intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp phân tích thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tỉnh Hải Dương, qua đó đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số để có nhiều cơ hội phát triển bứt phá hơn trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Thực trạng và giải pháp Digital transformation in local small and medium enterprises Hai Duong province: Situation and solutions Vũ Thị Lý Email: lyvu1985@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 17/7/2022 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 30/9/2022 Ngày chấp nhận đăng: 30/9/2022 Tóm tắt Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, qua đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, cho thấy việc triển khai chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp có sức chống chịu tốt hơn và đứng vững trên thị trường. Đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn chiếm tỷ lệ rất lớn tại Việt Nam. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp. Bài báo phân tích thực trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tỉnh Hải Dương, qua đó đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số để có nhiều cơ hội phát triển bứt phá hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Chuyển đổi số; doanh nghiệp; vừa và nhỏ. Abstract In the context of the Fourth Industrial Revolution, through the outbreak of the Covid-19 pandemic worldwide, the implementation of digital transformation will help businesses become more resilient and stand firm in the market. school. It showed that the private sector, small and medium enterprises, which account for a very large proportion in Vietnam. Digital transformation has actually taken place as a natural need of many businesses. The article analyzes the current situation of digital transformation in small and medium enterprises in Hai Duong province, thereby proposing solutions to help businesses accelerate digital transformation have chances to make a breakthrough in development. Keywords: Digital transformation; enterprises; small and medium enterprises. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cũng cho biết, có đến 72% DNVVN tại Việt Nam đang tìm cách chuyển đổi số, tăng đáng kể so với mức 32% Cùng với sự phát triển của kỷ nguyên 4.0, xu hướng năm 2019 [1]. Hầu hết các doanh nghiệp Việt đều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng được đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển hưởng ứng bởi có thể dễ nhận thấy CNTT giúp phát đổi số, tuy nhiên việc này sẽ là thách thức rất lớn bởi triển sản phẩm nhờ các công nghệ mang tính tự động nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng để chuyển đổi số hóa giúp cải tiến các dịch vụ và sản phẩm, nhờ CNTT do thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân lực, chi phí có thể phát triển được các thị trường và hình thức ứng dụng công nghệ số cao… bán hàng hiệu quả với chi phí thấp,… Đặc biệt phải kể đến xu hướng chuyển đổi số đang ngày càng phát 2. TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ triển trong 2 - 3 năm trở lại đây, khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo khảo sát của HSBC Navigator được Chuyển đổi số - Digital Transformation (Theo Rohit công bố đầu tháng 12/2020, 68% doanh nghiệp Việt Prabhakar, 1950)  là việc chuyển đổi các hoạt động, Nam cho biết đã thực hiện các thay đổi nhằm đối phó quy trình, sản phẩm và mô hình kinh doanh để tận với dịch bệnh. Các doanh nghiệp nói rằng sẽ tiếp tục dụng đầy đủ các cơ hội của công nghệ số. Mục tiêu đầu tư vào công nghệ để cải thiện tốc độ tiếp cận thị chính là nâng cao hiệu quả, quản lý rủi ro hoặc khám trường, tiếp cận khách hàng mới và tăng cường tự phá các cơ hội kiếm tiền mới. Chuyển đổi kỹ thuật số động hóa. Ngoài ra, nghiên cứu về mức độ sẵn sàng đang thực hiện mọi thứ theo một cách mới. Mặc dù đã số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) khu xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nhưng đến khi Cách vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 của Cisco mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, chuyển đổi số mới xuất hiện và trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau Người phản biện: 1. PGS. TS. Lê Xuân Đình về chuyển đổi số. Theo Gartner, chuyển đổi số là việc 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh 78 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  2. NGÀNH KINH TẾ doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. đổi số và đào tạo hoặc tuyển mới nhân sự có kỹ Microsoft cho rằng, chuyển đổi số là việc tư duy lại năng phù hợp. cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và Bước 5 - Đầu tư vào công nghệ: Lựa chọn công nghệ quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm phù hợp và áp dụng vào công việc [2]. của FPT, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC dụng công nghệ mới, như: Dữ liệu lớn (Big Data), in- DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN ternet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... làm TỈNH HẢI DƯƠNG thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. 3.1. Nhận thức về chuyển đổi số Như vậy có thể hiểu “Chuyển đổi số là quá trình sử Chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, các doanh dụng các công nghệ kỹ thuật số để tạo mới hoặc sửa nghiệp vừa và nhỏ tại Hải Dương được xác định là lực đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm lượng trọng yếu đối với chỉ số tăng trưởng kinh tế toàn khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay tỉnh và tạo việc làm. Bên cạnh những doanh nghiệp đổi của thị trường và kinh doanh”. Sự tái hiện này của đã và đang thực hiện quá trình chuyển đổi số, vẫn còn kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số là chuyển đổi kỹ nhiều doanh nghiệp có nhận thức sai lầm khi cho rằng: thuật số. “Chuyển đổi số là vấn đề vĩ mô chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn.” Đây chính là tư duy sai lệch gây ảnh hưởng Chuyển đổi số là dạng phát triển hơn của số hóa. đến tiến trình xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại của địa Chuyển đổi số thực hiện có phần phức tạp hơn so với phương cũng như cả quốc gia hiện nay. số hóa. Hầu hết các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số đều trải qua 2 giai đoạn là: Tuy nhiên, nhìn chung, có thể thấy rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang Giai đoạn 1: Số hóa ở giai đoạn này, mọi tài liệu của cố gắng cải thiện, đặc biệt trước tình trạng cạnh tranh doanh nghiệp tồn tại ở hình thái vật lý đều được mã và sự bùng nổ của nền kinh tế số, cùng với thương hóa thành thông tin điện tử và lưu trữ trên môi trường mại điện tử ngày càng nhanh mạnh, đặc biệt trước áp online. Nhờ số hóa, doanh nghiệp tiết kiệm được thời lực của dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã phần gian nhập liệu, tìm kiếm; chi phí in ấn; không gian lưu nào nhận thức được vấn đề đẩy nhanh chuyển đổi trữ và hạn chế tối đa tình trạng thất lạc, đánh mất dữ số và ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt liệu. Giai đoạn số hóa sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp động kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả kinh tế, đi vào giai đoạn cao hơn tức là chuyển đổi số. cũng như tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, Giai đoạn 2:  Chuyển đổi số, doanh nghiệp đã hoàn cung ứng sản phẩm. thiện số hóa dữ liệu sẽ bắt đầu tính tới chuyện thay đổi Hoạt động này đã được thúc đẩy và phát triển ngày toàn bộ quy trình làm việc từ chỗ mạnh ai người nấy càng mạnh mẽ hơn khi làn sóng COVID-19 xuất hiện. làm sang chỗ thống nhất quy trình từ trên xuống dưới, Để đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các DNVVN các quy trình liên kết chặt chẽ với nhau. Và tất nhiên, trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả thu thập số liệu phải áp dụng các công nghệ để quy trình được thực thông qua phiếu khảo sát 200 DN khác nhau. Trong số hiện dễ dàng. các doanh nghiệp được khảo sát, có tới 190 (ứng với Bám sát vào 2 giai đoạn trên, quy trình chuyển đổi số 95%) doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi số. Số trong doanh nghiệp cơ bản gồm 5 bước: còn lại chưa quan tâm, chưa thực hiện và chưa có sự nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số. Có thể dễ dàng nhận thấy một tỷ trọng không nhỏ các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp số vào hoạt động Hình 1. Quy trình thực hiện chuyển đổi số trong quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp doanh nghiệp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân (Nguồn: PrajithKhan, UNOSQUARE 2020) phối (ví dụ: Yody, Shoptretho,...), nhiều cửa hàng đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động quản lý Bước 1 - Lập kế hoạch: Mục tiêu của chuyển đổi số là bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh gì, các công việc cần làm, thời gian thực hiện cho mỗi hay trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện công việc, thời gian hoàn thành dự kiến,… tử như Sendo, Tiki, Lazada, Shopee, v.v. Một tỷ trọng Bước 2  - Lập chiến lược: Chiến lược chuyển đổi số lớn các doanh nghiệp đã sử dụng tiếp thị số (digital cho doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các chủ trương, marketing) như là một phương pháp tiếp thị quan trọng chính sách của Nhà nước với đặc thù riêng biệt của trong hoạt động tiếp thị, bán hàng; các nền tảng tiếp mỗi doanh nghiệp. thị số chủ yếu có thể nói đến như Facebook, Google, Bước 3 - Số hóa tài liệu, quy trình: Chuyển toàn bộ tài Youtube, Tiktok, Instagram, 24h,...  liệu của doanh nghiệp từ hình thái vật lý sang hình thái Kết quả khảo sát cũng cho thấy có hơn 60% doanh điện tử, lưu trữ trên môi trường online. nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế toán, các Bước 4  - Chuẩn bị nguồn nhân lực: Thành lập tổ phần mềm hóa đơn điện tử của nhiều nhà cung cấp nhân sự chuyên trách đảm nhiệm công việc chuyển khác nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã trang bị Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 79
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC và sử dụng chữ ký số; các phần mềm khai báo thuế Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của chuyển trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến tại đổi số và chiến lược kinh doanh số, số lượng DNVVN Hải Dương. có mức độ chuyển đổi số cao còn hạn chế vì có nhiều thách thức. Những nguyên nhân chính là thiếu khả năng tiếp cận nhân lực có chất lượng phục vụ chuyển đổi số, áp lực phải tập trung vào lợi ích trước mắt hơn là lợi ích lâu dài, sự cần thiết phải cân bằng giữa đổi mới và an ninh mạng, khó khăn trong việc đo lường thành công của chuyển đổi số và thách thức trong việc nâng cao kỹ năng của nhân lực hiện có. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hạn chế của hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, chưa xác định được công nghệ cần triển khai, chưa xác định được vị trí của chuyển đổi số trong chiến lược chung của doanh nghiệp, nên lợi ích đem lại còn hạn chế do chưa được Hình 2. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hải Dương áp dụng đồng bộ. ứng dụng chuyển đổi số 3.3. Chuyển đổi số trong các hoạt động của (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) doanh nghiệp 3.2. Giai đoạn thực hiện chuyển đổi số Các DNVVN tỉnh Hải Dương cũng đã bắt đầu nhận thức Mặc dù một phần lớn DNVVN tại Hải Dương đang bắt và ứng dụng công nghệ số vào các khâu, như: Quản trị đầu và đang trong quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên, nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán nguồn lực và sự nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số hàng và thanh toán [3]. Khi dịch Covid-19 lan rộng, dẫn trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh tới những hạn chế tiếp xúc và việc phải thực hiện các nghiệp còn hạn chế; chính vì thế việc ứng dụng chuyển biện pháp dãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp đổi số vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu và còn nhiều phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt thiếu sót, bởi việc thực hiện chuyển đổi chưa thực sự động của mình, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh được đảm bảo theo đúng các quy trình cũng như chưa toán điện tử, marketing trực tuyến. Từ đó, tỷ lệ các được các doanh nghiệp nhận thức đúng đắn. doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số tăng cao, gần bằng tỷ lệ doanh nghiệp đã ứng dụng trong thời gian Bảng 1. Giai đoạn thực hiện chuyển đổi số tại DNVVN dài trước đây, cụ thể như trong quản lý nhân sự từ xa, tỉnh Hải Dương hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ Giai đoạn thực hiện Số lượng, DN Tỷ lệ % trực tuyến. Lập kế hoạch 159 83,68 Bảng 2. Tổng hợp hoạt chuyển đổi số trong các hoạt Lập chiến lược 147 77,37 động của DNVVN tỉnh Hải Dương Số hoá tài liệu, quy trình 182 95,79 Hoạt động Số lượng, DN Tỷ lệ % Chuẩn bị nguồn nhân lực 157 82,63 Quản trị nội bộ 186 97,89 Đầu tư vào công nghệ 186 97,89 Mua hàng 127 66,84 (Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp) Logistics 115 60,53 Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 190 doanh nghiệp Sản xuất 129 67,89 bắt đầu và đang thực hiện chuyển đổi số, việc lập kế Marketing 183 96,32 hoạch và chiến lược thường không được thực hiện Bán hàng và thanh toán 182 95,79 đầy đủ. Có những doanh nghiệp chỉ thực hiện việc lập Số liệu này được biểu thị dưới biểu đồ sau: kế hoạch mà không thiết lập chiến lược rõ ràng cho cả quy trình chuyển đổi. Song, vẫn có những doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư vào công nghệ mà không chú trọng tới vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết đảm bảo cho quá trình chuyển đổi số. Xây dựng một doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số đòi hỏi thay đổi một số giả định có tính nền tảng về ý nghĩa và tầm quan trọng của dữ liệu. Ở 2 bước cuối cùng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hầu hết các doanh nghiệp đã có những thay đổi về mặt đầu tư công nghệ và xác định công nghệ là yếu tố cần đầu tư tập trung trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, để điều hành tốt các doanh nghiệp vẫn còn phải nhờ đến các chuyên gia dữ liệu bên ngoài hay thuê các dịch vụ số hóa hoặc Hình 3. Chuyển đổi số trong các hoạt động của các dịch vụ bên ngoài để phục vụ và đáp ứng tối đa DNVVN tỉnh Hải Dương nhu cầu khách hàng. (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) 80 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  4. NGÀNH KINH TẾ Từ kết quả tổng hợp khảo sát, các doanh nghiệp đã và Facebook, Google, các sàn thương mại điện tử,… Bên đang thực hiện chuyển đổi số tập trung chủ yếu vào cạnh đó, hoạt động Marketing cũng được cải thiện nhờ các hoạt động: Bán hàng và thanh toán trực tuyến, những ứng dụng chuyên về Marketing số, có thể lưu marketing, quản trị nội bộ. Cụ thể như sau: trữ toàn bộ thông tin khách hàng, phân loại, gắn tags,…  Thứ nhất, về ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động Tuy nhiên, việc sử dụng các phần mềm có thể phân bán hàng và thanh toán trực tuyến: Năm 2020, trên tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu Traffic toàn thế giới, có 4 tỷ người kết nối internet với 30% như: FFF, Simply Measured, Similar Web, những công doanh số bán lẻ được thực hiện thông qua các ứng cụ của Google (Google Trends, Google Analytics, dụng điện tử. Tới năm 2025, dự báo nền kinh tế chia Google Insight for search,…) chưa được phổ biến. sẻ của toàn cầu sẽ đạt mức giá trị 300 tỷ USD. Tại Việt Thứ ba, về hoạt động quản trị nội bộ, theo tổng hợp kết Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, hình thức mua sắm quả khảo sát thu được, trong lĩnh vực quản trị nội bộ trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến. Chính có tới 97,89% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. những điều đó đang đòi hỏi các DNVVN phải hành Trong đó, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được động để ứng phó với sự thay đổi về xu hướng hành vi nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất. Tiếp theo tiêu dùng của đại bộ phận khách hàng. Trên địa bàn là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công tỉnh Hải Dương, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động bán hàng và thanh toán trực tuyến được áp dụng việc và quy trình. Doanh nghiệp thực hiện quản lý lực ở hầu hết ở các doanh nghiệp được khảo sát (chiếm lượng lao động bằng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) 95,79%), điều này phù hợp với xu hướng chung của với các trung tâm dịch vụ điện tử, phân bổ lại năng lực thế giới. động, bảo trì dự đoán,... Thứ hai, về hoạt động marketing: Tại Hải Dương, việc Thứ tư, việc ứng dụng chuyển đổi số của các doanh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động Marketing tại nghiệp trong các hoạt động khác: Sản xuất, Logistics, DNVVN cũng đã được quan tâm và đầu tư (96,32%). mua hàng với tỷ lệ thấp hơn (trên 60%). Trong các quá Tuy nhiên, các doanh nghiệp hầu như bị giới hạn về trình này, việc ứng dụng chuyển đổi số giúp quản lý nguồn lực, nên khó có thể phát triển những ứng dụng hàng tồn kho và giám sát các quy trình mua hàng, sản dành riêng cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. xuất, quá trình vận chuyển, sử dụng ít lao động hơn Điều này được thể hiện trên biểu đồ sau: nhờ tự động hóa, giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Tuy nhiên, đối với các DNVVN, giới hạn về nguồn lực, quá trình tự động hoá còn hạn chế và chủ yếu mới được thực hiện ở các doanh nghiệp có quy mô vừa. 3.4. Ảnh hưởng của chuyển đổi số tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp * Ảnh hưởng đến doanh thu: Ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động dịch vụ giúp doanh nghiệp thay đổi sự trì trệ, rút ngắn thời gian của các khâu vận hành. Theo kết quả khảo sát các DNVVN tỉnh Hải Dương, 83,16% các doanh nghiệp nhận thấy chuyển đổi số làm tăng doanh thu; 16,84% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ít ảnh hưởng đến doanh thu, không có doanh nghiệp nào nhận thấy chuyển đổi số không ảnh hưởng và làm giảm doanh thu. Như vậy, có thể nhận thấy chuyển đổi số có ảnh hưởng và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp theo mức độ khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Hình 4. Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động Marketing trong DNVVN tỉnh Hải Dương (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Các DNVVN thường tận dụng những ứng dụng được các nhà phát hành công nghệ cung cấp để chuyển đổi số Marketing. Việc ứng dụng chủ yếu dừng lại ở Hình 5. Tỷ lệ ảnh hưởng của chuyển đổi số tới doanh thu việc sử dụng các Chatbot có thể tự động trả lời, liên của doanh nghiệp lạc, chăm sóc khách hàng và các ứng dụng cho một số kênh marketing chuyên biệt, như: Website, Zalo, (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 81
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC * Ảnh hưởng đến chi phí: Nếu như trước kia, khi Cùng với đó, hầu hết các DNVVN chưa có chiến lược vận hành dịch vụ theo cách truyền thống, các doanh ứng dụng công nghệ số và chủ động hơn trước phản nghiệp đều nhận thấy được rằng mình phải bỏ ra một ứng thị trường hay có chiến lược số hóa để đổi mới. khoản chi phí rất lớn làm giảm lợi nhuận. Hiện nay, DNVVN hiểu về công nghệ số đã là khó và hạn chế. theo kết quả khảo sát thì khi sử dụng các phần mềm Ngoài ra, trong việc chuyển đổi số còn có nhiều rào ứng dụng công nghệ số hóa vào các khâu vận hành đã cản khác như quy định, quy tắc công ty không phù giúp 77,89% các doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi hợp số hóa; thiếu cam kết, hiểu biết của người lao phí vận hành. Số còn lại cho rằng, chuyển đổi số ít ảnh động và của lãnh đạo doanh nghiệp… DNVVN thiếu hưởng đến chi phí vận hành của doanh nghiệp, không khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là với nguồn vốn có doanh nghiệp nào nhận thấy chuyển đổi số không dài hạn, thiếu tầm nhìn, tư duy chiến lược về chuyển ảnh hưởng hay làm tăng chi phí vận hành. đổi số, những thách thức trong văn hóa công ty, sự thiếu hụt các công nghệ thiết yếu và thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như dữ liệu hoạt động. Thêm vào đó, quá trình chuyển đổi số ở DNVVN cũng kéo theo các vấn đề nóng về an toàn, an ninh thông tin bởi các doanh nghiệp này là một trong những đối tượng thường bị hacker nhắm đến. Do năng lực công nghệ và đảm bảo an toàn thông tin chưa được đầu tư mạnh. Vô hình chung, nỗi lo về đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin đã khiến các doanh nghiệp Hình 6. Tỷ lệ ảnh hưởng của chuyển đổi số tới chi phí này chùn bước, đánh mất những thời cơ và lợi ích của vận hành của doanh nghiệp quá trình số hóa. (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Mặc dù vậy, những hạn chế của các DNVVN không Với một thị trường mở cửa hoàn toàn, có rất nhiều thể ngăn bước chuyển mình tất yếu theo xu thế của những doanh nghiệp nước ngoài đã tiến vào, mở rộng các doanh nghiệp này. Bởi với lợi thế về quy mô nhỏ, mạng lưới đầu tư vào nước ta. Chính vì thế, chuyển nhân viên ít, các DNVVN có điều kiện thuận lợi hơn đổi số mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích từ các doanh nghiệp lớn với bộ máy cồng kềnh trong việc những cơ hội lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh áp dụng chuyển đổi số để thay đổi hệ thống quản trị tranh, tạo đà tăng trưởng, có thêm nhiều khách hàng, trong doanh nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng chuyển những đơn hàng lớn và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội đổi số sẽ tối ưu hóa về vận hành (tăng hiệu quả, giảm so với trước khi chuyển đổi số. chi phí, tăng sức cạnh tranh, cải thiện quản trị…); mô hình kinh doanh; tăng trải nghiệm, gắn kết quan hệ 4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ khách hàng. Khảo sát của Hiệp hội DNVVN Việt Nam ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TỈNH cho thấy, có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn HẢI DƯƠNG chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số đã cho thấy nhu cầu chuyển Tính đến nay, chuyển đổi số đã diễn ra hầu hết các đổi mạnh mẽ và tinh thần chuyển mình theo xu thế của loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau, tuy kết quả còn khiêm tốn, tỷ lệ thành công chưa cao. khối doanh nghiệp này. Thêm vào đó, những biến cố do dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020 và các diễn Theo khảo sát, hạn chế trong chuyển đổi số đối với biến thay đổi cũng chính là cú hích cho các DNVVN DNVVN gồm: Thiếu thông tin về công nghệ số (27,6%); quyết tâm thực hiện số hóa. thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số (42,3%), sợ rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp (28,7%); thiếu Như vậy, các hạn chế trong quá trình chuyển đổi số cơ sở hạ tầng công nghệ số (43,7%), chi phí ứng dụng của các DNVVN tỉnh Hải Dương bao gồm: công nghệ số cao (65,8%). - Chi phí đầu tư vào chuyển đổi số còn cao;  - Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển;  - Hạn chế trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng; - Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế;  - Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa; - Hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số.  Hình 7: Hạn chế trong quá trình chuyển đổi số 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI tại DNVVN tỉnh Hải Dương SỐ TRONG DNVVN TỈNH HẢI DƯƠNG (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là vấn đề then chốt trong 82 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
  6. NGÀNH KINH TẾ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hoạt động Chuyển đổi số đòi hỏi đội ngũ lao động và lãnh đạo chuyển đổi trong thời gian qua đã được các doanh của doanh nghiệp phải thích ứng và vận hành theo nghiệp thực hiện rất tích cực bởi hầu hết các công ty mô hình mới. Có được các kỹ năng, kiến thức chuyên đều nhận thức được tầm ảnh hưởng của việc thay đổi môn sẽ đem lại hiệu quả khi thực hiện chuyển đổi số. mô hình chuyển đổi tới hiệu quả kinh doanh của chính Do đó, doanh nghiệp cần đào tạo, đào tạo lại và trang doanh nghiệp của mình. Trước bối cảnh thị trường bị cho nhân viên các kỹ năng cần thiết, năng lực sáng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các DNVVN tỉnh Hải tạo và khả năng thích ứng nhanh với môi trường công Dương cũng đã cố gắng và đạt được nhiều thành tựu nghệ thay đổi liên tục. Có thể mời chuyên gia trong lĩnh trên con đường phát triển của mình. vực công nghệ số đào tạo hoặc chọn cử nhân viên tiếp cận với công nghệ số hiện đại của nước ngoài hoặc Sau đây là một số đề xuất kiến nghị và giải pháp: các doanh nghiệp cùng ngành đạt được nhiều thành - Đối với Nhà nước tựu trong quá trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp cũng cần có những chương trình đào tạo cụ thể cho nhân Một mặt, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi viên để giúp họ thích ứng với thay đổi tốt hơn, và các trường thể chế, pháp lý đáp ứng yêu cầu trong điều quy trình trong công ty cũng sẽ được vận hành một kiện kinh tế số, chuyển đổi số. Cần sớm xây dựng và cách trơn tru hơn, khi doanh nghiệp có thể phổ cập công bố quy hoạch ngành về phát triển và ứng dụng được các kiến thức và nền văn hóa kỹ thuật số đến tất công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, ban hành các cả các phòng ban. quy chuẩn trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn Ba là, tập trung đầu tư vào công nghệ và công nghệ vị để tạo sự liên kết, đồng bộ trong quá trình đầu tư hỗ trợ. và phát triển hạ tầng dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin. Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ số để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống Mặt khác, để tạo điều kiện cho chuyển đổi số, trong thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ thời gian tới, cần tiếp tục phát triển hạ tầng số, đặc biệt quản trị trong doanh nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu là sớm triển khai chính thức mạng di động 5G. Hình chung trong toàn bộ doanh nghiệp; đầu tư vào nghiên thành và tổ chức điều phối mạng lưới chuyên gia tư cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các thay đổi trong vấn về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hỗ trợ sản phẩm, dịch vụ và không ngừng nâng cấp các hệ đào tạo chuyển đổi số, tư vấn chuyển đổi số cho các thống