Thực trạng và nhận thức của người dân về chất lượng nước ngầm ở xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
lượt xem 1
download
Với mục tiêu nhằm giúp người dân xã Hòa Chánh sử dụng nước ngầm sinh hoạt an toàn, nghiên cứu này được thực hiện bằng cách: Thu mẫu nước và phân tích các chỉ tiêu pH, Fe2+, Coliform và phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp như: nâng cao nhận thức người dân về xử lý nước ngầm, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để giảm ô nhiễm nước ngầm và xây trạm cấp nước sạch trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và nhận thức của người dân về chất lượng nước ngầm ở xã Hòa Chánh, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 THỰC TRẠNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM Ở XÃ HÒA CHÁNH, HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG Dương Bé Thạnh1, Nguyễn Thị Ngọc Trang1, Nguyễn Thị Ngọc Mai1, Lê Thị Phương Anh1 1 Trường Đại học Kiên Giang Thông tin chung: ABSTRACT Ngày nhận bài: 07/04/2021 Ngày nhận kết quả bình duyệt: With the aim of helping people at Hoa Chanh commune safely using 27/05/2021 groundwater, this study was conducted through the collection of water Ngày chấp nhận đăng: samples and analysing 03 basic criteria pH, Fe 2+, Coliform and randomly 12/2021 interviewing 40 households. The results showed that pH value achieved Title: drinking-water standards, while the concentration of Fe2+ and Coliform did The status quo of groundwater not meet the standard. However, due to households’ lacks of knowing about quality and community’s these criteria, they misunderstand the groundwater quality here. perception on the quality of Consequently, over 39% of households still did not treat the groundwater domestic groundwater at Hoa before using. Therefore, the study has proposed solutions such as: raising Chanh commune, U Minh Thuong district, Kien Giang people's awareness about groundwater treatment, using hygienic latrines to province minimize groundwater pollution, and building water supply stations in the future. Keywords: Groundwater, community’s perception, Hoa Chanh, water TÓM TẮT quality Với mục tiêu nhằm giúp người dân xã Hoà Chánh sử dụng nước ngầm sinh Từ khóa: hoạt an toàn, nghiên cứu này được thực hiện bằng cách: thu mẫu nước và Nước ngầm, nhận thức cộng phân tích các chỉ tiêu pH, Fe2+, Coliform và phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ. đồng, Hòa Chánh, chất lượng Kết quả cho thấy, giá trị pH trong nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, nước trong khi hàm lượng Fe2+ và Coliform không đạt. Nhưng do người dân ít hiểu biết về các chỉ tiêu này khiến họ ngộ nhận về chất lượng nước ngầm nơi đây, dẫn đến vẫn còn hơn 39% hộ không xử lý nước ngầm trước khi sử dụng. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp như: nâng cao nhận thức người dân về xử lý nước ngầm, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để giảm ô nhiễm nước ngầm và xây trạm cấp nước sạch trong tương lai. 1. GIỚI THIỆU đang khai thác sử dụng nước giếng ở quy mô hộ Mặc dù sống trong vùng sông nước, nhưng vẫn gia đình (Chanh Đa, 2020). Việc tự khai thác sử còn tỷ lệ lớn người dân nông thôn vùng Đồng dụng nước ngầm từ giếng khoan vẫn còn tiềm ẩn bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chưa tiếp cận nhiều rủi ro, bởi chất lượng nước ngầm ở ĐBSCL được nguồn nước sinh hoạt an toàn và hợp vệ là biến động theo từng địa phương và không ổn sinh. Chỉ 55% hộ tiếp cận được nguồn nước sạch định (Huỳnh Vương Thu Minh và cs., 2014; đạt tiêu chuẩn quốc gia, còn lại hơn 5 triệu người Nguyễn Văn Sánh và cs., 2010; Phạm Thị Hồng 103
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Vân, 2019). Để sử dụng nước ngầm một cách an mang tính tự phát, thiếu sự quy hoạch, quản lý, toàn hợp vệ sinh và đảm bảo sức khoẻ còn phụ các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất thuộc lớn vào nhận thức của người dân về chất chưa thích hợp nên tình trạng nguồn nước ngầm lượng và xử lý nước ngầm. Đặc biệt trong bối bị nhiễm bẩn và có dấu hiệu hụt nguồn nước ở cảnh biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn nhiều nơi, nhất là vào mùa khô hạn. Cụ thể, các làm nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt và lượng đợt hạn hán kéo dài thường làm giảm việc bổ người khai thác nước ngầm tự phát và không đúng sung nước ngầm và gia tăng nhu cầu khai thác sử quy định ngày càng tăng. Điều này dễ làm ô dụng khiến mực nước ngầm nơi đây bị suy giảm, nhiễm nguồn nước ngầm hiện có. một số hộ có giếng ở độ sâu thấp đã không thể Kiên Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ bị khai thác trong khoảng thời gian này, (Uỷ Ban thiếu nước sinh hoạt rất cao do ảnh hưởng của hạn Nhân Dân Xã Hoà Chánh, 2020). hán và xâm nhập mặn. Hiện tại, chưa đến 65% Chính vì vậy, nghiên cứu này rất cần được thực người dân nông thôn nơi đây sử dụng nước sạch hiện để đánh giá chất lượng nước ngầm ở xã Hoà theo tiêu chuẩn quốc gia. Do địa bàn nông thôn Chánh, cũng như tìm hiểu nhận thức của người rộng, người dân sinh sống rải rác trong các tuyến dân về việc khai thác và xử lý nước ngầm trong kênh rạch nên việc đầu tư hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt hiện tại, để từ đó có những giải pháp kịp ở khu vực này rất khó (Quốc Tuấn, 2018). Chính thời giúp người dân sử dụng nước ngầm một cách vì vậy vẫn còn tỷ lệ lớn người dân nơi đây sử an toàn và hiệu quả về lâu dài. dụng nước giếng khoan. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG Trong đó, Hòa Chánh là một trong những xã có số PHÁP NGHIÊN CỨU hộ (82,9%) sử dụng nước giếng khoan cao nhất ở 2.1 Cơ sở lý thuyết về nhận thức của cộng đồng huyện U Minh Thượng nói riêng, tỉnh Kiên Giang Để đánh giá nhận thức của người dân về chất nói chung, do Xã chỉ có một trạm cấp nước tập lượng nước ngầm, nghiên cứu này tiếp cận dựa trung ở khu vực chợ. Hiện, nơi đây có khoảng hơn trên lý thuyết của Simpson Hugh và Eric Hodgins hai ngàn giếng nước được người dân khai thác ở (2002). Thông qua kết hợp với các mục tiêu của độ sâu trong khoảng 60 - 150 m (tầng nghiên cứu này, khung nghiên cứu được xây dựng Pleistocene). Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng như sau: nước ngầm của người dân trong vùng này còn 104
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Hình 1. Tiến trình và cách tiếp cận trong nghiên cứu 2.2 Phương pháp thu thập và phân tích mẫu tại các giếng khoan được hiển thị trên Hình 2. nước Trong đó: Vị trí lấy mẫu: 03 vị trí thu mẫu được chọn một - Mẫu 1 ở Ấp Vĩnh Tân (tọa độ: X: 9.717656, cách ngẫu nhiên trong số các giếng khoan hiện có Y: 105.211468); trên địa bàn xã Hòa Chánh, và tiến hành khảo sát - Mẫu 2 ở Ấp Vĩnh Chánh (tọa độ: X: 9.725931, thực địa để ghi nhận tọa độ cụ thể của các giếng Y: 105.198898); khoan bằng smartphone, các vị trí lấy mẫu nước - Mẫu 3 ở Ấp Vĩnh Trung (tọa độ: X: 9.699134, Y: 105.200122). Hình 2. Vị trí thu mẫu 105
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Phương pháp thu và bảo quản mẫu: Dựa trên 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO phương pháp của Cao Trường Sơn (2012) và LUẬN Nguyễn Tri Quang Hưng và cs. (2018), mẫu nước 3.1 Thực trạng khai thác và sử dụng nước được thu ngẫu nhiên ở 03 giếng khác nhau với 3 ngầm của người dân đợt và 3 lần lặp lại. Mẫu nước ngầm được thu Trung bình mỗi hộ dân sử dụng khoảng 11,5 m3 bằng cách bơm nước để cho nước chảy liên tục nước/tháng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt khoảng 15 - 20 phút, sau đó tiến hành thu mẫu. (tắm, giặt, rửa). Với số nhân khẩu trung bình là Mẫu được chứa trong can nhựa 1 lít (tránh để mẫu 4,17, lượng nước này nằm ở mức vừa đủ dùng thu tiếp xúc với không khí), mẫu nước được bọc cho mỗi hộ. Ngoài ra, người dân còn dùng nước lại bằng giấy đen để tránh ánh sáng. Mẫu sau khi ngầm cho các mục đích khác như: hoa màu thu được bảo quản trong các điều kiện tương ứng (chiếm 15%) và chăn nuôi (chiếm 12%). với các chỉ tiêu phân tích. Thời gian thu mẫu vào buổi sáng từ khoảng 8 giờ, trong 3 ngày liên tục Hiện chỉ có 57,5% hộ dân được khảo sát sử dụng từ 14 - 16/12/2020. nước giếng trực tiếp cho mục đích ăn uống. Tỷ lệ người dân sử dụng nước thêm nguồn nước phụ để Phương pháp phân tích và đánh giá mẫu: Nhiệt phục vụ ăn uống vẫn còn rất lớn, cụ thể là 65% sử độ và pH được đo tại hiện trường. Phân tích và dụng nước bình đóng chai (Bình 20 lít) và 30% sử đánh giá so sánh các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dụng nước mưa. Bởi nước uống đóng chai và nước như nhiệt độ, pH, Fe2+, Coliform theo tiêu nước mưa vẫn được người dân tin tưởng vào độ chuẩn nước sạch hộ gia đình của QCVN 09 an toàn cao hơn so với nước ngầm, (Lê Thanh Lễ, MT:2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi 2017). Tuy vậy, Báo cáo của Uỷ Ban Nhân Dân trường (2015) và QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Xã Hoà Chánh (2020) cho thấy vẫn còn số lượng Y Tế (2018). hộ hộ sử dụng nước giếng chưa đúng quy định 2.3 Phương pháp điều tra khảo sát (chiếm 47,5 %). Do đó việc phân tích thực tế chất Thu thập số liệu: Nghiên cứu sử dụng phiếu điều lượng nước ngầm nơi đây vô cùng quan trọng để tra bán cấu trúc để phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ có những biện pháp đề xuất kịp thời giúp người dân đã và đang sử dụng nước giếng ở ba ấp Vĩnh dân sử dụng nước an toàn. Tân, Vĩnh Chánh và Vĩnh Trung, đây là ba địa 3.2 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ở bàn người dân sống phụ thuộc lớn vào nguồn xã Hoà Chánh nước ngầm ở xã Hoà Chánh. Ngoài ra, các cuộc Thông số pH: Giá trị pH của các điểm thu mẫu từ phỏng vấn sâu với lãnh đạo địa phương và người 7,8 đến 8,4 và không có sự khác biệt lớn giữa các am hiểu về nước ngầm cũng được thực hiện để giếng khoan được khảo sát. Kết quả cho thấy thu thập số liệu định tính nhằm giải thích rõ hơn nồng độ pH trong nước ngầm đạt tiêu chuẩn nước cho các số liệu định lượng. ngầm sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả (2015) (pH, 5 - 8,5) và của Bộ Y tế (2018) (pH từ được sử dụng để phân tích các số liệu sơ cấp từ 6,0 – 8,5). Kết quả này khá tương đồng với các kết quả điều tra phỏng vấn. Ngoài ra, kiểm định nghiên cứu khác từng thực hiện ở Trà Vinh (pH = Chi-square cũng được thực hiện để xem xét các 7,3 - 8,3) và Sóc Trăng (pH = 7 – 8,5), (Huỳnh mối quan hệ giữa các biến số liệu. Dựa trên các Vương Thu Minh và cs., 2014; Nguyễn Văn Sánh kết quả từ số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp và các và cs., 2010). Nhìn chung có thể thấy pH nước thông tin từ phỏng vấn sâu, đề tài sẽ thực hiện ngầm tại khu vực nghiên cứu ở mức trung bình và đánh giá và phân tích để đưa ra các giải pháp để tương đối ổn định cũng như ít biến động. nâng cao nhận thức của hộ dân về sử dụng nguồn Nhiệt độ: Nhiệt độ liên quan đến các phản ứng nước ngầm hợp lý. sinh hóa ở thủy vực và nước giếng khoan sẽ có 106
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 nhiệt độ ổn định do nằm sâu trong lòng đất (Phạm 2018; Kỷ Quang Vinh và cs., 2009). Bởi, các địa Thị Hồng Vân, 2019). Nhiệt độ của các giếng điểm lấy mẫu rất gần khu vực sông Cái Lớn và khoan được khảo sát dao động từ 25°C đến 26°C thời gian thu mẫu Lần 1 là 14/12/2020, rơi đúng và không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ giữa vào ngày thuỷ triều dâng cao nhất ngày 01/11 âm các giếng. lịch (chu kỳ new moon). Chính vì vậy, ở các lần Sắt tổng (Fe2+): Kết quả phân tích tại các vị trí thu mẫu sau, khi thuỷ triều giảm cũng khiến mực thu mẫu trong 03 đợt cho thấy nồng độ Fe2+ dao nước ngầm cũng giảm theo. động từ 0,26 – 0,91 mg/l. Cụ thể, hàm lượng Fe2+ Tuy kết quả cho thấy hàm lượng Fe2+ trong nước trong nước ngầm ở đợt 01 dao động từ 0,26 – 0,28 ngầm ở Hoà Chánh dao động khá lớn, nhưng kết (mg/l), đợt 02 từ 0,66 – 0,68 (mg/l), và đợt 03 từ quả này không quá bất ngờ. Bởi các nghiên cứu 0,87 – 0,91 (mg/l), (Hình 3). Hàm lượng Fe2+ tăng khác ở ĐBSCL cũng cho biết hàm lượng sắt trong dần qua các đợt thu mẫu, có thể là do sự suy giảm nước ngầm biến động khá cao: 0,16-0,795 mg/l ở mực nước ngầm qua từng đợt lấy mẫu. Mà trong Trà Vinh và 1,58 – 2,50 mg/l ở Đồng Tháp đó, thuỷ triều là một trong những nguyên nhân (Nguyễn Văn Sánh và cs., 2010; Phạm Thị Hồng gây ra sự biến động của mực nước ngầm ở các địa Vân, 2019). điểm ven sông và ven biển (Singaraja và cs., Hình 3. Hàm lượng sắt tổng tại các vị trí thu mẫu Đối chiếu với tiêu chuẩn QCVN 09- Coliform: Nồng độ Coliform tại các điểm nghiên MT:2015/BTNMT (Fe2+ = 5 mg/l) thì hàm lượng cứu trong cả 3 đợt thu mẫu tương đối cao và dao Fe2+ ở địa bàn nghiên cứu thấp hơn so và đạt mức động rất lớn trong khoảng 116 - 860 MPN/100ml, cho phép. Tuy nhiên, khi đối chiếu với tiêu chuẩn (Hình 4). Điều này cho thấy, mật độ Coliform QCVN 01-1:2018/BYT (Fe2+ = 0,3 mg/l) của Bộ trong nghiên cứu vượt mức giới hạn cho phép khi Y Tế thì hàm lượng Fe2+ ở các đợt thu lần 2 và 3 so sánh với cả hai tiêu chuẩn QCVN 09- vượt mức cho phép. Điều này cho thấy chất lượng MT:2015/BTNMT (300 MPN/100ml), QCVN 01- nước về chỉ tiêu Fe2+ chưa đạt bởi nó có thể ảnh 1:2018/BYT (nhỏ hơn 3 MPN/100ml). Nguyên hưởng xấu đến sức khỏe người dân địa phương nhân, mật độ Coliform trong nước ngầm ở xã Hoà (Nguyễn Ngọc Dung, 2005). Chính vì vậy, người Chánh cao, có thể do nước giếng bị nhiễm nước dân cần nhận thức được vấn đề này để có biện thải sinh hoạt và chất thải của người dân. Bởi trên pháp xử lý Fe2+ nhằm đảm bảo chất lượng nước mới địa bàn này vẫn còn nhiều nhà vệ sinh trên sông có thể sử dụng nước cho sinh hoạt và ăn uống về ngòi, ao hồ, đầm,… đặc biệt là ở kênh Vĩnh lâu dài. Trung. Lý do này rất có khả năng, bởi các nghiên 107
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 cứu khác cũng cho biết, nước ngầm bị nhiễm vi nước giếng ở các khu vực nhiễm Coliform (Lê sinh thường do gần các nguồn thải. Nguồn nước Xuân Sinh và cs., 2020; Phan Quỳnh Trâm và Bùi mặt ô nhiễm sẽ thấm vào mạch nước ngầm làm Thị Bích Ngọc, 2018). Hình 4. Hàm lượng Coliform tại các vị trí thu mẫu 3.3 Nhận thức của người dân về chất lượng và màu sắc của nước. Theo kiến thức của nước ngầm người dân, nếu nước khi bơm lên có màu vàng Hiểu biết của người dân về chất lượng nước nhạt và có vị chua, thì độ pH trong nước thấp ngầm và không phù hợp để sử dụng ngay. - Hàm lượng sắt tổng: 100% hộ dân không biết Nhìn chung, người dân chỉ có thể đánh giá chất gì về Fe2+ và những tác hại khi sử dụng nước lượng nước ngầm bằng các chỉ tiêu cảm quan ngầm có chứa hàm lượng vượt qua giới hạn như: màu sắc, mùi và vị của nước. Họ không biết cho phép. Người dân chỉ đánh giá hàm lượng cách để đo lường các tiêu chí cơ bản về chất tạp chất trong nước ngầm qua màu sắc và độ lượng nước (pH, Fe2+ và Coliform) và cũng không đục/trong của nước. nắm rõ các tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi - Coliform: Khi được hỏi về vi khuẩn nói chung Trường hay Bộ Y tế để có thể đối chiếu so sánh. thì người dân đều nhận thức được rằng nước Cụ thể: ngầm có thể chứa vi khuẩn và có thể ảnh - Về chỉ tiêu pH: Phần lớn người dân (95%) biết hưởng đến sức khoẻ của họ. Nhưng khi nhắc thông tin cơ bản về độ pH trong nước ngầm đến cụ thể đến vi khuẩn Coliform và những tác qua tên gọi là độ phèn. Nhưng, họ không có hại của nó thì hầu hết hộ dân (97,5%) không các dụng cụ đo chuyên nghiệp, mà dựa vào vị biết những thông tin này. 108
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Tốt 42,5% Tương đối tốt 57,5% Hình 5. Đánh giá của người dân về chất lượng nước ngầm đang sử dụng Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho biết nước của phương pháp của họ có thể giảm hàm lượng pH 82% giếng khoan đều không có màu bất thường, và Fe2+ trong nước ngầm. Phỏng vấn sâu cho biết, chỉ 18% giếng có màu hơi đục và chỉ 12,5% giếng người dân biết đến các biện pháp Lắng, Lọc và có mùi hôi, và mùi này sẽ giảm đi sau khi người Đun sôi, chủ yếu qua các nguồn thông tin như: dân để thoáng khí trong một thời gian. Chính các các chương trình tivi, chia sẻ của người thân và đánh giá cảm quan này đã khiến 57,5% hộ dân hàng xóm, các áp phích, thông báo của địa cho rằng chất lượng nước ngầm mà họ đang sử phương ở các nơi công cộng, … dụng là tương đối tốt, và 42,5% còn lại cho rằng Có thể nhận ra, các phương tiện thông tin đại chất lượng nước giếng hiện tại là tốt (Hình 5). chúng góp phần rất lớn trong việc mang đến kiến Tuy nhiên, nếu không có phân tích cụ thể thì sẽ thức về xử lý nước ngầm cho người dân, nhưng khó biết được chất lượng của nước ngầm ra sao, các phương pháp cơ bản này chưa thể hoàn toàn bởi người dân chỉ nhận ra sự ô nhiễm của nước cải thiện chất lượng nguồn nước ngầm 100%, nếu khi màu, mùi và vị có sự khác biệt hoàn toàn so áp dụng riêng lẻ. Trong khi, những kiến thức về với bình thường (Lê Thanh Lễ, 2017). Có thể xử lý Coliform, pH và Fe2+ có vẻ phức tạp hơn thấy, việc chưa nắm rõ các chỉ tiêu về chất lượng với người dân nơi đây, bởi học vấn của họ khá nước ngầm, làm cho người dân Hoà Chánh đang thấp (chỉ 10% số hộ được khảo sát có trình độ ngộ nhận về chất lượng nước ngầm mà họ đang sử trung học phổ thông) và việc chưa được hướng dụng. dẫn hay tập huấn cụ thể khiến người dân khó lòng Hiểu biết của người dân về các biện pháp xử lý nắm bắt được các biện pháp xử lý nước. nước ngầm Thực hành các biện pháp xử lý nước ngầm Có rất nhiều biện pháp xử lý để nâng cao chất Kết quả khảo sát cho thấy, không có hộ nào xử lý lượng nước từ giếng khoan như hoá học, sinh học nước bằng phương pháp Lọc, vì đối với họ cách và cơ học (Trung tâm quy hoạch và điều tra tài này dù không đắt nhưng vẫn còn cầu kỳ, phức tạp. nguyên nước, 2012). Nhưng phỏng vấn cho biết, Hai phương pháp người dân sử dụng phổ biến để người dân chỉ biết 03 cách làm cơ bản là Lắng, xử lý nước ngầm là Lắng và Đun sôi. Khi sử dụng Lọc và Đun sôi. Cụ thể, số hộ biết đến phương nước cho mục đích sinh hoạt như tắm, rửa, gội, pháp Lắng chiếm 97,5%, Lọc là 87,5% và 100% giặt,… đa số người dân (chiếm 90%) chỉ để lắng hộ biết biện pháp Đun sôi. Tuy nhiên, khi hỏi cụ qua đêm hoặc để 1 đến 2 tiếng rồi sử dụng, vì thể về các biện pháp khác để xử lý pH và Fe2+ thì cách này giúp cho nước trong và không bị mùi. người dân hoàn toàn không biết, hay không chắc 109
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Không xử lý 4.3% Lắng Lắng và đun 34.8% sôi 56.5% Đun sôi 4.4% Hình 6. Tỷ lệ hộ dân xử lý nước ngầm khi sử dụng cho ăn uống Khi sử dụng cho ăn uống, người dân cũng để lắng Đối với Coliform, khoảng 38% hộ được khảo sát qua đêm hoặc vài giờ, sau đó mới lấy nước này đi không sử dụng biện pháp Đun sôi vẫn không gặp đun sôi. Nhưng số hộ không sử dụng biện pháp vấn đề về lớn về sức khoẻ. Bởi hầu hết các chủng đun sôi, và không áp dụng kết hợp cả hai biện vi khuẩn trong nhóm Coliform không có khả năng pháp Lắng và Đun sôi này vẫn còn khá cao (hơn gây bệnh. Nhưng sự hiện diện của chúng với hàm 39%) (Hình 6). Bên cạnh đó, kiểm định Chi lượng cao, cho thấy rằng nguồn nước ở Hoà square cho thấy có khác biệt thống kê ở mức ý Chánh cũng có thể dễ bị ô nhiễm bởi nhiều vi sinh nghĩa 10% (p-value = 0,071) giữa trình độ học vật và các mầm bệnh khác, chẳng hạn như vi vấn với việc xử lý nước ngầm. Cụ thể, hộ có học khuẩn, vi rút và ký sinh trùng (Pal Partha, 2014). vấn cao có xu hướng xử lý nước ngầm nhiều hơn Vì vậy, người dân cần nhận thức được tình trạng hộ có học vấn thấp. Điều này cho thấy, học vấn nước ngầm hiện tại, từ đó nâng cao kiến thức và cũng là một yếu tố tác động tới nhận thức và hành thực hành các biện pháp xử lý ngầm, mới có thể vi xử lý nước của người dân. đảm bảo sức khoẻ của chính họ về lâu dài. Mặc dù kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ cho thấy nồng độ Fe2+ và Coliform vượt tiêu Nhìn chung, người dân xã Hoà Chánh vẫn đang chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Nhưng chỉ phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngầm. Tuy nhiên, 2,5% người dân được khảo sát cảm thấy sức khoẻ chỉ 57,5% hộ dân sử dụng nước ngầm cho mục của họ không ổn định khi sử dụng nguồn nước đích ăn uống, số còn lại thường sử dụng thêm này, 82,5 % thấy bình thường và 15% thấy sức nước đóng chai và nước mưa, vì cho rằng hai khoẻ vẫn tốt. Bởi hàm lượng Fe2+ nơi đây vẫn nhỏ nguồn nước này an toàn hơn so với nước ngầm. hơn 1 mg/l và nhờ việc áp dụng biện pháp Lắng Hiện tại người dân không có nhiều kiến thức về giúp giảm phần nào lượng sắt trong nước, (Lâm các chỉ tiêu cơ bản của chất lượng nước ngầm Thị Hoàng Oanh, 2019). Nhờ đó việc sử dụng (pH, Fe2+ và Coliform), cũng như không biết cách nguồn nước này chỉ gây một số ảnh hưởng nhỏ nào để đo đạt các chỉ tiêu này một cách chính xác đến sức khoẻ như giảm tiêu hóa, hấp thu thực mà chỉ dựa vào các đánh giá cảm quan. Chính vì phẩm và khó tiêu (Nguyễn Thái Hồng, 2020). Vì các đánh giá cảm quan nên người dân cho rằng thế mà người dân không nhận ra các ảnh hưởng từ chất lượng nước ngầm nơi đây từ tương đối tốt Fe2+ trong nguồn nước. đến tốt. Trong khi kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước này chưa đảm bảo để có thể sử dụng 110
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 cho sinh hoạt và ăn uống theo tiêu chuẩn của Bộ BTNMT. Hà Nội: Bộ Tài nguyên và Môi Y Tế. Cụ thể là hàm lượng Fe2+ vượt mức cho trường. phép gấp 2 - 3 lần, và hàm lượng Coliform khá Bộ Y Tế. (2018). Thông tư số 41/2018/TT-BYT về cao do bị ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy người dân. Việc ngộ nhận chất lượng nước ngầm, định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch cộng thêm ít kiến thức về các biện pháp xử lý sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Hà Nội: Bộ Y nước, khiến tỷ lệ lớn người dân được phỏng vấn Tế. không thực hành đầy đủ các biện pháp xử lý nước Cao Trường Sơn. (2012). Đánh giá tình hình xử lý trước khi sử dụng. chất thải tại các trang trại lợn trên đại bàn Chính vì vậy, để người dân xã Hoà Chánh sử huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. (Luận văn dụng nguồn nước ngầm một cách an toàn và hợp thạc sĩ). Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, vệ sinh, nghiên cứu này đề xuất: Hồ Chí Minh, Việt Nam. - Tuyên truyền và thúc đẩy người dân được thực Chanh Đa. (Ngày 27 tháng 5, 2020). Giải pháp hiện kết hợp cả 03 phương pháp lắng, lọc và cấp nước nông thôn cho vùng Đồng bằng sông đun sôi trước khi sử dụng nước cho mục đích Cửu Long. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt ăn uống. Các cơ quan địa phương cần tập huấn Nam. Truy cập từ và chia sẻ các thông tin, phương pháp hay kỹ https://dangcongsan.vn/kinh-te/giai-phap-cap- thuật xử lý nước ngầm đơn giản cho người dân nuoc-nong-thon-cho-vung-dong-bang-song- để họ dễ áp dụng hơn. cuu-long-555800.html - Bên cạnh đó, thông qua chương trình nông Hugh, S. & Hodgins, E. (2002). Raising thôn mới địa phương cần kết hợp tuyên truyền, groundwater awareness–a rural Ontario case vận động và hỗ trợ người dân xây dựng và sử study. Proceedings of the Water Environment dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, để giảm thiểu ô Federation, 2, 1787-1802. nhiễm nguồn nước ngầm từ các nhà tiêu hiện tại không hợp vệ sinh. Huỳnh Vương Thu Minh., Trần Văn Tý., Lâm - Về lâu dài, chính quyền địa phương cần tính Văn Thịnh., Trịnh Trung Chí Đăng., Nguyễn đến phương án xây dựng trạm xử lý và cấp Thị Thanh Duyên., & Lê Thị Yến Nhi. (2014). nước sạch cho toàn xã để không chỉ giúp cung Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất ở cấp nguồn nước sạch an toàn đến người dân, Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Tạp chí Đại học Cần mà còn hạn chế người dân khai thác nước Thơ, 30 (A), 48–58. ngầm bừa bãi và không giấy phép cho các mục Kỷ Quang Vinh., Lương Hồng Tân., & Thomas đích khác. Nuber. (Ngày 7 tháng 6, 2009). Một số vấn đề - Ngoài ra, do nghiên cứu này bị giới hạn rất lớn trong sử dụng nước ngầm tại thành phố Cần về mặt thời gian và kinh phí nên số mẫu và chỉ Thơ. Trung học Nông Lâm Súc Cần Thơ. Truy tiêu chất lượng nước ngầm được phân tích là cập từ https://bitly.com.vn/qy8464 tương đối ít, nên để thấy được chất lượng nước Lâm Thị Hoàng Oanh. (2019). Bài giảng Máy ngầm ở Hoà Chánh một cách toàn diện, cần có móc thiết bị môi trường. Trường Đại học Kiên những công trình nghiên cứu với nhiều chỉ tiêu Giang, Việt Nam. hơn và nhiều địa điểm lấy mẫu hơn. Lê Thanh Lễ. (2017). Nghiên cứu hiện trạng khai TÀI LIỆU THAM KHẢO thác nước ngầm từ các giếng khoan cấp nước Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2015). Quy chuẩn sinh hoạt tập trung cho dân cư trên địa bàn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất huyện Tân Hưng, tỉnh Long An và đề xuất các ban hành theo Thông tư số 66/2015/TT- giải pháp quản lý. (Luận văn thạc sĩ). Trường 111
- AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 103 – 112 Đại học Công nghiệp TP. HCM. Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa Lê Xuân Sinh., Nguyễn Thị Phương Dung., & Lê học Đại học Mở Tp Hồ Chí Minh, 14 (1), 152- Duy Khương. (2020). Đánh giá chất lượng 161 nguồn sử dụng và chất lượng nước ngọt phục Phan Quỳnh Trâm. & Bùi Thị Bích Ngọc. (2018). vụ nhu cầu của người dân tại ba xã đảo (Việt Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng Hải, Nhơn Châu, Nam Du). Tạp chí Môi sử dụng cho sinh hoạt ở huyện Phú Hòa, tỉnh trường, số Chuyên đề Tiếng việt 1/2020, 40- Phú Yên. Tạp chí Khoa học Đại học Phú Yên, 46. 19, 7-18. Nguyễn Ngọc Dung. (2005). Giáo trình Xử lý Quốc Tuấn. (Ngày 22 tháng 11, 2018). Nhiều giải nước cấp. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây Dựng. pháp nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch ở nông Nguyễn Thái Hồng. (Ngày 02 tháng 7, 2020). 100 thôn. Tạp chí Điện tử Môi trường & Cuộc Câu hỏi - Trả lời về nước sạch. Trung tâm sống. Truy cập từ kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Cạn. Truy cập từ https://moitruong.net.vn/kien-giang-nhieu- http://cdc.backan.gov.vn/ttksbt/1222/27362/42 gia%CC%89i-phap-nang-ty%CC%89- 624/75869/SKMT-YTTH/100-CAU-HOI- le%CC%A3-su%CC%89-du%CC%A3ng- TRA-LOI-VE-NUOC-SACH.aspx nuoc-sa%CC%A3ch-o%CC%89-nong-thon/ Nguyễn Tri Quang Hưng., Đinh Hùng Danh., Singaraja, C., Chidambaram, S. & Jacob, N. Thái Phương Vũ., Nguyễn Minh Kỳ., & (2018). A study on the influence of tides on Huỳnh Ngọc Anh Tuấn. (2018). Nghiên cứu the water table conditions of the shallow đánh giá hiện trạng sử dụng và chất lượng coastal aquifers. Appl Water Sci 8, 11, . nước cấp sinh hoạt tại huyện Trảng Bàng, tỉnh https://doi.org/10.1007/s13201-018-0654-5 Tây Ninh. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước. Hà Nội, 4 (34), 10-21. (Ngày 18 tháng 11, 2012). Xử lý nước ngầm. Nguyễn Văn Sánh., Nguyễn Ngọc Sơn., Võ Văn Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên Tuấn., & Lê Đăng Khôi. (2010). Nghiên cứu nước. Truy cập từ tài nguyên nước Trà Vinh: Hiện trạng khai http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_c thác, sử dụng và các giải pháp quản lý sử dụng ontent&view=article&id=1586%3Axu-ly- bền vững. Tạp chí Khoa học, 15b,167-177. nuoc-ngam&catid=4%3Athong-tin- khcn&Itemid=136&lang=vi Pal Partha. (2014). Detection of Coliforms in Drinking Water and its Effect on Human Uỷ ban Nhân dân xã Hoà Chánh. (2020). Báo cáo Health - A Review. International Letters of tổng kết tình hình kinh tế xã hội năm 2019 và Natural Sciences, 17, 122–131. phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Hoà Chánh: Uỷ ban Nhân dân xã Hoà Chánh. Phạm Thị Hồng Vân. (2019). Đánh giá chất lượng nước giếng khoan ở xã Tân Thạnh huyện 112
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và đời sống người dân ở khu vực nông thôn Việt Nam
11 p | 258 | 24
-
Đánh giá thực trạng và nguyên nhân xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp
7 p | 115 | 8
-
Xói lở bờ sông tiền đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
11 p | 87 | 8
-
Phát triển nguồn nhân lực tại Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa
7 p | 76 | 8
-
Vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường bền vững
8 p | 20 | 7
-
Nhân lực thực hiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp
8 p | 64 | 5
-
Sinh viên và nhận thức về việc xả rác đúng nơi quy định
7 p | 78 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi
10 p | 83 | 4
-
Thực trạng nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
6 p | 55 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, quản lí tài nguyên thiên nhiên của cộng động dân cư ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
5 p | 22 | 3
-
Hiện tượng sạt lở bờ sông các tỉnh miền Nam - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm nhẹ thiên tai
7 p | 60 | 3
-
Nhận thức của giáo viên về ô nhiễm không khí và tác động của ô nhiễm không khí tới trẻ khuyết tật: Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng
13 p | 36 | 3
-
Thực trạng dạy - học thực hành sinh học trong các trường trung học phổ thông tỉnh Trà Vinh
8 p | 28 | 2
-
Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học khoa học Thái Nguyên về chất thải nhựa và giảm thiểu chất thải nhựa
8 p | 58 | 2
-
Nghiên cứu tính đa dạng, phân bố và hiện trạng bảo tồn các loài thông tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa
9 p | 23 | 2
-
Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh miền Bắc
7 p | 92 | 2
-
Thực trạng dạy học thực hành sinh học của giáo viên trung học phổ thông ở một số tỉnh khu vực phía Nam
13 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn