![](images/graphics/blank.gif)
Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Hà Nội và những vấn đề đặt ra hiện nay
lượt xem 9
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử bằng nhiều giải pháp. Trong gần 20 năm thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTG năm 2005 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006-2010, Hà Nội đã luôn giữ vị trí thứ hai của cá nước về phát triển TMĐT. Bài viết khái quát thực trạng phát triển TMĐT Hà Nội trong thời gian 2015-2022, và những trao đổi để giải quyết những vấn đề đặt ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng phát triển thương mại điện tử của Hà Nội và những vấn đề đặt ra hiện nay
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 269 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY Nguyễn Bình Minh, Chử Bá Quyết Trường Đại học Thương mại Email: minhngb@gmail.com Tóm tắt: Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử bằng nhiều giải pháp. Trong gần 20 năm thực hiện Quyết định số 222/2005/QĐ-TTG năm 2005 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006-2010, Hà Nội đã luôn giữ vị trí thứ hai của cá nước về phát triển TMĐT. Những thành tựu phải kể đến là thay đổi nhận thức và thay đổi mô hình/cách làm của người dân, doanh nghiệp về thương mại, nâng cao tiện ích cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội và sự đóng góp của TMĐT vào phát triển GDP của Hà Nội. Tuy nhiên, TMĐT cũng đặt ra những vấn đề: quản lý TMĐT như thế nào để đảm bảo thương mại công bằng, phát triển bền vững, tối thiểu những vấn đề phát sinh từ TMĐT (lừa đảo qua mạng, cạnh tranh không lành mạnh, thất thu thuế...). Bài viết khái quát thực trạng phát triển TMĐT Hà Nội trong thời gian 2015-2022, và những trao đổi để giải quyết những vấn đề đặt ra. Từ khóa: thương mại điện tử Hà Nội, những vấn đề đặt ra. THE SITUATION OF E-COMMERCE DEVELOPMENT OF HANOI AND CURRENT ISSUES Abstract: Hanoi has developed a plan and organized the implementation of the plan to develop e-commerce with solutions. During nearly 20 years of implementing Decision No. 222/2005/QD-TTG in 2005 of the Prime Minister’s, Approving the master plan for e-commerce development 2006-2010, Hanoi has always held the second position of e-commerce development in Vietnam. The achievements to be mentioned are changing awareness and changing the model / way of doing business of people and businesses about commerce, improving the convenience of life, solving social problems and the contribution of e-commerce to GDP growth of Hanoi. However, e-commerce also has some problems: how to manage e-commerce to ensure fair trade, sustainable development, minimize problems arising from e-commerce (fraud, unfair competition, tax revenue, etc.). The article summarizes the situation of e-commerce development in Hanoi during the period 2015-2022, and exchanges to solve the problems. Keywords: E-commerce, Hanoi, problems.
- 270 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 1. Giới thiệu. Trong giai đoạn vừa qua nền kinh thế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động bất lợi do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19 kéo dài trong nhiều năm làm suy giảm tốc độ tăng trưởng của nhiều địa phương. Trong bối cảnh đó TMĐT lại vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng kinh ngạc trở thành mũi nhọn của nền kinh tế số. Nhiều địa phương trong đó đặc biệt là Thành phố Hà Nội những năm qua đã nổi lên như một khu vực có mức tăng trưởng thương mại điện tử mạnh mẽ với quy mô dân số khá lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển thương mại điện tử của Thành phố Hà Nội thật sự có ý nghĩa trong bối cảnh phải ứng phó với các bất ổn kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu và tác động đến mọi mặt phát triển của thành phố. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng có giá trị nhắm giúp các nhà quản lý và các đối tượng có quan tâm có thể tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển TMĐT của thành phố Hà Nội trong ngắn và trung hạn. Bài viết tổng hợp và phân tích các số liệu thứ cấp từ Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam phát hành hàng năm qua đó đưa ra các đánh giá cũng như thảo luận xung quang Chỉ số TMĐT của thành phố. Các đề xuất dựa trên các phát hiện của bài viết có thể giúp các doanh nghiệp, người dân và các nhà quản lý vận dụng trong hoạt động liên quan đến TMĐT trong thời gian tới. 2. Tổng quan về thương mại điện tử trong phát triển kinh tế. 2.1. Vai trò thương mại điện tử trong phát triển kinh tế. Thương mại điện tử (TMĐT), tiếng Anh là electronic commerce (e-commerce) là hình thức quan trọng của các hoạt động thương mại trong xã hội thông tin. Kể từ khi xuất hiện cho đến khi được biết rộng rãi trên toàn thế giới, đã có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về TMĐT. Theo Luật mẫu về TMĐT năm 1996 của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL), “Thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”. Luật mẫu không định nghĩa TMĐT mà đưa ra diễn giải thuật ngữ “thương mại”, theo đó phạm vi các hoạt động thương mại bao quát hầu hết lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa chỉ là một trong các lĩnh vực ứng dụng của TMĐT. Theo Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa, “TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử (PTĐT). Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”. TMĐT gồm nhiều hành vi thương mại như hoạt động mua bán hàng hóa qua các PTĐT, giao nhận các nội dung số qua mạng, chuyển tiền điện tử, tiếp thị trực tuyến, hợp tác thiết kế, chia sẻ tài nguyên mạng. Các PTĐT được sử dụng không chỉ là mạng Internet mà còn bao hàm các PTĐT khác như điện thoại,
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 271 máy điện báo (Telex), máy fax, truyền hình kỹ thuật số.... TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm thông qua các mạng viễn thông như Internet”. Cách hiểu này về TMĐT cho thấy, khái niệm “TMĐT” khá trùng lặp với thương mại Internet, tuy nhiên cả phạm vi các hoạt động thương mại và PTĐT đều giới hạn hẹp hơn định nghĩa đưa ra của EU. Theo Uỷ ban TMĐT của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số”. Ứng dụng TMĐT đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các chủ thể trên, và là một xu thế tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Có thể kể đến một số lợi ích chính: Một là, ứng dụng TMĐT giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Nhờ ứng dụng TMĐT, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí kinh doanh, cá nhân tiết kiệm chi phí trong tiêu dùng, xã hội tiết kiệm chi phí các nguồn lực và tài nguyên. Với lợi thế tốc độ giao dịch siêu nhanh theo tốc độ truyền thông qua Internet, việc phân phối và chia sẻ thông tin diễn ra cực kì nhanh chóng. Người mua, người bán có thể trao đổi thông tin tức thời dù ở bất kì khoảng cách nào, cho phép tiết kiệm thời gian lao động, chuyển lao động cho hoạt động mua sắm sang các hoạt động khác tạo ra các giá trị mới cho xã hội. Hai là, ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh dễ dàng hơn. Mọi cá nhân, doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động kinh doanh qua mạng Internet mà trong TMTTh là khó có thể. Tự do kinh doanh là nguyên tắc quan trọng của nền kinh tế thị trường. Các chủ thể kinh doanh ứng dụng TMĐT sẽ có nhiều cơ hội hơn để tham gia các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, phát triển thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ba là, ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể kinh doanh cạnh tranh gay gắt hơn nhưng cũng bình đẳng hơn so với kinh doanh truyền thống. Trong thị trường điện tử, không bị giới hạn không gian và thời gian, các cửa hàng điện tử được mở liên tục đã tạo ra sự cạnh tranh theo thời gian thực 24/24, cạnh tranh phi biên giới; điều này không có trong kinh doanh truyền thống. Nhưng cũng chính đó, một cửa hàng nhỏ biết tận dụng và khai thác tốt TMĐT vẫn có thể triển khai kinh doanh trực tuyến dễ dàng và bình đẳng với các doanh nghiệp lớn trên mạng. Bốn là ứng dụng TMĐT giúp các chủ thể kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đổi mới công nghệ, đổi mới quản lí và cách thức kinh doanh, năng động hơn trong môi trường kinh doanh với nhiều thay đổi [3]. Năm là đối với người tiêu dùng, có thêm kênh mua sắm, nhiều sự lựa chọn hàng hóa, khả năng mua hàng giá rẻ hơn có chất lượng và được phục vụ tốt. Người tiêu dùng có thể tiếp cận nhiều thông tin về mua sắm, sử dụng sản phẩm nhanh chóng hơn, đa dạng hơn, làm cho vòng đời sản phẩm ngắn lại, hối thúc các doanh nghiệp sản xuất tăng cường sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới [1, tr.32] Sáu là, ứng dụng TMĐT giúp cộng đồng xã hội phát triển, nâng cao dân trí, tạo thêm công việc mới trong xã hội, tiết kiệm tài nguyên cho xã hội, giảm bớt sự đi lại do trao đổi thông tin qua mạng từ xa, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện đời sống người dân, nâng cao thu nhập cộng đồng [2, tr.6]. Thương mại điện tử đóng góp vào GDP của quốc gia, nền kinh tế trên thế giới ngày càng tăng về giá trị, đặc biệt nâng cao chất lượng cuộc sống (xem hình 1).
- 272 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Hình 1. Chi tiêu thương mại điện tử theo tỷ lệ phần trăm GDP Nguồn: GlobalData (2022) 2.2 Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam. Chỉ số Thương mại điện tử, gọi tắt là eBusiness Index (EBI), là một loại kết quả đánh giá lượng hóa bằng điểm số theo các chỉ số thành phần dựa trên một loạt tiêu chí nhằm giúp cho mọi đối tượng có thể đánh giá nhanh chóng mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá, so sánh giữa các địa phương với nhau dựa trên một hệ thống các chỉ số. Chỉ số này được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam hàng năm dựa trên các nghiên cứu đánh giá của tổ chức này. Báo cáo là một ấn phẩm thường niên, cung cấp kết quả Chỉ số Thương mại điện tử theo địa phương tạo nên góc nhìn toàn cảnh về Thương mại điện tử tại các địa phương của Việt Nam qua từng năm: từ những tổng hợp về các thay đổi chính sách pháp lý, cũng như thực trạng phát triển và ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp và người dân. Kết cấu của các chỉ số mô tả trong Bảng 1 bao gồm 3 chỉ số chính là Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT gồm 7 chỉ số thành phần; TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) có 19 chỉ số thành phần, TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B) có 10 chỉ số thành phần. Bảng 1. Mô tả các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số EBI từ 2018-2022 STT Chỉ số Chỉ số thành phần Ghi chú 1 Nguồn nhân (1). Khả năng đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp trong lĩnh vực Năm 2021: Bổ lực và hạ TMĐT sung tiêu chí: Số tầng CNTT (2).Nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của doanh nghiệp tài khoản ví điện (3). Khả năng tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và tử và số thẻ thanh TMĐT toán, Năm 2022: (4). Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT Bổ sung tiêu chí: 5). Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử Tầm quan trọng (6). Trang bị máy tính và đầu tư cho CNTT và TMĐT và hiệu quả đầu tư (7). Tổng số tên miền quốc gia (.vn) vào hạ tầng CNTT và TMĐT.
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 273 2 Chỉ số B2C 1). Xây dựng website doanh nghiệp (2). Tần suất cập nhật thông tin trên website (3). Ứng dụng bán hàng qua mạng xã hội (4). Tham gia các sàn giao dịch TMĐT (5). Website phiên bản di động (6). Ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động (7). Tình hình nhận đơn đặt hàng (8). Cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động (9). Quảng cáo trên website/ứng dụng di động (11). Doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến (12). Thu nhập bình quân trên đầu người. (13). Số lượng bưu kiện gửi của các địa phương (14). Số lượng các gian hàng của các địa phương kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT (15). Số lượng các DN địa phương chấp nhận các hình thức thanh toán trực tuyến. (16). Các hình thức quảng cáo trên website là gì (17). Ngôn ngữ trên website có đa dạng không (18). DN có xây dựng các ứng dụng bán SP trên nền tảng di động không (19). Thời gian trung bình lưu lại trung của KH mỗi lần truy cập vào website 3 Chỉ số B2B (1). Sử dụng các phần mềm trong doan nghiệp (2). Sử dụng chữ ký điện tử (3). Sử dụng hợp đồng điện tử (4). Nhận đơn hàng qua các công cụ trực tuyến (5). Đặt hàng qua các công cụ trực tuyến (6). Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hàng website/ứng dụng di động của DN (7). Tỷ lệ trung bình số dân/DN (8). Số lượng DN mỗi địa phương sử dụng các giải pháp kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng hàng đầu (9). Số lượng DN mỗi địa phương tham gia các sàn TMĐT B2B hàng thế giới (5). Sử dụng hoá đơn điện tử (6). Ước tính chi phí quảng cáo website/ứng dụng di động trong cả năm (10). DN đánh giá mức độ quan trọng của TMĐT trong hoạt động SX, KD của DN Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Chỉ số phát triển TMĐT Việt Nam của VECOM 3. Thực trạng phát triển Thương mại điện tử của Hà Nội. 3.1. Đánh giá những điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT của Hà Nội Về nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, Hà nội là nới tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng có uy tín về đào tạo TMĐT, như Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học FPT,... Đây là một nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Với quy mô đào tạo liên tục mở rộng, mạng lưới các trường đào tạo TMĐT cũng phát triển rất nhanh chóng, Hà Nội trở thành thành phố lớn tập trung nhiều các doanh nghiệp công nghệ có quy mô lớn nhất cả nước như Viettel, FPT,.... Đồng thời, là trung
- 274 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 tâm hành chính của cả nước nên Hà Nội luôn được tập trung phát triển hạ tầng CNTT, nền tảng viễn thông di độ thế hệ thứ 5 (5G) cũng đã được triển cho nên thành phố có đầy đủ điều kiện tốt nhất cho phát triển TMĐT. Về thị trường, Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT, đặc biệt thương mại bán lẻ điện tử và mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Hà Nội với dân số khoảng 8,5 triệu người (số liệu thống kê), nhưng thực tế dân số Hà Nội có thể lớn hơn rất nhiều do dân nhập cư từ các tỉnh thành khác trên cả nước là thị trường lớn thứ hai cả nước về tiềm lực mua sắm, tiêu dùng. Số lượng doanh nghiệp tại Hà Nội là khoảng 145 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 17% cả nước (cả nước có khoảng 857.500 doanh nghiệp, trong đó riêng TP.HCM có 268.400 doanh nghiệp, chiếm 31,3% tổng số doanh nghiệp cả nước), số hộ kinh doanh Hà Nội là 352.329 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Hệ thống hạ tầng logistics, thương mại, công nghệ thông tin và truyền thông rất phát triển và luôn dẫn đầu cả nước, là cơ hội thị trường rất lớn để Hà Nội phát triển TMĐT cả về B2C và B2B. Về chính sánh, Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Bộ Chính trị để thích ứng với tình hình mới, cùng với Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và các chiến lược tổng thể phát triển TMĐT của Hà Nội là những điều kiện về pháp lý cho TMĐT tại Hà Nội phát triển một cách thuận lợi. 3.2. Những kết quả phát triển TMĐT Hà Nội thời gian qua Kết quả phát triển TMĐT Hà Nội được phản ánh qua các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số tổng thể phát triển TMĐT, viết tắt là EBI. Các chỉ số cấu thành gồm i) nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT; ii) chỉ số TMĐT B2C; và iii) chỉ số TMĐT B2B. Mặc dù có những thay đổi theo hướng các thành phần cấu thành chỉ số ngày càng hoàn thiện, nhưng về cơ bản sự thay đổi không lớn, và chi tiết về các chỉ số cấu thành các chỉ số thành phần được thể hiện trong Bảng 1. Tổng hợp từ ba chỉ số cấu thành theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam, trong thời gian 2018-2022, Hà Nội luôn đứng thứ hai về phát triển TMĐT, sau thành phố Hồ Chí Minh. Hình 2 minh họa về Chỉ số TMĐT năm 2022. Hình 2. Chỉ số xếp hạng phát triển TMĐT của 10 tỉnh/thành phố đứng đầu Nguồn: VECOM
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 275 Trong ba thành phố đứng đầu cả nước, Hà Nội liên tục duy trì đứng được ở vị trí thứ hai trong giai đoạn 2018-2022 (xem hình 3). Điều này cho thấy tác động rất lớn của quy mô thị trường cũng nhưng năng lực ứng dụng công nghệ dựa trên nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT của thành phố Hà Nội là rất ấn tượng. Sự quan tâm của doanh nghiệp, người dân và các cơ quan quản lý đến phát triển TMĐT của Hà Nội được duy trì ổn định trong nhiều năm cho thấy tầm nhìn và chiến lược phát triển TMĐT của thành phố là đúng hướng kể cả trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi. Hình 3. So sánh chỉ số xếp hạng phát triển TMĐT của 3 tỉnh đứng đầu cả nước Nguồn: VECOM Cũng theo Báo cáo TMĐT Việt Nam, 75% số người sử dụng Internet trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến đạt (tăng 7% so với năm 2019); 90% cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông (tăng 5% so với năm 2019) và 25% cửa hàng xăng dầu chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tính đến tháng 5-2019, toàn thành phố có 9.510 website/ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân được tiếp nhận và chấp thuận thông báo đăng ký hoạt động. Doanh thu năm 2018 của lĩnh vực TMĐT ước đạt 38.507 tỷ đồng, chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (tăng 1% so với năm 2017). Còn theo báo cáo EBI Việt Nam năm 2019 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố, Hà Nội xếp thứ hai cả nước, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh về EBI với 84,3 điểm (tăng 4,5 điểm so với năm 2018). Năm 2022, chỉ số EBI Hà Nội đạt 85,9 điểm tăng cao nhất trong thời gian 5 năm, nhưng vẫn thấp hơn chỉ số EBI của thành phố Hồ Chí Minh là nơi có thị trường năng động nhất. Tuy nhiên sự bám đuổi sát sao của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang tạo ra sự bứt tốc và giãn cách số khá lớn với các địa phương còn lại.
- 276 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Trong 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội được đánh giá là một trong các thị trường phát triển TMĐT năng động nhất. Nhiều năm qua, Hà Nội luôn xếp từ thứ hai trở lên so với cả nước về Chỉ số TMĐT (EBI). Nắm bắt xu hướng phát triển này, thành phố đã tiếp tục đề ra các mục tiêu phát triển TMĐT cho năm 2020, tiếp tục phấn đấu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về EBI hằng năm. Điều này là hợp lý nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn do tốc độ chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra khá cao và có sự đua tranh quyết liệt giữa các địa phương trong việc tận dụng các lợi thế của chuyển đổi số để tăng tốc phát triển kinh tế nhất là trong TMĐT. Nhờ quy mô dân số lớn trong đó nguồn nhân lực có chất lượng cao về TMĐT là một ưu thế, cùng với sự hội tụ của số lượng lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, Hà Nội đã duy trì được mực độ tăng trưởng ổn định. Cùng với việc duy trì sự phát triển khá đồng đều của cả 3 chỉ số thành phần là Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT cũng nhưng TMĐT B2C và TMĐT B2B, Hà Nội hiện đang giữ chắc vị trí trên bảng xếp hạng nhiều năm qua, đảm bảo được tốc độ phát triển TMĐT một cách bền vững. 4. Những vấn đề đặt ra trong phát triển TMĐT Hà Nội Hà Nội cũng gặp phải những vấn đề chung của cả nước. Hiện có 15.166 website TMĐT đã đăng ký hoạt động với Bộ Công thương, trong đó có trên 2528 website hoạt động không phép. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế... liên quan đến TMĐT chưa được làm rõ; một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển. Đặc biệt, hiện Hà Nội vẫn chưa xây dựng được cơ chế quản lý thuế hiệu quả đối với các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, mức xử phạt đối với những sai phạm trong kinh doanh TMĐT chưa đủ sức răn đe. Việc quản lý thuế hiện nay đối với loại hình kinh doanh qua mạng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định người nộp thuế, doanh thu tính thuế, quy mô kinh doanh, quá trình giao dịch... Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về TMĐT ở Thành phố trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào cổ vũ, động viên cho việc ứng dụng TMĐT, chưa chú trọng đến vấn đề giáo dục pháp luật. Ý thức tự giác chưa cao kèm theo những hạn chế về sự hiểu biết, một số không nhỏ các cá nhân không biết rằng việc mình kinh doanh trên website TMĐT hoặc kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội là phải đăng ký, kê khai thuế. Tháng 12 năm 2022, Tổng cục Thuế đã công có Công thông tin kê khai nộp thuế cho các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT đã tạo nên hành lang thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Hà Nội có thể mạnh dạn mở rộng kinh doanh TMĐT hợp lệ, hợp pháp một cách bền vững. Cùng với việc phát triển hóa đơn điện tử được xem là một nền tảng công nghệ cần để giúp tăng tốc giao dịch TMĐT tại Hà Nội. Đào tạo chính quy về TMĐT tại các trường đại học và cao đăng tại Hà Nội chưa được gắn kết và phối hợp tốt. Mạng lưới các trường đào tạo TMĐT ra đời năm 2022 mới chỉ kết nối và hỗ trợ các đơn vị đào tạo và các doanh nghiệp ở mức độ thấp. Cần phải được thúc đẩy và nâng cấp nhanh hơn nữa phục vụ việc đào tạo mới và đào tạo tại doanh nghiệp đang diễn ra liên tục và cập nhật thay đổi theo diễn biến thị trường. Kết quả hoạt động và phát triển TMĐT của Hà Nội chưa tương xứng với điều kiện hạ tầng thương mại, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng CNTT của Hà Nội vốn rất phát triển. Với ưu thế là thủ đô, trung tâm hành chính, Hà Nội đang tiếp tục được đầu tư nhiều về hạ tầng công nghệ cũng như có nguồn nhân lực rất dồi dào để tăng tốc nhanh hơn nữa. Các công nghệ mới của cách mặng công nghệ 4.0 như trí thông minh nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và thực tế tang cường (VR & AR), chuỗi khối (Blockchain) cần được mạnh dạn đầu tư nhiều hơn nữa không chỉ để tạo đột phá cho TMĐT của Hà Nội mà còn có thể tiên phong dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số của cả nước.
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 277 Bên cạnh đó, giai đoạn hậu Covid 19, các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT Hà Nội cũng đang phải đối mặt với những vấn đề: Thiếu kỹ năng và nhân lực; Thiếu nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số; Thiếu tư duy, và các thách thức về văn hóa trong doanh nghiệp; Dịch bệnh làm đứt gãy chuỗi giá trị; Thiếu năng lực kết nối vận chuyển; Thiếu nguyên liệu và nguồn lực sản xuất kinh doanh và Thiếu niềm tin của khách hàng, trải nghiệm khách hàng hạn chế. Trong khi người tiêu dùng tại Hà Nội có năng lực chuyển đổi số nhanh và sự gia tang nhanh chóng các cộng đồng người tiêu dùng trực tuyến; một số doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ vai trò chuyển đổi số trong cuộc Cách mạng 4.0; trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp; quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại Hà Nội, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Kết luận Chỉ số phát triển TMĐT của thành phố Hà Nội từ năm 2018 - 2022 phản ánh Hà Nội đã duy trì được mức độ phát triển TMĐT, giữ được vị trí là thành phố đứng thứ 2 trên cả nước về phát triển TMĐT. Phân tích cũng thấy rõ, về cơ sở hạ tầng, nhân lực (chỉ số NL&HT), về cơ chế phát triển TMĐT của Hà Nội khá tốt. Những thành tựu phải kể đến Hà Nội đạt được là thay đổi nhận thức và thay đổi mô hình/cách làm của người dân, doanh nghiệp với tỷ lệ người dân và doanh nghiệp đã sẵn sàng ứng dụng TMĐT để nâng cao tiện ích cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội và sự đóng góp của TMĐT vào phát triển GDP của Hà Nội. Tuy nhiên, TMĐT cũng đặt ra những vấn đề: quản lý TMĐT như thế nào để đảm bảo thương mại công bằng, phát triển bền vững, tối thiểu những vấn đề phát sinh từ TMĐT (lừa đảo qua mạng, cạnh tranh không lành mạnh, thất thu thuế...). Sự quá tải hạ tầng thương mại, giao thông đòi hỏi Hà Nội phải tiếp tục phát triển, xây dựng và nâng cao kết cấu hạ tầng logistics đáp ứng phục vụ phát triển TMĐT của Hà Nội. Giải quyết tốt những vấn đề trên trong thời gian tới sẽ tạo cơ sở để Hà Nội đạt mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển TMĐT 2021-2025 là: 95% doanh nghiệp có website, 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc, 10.000 lượt đăng ký thành viên tham gia chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi thành phố Hà Nội. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 41/2022/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-11-2022. Đây là sự hoàn thiện thêm một bước về chính sách pháp luật, chắc chắn sẽ góp phần vào phát triển TMĐT của Hà Nội trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Minh (2011), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội. VCCI (2004), Sổ tay TMĐT cho doanh nghiệp, NXB thống kê E. Turban, David King, Jae Lee, Ting-Peng Liang. (2010), Electronic Commerce 2010 A Managerial Perspective, Printice Hall Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Lao động - xã hội, 2009. Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Statista, https://www.statista.com/statistics/261245/b2c-e-commerce-sales-worldwide/
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing
12 p |
1051 |
362
-
Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing Trong quá trình xây dựng và
1 p |
456 |
174
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Trần Công Nghiệp
163 p |
313 |
73
-
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2012
117 p |
239 |
62
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 1 - Trần Thị Huyền Trang
33 p |
174 |
28
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại: Chuyên đề 9 - ĐH Kinh tế Quốc dân
48 p |
106 |
20
-
Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và xu hướng
7 p |
58 |
18
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 1 - PGS.TS.GVCC Nguyễn Anh Tuấn
73 p |
82 |
17
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 1 - ThS. Huỳnh Hạnh Phúc
12 p |
70 |
17
-
Kiến thức thương mại - Thương mại điện tử và ứng dụng trong marketing
0 p |
113 |
12
-
Bài giảng Internet và Thương mại điện tử: Chương 2 - Nguyễn Sĩ Thiệu
99 p |
189 |
9
-
Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
4 p |
14 |
8
-
Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử tại một số quốc gia: Bài học cho Việt Nam
6 p |
57 |
7
-
Digital banking - Xu thế phát triển của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên kinh tế số - TS. Đặng Hương Giang
9 p |
41 |
6
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 1 - Giới thiệu môn học
9 p |
139 |
6
-
Tầm nhìn Việt Nam trong phát triển thị trường bán lẻ nội địa
8 p |
36 |
5
-
Các yếu tố quyết định thành công của một khởi nghiệp sáng tạo và vấn đề thực tế của Việt Nam
21 p |
29 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)