do đó, liên quan đến các đề xuất hỗ trợ mà người kinh doanh mong muốn nhận được, 82.76% mong muốn được hỗ trợ tăng kết nối với khách hàng tiền năng. Bên cạnh đó, họ cũng kỳ vọng đối với các hỗ trợ thanh toán và vận chuyển (51.72%) và hướng dẫn tham gia các sàn (41.38%). Ngược lại, là những người kinh doanh nhỏ lẻ, họ không quá quan tâm đến việc xây dựng vận hành các website bán hàng. Để phát triển TMĐT thì không chỉ cần 1 lượng cầu trên thị trường lớn mà cần phải có 1 lượng cung tương xứng. Theo tình hình TMĐT ở Việt Nam nói chung và ở Kon Tum nói riêng, thị trường trực tuyến đang là mảnh đất màu mỡ để các cá nhân và tổ chức khai thác và phát triển. Tuy nhiên, để có thể tân dụng cơ hội kinh doanh thông qua mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử thì các cá nhân, tổ chức phải chú ý đến rất nhiều vấn đề như vốn, mô hình kinh doanh, nhân lực, chiến lược và quản trị… và đó là cả một chặng đường dài cần phải chuẩn bị. 3.4. Mức độ ứng dụng thương mại điện tử Là một tỉnh miền núi có nhiều sản phẩm chủ lực về nông lâm sản và vật liệu xây dựng, Kon Tum đang nỗ lực phát triển các kênh phân phối, thúc đẩy giao dịch, thông thương với nhiều đối tác trong cũng như ngoại tỉnh. Trong đó, tận dụng kênh TMĐT là một trong những cách thúc đẩy lĩnh vực thương mại-dịch vụ của tỉnh phát triển nhanh chóng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết các nhiều vấn đề xã hội. Hưởng ứng các kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT trên cả nước do Chính phủ ban hành, tỉnh Kon Tum đã lập ra nhiều kế hoạch, chương trình mục tiêu nhằm phát triển TMĐT mang tính đặc thù địa phương và bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Hầu như các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp biết đến lợi ích của TMĐT, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT trong hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin, quảng bá sản phẩm tăng qua các năm. Tại các các siêu thị, trung tâm mua sắm và nhiều cơ sở phân phối đã cho phép người tiêu dùng thanh toán thẻ khi mua hàng, lưu lượng hàng hóa-dịch vụ giao dịch online giữa người bán và người tiêu dùng cá nhân tăng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, chỉ số thương mại điện tử năm 2019 tỉnh Kon Tum dù có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn rất thấp so với các địa phương khác trên cả nước. Số lượng tên miền “.vn” của Kon Tum là 246, chênh lệch khá lớn so với hai địa phương dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh (172.269) và Hà Nội (169.124) cho thấy số lượng doanh nghiệp của Kon Tum ít và phần nào cho thấy mức độ sử dụng thương mại điện tử không cao. Mặc dù chỉ số thương mại điện tử đã tăng từ 24.2 trong năm 2017 lên 30.6 trong năm 2019, xếp hạng của tỉnh đã rơi ba bậc kể từ năm 2018, và xếp hạng 50 trong 2 năm liên tiếp. (Hình 11) 50.5 35 50 Chỉ số thương mại điện tử 30 49.5 49 25 48.5 Xếp hạng 20 48 47.5 15 47 10 46.5 5 46 45.5 0 2017 2018 2019 Xếp hạng 47 50 50 Chỉ số Thương mại 24.2 29 30.6 điện tử Hình 11: Chỉ số thương mại điện tử và xếp hạng của tỉnh Kon Tum 2017 - 2019 Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện từ 2017, 2018, 2019. 552
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Cụ thể, chỉ số thương mại điện tử được hình thành từ 4 thành phần bao gồm Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (NNL&HT), Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C), Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và Chỉ số giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B). Hình 12 biểu diễn các chỉ số thành phần của tỉnh Kon Tum và so sánh với mức trung bình chung của cả nước năm 2019. Ngoại trừ chỉ số G2B cao hơn không đáng kể so với mức trung bình chung của các nước, tất cả các chỉ số còn lại đều ở dưới mức trung bình. Điều này cho thấy, trong khi các dịch vụ công trực tuyến đang dần hoàn thiện, thì sự thay đổi trong hành vi, thói quen, nhận thức của người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số còn thấp, các doanh nghiệp chưa năng động trong các hoạt động điều hành hệ thống nội bộ, cũng như quá trình kết nối làm việc với đối tác khách hàng, và các nền tảng tiền đề cho thương mại điện tử còn thấp bao gồm cơ sở hạ tầng còn chưa đầy đủ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Kon Tum Trung bình NNL&HT 35.6 27.5 64.6 G2B 65.4 31 45.7 B2C 22 30.7 B2B Hình 12: Biểu đồ các chỉ số thành phần của tỉnh Kon Tum, 2019 Nguồn: Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử, 2019. 4. Đánh giá chung về các tiềm năng và rào cản trong việc phát triển TMĐT tại Kon Tum 4.1. Tiềm năng Mặc dù mức độ lan tỏa của TMĐT tại Kon Tum còn hạn chế, nhưng xét trên nhiều phương diện, TMĐT trên địa bàn vẫn có những tiềm năng để phát triển. Thứ nhất, với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn (trên 65%), Kon Tum là một tỉnh có dân số trẻ. Đây là lực lượng có khả năng thích ứng với công nghệ nói chung và tiếp cận với TMĐT tương đối nhanh. Nếu khai thác triệt để lực lượng này, tỉnh Kon Tum sẽ có một nguồn lực lớn những người tiêu dùng và các nhà bán lẻ cho thị trường TMĐT. Mặt khác, qua khảo sát cho thấy hiện nay số lượng người sử dụng Internet ở Kon Tum cũng đã khá nhiều và tất nhiên những người này đều có các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại thông minh để truy cập mạng. Đây cũng là một tiền đề quan trọng để mở rộng TMĐT. Ngoài ra, hạ tầng Internet trên toàn tỉnh đang dần phổ biến, mạng lưới Bưu chính Viễn thông đã được đầu tư xây dựng và phát triển với hệ thống truyền dẫn và thiết bị chuyển mạch tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ. Có thể thấy các nhà mạng lớn như VNPT, FPT, Viettel… đều đã có mặt tại Kon Tum từ lâu và đến nay đang phục vụ cho khối lượng lớn các khách hàng trên toàn tỉnh. Theo thống kê tính đến 2017, tất cả các khu vực đô thị, thị xã, thị trấn của các huyện đều có lắp đặt mạng di động hoặc cố định (Dial- up, ADSL...) Hầu như các cửa hàng, nhà hàng, quán xá, các điểm công cộng đều có mạng wifi. Đặc biệt 553
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 có hơn 1 nửa số xã thuộc vùng sâu vùng xa có các điểm bưu điện văn hoá xã được trang bị máy tính và kết nối Internet. Toàn tỉnh có khoảng 246.577 thuê bao Internet (đạt mật độ xấp xỉ 47.4 thuê bao/ 100 dân), trong đó có 205.323 thuê bao di động (đạt mật độ xấp xỉ 40 máy/ 100 dân). So với 1 tỉnh miền núi, có nền kinh tế và cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn thì đây là những con số ấn tượng, cho thấy về mặt cơ sở hạ tầng mạng Internet thì tỉnh Kon Tum có tiềm năng đảm bảo phát triển TMĐT. Một điểm thuận lợi nữa là Nhà nước nói chung và chính quyền địa phương cũng đang quan tâm sát sao, đầu tư mạnh tay hơn để thúc đẩy TMĐT ở khu vực nông thôn, miền núi phát triển cho xứng với tiềm năng. So với nhiều tỉnh thành khác, TMĐT ở Kon Tum xuất hiện khá muộn, năm 2011, lĩnh vực này mới được khởi động. Tuy nhiên, với sự quan tâm, triển khai triệt để của các cơ quan, ban ngành liên quan, thông qua các chương trình, kế hoạch hành động tích cực, sau 5 năm triển khai thực hiện, TMĐT đã hình thành được nền tảng ban đầu, bắt đầu đi vào cuộc sống người dân, đóng góp cho sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, giúp cho các doanh nghiệp tự quảng bá, giới thiệu sản phẩm và chủ động hội nhập quốc tế. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành, đầu tư các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các website để giới thiệu, quảng bá, giao dịch bán hàng, trao đổi thông tin tìm kiếm mở rộng thị trường. Đặc biệt, tỉnh Kon Tum cũng đã xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử Kon Tum vào đầu năm 2016 và đến hiện nay đã có hơn 50 danh mục hàng hóa được cung cấp bởi nhiều doanh nghiệp tham gia. 4.2. Rào cản Qua khảo sát cho thấy, ở Kon Tum, nhu cầu tiêu dùng của người dân không phải là thấp. Mức chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ mua sắm trên mạng trung bình từ 3-5 triệu/ tháng là tương đối cao so với thu nhập bình quân của người dân. Tuy nhiên, con số này tập trung ở một số ít người trẻ có thói quen, nhu cầu mua sắm online, số còn lại vẫn khá là lạ lẫm với thuật ngữ TMĐT hoặc có nghe nhưng chưa từng tham gia. Nguyên nhân lớn nhất là do nhận thức, hiểu biết và thói quen của đại đa số người dân Kon Tum chưa thích nghi được việc mua sắm hay sử dụng dịch vụ trực tuyến. Mua bán các hàng hóa, dịch vụ truyền thống trực tiếp vẫn là sự lựa chọn chính của người dân trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, sản phẩm kém chất lượng hơn so với quảng cáo, các dịch vụ kèm theo như vận chuyển, chăm sóc khách hàng, hậu mãi… kém cũng là rào cản lớn khiến người dân không tham gia mua sắm trực tuyến, hoặc đã tham gia nhưng không hài lòng và không có ý định tiếp tục mua sắm. Rào cản này xuất phát từ nguyên nhân quản lý thị trường, quản lý các hoạt động bán của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh TMĐT kém, chưa đạt sự chuẩn hóa và tạo niềm tin cho người mua. Bên cạnh đó, vấn đề về thanh toán cũng chưa thực sự thuận tiện, bảo đảm tối đa khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại khi mua hàng online, ví dụ như việc sử dụng thẻ thanh toán chẳng hạn, người dân Kon Tum hầu như còn quá xa lạ với việc thanh toán qua thẻ, ví điện tử và thanh toán online gần như không có trong suy nghĩ của họ. Khảo sát cũng chứng minh hầu hết các giao dịch mua sắm đều thực hiện theo hình thức ship hàng COD, tức là thanh toán bằng tiền mặt cho bên vận chuyển khi giao hàng, một tỷ lệ nhỏ khác là chuyển khoản trước. Một rào cản thứ ba đến từ phía người bán. Hiện nay, ở Kon Tum chủ yếu là hình thức mua bán qua mạng xã hội giữa các cá nhân và một tỷ lệ nhỏ giữa các doanh nghiệp bán, mà chủ yếu là các trang web bán hàng lớn trong cả nước và người tiêu dùng địa phương. Số lượng các doanh nghiệp, cá nhân ở Kon Tum thực hiện dịch vụ TMĐT còn hạn chế. Nguồn nhân lực dành cho TMĐT vẫn còn thiếu, nhiều doanh nghiệp trẻ chưa quan tâm, chú trọng ứng dụng TMĐT. Phần lớn các website doanh nghiệp chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, chưa chủ động đầu tư cập nhật thông tin thường xuyên và sử dụng website như một phương tiện kinh doanh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, doanh nghiệp, người lao động và bộ phận thanh niên khởi nghiệp về TMĐT chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay. 5. Các đề xuất các giải pháp phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Kon Tum Thứ nhất, rào cản lớn nhất của việc phát triển TMĐT ở khu vực nông thôn, miền núi như Kon 554
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Tum là thói quen sử dụng thương mại truyền thống của người dân. Để biến mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến, cần có một cuộc cách mạng lâu dài để có thể thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng cá nhân. Sở Công thương phối hợp với các ngành chức năng cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của TMĐT, thông qua các chương trình, hội nghị giới thiệu, tư vấn, cập nhật thông tin về TMĐT và các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT cho người dân, đặc biệt là người dân ở các khu vực làng, xã. Ngoài ra các hoạt động tuyên truyền có thể thông qua báo giấy, báo điện tử, truyền hình, ấn phẩm, mạng xã hội và các hình thức khác. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, hỗ trợ người mua thanh toán trực tuyến nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của họ. Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông nên tiên phong sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử để tạo thói quen cho người dân, áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT, giúp người dân tự bớt e dè khi tham gia TMĐT. Thứ hai, có rất nhiều cá nhân và tổ chức mong muốn khởi nghiệp hoặc đang hoạt động trong lĩnh vực TMĐT nhưng còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm liên quan. Vì vậy, về mặt nhân lực, tỉnh Kon Tum cần tập trung tăng cường đào tạo, phát triển nguồn lực doanh nghiệp, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên thông qua các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn về xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam, các mô hình TMĐT điển hình, lập kế hoạch marketing trực tuyến, kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến, các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet, xây dựng và quản trị website TMĐT… Đây đều là nội dung cần thiết đáp ứng nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho lực lượng trẻ có khát vọng thử thách trong lĩnh vực thương mại mới. Đặc biệt có thể tổ chức đoàn công tác trao đổi, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại 2 thành phố lớn và các địa phương xây dựng và triển khai TMĐT đạt kết quả tốt để học hỏi kinh nghiệm. Thứ ba, không chỉ biến người dân khu vực nông thôn thành chủ thể mua sắm trên các sàn TMĐT mà cuộc cách mạng kinh tế số còn hướng đến giúp người nông dân đưa các sản phẩm của mình thành hàng hóa trên sàn TMĐT. Tỉnh Kon Tum có nhiều nông sản chủ lực, có nhiều lợi thế so sánh (như sâm Ngọc Linh, dược liệu, cao su, tiêu,…) nhưng lại ít tạo nên dấu ấn với người tiêu dùng ở các địa phương khác và trên thế giới vì không kênh phân phối phù hợp và khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy, đẩy mạnh marketing các sản phẩm này và đưa vào trong các giao dịch TMĐT là một cách để phát triển sản phẩm đặc trưng trên thị trường TMĐT của tỉnh. Thứ tư, tỉnh Kon Tum cần tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ để thực hiện giao dịch TMĐT, đặc biệt tập trung ở khối doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Cần khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại, lập website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, xây dựng mô hình ứng dụng TMĐT và sử dụng phần mềm mã nguồn theo hướng dẫn của Bộ ngành Trung ương khi triển khai ứng dụng TMĐT, sử dụng các công nghệ phục vụ phát triển thanh toán trực tuyến. Bản thân các cơ quan ban ngành liên quan Cần cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tra khảo thông tin. Thứ năm, cần củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT. Tỉnh Kon Tum cần tiếp tục duy trì, phát triển Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Kon Tum (www.kontumtrade.com) nhằm cung cấp một kênh thông tin tin cậy cho các khách hàng cá nhân lẫn tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi, tiếp cận cơ hội kinh doanh được dễ dàng, thuận tiện. Cung cấp, cập nhật thông tin về tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và danh bạ doanh nghiệp xuất khẩu trên Cổng thông tin xuất khẩu Việt Nam, khai thác thông tin trên Cổng thông tin thị trường nước ngoài. Ngoài ra, cần thường xuyên điều tra, thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT trên địa bàn tỉnh để có thể tổng hợp đánh giá kịp thời thực trạng và xu hướng của TMĐT và để ra các giải pháp phát triển hiệu quả lĩnh vực TMĐT. 555
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội TMĐT Việt Nam, 2019, Chỉ số TMĐT Việt Nam EBI 2019 2. Hiệp hội TMĐT Việt Nam, 2018, Chỉ số TMĐT Việt Nam EBI 2018 3. Hiệp hội TMĐT Việt Nam, 2017, Chỉ số TMĐT Việt Nam EBI 2017 4. UBND tỉnh Kon Tum, 2016, Phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 5. Cục thống kê Kon Tum, 2017, Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2017 556
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2