Xu hướng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 13
download
Bài viết tập trung phân tích cơ hội, khó khăn cũng như thách thức trong việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tìm ra những hướng đi, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xu hướng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hà Thị Thu Thủy, Trường Đại học Thành Đô Tóm tắt: Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMDT) trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, c ng đã bước đầu nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp c ng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện tử trong một số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơ khởi. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương thức kinh doanh này đem lại. Chính vì vậy, tác giả tập trung phân t ch cơ hội, khó khăn c ng như thách thức trong việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tìm ra những hướng đi, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh là vô cùng cần thiết trong bối cảnh cuộc cách mangh công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ khóa: phát triển thương mại điện tử, DNNVV, cách mạng công nghiệp 4.0 E-COMMERCE DEVELOPMENT TRENDS FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN THE CONTEXT OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Abstract: In the strong development trend of e-commerce in the world, Vietnamese enterprises, especially SMEs, which account for a large proportion of the total number of Vietnamese enterprises, have also stepped in first realize the benefits and importance of e-commerce applications. However, due to many limitations in awareness of enterprises themselves as well as infrastructure conditions, the application of e-commerce in SMEs in Vietnam can be considered new in Vietnam preliminary level. Therefore, SMEs need to develope their own business strategies suitable to the current conditions in order to gain more access to e-commerce to be able to maximize the benefits that E- commerce brings. Therefore, the author focuses on analyzing opportunities, difficulties as well as challenges in developing e-commerce in SMEs to 620
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 find directions and solutions to improve the application capacity. The application of e-commerce to business activities is extremely necessary in the context of the current industrial revolution 4.0. Keywords: developing e-commerce, SMEs, industrial revolution 4.0 1. ĐĂT VẤN ĐỀ Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và mạng Internet. Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, đây là coi là dấu mốc cho sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử. Thương mại điện tử có tác động sâu sắc và toàn diện tới nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Kể từ năm 2016, thương mại điện tử chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh như vũ bão, nó được coi là nền tảng chính cho hoạt động kinh doanh hiện nay. Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Thương mại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 đạt trên 25% và dự kiến tốc độ này có thể tiếp tục tăng lên đến 30-50% /năm trong 5 năm tới. Theo tính toán của Hiệp hội này, trong 5 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến có thể đạt tới 10 tỷ USD. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò tiên phong trong sự phát triển thương mại điện tử này. Trong đó, chỉ tính riêng Hà Nội tính đến hết tháng 6/2018 có 8.314 website ứng dụng thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân; doanh thu đạt trên 36.000 tỷ đồng, chiếm 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, tăng 2% so với năm 2017. Với nền tảng công nghệ thương mại điện tử ngày càng phát triển như hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không bị lép vế nếu biết tận dụng hiệu quả lợi thế này. Thương mại điện tử được coi là đề tài nóng hổi hiện nay được rất nhiều tác giả khai thác để nghiện cứu, Tuy nhiên có rất ít tác giả đề cập đến việc phân tích SWOT đẻ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như những nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình áp dụng và phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp mình. Tác giả mong muốn đóng góp thêm một số vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cần áp dụng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão hiện nay. Trong bài báo này tác giả sử dụng phân tích số liệu thứ cấp, tổng hợp, so sánh, đồng thời sử dụng một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet để hoàn thành bài nghiên cứu của mình. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Khái quát chung về thƣơng mại điện tử và DNNVV Khái niệm thƣơng mại điện tử TMĐT hiểu theo ngh a hẹp:― TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và mạng Internet.‖ TMĐT hiểu theo ngh a rộng:‖TMĐT là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân, được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Nói khác hơn TMĐT là việc tiến hành hoạt động thương mại, sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá.‖ Dưới góc độ doanh nghiệp "TMĐT là việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử" 621
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Khái niệm DNNVV: Theo GS.TS. Nguyễn Đình Hương: "DNNVV là những cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đ ch lợi nhuận, có quy mô DN trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ theo quy định của từng quốc gia". Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Theo quy định của Nghị định này. "DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNNVV, là cơ sở để các chính sách và biện pháp hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV. Từ đó đến nay, khái niệm DNNVV được hiểu và áp dụng thống nhất trong cả nước. Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV .Theo đó:“DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu ch ưu tiên).” Như vậy, Việt Nam đã kết hợp các tiêu chí về vốn và số lao động để phân loại DNNVV. Hai tiêu chí này là hai tiêu chí cơ bản nhưng trong thực tế có những loại hình doanh nghiệp có số vốn rất lớn nhưng lại cần ít lao động (lao động trình độ cao) hoặc ngược lại có những doanh nghiệp do đặc thù kinh doanh mà cần số lượng lao động lớn song vốn lại ít mà áp vào tiêu chí trên sẽ không phù hợp. Vì vậy, việc phân chia DNNVV ở các quốc gia và ở Việt Nam theo 2 tiêu chí trên theo các ngành nghề có khác nhau theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của từng nước. Các hình thức hoạt động của TMDT Có rất nhiều hình thức thương mại điện tử khác nhau, dưới đây là một số loại hình thương mại điện tử điển hình đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. *Hình thức B2B (Business To Business) Thương mại điện tử B2B được là thương mại điện tử giữa các công ty. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Thị trường B2B có hai thành phần chủ yếu: hạ tầng ảo và thị trường ảo. *Hình thức B2C (Business to Customers) Thương mại điện tử B2C hay là thương mại giữa các công ty và người tiêu dùng, liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá thực (hữu hình như là sách hoặc sản phẩm tiêu dùng) hoặc sản phẩm thông tin (hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá, như phần mềm, sách điện tử) và các hàng hoá thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Thương mại điện tử B2C là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi các hang hóa dịch vụ do mình tạo ra hoặc do mình phân phối. *Hình thức thương mại điện tử C2C( Customers to Customers) 622
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới. Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng: Đấu giá trên một trang web xác định; Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạng như Yahoo, Skype, Window Messenger, AO...;Quảng cáo phân loại tại một cổng (rao vặt) Giao dịch khách hàng tới doanh nghiệp C2B bao gồm đấu giá ngược, trong đó khách hàng là người điều khiển giao dịch. Tại các trang web của nước ngoài có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn "trở thành". *Hình thức thương mại điện tử B2G (Business to Government) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử, thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển. Còn một số loại hình thương mại điện tử khác nhưng sự xuất hiện ở Việt Nam chưa cao như: Thương mại điện tử M-Commerece (Buôn bán qua các thiết bị di động cầm tay), Thương mại điện tử sử dụng tiền ảo (VTC với Vcoin) Sơ đồ 1. Các loại hình thương mại điện tử điển hình Công ty thiết kế website chuyên nghiệp ADC Người tiêu dùng B2C C2G (C) Doanh nghiệp B2G Chính phủ (G) (B) C2C Doanh nghiệp B2G Chính phủ (G) B2B (B) G2G Người tiêu dùng B2G B2C (C) 623
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 2.2. Cơ hội của các DNNVV từ cuộc Cách mạng 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cụ thể: *Tạo ra sự thay đổi lớn về mặt nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại... Tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2017, Ban tổ chức đã tiến hành khảo sát 275 đơn vị tham gia về sự sẵn sàng của tổ chức, thế mạnh và những giải pháp cần thực hiện của Việt Nam để chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy: 35,2% số tổ chức đã chuẩn bị và sẵn sàng kết quả cho Cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó phần đa là các DN thuộc khối ngân hàng và công nghệ thông tin (CNTT). 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì, trong khi đó 6,1% chưa tìm hiểu gì và chưa biết chuẩn bị như thế nào cho những cơ hội và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4,0. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát, các DN, tổ chức cũng đề xuất, Việt Nam nên tập trung vào một số ngành có lợi thế trong Cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: CNTT (89,9%), du lịch (45,7%), nông nghiệp (44,9%), tài chính - ngân hàng (47%) và logistic (28,3%). Điều này cho thấy, nhận thức về thương mại điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp ngày càng rõ ràng hơn… *Tạo ra tiềm năng thị trường lớn về thương mại điện tử Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35%/năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Sự bùng nổ của các ứng dụng thương mại điện tử giúp tăng khả năng mua sắm trực tuyến. Trong năm 2018, có hơn 310 website có nội dung liên quan đến thương mại điện tử được thành lập. Kết quả khảo sát cho thấy tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều doanh nghiệp cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự. Chúng ta có thể thống kê tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể như sau: + Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thƣơng mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trƣởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. + Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. + Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%. + Trong lĩnh vực du lịch, theo khảo sát của Grant Thornton, năm 2016 đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến (OTA) chiếm tỉ lệ 20% doanh thu đặt phòng. Năm 2017, theo báo cáo của VECOM cho thấy tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh và đạt mức trên 30%. Nếu kết hợp với đà tăng hai chữ số của doanh thu du lịch thì có thể ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trực tuyến trên 50%. 624
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 * Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin được cải thiện đáng kể Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam cho thấy, hiện nay trung bình một người Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Do tỷ lệ doanh nghiệp phân bổ tại các tỉnh cao hơn tỷ lệ này của các năm trước, do đó tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị máy tính PC và laptop là 95% và giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị thiết bị di động (điện thoại thông minh/máy tính bảng) hầu như không đổi và chiếm tới 61%. Chính hạ tầng công nghệ vững vàng là nền tảng để thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh số 4 tỷ USD trong năm qua. * Hiệu quả bán hàng trực tuyến tăng cao Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các DN tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng (từ tháng 9-11/2017) tại gần hơn 4.100 DN trên cả nước cho thấy, có tới 39% DN tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến; các vị trí tiếp theo lần lượt là: Bán hàng qua website của DN (35%), qua ứng dụng di động (22%), qua sàn giao dịch thương mại điện tử (18%). *Tạo ra sự thay đổi đáng kể về hành vi của người tiêu dùng Việt Nam Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, xu hướng công nghệ trong 5 năm tới sẽ thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, 55% người tiêu dùng Việt Nam đã và sẽ sử dụng thiết bị có kết nối internet để mua sắm nhanh và hiệu quả hơn. Hơn 30 triệu người dân Việt Nam đang tham gia mua sắm trực tuyến, góp phần đẩy doanh số thương mại điện tử tăng trưởng nhanh sau mỗi năm. Theo Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2017 đạt 6,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 24%. Ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến là 33,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến bình quân là 186 USD/người và tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước là 3,6%. Hết năm 2018, tổng doanh thu kinh doanh thương mại điện tử đạt hơn 8 tỷ USD, tăng gấp đôi 3 năm trước. Hiện có gần một phần ba dân số, tức khoảng hơn 30 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến. Các công ty thương mại điện tử lớn trên thị trường gồm ba thương hiệu nổi bật trong năm là Lazada, Tiki và Shopee. Ngoài ra phải kể tới các thương hiệu khác như: Thế giới Di động, Sen Đỏ, FPT Shop, Điện máy Xanh, Adayroi… *Kinh doanh trên mạng xã hội, trên các nền tảng di dộng và sàn thương mại điện tử dễ dàng và mang lại hiệu quả cao Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn trong vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi. Năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016. 625
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Song song với sự phát triển của hạ tầng di động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng mới này, từ khâu nâng cấp website tương thích với thiết bị di động tới việc phát triển các ứng dụng. Tuy nhiên xu hướng này có vẻ chững lại với tỷ lệ website tương thích với thiết bị di động không tăng vì nhu cầu mua sắm trên nền tảng di động chỉ phù hợp với những thành phố phát triển như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, còn các tỉnh thành phố khác mức độ phát triển chưa cao và đồng đều. Tương tự website phiên bản di động, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2017 cũng là 15% và bằng với năm 2016. Nền tảng Android vẫn là nền tảng phổ biến nhất được doanh nghiệp lựa chọn để phát triển các ứng dụng di động của mình (71%), tiếp đó là nền tảng iOS (43%) và Windows (40%). Bảng 1: Một số xu hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử cho DNNVV STT Xu hƣớng Chi tiết 1 Bùng nổ Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Zalo,… kéo theo sự phát phƣơng triển hình thức mại điện tử tương tác. Sự kết hợp giữa thương mại điện pháp tƣơng tử và các nền tảng mạng xã hội đã giúp tương tác giữa người bán và tác trên người muahiệu quả hơn. Xu hướng này khuyến khích sự trao đổi, chia sẻ thƣơng mại giữa những người dùng khi trải nghiệm giao dịch mua bán trên mạng xã điện tử hội, trong đó livestream vẫn là cách được sử dụng phổ biến nhất khi bán hàng trên mạng xã hội, bởi tính tương cao và ngay tức thời giữa 2 đối tượng mua và bán… 2 Thanh toán Việt Nam hiện có hơn 34 triệu người sử dụng smartphone (dữ liệu từ trực tuyến Facebook và Tencent). Trong đó, 29% người mua hàng thực hiện giao dịch online thông qua nền tảng di động (Theo Global web Index, 2017). Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động là điều tất yếu. Giải pháp thanh toán di động sẽ trở thành sân chơi mới trong vòng những năm tới. 3 Quản lí Logistics và chuỗi cung ứng được xem xét là nền tảng cho sự phát triển chuỗi cung bền vững của thương mại điện tử. Tốc độ phát triển của thương mại điện ứng và dịch tử càng nhanh thì cuộc chiến logistics ngày càng khốc liệt. Vì vậy, nhiều vụ logistic dịch vụ logistics bên thứ ba ra đời ứng dụng công nghệ vào quy trình phát triển quản lý chuỗi cung ứng và hậu cần, kho vận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Hiện nay, bên cạnh nhiều các tên tuổi lâu năm như Viettel Post, EMS… cũng đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều DN mới như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, DHL… làm cho thị trường này thêm sôi nổi hơn. 626
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.3. Những khó khăn và thách th c *Hạn chế về nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ Mặc dù hiện nay, DNNVV chiếm số đông trong cộng đồng DN, song vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý, công nghệ, nguồn nhân lực khi phải đổi mới công nghệ để tự động hóa, số hóa quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, các DNNVV sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong Cách mạng công nghiệp 4.0 nếu không kịp chuyển đổi. Trái với làn sóng phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hiện không ít DN vẫn chưa có một cái nhìn đầy đủ về cơ hội này. Trên thực tế, chỉ 20% DNNVV xây dựng website riêng để quảng bá kinh doanh. Trong khi đó, 70% người tiêu dùng lên mạng tìm kiếm thông tin, địa chỉ mua hàng trước khi đi xem trực tiếp tại cửa hàng. Nếu DN không có website và thương hiệu riêng, người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp (Bởi theo Báo cáo Global Trust in Advertising 2015 của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng nhiều nhất vào quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, theo sau đó là mạng xã hội, video trực tuyến và banner trực tuyến). * Quản lý công nghệ còn yếu k m do nguồn nhân lực có kiến thức chưa đầy đủ về TMDT. Thương mại trong khái niệm ―Thương mại điện tử‖ động chạm tới mọi con người, từ người tiêu thụ tới người sản xuất, phân phối, tới các cơ quan chính phủ, tới cả các nhà công nghệ và phát triển. Áp dụng thương mại điện tử là tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: một là mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng; hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho kinh tế số hoá nói chung và thương mại điện tử nói riêng cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động lệ thuộc hoàn toàn vào người khác. Ngoài ra, nếu sử dụng Internet/Web, thì một yêu cầu tự nhiên nữa của kinh doanh trực tuyến là tất cả những người tham gia đều phải giỏi Anh ngữ vì tới nay ngôn ngữ được sử dụng trong thương mại nói chung và thương mại điện tử qua mạng Internet nói riêng, vẫn là tiếng Anh . Đòi hỏi này của thương mại điện tử sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản hệ thống giáo dục và đào tạo, đòi hỏi các DNNVV phải đầu tư nguồn nhân lực đầy đủ kiến thức, trình độ để áp dụng được những kiến thức công nghệ mới. * Yếu tố liên quan đến bảo mật và an toàn Giao dịch thương mại bằng phương tiện điện tử đặt ra đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, nhất là khi hoạt động trên Internet/Web. Cho tới nay nhiều người vẫn không dám giao dịch qua Web. Trong lĩnh vực mua bán thuần tuý, người mua thì lo các chi tiết trong thẻ tín dụng của mình bị lộ, và kẻ xấu sẽ lợi dụng mà rút tiền, người bán thì lo người mua không thanh toán cho các hợp đồng đã được ―ký kết theo kiểu điện tử‖ qua Web. Trong các lĩnh vực khác, điều đáng ngại nhất là an toàn và bảo mật dữ liệu. Cho nên một chiến lược quốc gia về mã hoá kèm theo các chương trình bảo vệ an toàn thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp và của cá nhân đang trở thành một vấn đề rất lớn. *Yếu tố về nhận thức xã hội Tác động văn hoá xã hội của Internet đang là mối quan tâm quốc tế, trong đó có Việt Nam vì hàng loạt tác động tiêu cực của nó đã xuất hiện: Internet trở thành một ―hòm thư‖ giao 627
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 dịch buôn lậu, các loại tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo.. ..Ở một số nơi (như Trung Quốc, Trung Đông...) Internet đã trở thành một phương tiện thuận lợi cho các lực lượng chống đối sử dụng để tuyên truyền, kích động lật đổ chính phủ và/hoặc gây rối loạn trật tự xã hội. Chính vì vậy, một số bộ phận dân cư vẫn nghi ngờ khi giao dịch thông qua các phương tiện công nghệ. *Ngoài ra, còn phải kể đến những rào cản về khâu hậu cần, kỹ thuật. Không chỉ cần đầu tư công nghệ và giải pháp công nghệ, thương mại điện tử cần giải quyết bài toán gặp gỡ giữa người bán và người mua. Tuy vậy, ngay cả khi thành công trong việc chinh phục người mua, DN vẫn gặp khó khăn với các vấn đề như giao nhận, thanh toán hay một số bài toán khác như bảo hành, xác nhận thông tin khách hàng... 2.4. Một số giải pháp nhằm phát triển TMDT trong các DNNVV trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Nhằm giúp DNNVV vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển thì trong thời gian tới cần chú trọng một số giải pháp sau: *Thứ nhất, thiết lập kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn. Theo đó, DNNVV cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó, đưa ra các kế hoạch tài chính và quảng cáo phù hợp cho dịch vụ thương mại điện tử. Bên cạnh đó, DNNVV cũng cần đăng ký/sử dụng tên miền trang web, xây dựng trang web đáp ứng được tiêu chuẩn SEO (tối ưu hóa cho tìm kiếm) để đáp ứng yêu cầu tối ưu cho khách hàng. *Thứ hai, xây dựng hạ tầng công nghệ, nhân lực và quy trình. Đây là một bước chuẩn bị rất quan trọng, biết lựa chọn công nghệ phù hợp sẽ giúp DNNVV nhanh chóng triển khai được thương mại điện tử. Tuy nhiên, bước này đòi hỏi sự am hiểu và có kiến thức công nghệ sâu, vì vậy đa phần các DN sẽ nhờ sự tư vấn từ các công ty chuyên trong lĩnh vực thương mại điện tử trợ giúp lựa chọn công nghệ, xây dựng quy trình thực hiện. Ngoài ra, nhân sự tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phải có có kiến thức Internet, kiến thức kinh doanh online, marketing online… *Thứ ba, xây dựng trang web cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của mình. Theo đó, trang web về doanh nghiệp và sản phẩm không chỉ cần có nội dung thu hút người đọc mà còn cần tối ưu một số điều kiện kỹ thuật như: Có hỗ trợ giao diện diện thoại/máy tính bảng; Tốc độ truy cập nhanh, có tối ưu cho việc tìm kiếm thông tin sản phẩm và thông tin DN, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tạo niềm tin cho khách hàng...Đặc biệt, cần có phần hỗ trợ trực tuyến qua ―Chat‖ – Hỏi đáp trực tuyến - để có thể tư vấn cho khách hàng ngay khi cần thiết, các mô hình trả lời tự động đang được nghiên cứu và triển khai… *Thứ tư, triển khai kênh online marketing kết hợp marketing truyền thống. Theo đó, cần xây dựng nội dung truyền thông, nội dung để tương tác và đưa lên mạng xã hội, diễn đàn... Xây dựng các website vệ tinh, các kênh bán hàng vệ tinh. Đặc biệt là phải xây dựng hệ thống từ khóa liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh để cỗ máy tìm kiếm Google thuận tiện định vị, giúp website hiển thị ở những vị trí đầu khi khách hàng tìm kiếm. Xây dựng những báo cáo, phân tích khi khách hàng ghé thăm các mục trên trang web, sử dụng công cụ phân tích báo cáo trực tuyến của Google Analytics để hỗ trợ... 628
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 *Thứ năm, lựa chọn và hoàn thiện việc thanh toán, giao nhận sản phẩm trực tuyến. Lựa chọn các hình thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng như thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua internet banking, ví điện tử…Các DNNVV nên cân nhắc việc lựa chọn đối tác giao hàng chuyên nghiệp để thực hiện giao nhận sản phẩm, có chính sách đổi lại sản phẩm nếu giao hàng không đúng chất lượng cam kết. 3. KẾT LUẬN Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các DNNVV, bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bước đầu nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơ khởi. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương thức kinh doanh này đem lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VECOM, Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam các năm 2017, 2018 2. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018; 3. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; 4. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017; 5. TS. Vũ Thị Minh Hiền ( 2012), Luận án tiến sỹ‖Đổi mới tổ chức quản trị các doanh nghiệp có ứng dụng TMĐT tại Việt Nam” 6. Một số website: moit.gov.vn, vecom.vn, via.org.vn… 629
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
28 p | 1564 | 524
-
Tiềm năng, xu hướng phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam
2 p | 381 | 83
-
Các xu thế nhượng quyền thương mại năm 2011
9 p | 142 | 28
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam
15 p | 123 | 19
-
Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và xu hướng
7 p | 58 | 18
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu hướng phát triển ngành logistics của Việt Nam
8 p | 83 | 12
-
Quan điểm phát triển và Mục tiêu của thương mại điện tử
9 p | 228 | 12
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử (40tr)
40 p | 119 | 11
-
Tiềm năng, thách thức, xu hướng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
11 p | 70 | 11
-
Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam
10 p | 47 | 11
-
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
6 p | 70 | 10
-
Việt Nam trong xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay
2 p | 119 | 10
-
Muốn phát triển thương mại điện tử - Cần thay đổi nhận thức
4 p | 71 | 8
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 6 - ĐH Thương mại
16 p | 161 | 8
-
Digital banking - Xu thế phát triển của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên kinh tế số - TS. Đặng Hương Giang
9 p | 37 | 6
-
Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong mối quan hệ với sự phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ
5 p | 109 | 3
-
Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 1: Tổng quan về thương mại và đầu tư quốc tế
18 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn