![](images/graphics/blank.gif)
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay
lượt xem 12
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết đã tổng quan các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch thông minh (làm rõ các định nghĩa, mô hình); phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Bùi Ph ng Linh Trường Đại học Thương mại T M TẮT Phát triển du lịch thông minh đang trở thành một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. Bài viết đã tổng quan các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch thông minh (làm rõ các định nghĩa, mô hình); phân tích thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay, chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp mà các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể vận dụng để triển khai và phát triển du lịch thông minh một cách hiệu quả. Từ khóa: du lịch thông minh, du lịch bền vững, điểm đến thông minh, trải nghiệm thông minh, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ABSTRACT Smart tourism development is becoming an inevitable trend towards the sustainable development of Vietnam's tourism industry today. The article has reviewed domestic and foreign references combined with in-depth interviews with managers at Vietnamese tourism businesses in order to systematize the theoretical basis of smart tourism. clear definitions, models); analyzing the current smart tourism development in Vietnam, clearly pointing out its strengths, weaknesses and causes. On that basis, the author proposes groups of solutions that the state management agencies and Vietnamese tourism businesses can apply to effectively deploy and develop smart tourism. Key words: Smart tourism, sustainable Tourism, smart destination, smart experience, information and communication technology (ICT) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nhiều nước trên thế giới, khi con người đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mà không có sự quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hóa và sự phát triển hài hòa về mặt lợi ích của các thành phần trong hệ kinh tế, dẫn tới tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng đe dọa sự phát triển lâu bền của nhân loại thì khái niệm phát triển bền vững được ra đời. Ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có sự phụ thuộc khá lớn vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên và môi trường, do vậy, sự phát triển du lịch và sự phát triển bền vững chung của xã hội có sự tác động biện chứng lẫn nhau; khái niệm phát triển du lịch bền vững cũng không tách rời khái niệm phát triển bền vững. Hiện nay, phát triển bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Do vậy, việc phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững đang trở nên hết sức cần thiết. Để có phát triển du lịch bền vững, chúng ta không thể bỏ qua các yêu cầu quan trọng như: Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên 815
- nhiên; duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hộ; thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch; chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực; coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành du lịch. Trước những yêu cầu đó, sự phát triển của du lịch thông minh (DLTM) nổi lên như một xu hướng tất yếu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài, sức ép về bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng, sự tác động mạnh mẽ của công nghệ vào các hoạt động du lịch và đặc biệt là những hậu quả do dịch bệnh Covid-19 để lại thì việc xây dựng và phát triển du lịch thông minh là một điều hết sức đúng đắn. Phát triển DLTM đảm bảo được những yêu cầu của phát triển bền vững trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ du khách, nâng cao nhận thức của người dân và các bên liên quan, phục dựng và bảo tồn các di tích, di sản, bảo vệ môi trường nhằm góp phần cho du lịch phát triển bền vững và lâu dài hơn. DLTM chú trọng đến lợi ích của du khách nhưng lại đảm bảo mức chi phí thấp, an toàn và thuận tiện nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các thiết bị hiện đại, thông tin, dữ liệu toàn cầu. Có thể nói, phát triển DLTM là xu hướng tất yếu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hoàn toàn phù hợp với những tiêu chí của việc phát triển du lịch bền vững. Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ hiện đại với ngành du lịch nhằm phát triển du lịch theo hướng thông minh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, hiện đang được triển khai rộng khắp trong toàn ngành. 2. CƠ SỞ L THU ẾT 2.1. Khái niệm du lịch bền vững và DLTM 2.1.1. Du lịch bền vững Khái niệm về du lịch bền vững đã được đề cập trong khá nhiều tài liệu: - Theo Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) (2009): “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện ngu n lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các ngu n lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội, thẩm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”. - Theo Tổ chức du lịch Thế giới UNWTO, 2005 định nghĩa: “Du lịch bền vững là loại hình du lịch xem xét toàn diện các tác động kinh tế, xã hội và môi trường ở hiện tại cũng như ở tương lai (ngắn hạn và dài hạn), đáp ứng nhu cầu của du khách, của các ngành công nghiệp, của môi trường sống và của cộng đ ng nơi diễn ra các hoạt động du lịch đó”. - Tại Việt Nam, theo điều 4 Luật Du lịch (2017): “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.” 2.1.2. Du lịch thông minh Trong những năm gần đây, thuật ngữ “du lịch thông minh” tại Việt Nam được nhắc đến khá nhiều, đặc biệt từ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra. Với những tiến bộ của công nghệ 4.0 được áp dụng hiệu quả cho ngành du lịch như: trí tuệ nhân tạo ( I), công nghệ điện toán 816
- đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường ( R), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ định vị (GIS, GPS), sự phát triển của hệ thống mạng xã hội, các thế hệ mạng di động mới 4G, 5G,…; ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng trở nên hiện đại và thông minh hơn. Sự kết hợp giữa những tiến bộ mới của công nghệ với du lịch đã hình thành nên khái niệm mới là “du lịch thông minh”. Xoay quanh khái niệm mới này, tại Việt Nam đang có khá nhiều những quan điểm và cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu cơ bản và sơ khai nhất thì “du lịch thông minh” (Smart Travel) là một trào lưu du lịch mới, có sự khác biệt cơ bản với những tour du lịch truyền thống đó là sự chú trọng đến những lợi ích của các du khách với mức chi phí thấp và đảm bảo sự an toàn. Theo cách hiểu này thì “du lịch thông minh” thực chất là đi du lịch một cách thông minh; trong đó, khách du lịch sẽ là người chủ động lên kế hoạch cho chuyến đi của mình một cách tối ưu nhất để đạt được những giá trị trải nghiệm tối đa với mức chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, theo cách hiểu đầy đủ nhất hiện nay thì “du lịch thông minh‟ (Smart Tourism) là du lịch có sự kết hợp của các yếu tố công nghệ. Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục du lịch Việt Nam) thì “Du lịch thông minh là du lịch được phát triển trên nền tảng ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch và cộng đ ng.” Từ khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét về DLTM như sau: - DLTM được coi như một phương tiện, công cụ để hỗ trợ cho du lịch; trong đó công nghệ được ứng dụng để tạo ra các phương tiện và công cụ thông minh nhằm hỗ trợ cho các hoạt động du lịch, ví dụ như: các phần mềm đặt vé trực tuyến; các ứng dụng tìm kiếm khách sạn, nơi lưu trú và các khu vui chơi giải trí, ứng dụng chỉ đường, phần mềm quản lý hướng dẫn viên du lịch, phần mềm quản lý hành chính, các tiện ích thuyết minh tự động. - DLTM là một loại hình du lịch mới được bổ sung vào hệ thống phân loại các loại hình du lịch ở Việt Nam như: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch tâm linh, du lịch chữa bệnh,… - DLTM được coi như một sản phẩm du lịch mới, bao gồm các dịch vụ trải nhiệm được tạo ra từ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại để cung cấp cho khách du lịch, ví dụ như các tour du lịch thực tế ảo, các trò chơi giải trí công nghệ. - DLTM tạo ra những giá trị cho cả khách du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý du lịch và cả cộng đồng. Do vậy, ở bất kì đâu và khi nào có sự ứng dụng của những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào hoạt động du lịch thì ở đó có DLTM. Ví dụ khi các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có sự ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý thì sẽ hình thành “quản lý DLTM”, doanh nghiệp nào ứng dụng công nghệ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch thì sẽ hình thành „doanh nghiệp DLTM”, các khách du lịch ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ cho các chuyến du lịch của mình sẽ hình thành “khách DLTM”, các điểm đến du lịch có ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ hành thành các “điểm đến DLTM”; mức độ “thông minh” ở đây sẽ lệ thuộc vào quy mô, tính chất và trình độ của các công nghệ được áp dụng. 817
- 2.1.3. Mối liên hệ giữa DLTM và du lịch bền vững Jacobs và Sadler (1990) cho rằng mô hình phát triển du lịch bền vững gồm có những nhân tố chính quyền, doanh nghiệp, du khách và cộng đồng dân cư bị tác động bởi 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường: Kinh tế Chính quyền Doanh nghiệp du lịch Khách du lịch Cộng đồng dân cư Xã hội Môi trường Hình1: Mô hình phát triển bền vững du lịch của Jacobs và Sadler, 1990 Trong mô hình này không phân biệt trụ cột của tam giác bền vững, mỗi thời điểm phát triển có thể đồng thời thực hiện cả 3 trụ cột. Trong 3 trụ cột chính của tam giác bền vững với 4 tác nhân quan trọng là chính quyền, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư và du khách có mối quan hệ cộng sinh và không thể tách rời, trong mối quan hệ này, chính quyền với vai trò định hướng giám sát, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư có vai trò thực thi một cách sáng tạo và có hiệu quả, du khách chi trả cho những dịch vụ mà doanh nghiệp nghiệp và người dân tạo ra. Trong mô hình này, sự cộng sinh giữa cộng đồng dân cư, doanh nghiệp với chính quyền được hiểu là sự đảm bảo vai trò, công việc của mỗi bộ phận cấu thành. Chính quyền đảm công việc hành chính, an ninh trật tự, xây dựng cơ sở hạ tầng, những dịch vự công ích đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và của ngành du lịch,… Doanh nghiệp và cộng đồng địa phương đảm bảo cầu nối và cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của du khách, khi nhu cầu gia tăng dẫn tới kích thích ngành nghề khác phát triển theo, như dịch vụ, sản xuất, chế biến, tạo thêm việc làm,.. tác động tới quá trình lưu thông và tái sản xuất xã hội. Trong khi đó, việc ứng dụng và phát triển DLTM cũng hướng tới việc tạo ra sự gắn kết và qua đó tạo giá trị cho cả 4 đối tượng trên: chính quyền xây dựng và quản lý các cơ sở hạ tầng về công nghệ của DLTM, doanh nghiệp triển khai và ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình, khách du lịch sử dụng công nghệ hiện đại cho việc lên kế hoạch và trải nghiệm các chuyến du lịch thông minh của mình, cộng đồng dân cư tham gia vào việc xây dựng, hình thành và mang lại những trải nghiệm thông minh cho các du khách. Bốn tác nhân quan trọng này là không thể tách rời trong mô hình phát triển du lịch bền vững và cũng là bốn yếu tố đảm bảo hình thành nên hệ sinh thái kinh doanh trong DLTM. Bên cạnh đó, du lịch bền vững và DLTM cũng có rất nhiều những tiêu chí và đặc điểm chung như: - Có tính kế hoạch: Du lịch bền vững và DLTM thường được lên kế hoạch chi tiết, cẩn thận ngay từ khi bắt đầu. Đối với du lịch bền vững, các kế hoạch có thể gắn với các quỹ tài trợ cho các chương trình bảo tồn giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa, có cơ chế quản lý thực hiện kế hoạch cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch. Đối với DLTM cũng như vậy, nhờ những tiện ích của công nghệ mà các doanh nghiệp và du khách hoàn toàn có thể đưa ra những lịch trình chi tiết về thời gian, địa điểm cụ thể cho mỗi chuyến đi với những sự tính toán hợp lý nhất trong điều kiện về nguồn lực và khả năng của mình. 818
- - Cộng đồng địa phương được tham gia nhiều vào hoạt động du lịch: Ngoài tư cách là người dân địa phương, thể hiện sự hiếu khách, thân thiện như các loại hình du lịch đại chúng khác; trong du lịch bền vững, chính quyền và người dân còn được trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch, quản lý, cung cấp dịch vụ và kiểm soát hoạt động du lịch bền vững tại địa phương. Trong DLTM, cộng đồng địa phương được coi như một nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên hệ sinh thái kinh doanh thông minh, góp phần tạo ra và chia sẻ những trải nghiệm cho các du khách. - Các du khách thể hiện tính trách nhiệm cao với cộng đồng: Tham gia các hoạt động DLBV, du khách thường được giáo dục và được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thể hiện tính trách nhiệm cao với cộng đồng như sinh hoạt cộng đồng, bảo tồn và gìn giữ văn hóa cộng đồng, không săn bắt, tiêu thụ các động, thực vật quý hiếm, sử dụng năng lượng tự nhiên,… Còn với DLTM, du khách là những người hiện đại, thường xuyên sử dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Khi khám phá DLTM, họ sẽ thể hiện trách nhiệm thông qua việc chia sẻ chính những trải nghiệm của bản thân về các điểm đến và kinh nghiệm du lịch; lan tỏa các thông điệp có tính tích cực trong suốt hành trình du lịch thông qua các tiện ích của công nghệ. - Các điểm đến du lịch được bảo tồn và gìn giữ: một trong những mục tiêu quan trọng của du lịch bền vững là gìn giữ và bảo tồn các công trình, di sản; trong khi đó, nhờ những tiến bộ của công nghệ hiện đại như thực tế ảo, thực tế tăng cường cho phép các du khách trải nghiệm được nguyên vẹn các công trình, di tích lịch sử văn hóa (kể cả các công trình đang xuống cấp) mà không cần trực tiếp tác động vào đối tượng. - Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương: phát triển du lịch bền vững và phát triển DLTM giúp cộng đồng địa phương được thụ hưởng nhiều lợi ích, bao gồm: được tham gia (đầu tư vốn kinh doanh, cung cấp nguồn lực lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ…) và được chia sẻ các lợi ích trực tiếp (lợi tức, thu nhập); cộng đồng địa phương được tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ,… để khởi nghiệp, phát triển hoạt động kinh doanh, hoặc được đào tạo nghề để có cơ hội việc làm và thu nhập; nguồn lợi tự nhiên của địa phương được bảo tồn; văn hóa địa phương được tôn trọng. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được mối tương quan và sự gắn kết khá chặt chẽ giữa du lịch bền vững và DLTM. Có thể nói, phát triển DLTM có thể tạo ra những nền tảng vững chãi để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. 2.2. Mô hình DLTM Theo Ulrike Gretzel, Marianna Sigala, Zheng Xiang & Chulmo Koo (2015), mô hình DLTM được thể hiện như sau: Smart Experience DATA Processing Collection Exchange Smart Business Ecosystem Smart Destination Hình 2: Mô hình DLTM (Components and layers of smart tourism) Ngu n: Ulrike Gretzel, Marianna Sigala, Zheng Xiang & Chulmo Koo, 2015 819
- Có thể thấy, mô hình DLTM mô tả ba thành phần chính: Thứ nhất, là các điểm đến thông minh (Smart Destination). Theo Ulrike Gretzel và cộng sự (2015): “điểm đến thông minh là điểm đến du lịch sáng tạo, được xây dựng trên cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải nghiệm tại điểm đến, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.” Điểm đến thông minh có thể coi là những trường hợp đặc biệt của các thành phố thông minh - nơi áp dụng các tiến bộ công nghệ để hỗ trợ người dân và khách du lịch trong việc di chuyển, nâng cao khả năng cung cấp và phân bổ tài nguyên, đảm bảo tính bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo Ủy ban châu u thì “thành phố thông minh là nơi các mạng lưới và dịch vụ truyền thống được thực hiện hiệu quả hơn so với việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và viễn thông vì lợi ích của cư dân và doanh nghiệp. Liên minh viễn thông thế giới định nghĩa “Thành phố thông minh bền vững là đô thị sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông và các phương tiện khác để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả của hoạt động và dịch vụ đô thị và khả năng cạnh tranh, đ ng thời đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hiện tại và các thế hệ tương lai liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường cũng như văn hóa”. Khía cạnh quan trọng của các điểm đến thông minh là tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông vào cơ sở hạ tầng vật lý. Ví dụ điển hình có thể kể tới là thành phố Barcelona (Tây Ban Nha), tại các nhà chờ xe buýt ở thành phố này, khách du lịch không chỉ được cung cấp các thông tin du lịch, thời gian đến của các tuyến xe buýt mà còn các các cổng USB để sạc thiết bị di động. Các nhà chờ này còn cung cấp xe đạp cho khách đi tham quan xung quanh thành phố nhằm thúc đẩy các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường xung quanh, trên xe có gắn các thiết bị định vị để du khách kiểm tra vị trí của mình thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Hay tại Hàn Quốc, khách du lịch khi tới Seoul được cung cấp wifi và điện thoại thông minh miễn phí, đảo Jeju ở Hàn Quốc cũng vừa tuyên bố mình là một trung tâm du lịch thông minh sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến để truyền tải nội dung cho khách du lịch. Thứ hai, là các kinh nghiệm/ trải nghiệm thông minh (Smart Experience). Theo Buhalis và Amaranggana (2014): “trải nghiệm thông minh tập trung vào những trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và nâng cao trải nghiệm của khách du lịch thông qua cá nhân hóa, nhận thức bối cảnh và giám sát thời gian thực.” Khách du lịch là những người tham gia tích cực vào việc tạo ra những trải nghiệm thông minh này. Họ không chỉ sử dụng mà còn tạo ra, chú thích hoặc nâng cao dữ liệu tạo nên cơ sở của trải nghiệm. Ví dụ đơn giản như khi đến các địa điểm du lịch, du khách có thể chụp ảnh “check-in” sau đó tải ảnh lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đính kèm với các hashtag “#”. Thứ ba là hệ sinh thái kinh doanh thông minh (Smart Business Ecosystem) - đề cập đến hệ sinh thái kinh doanh phức hợp nhằm tạo ra và hỗ trợ việc trao đổi các nguồn lực du lịch và đồng tạo ra trải nghiệm du lịch. Theo Buhalis và Amaranggana (2014) mô tả: “thành phần kinh doanh của DLTM được đặc trưng bởi các bên liên quan được kết nối với nhau một cách năng động, số hóa các quy trình kinh doanh cốt lõi và sự nhanh nhẹn của tổ chức.Với hệ sinh thái kinh doanh thông minh, các chính phủ sẽ trở nên cởi mở hơn và tập trung vào công nghệ với tư cách là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và dữ liệu.” Ngoài ra, DLTM cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng cũng có thể tạo ra và cung cấp giá trị, cũng như giám sát và do đó đảm nhận các vai trò kinh doanh hoặc quản trị. Điều quan trọng là, DLTM trải dài ba lớp trên ba thành phần: lớp thông tin thông minh (Collection) nhằm mục đích thu thập dữ liệu; lớp trao đổi thông minh (Exchange) hỗ trợ tính liên 820
- kết; và lớp xử lý thông minh (Processing) chịu trách nhiệm phân tích, trực quan hóa, tích hợp và sử dụng dữ liệu một cách thông minh. Qua đây chúng ta có thể thấy DLTM được định nghĩa là du lịch được hỗ trợ bởi các nỗ lực tổng hợp tại một điểm đến để thu thập và tổng hợp/ khai thác dữ liệu thu được từ cơ sở hạ tầng vật chất, kết nối xã hội, các nguồn chính phủ/ tổ chức và cơ thể/ trí óc con người kết hợp với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để chuyển đổi dữ liệu đó thành trải nghiệm tại chỗ và đề xuất giá trị kinh doanh với trọng tâm là hiệu quả, tính bền vững và làm giàu kinh nghiệm. 2.3. Nền tảng công nghệ của du lịch thông minh ICT (Information & Communication Technologies - Công nghệ thông tin và truyền thông) là nền tảng cốt lõi để phát triển DLTM. Công nghệ thông tin thông minh được kỳ vọng là có thể lĩnh hội được từ các kinh nghiệm trong quá khứ, tiếp thu và lưu giữ các kiến thức, có khả năng phản ứng nhanh chóng và có hiệu quả với một tình huống mới. ICT là một thành phần quan trọng, hứa hẹn cung cấp cho người tiêu dùng du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ những thông tin phù hợp, cần thiết, hỗ trợ tốt hơn cho quá trình ra quyết định cùng với những trải nghiệm du lịch thú vị hơn. Hệ thống thông tin thông minh này bao gồm một loạt các công nghệ hỗ trợ trực tiếp cho du lịch như hệ thống hỗ trợ quyết định, các hệ thống đưa ra gợi ý thông minh, (các) hệ thống quan tâm đến ngữ cảnh, (các) hệ thống tự động khai phá và tìm kiếm thông tin liên quan đến du lịch từ nguồn trên web, trí tuệ nhân tạo, cũng như các hệ thống thực tế tăng cường. Việc tập trung vào khách du lịch với tư cách là người sử dụng, các hệ thống thông minh này có thể hỗ trợ khách du lịch bằng cách: 1- dự đoán nhu cầu của người dùng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và đưa ra các đề xuất liên quan đến việc lựa chọn các sản phẩm/ dịch vụ như các địa điểm vui chơi quan tâm, nhà hàng ăn uống, các hoạt động giải trí; 2- nâng cao trải nghiệm tại chỗ của khách du lịch bằng việc cung cấp những thông tin phong phú, các dịch vụ tương tác dựa trên định vị; 3- tạo điều kiện cho khách du lịch chia sẻ kinh nghiệm du lịch của họ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các khách du lịch khác trong quá trình ra quyết định, khơi gợi và củng cố lại các kinh nghiệm du lịch của họ cũng như xây dựng hình ảnh và định vị bản thân trên mạng xã hội. Các hệ thống thông minh này đóng góp vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các quy trình, tăng cường hiệu quả, phát triển các sản phẩm mới, dự báo nhu cầu thị trường, quản lý khủng hoảng và đồng sáng tạo giá trị. Mặc dù đặc trưng của hệ thống này là không đồng nhất và có sự phân tán nhưng mục tiêu tổng quát của việc phát triển các hệ thống này là phải Mở, có thể mở rộng sự hợp tác, cho phép quyền tự chủ tham gia của các đối tượng, hỗ trợ các trải nghiệm của khách du lịch. Trong quá trình xây dựng và phát triển DLTM, yếu tố công nghệ được coi là cơ sở hạ tầng chứ không phải là hệ thống thông tin riêng lẻ, bao gồm nhiều công nghệ điện toán thông minh tích hợp các phần cứng, phần mềm, công nghệ mạng để tạo ra một môi trường giả lập giống với thực tế nhất, sử dụng các dữ liệu để giúp người dùng ra các quyết định tốt hơn trong việc lựa chọn điểm đến thay thế, và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.Ngày nay, việc sử dụng rộng rãi các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại thông minh và những ứng dụng của nó đã tạo ra một kỷ nguyên của kết nối và khả năng truy cập Internet một cách rộng rãi. Các công nghệ được phát triển để hỗ trợ truy cập di động như điện toán đám mây (cloud computing), hệ thống dịch vụ Internet cho người dùng cuối (End-User Internet Service Systems) là công cụ để thúc đẩy cho việc hoàn thành các mục tiêu của DLTM. DLTM rõ ràng không chỉ dựa vào khả năng thu thập các dữ liệu khổng lồ mà còn lưu trữ, xử lý, kết hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu lớn một cách thông minh để cung cấp thông tin nhằm tạo ra sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh. 821
- 2.4. Nền tảng kinh doanh của du lịch thông minh Các công cụ và ứng dụng của ICT đã giúp cho các doanh nghiệp du lịch trở nên “thông minh” hơn trông việc tăng cường hiệu suất và khả năng cạnh tranh của họ bằng cách tự động hóa, thông tin và chuyển đổi các chức năng và quy trình kinh doanh của họ như marketing, mua sắm, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nguồn nhân lực, quản trị dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, tác động kinh doanh của ICT không chỉ giới hạn ở các chức năng đó mà nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những thay đổi về thể chế và cấu trúc thị trường trong ngành du lịch. Để có thể tồn tại, các công ty du lịch truyền thống phải xác định lại mô hình kinh doanh và cách thức nhằm tạo ra giá trị khách hàng. Theo Sigala (2015), DLTM thay đổi tất cả hoặc một trong các yếu tố của thị trường sau: đối tượng trao đổi, các tác nhân thị trường, cấu trúc thị trường, thể chế thị trường và tập quán thị trường. Còn theo Morabito (2015), các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thông minh, định hướng dữ liệu lớn ảnh hưởng đến tất cả 09 yếu tố của mô hình kinh doanh trong những cách cơ bản sau: 1- phân khúc thị trường, 2- tuyên bố giá trị, 3- các kênh phân phối, 4- mối quan hệ với khách hàng, 5- các dòng doanh thu, 6- các nguồn lực chính, 7- các