hiện tại; áp dụng công nghệ số mới để bảo đảm doanh nghiệp. an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của toàn doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ ứng dụng giải pháp công nghệ chuyển đổi số cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh Mặc dù các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi thông qua việc xây dựng các gói hỗ trợ, bao gồm các số ngày càng trở nên phổ biến, nhưng việc lựa chọn chỉ dẫn giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng nền tảng phù hợp với quy mô và nguồn lực của doanh khác nhau chia theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh nghiệp lại không hề dễ. Cần phải bảo đảm đáp ứng doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề. được tiêu chí: Tối ưu, hiện đại, bắt kịp xu hướng và có các tính năng thực sự phù hợp với đặc thù của doanh - Đối với doanh nghiệp nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế trong quá trình vận Một là, xây dựng lộ trình chiến lược chuyển đổi số phù hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm đến các hợp với doanh nghiệp. chính sách và công cụ bảo mật để bảo vệ các bí mật kinh doanh, thông tin khách hàng và phòng ngừa rủi ro Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược chuyển đổi số phát triển theo lộ trình phù hợp với khả trong hoạt động của doanh nghiệp. năng của doanh nghiệp. Rà soát mục tiêu tập trung Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các để thực hiện, đánh giá lại số liệu hiện có của doanh các công nghệ hỗ trợ phù hợp bởi các công nghệ tiên nghiệp, cải tiến quy trình cho cả hoặc một phần quy tiến vốn ứng dụng kết quả của khoa học hiện đại nên trình; đào tạo nhân lực, lựa chọn công nghệ và nhà khi tiếp nhận chúng các nước đang phát triển như Việt cung cấp giải pháp phù hợp lộ trình và khả năng tài Nam thường gặp khó khăn như hạn chế về vốn, đòi chính với tầm nhìn dài hạn.  hỏi tình độ quản lý cao, tính thích nghi giảm… Bởi vậy, Doanh nghiệp cần xác định được ý tưởng, mục đích các DNVVN tỉnh Hải Dương nên cân nhắc và dung và nắm chắc các cơ sở về chuyển đổi số, xác định hòa để có thể chọn ra công nghệ trung gian. Loại công trọng tâm và đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. nghệ này có trình độ trung gian giữa công nghệ thô sơ Khi đã có ý tưởng và chiến lược chuyển đổi số, điều và công nghệ tiên tiến. quan trọng là phải tiếp cận, sắp xếp nó để chuyển đổi 6. KẾT LUẬN thành công. Chuyển đổi số không chỉ dựa vào công nghệ thông tin, mà còn phải phù hợp với tầm nhìn, sứ Chuyển đổi số là cơ hội và cũng là thách thức của mệnh, mục tiêu và giá trị của tổ chức. các DNVVN tỉnh Hải Dương nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh hiện nay. Vì Hai là, thường xuyên đào tạo các kỹ năng, kiến thức vậy, các doanh nghiệp, hay các nhà quản trị cần phải chuyên môn liên quan đến chuyển đổi. chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ diễn ra liên tục Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022 83
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC để đón nhận những thời cơ mới cho sự tồn tại và phát [3]. ThS. Vũ Trọng Nghĩa (Trường Đại học Thương triển. Trên cơ sở khảo sát và tổng hợp số liệu đánh giá mại) (2021), Chuyển đổi số tại các doanh nghiệp thực trạng chuyển đổi số trong DNVVN trên địa bàn Việt Nam: Thực trạng và thách thức. tỉnh Hải Dương, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và [4]. https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-la-gi/, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong ngày cập nhật 17/7/2022. các DNVVN. [5]. https://eqvn.net/chuyen-doi-so-xu-huong-pha- t-trien-ben-vung-cho-doanh-nghiep/, ngày cập nhật 07/8/2021. TÀI LIỆU THAM KHẢO [6]. https://tapchinganhang.gov.vn/thao-go-kho-khan- -cho-doanh-nghiep-bi-anh-huong-boi-dai-dich- [1]. Cisco (2019), Cisco APAC SMB Digital Maturity -covid-19-duoi-khia-canh-phap-ly-ve-tai-c.htm, Index, USA: Cisco. pp 29 - 30. ngày cập nhật 12/5/2022. [2]. David L.Rogers (2016), The Digital Transformation Playbook, Columbia University Press, New York, pp. 1 - 19. THÔNG TIN TÁC GIẢ Vũ Thị Lý - Năm 2010: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Kế toán DN, kế toán hành chính sự nghiệp, quản trị kinh doanh, bảo hiểm, thuế. - Điện thoại: 0976365265 Email: lyvu1985@gmail.com 84 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 3 (78) 2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0