intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lợi ích của thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

39
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới trong cách mạng 4.0. TMĐT đang dần chi phối thế giới nhờ chiếm lĩnh thị trường và người tiêu dùng bởi lợi thế của internet. Và Việt Nam, trong quá trình hội nhập, không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. TMĐT đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong việc quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản mang đặc trưng địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lợi ích của thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ tiêu thụ nông sản Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 NHỮNG LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐỂ HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM BENEFITS OF E-COMMERCE AND E-COMMERCE APPLICATION TO SUPPORT VIETNAMESE AGRICULTURAL CONSUMER SUPPORT Nguyễn Thị Thùy Trang, Phan Thị Ngọc Mai Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Email: trangntthuy@hufi.edu.vn; maiptn@hufi.edu.vn Tóm tắt Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, phát triển Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới trong cách mạng 4.0. TMĐT đang dần chi phối thế giới nhờ chiếm lĩnh thị trường và người tiêu dùng bởi lợi thế của internet. Và Việt Nam, trong quá trình hội nhập, không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. TMĐT đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp (DN) trong việc quảng bá, mở rộng thị trường, đặc biệt là các mặt hàng nông sản mang đặc trưng địa phương. Sau đây, bài tham luận của chúng tôi sẽ trình bày các nội dung sau: “Lợi ích của TMĐT; Tình hình TMĐT Việt Nam và ứng dụng TMĐT hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong nước.” Từ khóa: Lợi thế internet, nông sản Việt Nam, thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản. Abstract Along with the rapid development of the internet, the application of e-commerce in business activities is an indispensable trend of the times. E-commerce is gradually dominating the world by dominating the market and consumers thanks to the advantages of the internet. And Vietnam which is a country in the integration process, is not outside that development trend. E-commerce has been opening up great opportunities enterprises in promoting and expanding markets, especially agricultural products with local characteristics. Our presentation will focus on the following topic: " Benefits of e-commerce , Vietnam e-commerce situation and e- commerce applications to support the consumption of agricultural products in Vietnam." Keywords: Internet advantages, Vietnamese agricultural, e-commerce, consumption of agricultural products . 1. Đặt vấn đề “Việt Nam có dân số trẻ, năng động, lượng người sử dụng internet và thiết di động cao, thị trường TMĐT ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng nổ trong thời gian tới. "ông Vijay Talwar - Phó tổng giám đốc kênh bán lẻ của Tiki nhận định (Việt Hưng, 2020). Bên cạnh đó Việt Nam đang tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thương mại giữa Việt Nam với các nước CPTPP và EU sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ, mở rộng thị trường xuất khẩu đặc biệt là đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa nắm bắt và khai thác hết lợi thế của TMĐT, chủ yếu vẫn tập trung vào các kênh bán hàng truyền thống như: phân phối qua đại lý, mở showroom, tham gia hội chợ, gửi hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại.... Bài toán "tìm đầu ra" cho sản phẩm ngay tại chính sân nhà nội địa còn khó chưa kể đến chuyện xuất khẩu sang nước ngoài. Trong khi đó, việc xuất hàng hóa thông qua kênh TMĐT vẫn "bỏ ngỏ". Nhiều DN chưa thấy hết hiệu quả mà kênh TMĐT đem lại nên thiếu sự quan tâm, đầu tư để khai thác tối đa thế mạnh của loại hình kinh doanh này. Với mong muốn đem lại cho các DN cái nhìn rõ về thế mạnh của TMĐT trong kinh doanh, bài tham luận dưới đây sẽ trình bày về vấn đề này. 2. Tổng quan về Thương mại điện tử 2.1. Khái niệm Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến (Đại học Công nghệ thông tin, 2020). 765
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   2.2. Lợi ích TMĐT đối với doanh nghiệp Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại đó là tăng doanh thu cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Với TMĐT, lợi thế vượt trội của kinh doanh là không bị giới hạn về không gian và thời gian, giúp các bên mua bán có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau không chỉ trong một quốc gia thậm trí trên phạm vi toàn cầu. Việc tiết kiệm chi phí và thời gian trong giao dịch mua bán giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh. TMĐT là một trong những chìa khóa để tăng trưởng xuất khẩu. Nhiều DN siêu nhỏ đã tận dụng được TMĐT để bán hàng đi nhiều quốc gia, giúp giảm bớt khâu trung gian và chi phí giao dịch, từ đó đem hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng và đạt lợi nhuận cao nhất. Việc quảng cáo qua website nhằm trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện... Đồng thời, TMĐT giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, kho chứa, nhân viên phục vụ,... TMĐT giúp DN quảng bá sản phẩm trên phạm vi toàn cầu với chi phí rẻ bất ngờ. Khối lượng thông tin không giới hạn, dễ cập nhật. Chi phí marketing thấp, đặc biệt là dễ đo lường hiệu quả hơn so với những cách marketing truyền thống. Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng. Việc xử lý thông tin, trao đổi thông tin, cung ứng dịch vụ cho khách hàng được DN thực hiện nhanh chóng và chính xác vì thông tin khách hàng đã được lưu trữ trong hệ thống máy tính. Điều đó giúp DN marketing hiệu quả, cũng như thiết lập được mối quan hệ thân thiết và củng cố sự tín nhiệm của khách hàng. TMĐT giúp DN sản xuất hàng theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với DN bằng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể tìm hiểu các thông tin về DN thông qua website, bằng các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing,…) điều đó một phần giúp nâng cao sự quảng bá và thương hiệu cho DN. Đối với các DN kinh doanh sản phẩm số hóa (phim, nhạc, sách, phần mềm....) thì việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua internet. Mô hình B2B (Business to Business) hỗ trợ mua bán giữa các DN với nhau chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu, những lợi ích của nó như: giảm chi phí về việc nghiên cứu thị trường, marketing hiệu quả, độ nhận diện cao, tăng cơ hội hợp tác giữa nhiều DN với nhau, tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường, tạo ra một thị trường đa dạng mặt hàng và các bên tham gia. Các DN có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua hệ thống này. Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho các DN trong việc kinh doanh nhất là kinh doanh quốc tế. Những lợi ích như trên chỉ có được với những DN thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các DN để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các DN trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các DN nước ngoài. 2.3. Lợi ích TMĐT đối với người tiêu dùng TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ nhà cung cấp. Với TMĐT khách hàng không còn giới hạn về địa lý hay thời gian làm việc, họ có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi. Lựa chọn giữa hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp giữa các vùng miền khác nhau. Khách hàng dễ dàng so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp để tìm được mức giá phù hợp nhất. 766
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. Tóm lại TMĐT là xu hướng kinh doanh, tiêu dùng tất yếu gắn liền với sự phát triển của công nghệ, sự tiếp nhận dịch vụ từ DN đến khách hàng. Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại là tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch TMĐT có khả năng giúp ích rất nhiều cho những DN cả lớn lẫn nhỏ và người hưởng lợi nhất thường là khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, còn DN có thể đưa sản phẩm của mình đến với thị trường một cách nhanh nhất, bán hàng thuận lợi hơn. 3. Thương mại điện tử tại Việt Nam Tính đến năm 2019, Việt Nam có 61 triệu người dùng Internet, chiếm hơn một nửa tổng dân số, trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động như điện thoại thông minh (smartphone), TMĐT ở Việt nam với lợi thế là số lượng người dân sử dụng smart phone lớn, dân số trẻ dễ thích nghi với ứng dụng công nghệ thông tin (Vân Linh, 2019). Với sự phát triển toàn diện hạ tầng viễn thông 3G, 4G, sắp tới là 5G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone với hơn 64 triệu người sử dụng tại Việt Nam, cùng với dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển (fintech) ( Thủy Diệu, 2019). Các thiết bị di động cầm tay trở thành phương tiện mua hàng chính. Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng phần lớn các khách hàng, người mua hàng hiện nay có xu hướng sử dụng các thiết bị di động cầm tay (điện thoại di động, máy tính bảng…) để thực hiện thao tác, hành vi mua bán sản phẩm trực tuyến, nhiều hơn cả tỉ lệ người mua hàng thông qua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn. Vì vậy, xu hướng TMĐT trên nền tảng số, nền tảng di động là điều tất yếu. Điển hình như Shopee đã nhận thức được lợi thế này nên đã tập trung vào ứng dụng di động ngay từ đầu và xây dựng giao diện người dùng xung quanh mục tiêu ấy. Định hướng của họ khiến cho trải nghiệm mua sắm trên di động với Shopee trở nên rất nhanh và trực quan. Chiến lược này cũng phù hợp với định hướng tập trung vào thị trường tỉnh lẻ từ trước đến nay của Sendo. Một lượng rất lớn khách hàng ở tỉnh lẻ hiện đang truy cập internet thông qua các thiết bị di động, việc có một sản phẩm ứng dụng di dộng mạnh sẽ giúp Sendo tiếp cận đối tượng khách hàng hiệu quả hơn các đối thủ, iPrice Group phân tích. Hàng loạt website TMĐT mới xuất hiện; các quỹ đầu tư, các tập đoàn TMĐT nước ngoài đẩy mạnh mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư vào các sàn, các trang web TMĐT trong nước. Thị trường TMĐT đang ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn khi có nhiều DN mới tham gia thị trường như Shopee, SIdeal… cạnh tranh với các sàn thương mại điện đã hoạt động nhiều năm như như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora,… Các kênh phân phối TMĐT được triển khai đa dạng theo mô hình trang bán hàng, sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội trên cả nền tảng web và nền tảng di động. Không những thế, các ứng dụng thanh toán điện tử đã được triển khai rộng khắp, hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch TMĐT gồm thanh toán thông qua thẻ (POS, ATM…), thanh toán trên Internet (thông qua tài khoản mở tại ngân hàng); thanh toán trực tiếp qua điện thoại di động… Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Số liệu thống kê tại Sách trắng TMĐT Việt Nam 2019 cũng cho thấy, với việc đạt doanh thu 8,06 tỉ USD, TMĐT bán lẻ - B2C của Việt Nam đã có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm trở lại đây. TMĐT xuyên biên giới đã trở thành một kênh thương mại quan trọng cho việc xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay, có tới 32% DN Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến (Uyên Hương, 2019). Các doanh nghiệp TMĐT cũng từ đó mà phát triển nhanh và lớn mạnh hơn. Hà Nội hiện có số lượng DN ứng dụng TMĐT nhiều. Đến nay, đã có trên 8.700 website/ứng dụng TMĐT của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động trên địa bàn, trong đó có 300 website sàn giao dịch TMĐT, chiếm khoảng 44% số lượng sàn giao dịch TMĐT trên cả nước; TP. Hồ Chí Minh, cũng có khoảng 130.000 website hoạt động, trong đó gần 9.000 website TMĐT đăng ký với 767
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Bộ Công Thương. Doanh số mua bán trực tuyến trên địa bàn chiếm 8,14% tổng mức bán lẻ hàng hóa, chiếm khoảng 40% tổng doanh số giao dịch TMĐT cả nước. Phần lớn hoạt động thương mại điện tử diễn ra ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chiếm 70% giao dịch) còn ở nông thôn, đây vẫn là sân chơi mới lạ -với những người đã quen thuộc với quy trình sản xuất thủ công, không quá chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát triển trên sân chơi này vẫn còn rất hạn chế. Trong giai đoạn tới TMĐT tại khu vực nông thôn sẽ là điểm đến đầu tư của các DN lớn (Lan Anh/congthuong.vn, 2020). Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Công Thương)-2018, hiện các website của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, khoảng trên 20% số website nhận đặt hàng qua mạng internet, song chỉ có 3,2% cho phép thanh toán trực tuyến. Đây là một rào cản lớn nhất đối với phát triển TMĐT (Kim Phượng, 2018). Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp TMĐT trong nước vẫn đứng ngoài cuộc, theo thống kê của Bộ Công Thương có tới 82% các DN của ngành đang ở vị trí mới nhập cuộc với thương mại điên tử, trong đó 61% còn đứng ngoài cuộc và 21% DN bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên. Đáng lưu ý, 3 ngành chủ lực của ngành công thương là cơ khí, dệt, may và da giày là những ngành có điểm đánh giá thấp nhất (Hồng Hà, 2018). Kết quả khảo sát với người dân có mua sắm trực tuyến cho thấy: nhóm 5 mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên các website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: thời trang (44%); máy tính và mạng (43%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); điện thoại (41%); hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng (25%) (Kim Phượng, 2018). Trong khi đó Việt Nam là đất nước nông nghiệp, các ngành hàng nông sản như lúa, gạo, cà phê, trái cây… là nhu cầu thiết yếu hàng ngày không nằm trong nhóm hàng được mua sắm nhiều nhất. Việc phát triển TMĐT cho các mặt hàng nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn yếu và các DN trong lĩnh vực này chưa tỏ ra mặn mà. Số người sử dụng Internet ở Việt Nam là cao nhưng so với tổng thị trường bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thì tỷ trọng của TMĐT còn rất thấp thu nhập bình quân đầu người thấp, người tiêu dùng lại chưa tin tưởng vào hình thức mua sắm trực tuyến nên tỷ lệ người mua sắm trực tuyến chưa cao. Quy mô của từng giao dịch còn nhỏ, giá trị trung bình mỗi giao dịch không quá vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên chúng ta đang ở giai đoạn dân số vàng với độ tuổi từ 16 đến 35 là cao trong tổng dân số trên 94 triệu. Những người ở độ tuổi này ưa thích công nghệ, nhu cầu mua sắm cao, đã và sẽ là khách hàng tiềm năng của TMĐT. Đó là nhận định của chuyên gia có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Amazon. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam còn rất lớn và sẽ có những điểm đột phá trong vòng 24 tháng tới khi các dịch vụ vận chuyển, uy tín người bán và nhận biết của người dân về TMĐT ngày càng được nâng cao. Vì thế, dự báo quy mô TMĐT Việt Nam đến 2025 sẽ đạt 33 tỷ USD (Hà My, 2018). Giao hàng hỏa tốc hoặc giao hàng trong ngày đang góp phần không nhỏ trong việc tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Các sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam cũng kịp nắm bắt để thỏa mãn nhu cầu này, nhất là ở khu vực thành thị. Tiki đi tiên phong với dịch vụ TikiNOW, giao hàng trong vòng 2 giờ chỉ giá dịch vụ chỉ 29.000 đồng. Ngoài ra, mô hình On-demand Delivery (vận chuyển theo yêu cầu) đã khá phổ biến tại Việt Nam thông qua Grab Express, Ahamove, Be, Go-Viet,… giúp cho việc giao hàng tức thì hoặc giao hàng trong ngày dễ dàng hơn. Theo Google và Temasek, hiện nay 75% người Việt nam mua hàng online nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt (COD), chỉ 25% chọn phương pháp thanh toán online. Hành vi thanh toán COD phổ biến nhất bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là do thiếu niềm tin vào mua sắm trực tuyến. Các cơ quan nhà nước cũng như DN tài chính – công nghệ đã có nhiều nổ lực để đưa thanh toán trực tuyến thay thế COD truyền thống (Đối thoại, 2019). Tuy nhiên, lĩnh vực TMĐT thời gian qua cũng đã bộc lộ không ít nhưng bất cập, nếu không muốn nói là rủi ro. Trước hết, giới kinh doanh trong nước cũng đã nhận thấy đã đến lúc phải đối mặt với một số trở ngại. Chẳng hạn, hầu hết DN nội vẫn yếu hơn so với các nhà cung cấp trực tuyến toàn 768
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 cầu; trong khi người tiêu dùng- nhất là thế hệ trẻ- ưa thích hơn việc mua hàng từ các trang có xuất xứ nước ngoài như Amazon hay eBay. Trong khi đó, phần lớn các DN Việt Nam đã không đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị hiếu khách hàng. Chất lượng và thiết kế của các sản phẩm trong nước vẫn thua kém các sản phẩm tương tự của các công ty khác. Bên cạnh đó, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng gây khó khăn cho 20% website. Các trở ngại khác như: khách hàng lo ngại về vấn đề thông tin cá nhân bị tiết lộ, mua bán; an ninh mạng chưa đảm bảo; khó khăn trong việc tích hợp thanh toán điện tử gây trở ngại ít hơn, ảnh hưởng tới khoảng 10 - 17% website TMĐT (Kim Phượng, 2018). Những cản trở lớn nhất bao gồm: lòng tin của người tiêu dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến còn thấp, dịch vụ logistics – giao hàng chặng cuối – hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chênh lệch khoảng cách số giữa các địa phương còn rất cao. Trên thực tế, gian lận TMĐT thời gian qua đã và đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các trang mua bán điện tử. Điều đó thể hiện ở việc khách hàng đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, dịch vụ giống với quảng cáo, thông tin sai lệch về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa, các vấn đề liên quan đến bảo hành, đổi trả sản phẩm... từ đó làm mất niềm tin nơi người tiêu dùng. Việc quảng cáo nhiều làm phiền người dùng và những vụ lừa đảo trên mạng như đánh cắp thông tin, dữ liệu và tài khoản ngân hàng đã khiến người tiêu dùng thận trọng với việc mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, một số nhà kinh doanh trong nước vẫn sử dụng TMĐT để bán hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí là hàng dán nhãn thương mại, giá cả có thể bị đội lên nhiều lần so với giá thực tế trên thị trường, sau đó sử dụng chiêu thức giảm giá, khuyến mại để thu hút người tiêu dùng. Trong khi đó, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các DN gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những DN “ảo” này không đơn giản. Chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính không đáng là bao so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra. 4. Thương mại điện tử - Cơ hội đột phá cho nông sản Việt 4.1. Một bài toán thực tế - Nghịch lý khi giải cứu nông sản Chiều 11/2/2020, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch virus corona. Tham dự có lãnh đạo sở công thương nhiều tỉnh thành có sản lượng nông sản cao và một số DN bán lẻ lớn trong nước. Tại hội nghị, nhiều DN bán lẻ cũng mong muốn hỗ trợ tiêu thụ nông sản không lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều DN cho biết khó khăn trong việc tìm nguồn hàng, không đủ lượng hàng từ các tỉnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Đại diện Central Group nhận định: “DN muốn giải cứu nông sản nhưng không biết tìm hàng ở đâu? Vấn đề là các tỉnh phải chia sẻ thông tin hàng hóa, vận chuyển theo đúng cam kết” (Hiếu Công, 2020). Điệp khúc “được mùa, mất giá” của nông sản Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, với bài toán tìm đầu ra cho các mặt hàng nông sản, từ dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi, hành tím Sóc Trăng, thanh long Bình Thuận...Vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp đang là một khó khăn rất lớn cho sản xuất nông nghiệp, với việc thường xuyên xảy ra hiện tượng được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa. Thị trường xuất khẩu thì thiếu ổn định, xuất khẩu chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc nhưng chủ yếu qua đường tiểu ngạch nên giá trị thấp. Những chiến dịch giải cứu nông sản, phần nào bước đầu khắc phục khó khăn trước mắt cho người nông dân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp “tạm thời”, giải pháp "tình thế" mang tính chất nhất thời. Điều này khiến cho cả người tiêu dùng lẫn những đơn vị kinh doanh không thể không đặt câu hỏi làm sao để nâng mức tiêu thụ nông sản ngay chính thị trường trong nước và người tiêu dùng sẽ không chờ đến những đợt giải cứu mới mua mà sẽ mua thường xuyên với giá cả ổn định và chất lượng an toàn? Đó là do thông tin các mặt hàng nông sản không đến được với người tiêu dùng một cách kịp thời nên dẫn đến nghịch lý cần phải giải cứu trong khi nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng đó là rất lớn. Và đây là một trong những nguyên nhân chính của bài toán về đầu ra của nông sản Việt Nam. 769
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   4.2. Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ tiêu thụ nông sản: lời giải cho bài toán giải cứu nông sản Trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến kênh phân phối và người tiêu dùng còn thiếu và yếu, nhất là đối với các hộ sản xuất, các hợp tác xã (HTX) là những đối tượng không có được các kiến thức cần thiết để tìm cho mình các kênh phân phối hiệu quả. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng TMĐT để hỗ trợ nông sản. Một ví dụ thực tế cho thấy lợi ích của TMĐT trong bán hàng: gần 2.000 sản phẩm được bán ra nhanh chóng chỉ trong 1 ngày duy nhất lên sàn TMĐT là những kết quả ấn tượng của chương trình "Ngày của Làng dừa Bến Tre online" vừa diễn ra. Đây được xem là "phát súng mở màn" đầy ấn tượng mà Hiệp hội TMĐT Việt Nam khởi xướng với mục đích đưa các đặc sản nông sản Việt Nam kinh doanh trực tuyến theo xu hướng 4.0. Đi đầu trong việc tiếp cận với TMĐT để bán hàng ra thế giới vào những năm 2000 (thời điểm TMĐT ở Việt Nam mới phát triển) có các công ty: Agifish, Navico, Tafishco, Cửu Long… Thông qua TMĐT, cá tra fillet của các DN đã có mặt ở 133 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (Ago,2019). Ở lĩnh vực lúa gạo, ngoài Angimex, Hunglamrice và Afiex, còn có rất nhiều DN khác xây dựng trang web để giới thiệu và bán hàng. TMĐT đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chợ TMĐT ra đời là một bước đột phá với việc tiêu thụ nông sản Việt Nam. Việc quảng bá, tiếp cận với một lượng lớn khách hàng trong một thời gian ngắn và khách hàng cũng nắm bắt được những thông tin chi tiết của sản phẩm là một trong những ưu điểm nổi trội của phương thức kinh doanh này. Trong bối cảnh tỉ lệ người dùng kết nối internet cao như hiện nay và vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới, nếu DN địa phương không tham gia, làm quen với TMĐT từ bây giờ là tự đánh mất cơ hội của mình. Chợ nông sản online cũng được mở rộng trên các ứng dụng (apps) dành cho điện thoại, máy tính bảng hay trên các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shoppee, Now… để đáp ứng nhu cầu lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng. Nếu không có cơ chế tạo lập thị trường, tạo lập mặt bằng giá thì nông dân sẽ chỉ làm thuê cho DN nước ngoài trên sân nhà. Lợi nhuận của người sản xuất là một con số rất nhỏ trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Cần phải có một sàn giao dịch nông sản hoạt động đúng nghĩa để nâng tầm nông sản Việt Nam, tránh tình trạng bị ép giá, mất mùa, được giá - ông Hải Chủ tịch HĐQT Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột phân tích. PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi (chuyên gia kinh tế, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen) cho rằng giao dịch nông sản qua sàn giúp người sản xuất có nơi bán hàng, chống tình trạng độc quyền mua dẫn đến ép giá. Các nước phát triển là làm điều này từ rất lâu. 4.3. Một vài đột phá của TMĐT cho mặt hàng nông sản Việt Nam Ứng dụng chợ TMĐT tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn là một công cụ thông tin toàn diện về thị trường hàng hóa, bao gồm mua và bán; cung cấp các thông tin về mặt hàng, nguồn hàng, nguồn cung nông sản thực phẩm; các quy trình sản xuất chuẩn áp dụng, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, thông tin về nhà sản xuất nguyên liệu, vận chuyển, chế biến và phân phối sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản và chế biến; kiểm dịch, kiểm định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; tư vấn dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng... Gần đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) đã ra mắt sàn TMĐT www.gcaeco.vn hay còn gọi dân dã theo với cái tên “Chợ online” nông sản, thực phẩm sạch lên hoạt động. Lấy trọng tâm đưa các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ứng dụng qua sàn TMĐT, hiện nay, www.gcaeco.vn đã phát triển và hoàn toàn làm chủ công nghệ Blockchain truy xuất hành trình sản phẩm kết hợp với thanh toán nhanh bảo mật đi kèm với hợp đồng thông minh, tích hợp công nghệ IoT giúp các bên tham gia đều cùng theo dõi, giám sát chuỗi theo cách minh bạch nhất về nguồn gốc, hành trình nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Đây được coi là “chứng thư đảm 770
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 bảo” giúp cho các HTX thúc đẩy việc giao thương, buôn bán xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, bởi không cần thông qua bên thứ ba. Các điều khoản hợp đồng thông minh sẽ được thực thi một cách tự động và không thể can thiệp hay thay đổi khi hai bên đã đồng ý ký kết. Điều này sẽ giúp nâng tầm giá trị và xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế (Uyên Hương, 2018). Trao đổi với phóng viên, ông Đoàn Xuân Huy CEO sàn giao dịch GCAECO, cho hay lợi ích lớn nhất là sàn giao dịch mang lại là nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. “Chúng tôi kì vọng GCAECO sẽ “phát súng” để nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. Nhiều năm nay, mặc dù chất lượng hàng nông sản Việt Nam rất tốt nhưng chưa có thương hiệu nên bị lép vế so với các sản phẩm quốc tế. Trong tương lai, GCAECO không chỉ dừng lại trong nước mà chúng tôi còn hướng đến nước ngoài: Campuchia, Singapore, Hong Kong,…”. Theo ông Huy, người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá rẻ khi mua nông sản trên sàn do không phải qua không gian và người sản xuất cũng tiết kiệm được chi phí bán hàng. “Người sản xuất sẽ tiết kiệm được khoảng 40% chi phí so với các kênh bán hàng truyền thống”. Sự minh bạch: xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm, quy trình sản xuất qua camera theo dõi trực tiếp… cũng là một trong những cách mà hiện nay các DN áp dụng trên trang web bán hàng của mình, để tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng. 4.4. Những khó khăn khi triển khai TMĐT cho mặt hàng nông sản Trong một hội thảo về TMĐT diễn ra mới đây tại TP HCM, ông Tony Yin, đại diện Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc), cho rằng nông sản, trái cây là sản phẩm lợi thế của Việt Nam nhưng để bán tốt qua sàn giao dịch thì cần có sự hỗ trợ của dịch vụ logistics. "Đối với trái cây, tại Việt Nam riêng khâu vận chuyển khiến hàng hư hỏng phải loại bỏ đến 60%, trong khi tỉ lệ toàn cầu là 40%. Nếu Việt Nam cải thiện logistics sẽ thúc đẩy bán hàng qua mạng, tăng lợi nhuận từ việc giảm hao hụt" - ông Tony Yin lưu ý. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên TMĐT vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận và chất lượng cho nên khó đáp ứng nhu cầu thu mua của các nhà phân phối. Mối liên kết trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, sản xuất thu mua, chế biến, tiêu thụ, phân phối hiệu quả chưa chặt, còn lỏng lẻo và bất cập. Việc kết nối các khâu của chuỗi, giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh còn lỏng lẽo, chưa ký kết được những hợp đồng ổn định lâu dài, hay có kế hoạch và chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Các website hầu hết chỉ có tương tác một chiều với người nông dân, chỉ là nơi nhà nông đăng tin bán sản phẩm chứ chưa tương tác trở lại giữa người mua với nhau hay giữa người mua và trang web rao bán. Một số sàn TMĐT chưa tích hợp được các phương thức thanh toán khác nhau (mới chủ yêu dựa vào hình thức giao hàng trả tiền); chưa có giao diện ngôn ngữ phổ biến (tiếng Anh, tiếng Trung) đã làm giảm tính năng giới thiệu, quảng bá sản phẩm với các thị trường tiềm năng. Tại Việt Nam, mô hình giao dịch qua sàn chưa thực hiện được do tắc từ khâu sản xuất bởi quy mô quá nhỏ, vẫn cần thương lái làm trung gian thu gom. Ở góc độ nông dân, do lượng hàng quá nhỏ, họ chưa có nhu cầu ra sàn cũng như kỹ năng để thực hiện giao dịch kiểu mới. Ngoài ra, để giao dịch qua sàn, nông sản phải có tiêu chuẩn rõ ràng và được áp dụng chung làm căn cứ định giá mua bán. Để tiến tới giao dịch nông sản cần lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều bằng việc sản xuất trên quy mô lớn thông qua các DN đầu tư trang trại hoặc nông dân tham gia các tổ hợp tác, HTX. Đây là những vấn đề nhà nước cần làm trước một bước để nông dân Việt Nam có thể bán hàng qua sàn như các nước trên thế giới (Nguyễn Văn Ngãi, 2018). 771
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Để đồng hành cùng doanh nghiệp, địa phương cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn địa phương. Với xu thế phát triển nông sản theo hướng bền vững, có truy xuất nguồn gốc như hiện nay, nếu doanh nghiệp phát triển tốt kênh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm TMĐT thì tương lai sẽ gặp nhiều thuận lợi, nâng cao lợi nhuận, khả năng cạnh tranh hơn. Điều đó thúc đẩy người sản xuất phải ý thức được mình phải tạo ra sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn như: VietGAP, VietHAP, GlobalGAP thì mới có cơ hội cao trong việc tiêu thụ sản phẩm. Dù hiện tại có nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực này rất tiềm năng và Việt Nam phải đi theo xu hướng phát triển của thế giới. Hiện tại, DN Việt đã tham gia các sàn quốc tế để bán hàng xuất khẩu và nhiều sàn lớn trên thế giới cũng đang phát triển cho thị trường nội địa Việt Nam. Điều này giúp nông sản Việt Nam có đầu ra vững chắc. 5. Kết luận Các số liệu thống kê cho thấy, TMĐT Việt Nam mặc dù đã bắt nhịp xu hướng TMĐT của thế giới, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo thói quen mua sắm hiện đại của người tiêu dùng trên môi trường mạng. Tuy nhiên, các hạ tầng cho kinh tế số, như hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng phân phối điện tử, hạ tầng nhân lực TMĐT và công nghệ thông tin, hạ tầng an toàn an ninh thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một bộ phận lớn các DN Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp TMĐT còn chưa ý thức được hoặc chưa quan tâm thích đáng đến sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Do đó, để tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số trong cuộc CMCN 4.0, cần sự đầu tư lớn về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực. Bên cạnh đó, nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần có những chính sách và giải pháp mạnh mẽ để vừa thúc đẩy thương mại điện tử của hai trung tâm kinh tế lớn: Tp HCM và Hà Nội, vừa hỗ trợ sự phát triển của các địa phương khác, tạo sự phát triển TMĐT nhanh và bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lan Anh/ congthuong.vn (2020), Thương mại điện tử: Bứt tốc mạnh mẽ, 10/02/2020, https://www.vietdata.vn/thuong-mai-dien-tu-but-toc-manh-me2020309500 2. Ago(2019), Tiếp cận thương mại điện tử để bán hàng nông sản, 10/2/2020, http://www.abavn.com/news/index.php?option=com_content&view=article&id=4251:ti ep-can-thuong-mai-dien-tu-de-ban-hang-nong-san&catid=21:y-kien&Itemid=116 3. Hiếu Công (2020), Siêu thị muốn giải cứu nông sản nhưng không biết tìm hàng ở đâu, 10/2/2020, https://news.zing.vn/sieu-thi-muon-giai-cuu-nong-san-nhung-khong-biet-tim-hang-o-dau- post1045822.html 4. PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi (2018), Làm ăn lớn phải có sàn giao dịch nông sản, 10/2/2020, https://vietstock.vn/2018/11/lam-an-lon-phai-co-san-giao-dich-nong-san-118-641287.htm 5. Đại học Công nghệ thông tin(2020). Tổng quan ngành Thương mại Điện tử, 20/2/2020, https://tuyensinh.uit.edu.vn/tong-quan-nganh-thuong-mai-dien-tu 6. Đối thoại(2019), TMĐT của Việt Nam và niềm tin người tiêu dùng, 10/2/2020, http://vitv.vn/tin- video/16-06-2019/niem-tin-nguoi-tieu-dung-voi-thuong-mai-dien-tu/217352 7. Thủy Diệu (2019), Phát triển thương mại điện tử: Phải vượt rào cản niềm tin và thói quen tiền mặt, 10/02/2020 , http://vneconomy.vn/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-phai-vuot-rao-can-niem-tin- va-thoi-quen-tien-mat-20191002165739584.htm 772
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 8. Vân Linh (2019) , Thương mại điện tử chờ bùng nổ, 10/02/2020 , http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/thuong-mai-dien-tu-cho-bung-no-315483.html 9. Hồng Hà (2018), Chỉ 82% doanh nghiệp Việt đang ở vị trí mới nhập cuộc CMCN 4.0, 11/02/2020, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chi-82-doanh-nghiep-viet-dang-o-vi-tri-moi-nhap-cuoc-cmcn- 40-55974.htm 10. Uyên Hương(2019), Sức bật cho thương mại điện tử tăng trưởng, 10/02/2020 , https://bnews.vn/suc-bat-cho-thuong-mai-dien-tu-tang-truong/137636.html 11. Uyên Hương (2018), Chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử về nông nghiệp sạch, 10/02/2020, https://bnews.vn/chinh-thuc-ra-mat-san-thuong-mai-dien-tu-ve-nong-nghiep-sach/101516.html 12. Kim Phượng (2018), Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, 11/02/2020, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai- viet-nam-147762.html?mobile=true 13. Hà My(2019), Thương mại điện tử Việt có thể 'vượt mặt' Thái Lan vào 2025, 10/2/2020, https://nhadautu.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-co-the-vuot-mat-thai-lan-vao-2025-d28520.html 14. VECOM (2019), Một số vấn đề của Thương mại điện tử Việt Nam những năm tới, 11/02/2020, http://www.socongthuongbp.gov.vn/home/tin-tuc-nganh/mot-so-van-de-cua-thuong-mai-dien-tu- viet-nam-nhung-nam-toi-192.html 773
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0