hoạt động chính, 8- các đối tác chính và 9- cấu trúc chi phí. Do vậy, để xác định mô hình kinh doanh của mình, các công ty du lịch nên xác định các yếu tố sau: tạo ra giá trị cho khách hàng, nguồn thu nhập của các bên, mạng lưới giá trị của các bên, nguồn lực và khả năng mà các bên có cũng như chiến lược mà các bên đưa ra. Tuy vậy, hiện nay lý thuyết về các mô hình kinh doanh du lịch thông minh vẫn còn chưa đầy đủ. Đổi mới sáng tạo mở (open innovation, đổi mới sáng tạo phi truyền thống) dựa trên giả định rằng một tổ chức không thể chỉ dựa vào nguồn lực của mình mà phải tham gia với các đối tác để đổi mới. Để đạt được mục tiêu đó, các công ty du lịch phải hợp tác với các bên liên quan để tạo và trao đổi các nguồn lực nhằm cùng tạo ra giá trị. Một hệ sinh thái dịch vụ đang hoạt động được coi là điều kiện tiên quyết chính để cho phép đồng tạo ra giá trị và những trải nghiệm khách hàng. Hệ sinh thái dịch vụ được mô tả như một cấu trúc có sự kết hợp giữa các thể chế và công nghệ nhằm: đồng sản xuất và cung cấp dịch vụ, trao đổi các nguồn lực qua đó đồng tạo ra giá trị. Do vậy, các bên liên quan trong DLTM được kết nối động với nhau trong đó các công cụ truyền thông xã hội va internet là công cụ cho phép các công ty phát triển các kết nối động như vậy, vì công nghệ cho phép họ kết nối mạng với những người khác và có thể trao đổi các tài nguyên một cách liên tục. Các nguồn lực mà các bên có thể sở hữu và trao đổi trong hệ sinh thái DLTM có thể là: tài nguyên hữu hình hoặc vô hình (như công cụ, phần mềm, thông tin), nguồn nhân lực (kỹ năng, kiến thức, cộng đồng ảo), các quan hệ (quan hệ với đối tác, nhà cung cấp hoặc các thành viên trong mạng lưới). Trong hệ sinh thái dịch vụ thông minh, bất kỳ bên liên quan nào cũng là một tác nhân nhằm tương tác và trao đổi tài nguyên với các bên khác để cùng tạo ra giá trị và bất kỳ loại bên liên quan nào cũng có thể trở thành nhà sản xuất, người tiêu dùng, trung gian, v.v. tùy thuộc vào các nguồn lực và kết nối chứ không phải là các vai trò được xác định trước. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng phải được xác định lại và các phương pháp tiếp cận mới để hợp tác sản xuất, phân phối và tiêu thụ dịch vụ phải được phát triển. Trong DLTM, hoạt động kinh doanh được xây dựng dựa trên một “cấu trúc thông tin” mở rộng và dữ liệu lớn duy trì nó một cách chủ động (ví dụ: được tải lên mạng xã hội) hoặc ngầm (thông qua các cảm biến trên thiết bị di động hoặc thiết bị đeo được) do người tiêu dùng cung cấp. Thực tế, khái niệm về DLTM dựa trên giả định rằng dữ liệu được những người tiêu dùng này sẵn sàng chia sẻ. Kinh doanh DLTM dựa vào lượng thông tin miễn phí dồi dào và khả năng tiếp cận với các nền tảng công nghệ mở để chuyển đổi thành các giá trị. Sức mạnh kinh tế trong DLTM chắc 822
- chắn bắt nguồn từ việc kiểm soát các nguồn và luồng thông tin. Cũng cần phải nhận ra rằng giá trị không chỉ xuất hiện từ quyền sở hữu mà ngày càng tăng từ quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng hoặc dữ liệu. Do đó, ngoài các quan niệm truyền thống về tạo ra giá trị, các doanh nghiệp đang tìm cách hoạt động trong môi trường DLTM phải xem xét “giá trị sử dụng”, đề cập đến việc tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng dữ liệu/ công nghệ/ cơ sở hạ tầng hơn là quyền sở hữu và ngoài các trao đổi cá nhân.Các hệ sinh thái dịch vụ thông minh yêu cầu các liên minh mới chia sẻ rủi ro, lưu chuyển kiến thức và mở rộng hoặc định dạng lại chuỗi giá trị/ cơ cấu các dịch vụ. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tác giả đã nghiên cứu và tổng quan tài liệu là các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo các từ khóa: du lịch, du lịch bền vững, du lịch thông minh. + Đề tài chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp, thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch,… + Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu với 05 nhà quản trị (trưởng phòng kinh doanh/ giám đốc) tại 05 công ty du lịch Việt Nam là Vietfoot Travel, Prolink Travel, Zentour, Du lịch Hoàng Việt, Golden Tour Thời gian tiến hành phòng vấn: từ 01/08 - 15/08/2020 Cách thức tiến hành: gặp mặt trực tiếp và phỏng vấn chuyên sâu dựa trên bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn; trao đổi và thảo luận Nội dung phỏng vấn: Tầm quan trọng của việc phát triển DLTM tại Việt Nam và tại doanh nghiệp của họ Thực trạng triển khai và vận hành DLTM tại doanh nghiệp (ưu/ nhược điểm và các khó khăn) Các mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý để phát triển DLTM trong tương lai 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phát triển DLTM là xu h ớng tất y u của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam Trên thế giới, rất nhiều các quốc gia đã phát triển DLTM dưới nhiều hình thức khác nhau để tăng cường khả năng cạnh tranh trong du lịch. Trong những năm gần đây, việc phát triển DLTM được đề cập khá nhiều trong các chính sách, chương trình phát triển ngành du lịch của các địa phương tại Việt Nam và được coi là một giải pháp đúng đắn ở giai đoạn hiện tại. Điển hình như trong nghị quyết 08-NQ/TW đã khẳng định quan điểm: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước”. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tất yếu phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. Nghị quyết trên cũng đề cập đến ba khía cạnh có ứng dụng khoa học công nghệ với các hoạt động du lịch bao gồm: xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực và quản lý nhà nước. Những quy định và chính sách nói trên là những căn cứ pháp lý vững chắc và rõ ràng để triển khai phát triển DLTM ở Việt Nam hiện nay. Những ưu điểm nổi bật mà phát triển DLTM đem lại chính là các cơ quan quản lý có sự thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin các doanh nghiệp du lịch tận dụng công nghệ nhằm thiết kế các 823
- sản phẩm/dịch vụ của mình theo hướng gia tăng giá trị các trải nghiệm cũng như quảng bá chúng tới đông đảo khách hàng, khách du lịch có thể tiếp nhận và thu thập các thông tin một cách đa chiều, chủ động trong việc sắp xếp và lên kế hoạch, cá nhân hóa các trải nghiệm của bản thân dựa trên nền tảng công nghệ. Theo kết quả phỏng vấn chuyên sâu của tác giả với 05 lãnh đạo tại 05 doanh nghiệp du lịch Việt Nam là Vietfoot Travel, Prolink Travel, Zentour, Du lịch Hoàng Việt, Golden Tour, các ý kiến đều tập trung cho rằng: DLTM đang là xu hướng phát triển tất yếu và đang đóng góp những hiệu quả rất thiết thực. Điển hình như nhờ có nền tảng ICT, các du khách có thể nắm bắt rõ ràng thông tin về các điểm đến, các sản phẩm và dịch vụ có thể trải nghiệm ngay cả khi chưa đặt chân đến đó. Tại điểm đến, với các phần mềm, ứng dụng công nghệ được tích hợp trong các thiết bị thông minh, các du khách có thể được trải nghiệm các dịch vụ thông minh như thuyết minh tự động, trải nghiệm các sự kiện được tái hiện thông qua công nghệ thực tế ảo hay thực tế tăng cường. Với một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và liên vùng cao như du lịch thì hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, kết nối với các khách hàng tiềm năng là vô cùng quan trọng. Sự phát triển của Internet cùng với công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng những cơ hội rất lớn trong hoạt động marketing sản phẩm/ dịch vụ. DLTM cũng góp phần to lớn trong việc đẩy mạnh khả năng truy cập và tương tác của các du khách, đáp ứng các nhu cầu như tìm kiếm và khai thác thông tin, liên kết giữa các dịch vụ du lịch, tạo ra sự thuận tiện trong thanh toán và đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch. Đặc biệt trong giai đoạn hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn do những tác động to lớn của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì việc nắm bắt và ứng dụng ICT nhằm kết nối và tương tác giữa các cơ quan quản lý - doanh nghiệp - du khách là hết sức cần thiết, điều này giúp tạo ra sự kết nối, tương tác với du khách để mối liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp không bị gián đoạn. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch khi đảm bảo được sự kết nối giữa 4 chủ thể của du lịch bền vững 4.2. Thực trạng phát triển DLTM tại Việt Nam hiện nay 4.2.1. Thực trạng các điểm đến thông minh Nếu xét theo mối quan hệ giữa ba lớp của DLTM như ở hình 2 thì trải nghiệm thông minh cho du khách chỉ thật sự đáp ứng kỳ vọng của du khách khi dựa trên nền tảng dịch vụ và tiện ích được cung cấp ở các điểm đến thông minh. Và, hệ sinh thái doanh nghiệp thông minh thật ra cũng là một cấu phần cơ hữu của điểm đến thông minh. Vì vậy, vấn đề điểm đến thông minh phải được xem là một vấn đề trọng tâm của xu hướng phát triển DLTM. Tại Việt Nam, một số địa phương cũng đã có rất nhiều nỗ lực để hình thành nên các điểm đến thông minh nhằm phát triển du lịch, trong đó điển hình phải kể đến các tỉnh/ thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong năm 2018, Hà Nội đã đưa vào sử dụng hai phần mềm tiện ích thông minh hỗ trợ du khách gồm hệ thống thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và phần mềm hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long. Ngoài ra, một số tiện ích về bản đồ, chỉ đường, trạm xe bus, travel guide khác cũng đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng. Các quận trung tâm thủ đô đã lớp đặt trạm phát wifi miễn phí như khu vực quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, các tuyến phố cổ, công viên, bến xe, trạm xe bus,… Tính đến cuối tháng 10/2019 đã có khoảng 8,2 triệu lượt truy cập, trung bình mỗi tháng có khoảng 400.000 - 500.000 lượt truy cập. Hoặc với cổng thông tin điện tử du lịch Hà Nội (myhanoi.vn) được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin khá đầy đủ về các địa điểm lưu trú và ẩm thực, là kênh thông tin tiếp nhận những phản hồi từ người dùng, tự tạo lịch trình riêng và hỗ trợ cảnh báo tình trạng tắc nghẽn giao thông, vùng cảnh báo an ninh trật tự và dịch bệnh. 824
- Chiếm gần 50% lượng khách du lịch của cả nước, TP HCM cũng rất tích cực trong việc tăng cường ứng dụng ICT trong ngành du lịch với định hướng phát triển thành phố trở thành một điểm đến DLTM. Một số trạm thông tin và các phần mềm DLTM rất hữu ích đã được triển khai như: “Vibrant Ho Chi Minh City”, “Ho Chi Minh City Guide and Map”, “Sai Gon Bus”, “Ho Chi Minh City Travel Guide” được phát triển trên nền tảng hệ điều hành Android và iOS, ứng dụng thuyết minh tự động myGuide HCM City gồm nhiều ngôn ngữ. Hoặc việc ứng dụng Smart Museum - giải pháp bảo tàng thông minh được triển khai tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đem lại cho du khách sự tiếp cận, trải nghiệm đa dạng hơn các dữ liệu, hấp dẫn hơn về hình thức trưng bày, giới thiệu các tư liệu, tài liệu, hiện vật bảo tàng, xác định được chính xác vị trí nơi du khách đang tham quan và giới thiệu các thông tin về hiện vật xung quanh du khách một cách trực quan, sinh động bằng video, hình ảnh. Đà Nẵng cũng là địa phương đi đầu trong phát triển mô hình DLTM. Hệ thống thông tin chính quyền điện tử được khánh thành và đi vào hoạt động từ 07/2020 bao gồm một nền tảng ứng dụng trực tuyến cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích cho người dân với các hạng mục hệ thống hạ tầng ICT, hệ thống các ứng dụng; các chính sách về lĩnh vực ICT và phát triển nguồn nhân lực ICT tại Đà Nẵng. Thành phố cũng đã xác định tiếp tục đầu tư mạnh vào chính quyền điện tử và cụ thể là vào thành phố thông minh. Đây được coi là một bước tiến tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLTM tại Đà Nẵng. Các phần mềm, tiện ích hỗ trợ đắc lực cho du khách như “inDaNang”, “Go! Da Nang”, “Da Nang Bus”, “Da Nang Tourism” và đặc biệt là chatbot “Da Nang Fantasticity” - ứng dụng tin nhắn tự động cho phép khách du lịch có thể đưa ra các câu hỏi tra cứu về thông tin du lịch mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã ký kết với tập đoàn FPT để xây dựng thành phố thông minh giai đoạn 2018-2020. Ngoài các địa phương nói trên, rất nhiều tỉnh thành khác trên cả nước cũng đã có nhiều động thái trong việc xây dựng các điểm đến thông minh như Ninh Bình (khai trương Cổng thông tin du lịch với địa chỉ tên miền truy cập là visitninhbinh.vn và ứng dụng DLTM trên thiết bị di động với tên gọi là Ninh Bình Tourism, tích hợp bản đồ số về du lịch trong các ứng dụng), Tuyên Quang (phát triển thử nghiệm ứng dụng hướng dẫn DLTM trên điện thoại di động và website có khả năng tương tác), Bà Rịa Vũng Tàu (xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu dùng chung cho ngành du lịch, xây dựng cổng thông tin chung để truyền tải thông tin đến từng du khách). Tựu chung lại, chúng ta có thể thấy rằng các điểm đến thông minh đều hướng đến những tiêu chí cốt lõi như an toàn hơn, đáng sống hơn và dân trí cao hơn khi có sự tham gia của các công nghệ hiện đại. Tất cả những nỗ lực trong việc xây dựng và hình thành các điểm đến thông minh này là một phần của những chiến lược lâu dài nhằm thúc đẩy sự đổi mới, cải thiện chất lượng cuộc sống và tính bền vững thông qua việc xây dựng, làm hiện đại hơn cơ sở hạ tầng vật chất kết hợp với các dữ liệu trong bối cảnh của các điểm đến cụ thể. Các điểm đến thông minh góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho hoạt động du lịch tại chính địa phương đó. 4.2.2. Thực trạng các trải nghiệm thông minh cung ứng cho du khách Không chỉ xây dựng các điểm đến thông minh, để phát triển DLTM thì việc tăng cường cung cấp những trải nghiệm thông minh cho du khách cũng là điều hết sức quan trọng. Nền tảng công nghệ hiện đại sẽ giúp cho khách du lịch tạo ra và chia sẻ chính những trải nghiệm này cho những người khác qua mạng xã hội; đồng thời họ cũng đóng vai trò giám sát và quản lý để đảm bảo sự an toàn, thú vị cho chuyến đi của mình và những du khách khác. Việc tham gia, chia sẻ các trải nghiệm thông minh khi đi du lịch cũng thể hiện những trách nhiệm xã hội của chính các du khách - một yếu tố khá quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững. 825
- Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành hợp tác để tạo ra những tiện ích nhằm tăng cường các trải nghiệm du lịch thông minh cho các du khách. Điển hình có thể kể đến là cổng thông tin DLTM VTV Travel được triển khai cuối năm 2018. Cổng thông tin là một kho dữ liệu khá lớn về các điểm đến như các video giới thiệu những nét đặc trưng của từng địa chỉ du lịch, lời tư vấn về lịch trình, đường đi, địa điểm ăn uống, khách sạn, các sự kiện sắp diễn ra thông qua chức năng nghe, gọi với nội dung tự động và kênh phản hồi cho các du khách khi gặp sự cố trong quá trình đi du lịch. Bên cạnh đó chúng ta có thể đề cập đến các trải nghiệm thông minh cho du khách tại làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Các thông tin về làng nghề có thể được tra cứu một cách dễ dàng bằng ứng dụng “du lịch Bát Tràng” hoặc qua website “battrangtour.net”. Việc trải nghiệm các di tích, đền chùa, xưởng sản xuất, lễ hội có thể được thực hiện qua kính 3D để trải nghiệm thực tế ảo. Ngoài ra, các thông tin chi tiết về các tour du lịch quanh làng nghề, các phương án đi lại, sổ tay điện tử và bản đồ số 3D cũng được cung cấp khá đầy đủ và chi tiết. Một ứng dụng khá hữu ích với du khách khi tham quan phố cổ Hà Nội có thể kể đến là “Phố cổ Hà Nội” (Hanoi old quarter”), khách du lịch có thể tự tìm đường tới thăm các di tích trong khu vực phố cổ Hà Nội theo những gợi ý của ứng dụng; được cung cấp thông tin về các điểm đến và các địa chỉ tiện ích khác như khách sạn, nhà hàng, các cây rút tiền tự động và thậm chí cả nhà vệ sinh cộng cộng. Điều này giúp cho các du khách có thể khám phá và có những trải nghiệm tại khu vực phố cổ Hà Nội theo cách của riêng mình. Từ đây chúng ta có thể thấy khách du lịch sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại của họ (phổ biến nhất là điện thoại thông minh) để khai thác cơ sở hạ tầng thông tin được cung cấp tại các điểm đến, qua đó làm gia tăng giá trị cho những trải nghiệm của họ. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến nay, toàn thế giới phải đối diện với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp làm cho ngành du lịch gặp phải rất nhiều khó khăn, chính nền tàng công nghệ hiện đại đã giúp cho người dùng có được những trải nghiệm du lịch ngay tại nhà, thực sự hữu ích trong thời điểm toàn xã hội phải giãn cách vì dịch bệnh. Trên thực tế, những công cụ này đã được đưa vào sử dụng từ lâu và đóng vai trò rất lớn trong việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam; thậm chí cả việc tái hiện và phục dựng lại một số di tích lịch sử đã bị xuống cấp hoặc mất đi. Ví dụ như dự án số hóa phố cổ Hội An dựa trên công nghệ mô phỏng thực tại ảo các công trình, vật thể kiến trúc có giá trị tại trục đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng (trong đó sẽ số hóa và mô phỏng thực tại ảo chi tiết 6 di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật); gắn kết các công trình, vật thể kiến trúc đã được mô phỏng trên nền bản đồ đô thị Hội An; xây dựng ứng dụng trên nền web để giới thiệu di sản Hội n đến du khách trên toàn thế giới. Khả năng tái hiện và phục dựng những di tích lịch sử của DLTM có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn nhằm phát triển du lịch bền vững. Không chỉ dừng lại ở việc “đưa” du khách tới các địa điểm để tham quan, trải nghiệm thông minh còn có thể được thực hiện dưới các trò chơi (game) để tăng cường sự thú vị và mới mẻ cho những trải nghiệm đó (ví dụ như trò chơi trực tuyến “Đi tìm hoàng cung đã mất” tại Đại nội Huế sử dụng công nghệ thực tế ảo VR giúp cho người dùng có thể xâm nhập các không gian ảo và trải nghiệm dịch vụ tương tác mô phỏng thực tế tại Hoàng cung). Hay tại hệ thống khách sạn của Vinpearl từ giữa 04/2019 đã triển khai ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp xác thực danh tính khách hàng một cách nhanh chóng, tăng cường an ninh, trật tự tại các điểm nghỉ dưỡng, nâng cao trải nghiệm cho du khách với những dịch vụ đặc quyền của Vinpearl. Còn tại Ninh Bình, trí tuệ nhân tạo, tham quan 3D, thực tế ảo VR, thực tế tăng cường AR với những tính năng như 826
- nhận dạng hình ảnh và điểm đến, cung cấp thông tin chi tiết hoặc thuyết minh về điểm đến như một hướng dẫn viên ảo đã mang đến những trải nghiệm mới lạ và hấp dẫn cho du khách. Có thể nói, DLTM không chỉ tăng cường và nâng cao các trải nghiệm cho du khách mà còn có những đóng góp rất lớn trong việc tạo ra những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn và thu hút khách hàng ngay cả khi họ chưa trực tiếp tới địa điểm đó. Điều này giúp các công ty, địa điểm tăng cường thu hút khách du lịch, đồng thời cũng tạo điều kiện để hỗ trợ các khách hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn. 4.2.3. Thực trạng hệ sinh thái thông minh tại Việt Nam Để phát triển DLTM cần xây dựng hệ sinh thái DLTM - là sự hợp lực thông minh của các chủ thể: các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, du khách và người dân tham gia làm du lịch nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững - và đây cũng chính là các chủ thể của du lịch bền vững. Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới phát triển Chính phủ điện tử đang được Nhà nước hết sức quan tâm; cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng đang ngày một nỗ lực trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của mình. Hiện nay, 100% cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương của Việt Nam đã có website du lịch. Cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt nam đã xây dựng website: cinet.gov.vn bằng hai ngôn ngữ (tiếng nh và tiếng Việt), Tổng cục Du lịch Việt Nam với trang: vietnamtourism.gov.vn sử dụng năm ngôn ngữ (Việt, nh, Pháp, Nhật, Trung) đã phần nào đáp ứng được những thông tin về du lịch của du khách và công chúng, đồng thời cũng là một kênh chính thức nhằm quảng cáo hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới. Phía các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam cũng liên tục tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình. Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam (2019), gần như 100% các doanh nghiệp du lịch đã xây dựng website để quảng cáo và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi tại khu vực trung tâm tỉnh/ thành phố có wifi miễn phí, một số khu di tích (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tràng An - Ninh Bình, kinh thành Huế) đã sử dụng ứng dụng robot thuyết minh đa ngôn ngữ. Các doanh nghiệp cũng ứng dụng công nghệ khá nhiều vào các hoạt động như đặt/ trả phòng cho khách, gợi ý các điểm tham quan du lịch, đặt món ăn, thanh toán,… Những năm gần đây, cố lượng người dùng Internet tại Việt Nam liên tục tăng mạnh, đây cũng là những tín hiệu đáng mừng để hình thành và phát triển các hệ sinh thái du lịch thông minh. Theo số liệu từ vnwork.vn, tính đến 01/2020 tại Việt Nam hiện có 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet, tăng khoảng 6,2 triệu (hơn 10%) từ năm 2019 đến 2020. Theo khảo sát của công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, có tới 88% du khách Việt Nam tra cứu thông tin trên Internet, 35% thường xuyên sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin về du lịch. Số liệu từ Google Trends 2019 cũng cho thấy, từ khóa “du lịch” được tìm kiếm tăng gấp 03 lần trong những năm gần đây, các thông tin tìm kiếm thường là các địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, các kinh nghiệm du lịch từ các du khách khác. Các du khách khi đến Việt Nam cũng đều sử dụng điện thoại thông minh để tra cứu thông tin và thực hiện một số thủ tục như đặt/ trả phòng, gọi món hay thanh toán hóa đơn. Có thể nói, các chủ thể liên quan trong hệ sinh thái DLTM tại Việt Nam đều đang có những bước tiến đáng kể trong việc học tập và tăng cường ứng dụng các công nghệ thông minh vào những hoạt động của mình. Một vài hệ sinh thái DLTM điển hình tại Việt Nam có thể kể tới như: - VNPT Smart Tourism ra đời năm 2017, do tập đoàn VNPT và Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp triển khai nhằm xây dựng các chương trình ứng dụng ICT vào việc quản lý, điều hành, kết 827
- nối thông tin giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong hoạt động du lịch, xây dựng các sản phẩm công nghệ số trong du lịch. - Ứng dụng DLTM VietnamGo ra đời 09/2019 cung cấp tất cả những tiện ích kể trên ở cả 63 tỉnh, thành phố bằng cách kết nối với dữ liệu từ Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường để gia tăng những trải nghiệm cho các du khách nhằm đạt được những mục tiêu của ngành du lịch vào năm 2025. Những hệ sinh thái DLTM trên đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu của thị trường khách du lịch, hỗ trợ đắc lực cho các công ty kinh doanh du lịch kết nối một cách có hiệu quả với các chủ thể tham gia vào hệ sinh thái, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành và thúc đẩy tăng trưởng. Hệ sinh thái này sẽ tiếp tục được triển khai tại 13 tỉnh, thành phồ (Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng,…) và thử nghiệm tại 34 tỉnh, thành phố khác. Hệ sinh thái DLTM nếu được xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện vững chắc cho sự hình thành và phát triển các điểm đến thông minh và tăng cường những trải nghiệm thông minh cho du khách. 4.2.4. Thực trạng ứng dụng nền tảng công nghệ và kinh doanh trong phát triển DLTM tại Việt Nam Trong những năm gần đây, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có những tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, việc ứng dụng các công nghệ thông minh đã ngày càng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nhằm bắt kịp với xu hướng kinh doanh mới, đáp ứng những nhu cầu du lịch đa dạng của các khách hàng. Các doanh nghiệp thuần túy về công nghệ có sự liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hàng, khách sạn, nhà hàng để triển khai trực tuyến rất nhiều hoạt động như marketing, quảng cáo sản phẩm dịch vụ, nghiên cứu thị trường, chăm sóc và phát triển mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ thanh toán, tiến hành các giao dịch mua bán,… Tuy nhiên, theo như số liệu từ Tổng cục Du lịch (2019), hiệu quả ứng dụng công nghệ trong hoạt động bán hàng, thanh toán trực tuyến của các doanh nghiệp còn chưa đồng đều, doanh số thu được từ những hoạt động trực tuyến này chưa cao do chưa ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trình độ nhân lực và nguồn vốn còn hạn chế. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 10 sàn giao dịch điện tử về du lịch ra đời (mytour.vn, Ivivu.com, tripi.vn, vntrip.vn,…) nhưng số lượng các giao dịch dịch vụ mới chỉ chiếm khoảng 20% còn lại 80% các giao dịch là từ các sàn giao dịch điện tử nước ngoài thực hiện (Expedia.com, Agoda.com, Traveloka.com, booking.com). Các sàn giao dịch trong nước chỉ chủ yếu phục vụ khách hàng trong nước với tỷ lệ giao dịch thấp. Còn theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, mới chỉ có hệ thống khách sạn cao cấp, thương hiệu quốc tế và các hãng hàng không ứng dụng công nghệ thông tin khá thành công, còn các đối tượng như doanh nghiệp lữ hành, các điểm tham quan, đơn vị vận chuyển còn khá nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại. Điển hình như việc bảo vệ tên miền, đặt tour qua ứng dụng, ứng dụng hệ thống CRM để quản lý hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng đều chưa được triển khai hiệu quả. Chỉ một số ít các doanh nghiệp lữ hành lớn tại Việt Nam như Sài Gòn Tourist, Vietravel, Vietnamtourism,… có sự ứng dụng triệt để và hiệu quả công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, còn lại các công ty lữ hành khác chỉ đơn thuần sử dụng website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, các thao tác như đặt phòng, thanh toán, cung cấp thông tin đều chỉ được thực hiện theo phương thức truyền thống. Theo số liệu của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm tham quan và đơn vị vận chuyển khác ngoài hàng không còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Giai đoạn 2012-2016, tỷ lệ 828
- thanh toán trực tuyến của các loại hình du lịch tại Việt Nam (bằng thuyền, tàu hỏa, xe khách,…) chỉ đạt mức 2% - 3%, dự đoán con số này ở giai đoạn 2017 - 2022 chỉ ở mức 5%. Một thực tế nữa là phần lớn các danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Việt Nam đều đã xây dựng website để quảng bá và cung cấp thông tin nhưng ngôn ngữ sử dụng chủ yếu mới chỉ là tiếng Việt - đây là một hạn chế rất lớn khi marketing tới các du khách nước ngoài. Những tồn tại nêu trên xuất phát từ một số những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Việc phát triển DLTM đã được nhắc đến trong nhiều văn bản pháp quy nhưng hiện tại vẫn chưa có những văn bản, chính sách cụ thể quy định hay hướng dẫn phát triển DLTM ở Việt Nam. - Các giải pháp phát triển DLTM tại các địa phương còn diễn ra manh mún, thiếu đồng bộ, chưa có các giải pháp, kế hoạch và chiến lược cụ thể, lâu dài do chưa xây dựng được mô hình DLTM đảm bảo hiệu quả. Một phần do mỗi địa phương có những thế mạnh và đặc điểm du lịch khác nhau nên những giải pháp về DLTM cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp chứ không thể áp dụng hoàn toàn phương pháp, cách làm của nhau. - Việc ứng dụng công nghệ vào du lịch cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng các điều kiện. Đa phần các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam khi triển khai phát triển DLTM mới chỉ tập trung tìm kiếm các phần mềm, ứng dụng, tiện ích thông minh mà chưa tính toán những điều kiện cần và đủ để có thể vận hành, duy trì và nâng cấp chúng. Điều này chủ yếu xuất phát từ điều kiện kinh tế, những địa phương hoặc doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh mới có thể đầu tư đủ cho hạ tầng công nghệ cần thiết. - Trình độ công nghệ tại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế trong khi công nghệ lại là yếu tố nòng cốt để phát triển DLTM, điều này gây nhiều khó khăn trong việc sản xuất và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thông minh để cung ứng cho khách du lịch, ngành du lịch cũng chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng ICT vào các hoạt động của ngành. Chỉ số xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Bộ VHTT&DL trong vài năm trở lại đây xếp ở vị trí trung bình khá, từ thứ 4 đến thứ 7 trên bảng xếp hạng 19 Bộ, ngành. Trong đó, các chỉ số về hạ tầng kỹ thuật và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin nhiều năm xếp ở vị trí trung bình yếu (xem Bảng 1) Bảng 1. X p hạng của Bộ VHTT&DL về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng ICT Chỉ số ếp h ng Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Chỉ số ếp h ng chung 5 6 4 7 Ch số H t ng ỹ thuật 8 11 4 11 Ch số H t ng nh n c 4 6 3 4 Ch số Ứng d ng C TT 5 10 9 11 Ngu n: Bộ Thông tin truyền thông, Hội tin học Việt Nam, 2018 Qua những vấn đề nêu trên, có thể nói việc phát triển DLTM tại Việt Nam đang còn tồn tại khá nhiều nhược điểm cũng như phải đối diện với những thách thức, khó khăn không hề nhỏ. Phát triển DLTM đòi hỏi nền tảng lớn là yếu tố công nghệ hiện đại, nhưng đi song song với nó còn là các chính sách của Nhà nước và cơ quan quản lý, trình độ nguồn nhân lực, hệ thống dữ liệu số cần phải được thực hiện một cách đồng bộ. 829
- 4.3. Các giải pháp nhằm phát triển DLTM tại Việt Nam Việt Nam hiện đang có rất nhiều tiềm năng để xây dựng và triển khai DLTM một cách rộng khắp, kiên trì với mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Theo thống kê của We reSocial (wearesocial.com) năm 2018, toàn thế giới có 4,02 tỷ người dùng Internet (chiếm 53%), gần 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội, hơn 5,1 tỷ người dùng điện thoại di động (chiếm 68%) trong đó chủ yếu là điện thoại thông minh có kết nối và sử dụng Internet. Còn tại Việt Nam, tính đến 01/2020 hiện có 70% người Việt sử dụng Internet, trong đó 65 triệu người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội (theo vnetwork.vn). Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tỷ lệ khách du lịch trong nước đặt phòng khách sạn trực tuyến và đặt tour trực tuyến đạt hơn 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%, 71% du khách sử dụng Internet để tham khảo thông tin về các điểm. Qua đây có thể nhận thấy rằng, khách du lịch sử dụng Internet, các tiện ích và thiết bị thông minh để tìm kiếm thông tin du lịch, tham khảo điểm đến, so sánh và lựa chọn các dịch vụ du lịch hợp lý, thực hiện các giao dịch mua tour, đặt phòng, mua vé máy bay, thanh toán trực tuyến… ngày càng có xu hướng gia tăng. Họ đang trực tiếp trở thành những vị “khách du lịch thông minh” tiềm năng của du lịch Việt Nam. Do vậy, để có thể phục vụ tốt đối tượng khách hàng thông minh này, việc phát triển DLTM tại Việt Nam là một điều tất yếu. Để làm được điều này, những giải pháp cả từ phía Chính quyền, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp du lịch cần phải được triển khai đồng bộ. 4.3.1. Nhóm các giải pháp từ cơ quan quản lý Nhà nước (1) Hoàn thiện và cụ thể hóa các văn bản, chính sách cho phát triển DLTM. Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xây dựng và ban hành những văn bản cụ thể và chi tiết hơn nhằm định hướng cho ngành và các doanh nghiệp du lịch triển khai thực hiện DLTM như: chiến lược phát triển DLTM với lộ trình phù hợp, các thể chế chính sách liên quan đến việc ứng dụng khoa học công nghệ nói chung, ICT nói riêng, việc xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử, thành phố thông minh cần có sự đồng bộ với thể chế chính sách về DLTM. Căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng địa phương để xác định những địa phương trọng điểm triển khai mô hình DLTM, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung và thiếu hiệu quả. (2) Chú trọng đầu t phát triển khoa học công nghệ nói chung, ICT nói riêng ứng dụng trong ngành du lịch. Nhà nước và các cơ quan quản lý ngành du lịch cần có các chính sách ưu tiên và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của ngành. Các hạng mục công nghệ cần được chú trọng trong phát triển DLTM như: xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu của ngành, đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông; đầu tư sản xuất hoặc nhập khẩu các phần mềm, chương trình, ứng dụng, tiện ích trong DLTM tại các điểm đến để tăng cường các trải nghiệm thông minh cho du khách. Bên cạnh đó, công nghệ cũng cần ứng dụng triệt để vào các công tác bảo tồn, phục chế các di sản, di tích du lịch và phục vụ cho thống kê du lịch. Để làm được điều này, nhà nước ta cũng cần đầy mạnh hợp tác với nước ngoài về khoa học công nghệ, học hỏi kinh nghiệm từ các nước phát triển để hợp tác và chuyển giao những công nghệ hiện đại, tăng cường sự phối hợp giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước về du lịch để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển DLTM. Việc đẩy mạnh số hóa công tác quản lý ngành du lịch, phát triển chính quyền điện tử hướng tới du lịch bền vững, trong đó lấy nhu cầu của khách du lịch, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm cũng là một giải pháp cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 830
- (3) Tăng c ờng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất l ợng cao để chủ động vận hành và phát triển DLTM. Nguồn nhân lực du lịch phải đảm bảo trình độ chuyên môn để có khả năng đáp ứng những yêu cầu trong sử dụng và vận hành công nghệ, sẵn sàng tiếp cận và làm chủ được với công nghệ để ứng dụng trong phát triển DLTM. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hết sức chú trọng. Ngành du lịch cần có các chính sách đẩy mạnh đào tạo các cán bộ nghiên cứu có năng lực cả ở trong và ngoài nước nhằm tăng cường chất lượng các nghiên cứu, các sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng và có tính ứng dụng cao; các kết quả nghiên cứu có chất lượng cần được nhanh chóng triển khai và vận dụng. Ngoài ra Chính phủ cũng cần có các biện pháp tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về DLTM, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động du lịch trực tuyến để họ hiểu và có những sự ủng hộ tích cực; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch không ngừng đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh. 4.3.2. Nhóm các giải pháp cho doanh nghiệp du lịch (1) Tăng c ờng ứng dụng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư cho ICT bao gồm cả phần cứng và phần mềm để tăng cường thực thi các công cụ marketing online và ứng dụng thương mại điện tử một cách triệt để. Xây dựng các website có giao diện thân thiện với các thiết bị điện tử đặc biệt là điện thoại thông minh và phải thường xuyên có sự cập nhật về mặt nội dung, số hóa các dữ liệu của doanh nghiệp, tăng cường khai thác kho dữ liệu lớn (BigData), tích hợp các công cụ thanh toán trực tuyến nhằm đẩy mạnh kênh bán lẻ trên nền tảng di động. Tích cực học tập và vận dụng các mô hình kinh doanh du lịch trực tuyến như đặt tour, đặt/ trả phòng, đặt món ăn để từng bước chuyển sang mô hình thương mại điện tử trong du lịch e-tourism. Xây dựng và vận hành hoàn chỉnh hệ thống thương mại điện tử trong du lịch theo các mô hình G2B, B2C, B2B. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình các sản phẩm/ dịch vụ du lịch độc đáo, cuốn hút, kích thích sự tò mò của các du khách, các thông tin về sản phẩm (đặc biệt là giá cả) cần phải đảm bảo tính chính xác và độ tin tưởng cao. (2) Thấu hiểu nhu cầu của du khách để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo Nền tảng công nghệ hỗ trợ cho các du khách khá nhiều trong việc tìm kiếm thông tin và ra quyết định lựa chọn các sản phẩm du lịch, do vậy các doanh nghiệp cần thấu hiểu tâm lý của du khách, tận dụng hệ thống dữ liệu lớn để nắm bắt được các thông tin về họ nhằm cung cấp đúng các sản phẩm/ dịch vụ mà họ cần, qua đó thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chuẩn cấu trúc, thông tin dữ liệu, tiếp nhận và đồng thời chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp/ cơ quan khác để nắm bắt và dự đoán nhu cầu khách hàng. Bên cạnh những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong ngành du lịch, điều kiện đủ để phát triển DLTM còn ở cả phía khách du lịch, họ phải là những người thông thái, có hiểu biết và có trách nhiệm với các điểm đến, sử dụng công nghệ để chia sẻ, đổi mới, tương tác với các bên liên quan, sẵn sàng sáng tạo những trải nghiệm du lịch của bản thân. Tóm lại, nhà nước và các cơ quan quản lý đóng vai trò trong việc xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, kết nối và huy động nguồn lực, sự đóng góp từ phía các doanh nghiệp bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc và có được những dữ liệu từ phía khách hàng; quan tâm đến lợi ích của người dân khi phát triển DLTM để họ được hưởng lợi từ điều này. 831
- 5. KẾT LUẬN Để du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, việc phát triển DLTM là một xu hướng tất yếu, hứa hẹn sẽ mang lại một diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam, góp phần đáng kể nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các nước trên thế giới. Công nghệ 4.0 ứng dụng trong du lịch đã tạo nên những điểm đến thông minh đầy sức hút, tạo ra và tăng cường những trải nghiệm thông minh thú vị cho các du khách. Thực tế, việc triển khai DLTM tại Việt Nam còn tồn tại khá nhiều nhược điểm như: thiếu các chủ trương, chính sách cụ thể; nền tảng công nghệ còn yếu kém do nguồn lực hạn chế, chất lượng đội ngũ lao động chưa đáp ứng và theo kịp được những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thiếu sự liên kết giữa các chủ thể của DLTM (chính quyền, doanh nghiệp, du khách và cộng đồng). Trong những năm tới đây, du lịch Việt Nam hứa hẹn nhiều cơ hội tăng trường, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì việc ứng dụng ICT nhằm phát triển DLTM lại càng trở nên bức thiết. Do vậy, toàn ngành du lịch cũng như các địa phương, các doanh nghiệp, và cả du khách, cộng đồng cần có sự chung tay, góp sức để sẵn sàng tiếp cận, triển khai và thích ứng với DLTM trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ti ng Việt 1. TS. Lê Quang Đăng (2019), Cách mạng công nghiệp 4.0 và tiến trình phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam (http://itdr.org.vn/nghien_cuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien-trinh- phat-trien-du-lich-thong-minh-tai-viet-nam/ 2. Ph p://itdr.org.vn/nghien_cuDu l://itdr.org.vn/nghu hưcuu/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-tien- trinh-phat-, Tl://itdr.org.vn/nghu hưcuu/cNguy://itdr.org.vn/nghu hướng phát triển tất yếu của ngành Du lĐiuy://itdr.org.vn/nghu hướng phát triển tất yếu của ngành Du l-trinh-phat-, Ty://itdr.org.vn/nghu hướng phát triển tất yếu của ngành Du Ti ng Anh 1. Buhalis, D., & Amarangana, A. (2014), Smart Tourism Destinations. InZ. Xiang & I.Tussyadiah (Eds.), Information and Communication Technologies in Tourism 2014. 2. Morabito, V. (2015), Big Data and Analytics, Springer International Publishing 3. Nguyen Tran Hung, Le Hoang Anh, Do Thi Thu Hien, Vu Thi Thuy Hang (2020), A Studying on Factor Affecting Decision to Use Smart Tourism: Applications using extended TAM, WSEAS TRANSACTIONS on BUSINESS and ECONOMICS. 4. Sigala, M (2012), Social networks and customer involvement in New Service Development (NSD): the case of www.mystarbucksidea.com, International Journal of Contemporary Hospitality Management. 5. Ulrike Gretzel, Marianna Sigala, Zheng Xiang & Chulmo Koo (2015), Smart tourism: foundations and developments (https://link.springer.com/article/10.1007/s12525-015-0196-8) Các website: 1. Vietnamtourism.gov.vn (Tổng cục Du lịch Việt Nam) 2. Gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê Việt Nam) 3. Idtr.org.vn (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) 4. Vnetwork.vn 5. Vecom.vn 832
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
11 p |
65 |
17
-
Chuyên đề thực tập: Hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH Beautiful Hair. Thực trạng và giải pháp
71 p |
47 |
10
-
Marketing xanh - thực trạng và định hướng phát triển marketing cho doanh nghiệp tại Việt Nam
4 p |
137 |
9
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam
9 p |
19 |
9
-
Gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu thành phố Cần Thơ: Thực trạng và định hướng giải pháp
11 p |
17 |
8
-
Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
4 p |
14 |
8
-
Chiến lược marketing bền vững: Thực trạng và giải pháp triển khai tại các doanh nghiệp Việt Nam
12 p |
78 |
7
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
6 p |
104 |
7
-
Phát triển thương mại điện tử tại Kon Tum: Thực trạng và giải pháp
12 p |
30 |
7
-
Thực trạng và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh
12 p |
43 |
7
-
Đào tạo nhân lực cho logistics quốc tế - thực trạng và giải pháp
3 p |
31 |
7
-
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp
7 p |
19 |
7
-
Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp
8 p |
66 |
6
-
Tem chống giả 2020 - Thực trạng và giải pháp
12 p |
63 |
5
-
Thực trạng và giải pháp phát triển thương hiệu trường đại học Cửu Long
10 p |
15 |
3
-
Thực trạng và giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
10 p |
65 |
2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Bình Dương
11 p |
45 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)