Thực trạng và những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết này chúng tôi muốn tập trung phân tích thực trạng của vấn đề kiểm tra, đánh giá môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện nay để từ đó kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của vấn đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện nay
- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Phan Quốc Thái*, Phan Thị Ngọc Uyên, Phan Thị Thành, Nguyễn Thị Thu Trang Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: thainp@cntp.edu.vn TÓM TẮT Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là 1 trong 9 nhiệm vụ giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Bài viết này chúng tôi muốn tập trung phân tích thực trạng của vấn đề kiểm tra, đánh giá môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện nay để từ đó kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của vấn đề. Từ khóa: đổi mới phương pháp đánh giá, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Phương pháp đánh giá. 1. MỞ ĐẦU Từ khi khoa được thành lập đến nay tập thể giảng viên khoa lý luận chính trị nói chung cũng như các giảng viên phụ trách giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng luôn xác định đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là nội dung hết sức quan trọng. Với mục đích phân tích thực trạng kết quả học tập của sinh viên đối với môn học để từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá môn học nhằm đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục, đồng thời khắc phục những hạn chế của phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống trước đây. 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2.1. Cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Kiểm tra Trong Từ điển Giáo dục học thì kiểm tra được định nghĩa là “Bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm nắm được những thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy – học”. Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu thông tin về một lĩnh vực nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá. 1.1.1.2. Đánh giá Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. 29
- 1.1.1.3. Kết quả học tập Kết quả học tập hay thành tích học tập trong tiếng Anh thường sử dụng các từ như “Achievement; Result; Learning Outcome”. Theo Từ điển Anh Việt thì: - “Achievement” có nghĩa là thành tích, thành tựu; sự đạt được, sự hoàn thành. - “Result” có nghĩa là kết quả. - “Learning Outcome” là kết quả học tập. Các từ này thường được dùng thay thế cho nhau, tuy nhiên, từ chúng ta thường gặp khi đọc tài liệu nói về kết quả học tập là “Learning Outcome”. Trong cuốn “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông”, tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc đã đưa ra cách hiểu về kết quả học tập như sau: “Kết quả học tập” là một khái niệm thường được hiểu theo hai quan niệm khác nhau trong thực tế cũng như trong khoa học: (1) Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định. (2) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác. Theo quan niệm thứ nhất, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí (criterion). Với quan niệm thứ hai, đó là mức thực hiện chuẩn (norm). Theo Nguyễn Đức Chính thì: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học). Theo Trần Kiều, “dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm. Như vậy có thể cho rằng kết quả học tập là gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường. 2.1.1.4. Đánh giá kết quả học tập Là đánh giá cho biết kết quả của việc dạy và học vào cuối mỗi học phần hay học kỳ. Nó được thiết kế để xác định xem mục đích dạy học đã được học sinh lĩnh hội ở mức độ nào và nó được sử dụng chủ yếu để chứng nhận bằng cấp hay cho điểm học sinh. Đánh giá kết quả học tập được xem là xác định mức độ thành công trong học tập của học sinh khi xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định, các chuẩn kiến thức và kỹ năng đạt được so với công sức và thời gian mà người học bỏ ra. Theo định nghĩa này thì đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ thực hiện theo tiêu chí. Như vậy, đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ nắm bắt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học so với yêu cầu của chương trình đề ra. Đưa ra những nhận định, nhận xét về mức độ đạt được, về tốc độ và trình độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ ở người học, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học nói chung và kết quả học tập nói riêng . 2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hiện nay Kết quả học tập của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được đánh giá theo thang điểm 10 với các điểm thành phần như sau: - Điểm tiểu luận: trọng số điểm là 30%. Hình thức: giảng viên thành lập các nhóm học tập, giao đề tài tiểu luận và chấm điểm theo kết quả làm bài của nhóm. - Điểm thi cuối kỳ: trọng số điểm là 70%. 30
- Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan, không sử dụng tài liệu (nội dung các chương đã học theo đề cương chi tiết môn học) Kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai đoạn 2012 - 2016 được thể hiện qua số liệu sau: NĂM HỌC 2012-2013 NĂM HỌC 2013 - 2014 Kém Kém 2% 6% 8% 17% 2% 13% TB Yếu 33% TB Yếu T Bình T Bình 23% Khá 51% Khá 45% Giỏi Giỏi NĂM HỌC 2014 - 2015 HKI NĂM HỌC 2015-2016 Kém 17% 2% 13% Kém 23% 1% 9% TB Yếu 23% 15% T Bình TB Khá 45% Yếu 52% Giỏi Hình 1. Phân loại kết quả học tập môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin Với việc xếp loại kết quả học tập hiện nay theo 5 cấp độ (kém, trung bình yếu, trung bình, khá, giỏi), Hình 1 cho chúng ta thấy được tỷ trọng của từng mức độ mà sinh viên của trường đã đạt được trong các năm học vừa qua. Tuy nhiên, rõ ràng là số liệu nay chỉ cho chúng ta thấy được trị số so sánh trong một năm học. Để có thể so sánh sự thay đổi trong kết quả học tập qua các năm học, chúng ta sẽ quan sát qua bảng sau: Bảng 1. Xếp loại học lực qua các năm (Đơn vị tính: %) Trung Năm học Kém TB yếu Khá Giỏi bình 2012-2013 6 8 51 33 2 2013-2014 8 6 38 43 5 2014-2015 2 23 45 17 2 2015-2016 (Học kỳ I) 9 15 52 23 1 Từ bảng 1, có thể cụ thể hóa xếp loại học lực thông qua đồ thị sau: 31
- Học lực kém (%) 10 8 9 5 6 2 0 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 (HKI) Trung bình yếu (%) 6 5 4 2 2 2 1 0 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 (HKI) trung bình (%) 6 5 4 2 2 2 1 0 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 (HKI) Khá (%) 6 5 4 2 2 2 1 0 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 (HKI) Giỏi (%) 6 5 5 4 3 2 2 2 1 1 0 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 (HKI) Hình 2. Kết quả môn học qua các năm 32
- Thông qua các đồ thị, bảng biểu trên chúng ta có thể thấy: trong giai đoạn vừa qua sinh viên có kết quả học tập trung bình luôn chiếm tỷ trọng cao và không có sự chuyển biến đáng kể. Tỷ trọng đạt loại giỏi là rất thấp (chỉ chiếm 1 – 2 %), đồng thời 9% số lượng sinh viên xếp loại kém trong HKI năm học 2015 – 2016 là những số liệu buộc chúng ta phải suy nghĩ để có sự thay đổi cho phù hợp, tất nhiên ở đây chúng ta không phải chạy đua theo thành tích nhưng rõ ràng là số liệu này ở một mức độ nào đó nó cũng thể hiện sự tương tác trong hoạt động dạy – học và cách thức đánh giá mà chúng ta đang sử dụng. Thực tế hiê ̣n nay, mă ̣c dù phương pháp đánh giá đã có nhiề u cải tiế n tić h cực nhưng vẫn còn nhiều vấ n đề cầ n phải bàn luận để tiế p tục hoàn thiê ̣n: - Hình thức tổ chức đánh giá điểm quá trình trên lớp: chưa có sự thống nhất giữa các giảng viên, một số giảng viên đang sử dụng cách đánh giá của riêng mình mà không thông qua lãnh đạo đơn vị, do vậy chưa có được chuẩn chung trong việc đánh giá. - Pha ̣m vi thi và kiểm tra: Ngân hàng đề thi (thi trắc nghiệm khách quan) chưa có trọng tâm, mang tính dàn trải. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình ôn tập của sinh viên. 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin hiện nay Qua nội dung phân tích trên đây có thể thấy vẫn còn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót trong công tác giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học. Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo chúng tôi xin được kiến nghị một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, về đánh giá tiểu luận: Khi đánh giá điểm tiểu luận các giảng viên cần thống nhất phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc của một bài luận (dựa theo dàn ý mà giảng viên đã phổ biến), không đặt yêu cầu quá cao về mặt chất lượng khi chấm bài vì đối tượng chủ yếu là sinh viên năm nhất. Thứ hai, về thi cuối kỳ: Nên thực hiện theo một trong hai cách: Cách 1. Tổ chức thi theo hình thức thi tự luận (mặc dù hình thức này không đảm bảo được tính khách quan) nhưng sẽ phát huy và thể hiện được khả năng lý luận của sinh viên, đồng thời câu hỏi sẽ chú trọng được những nội dung trọng tâm của môn học. Cách 2. Nếu duy trì hình thức thi trắc nghiệm thì nên sử dụng đề thi độc lập (không nên sử dụng ngân hàng như hiện nay) vì chỉ có giảng viên giảng dạy mới có thể xác định được đâu là nội dung cần hỏi nhằm khắc phục tình trạng dàn trải hiện nay. 3. KẾT LUẬN Thực tiễn cho thấy tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Công tác kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng, mà ở đó kết quả của nó là thể hiện sự tương tác của cả công tác dạy và học. Một cách thức kiểm tra, đánh giá khoa học sẽ giúp cho người học phát huy được hết khả năng của mình, giúp họ say mê hơn đối với môn học đồng thời có được sự đánh giá chính xác về người học. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá người dạy cũng có thể thấy được những điểm cần phát huy cũng như các vấn đề cần khắc phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Mỹ Hà, Đánh giá kết quả học tập của học sinh - cách hiểu và phân loại, Cục khảo thí và Kiểm định CLGD, 2014. [2] Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS phổ thông”. [3] Lê Thị Thu Liễu, Huỳnh Xuân Nhựt (2010). Thực trạng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học, cao đẳng – Phần 1. [4] Nguyễn Như Ý (2010). Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin. 33
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Giai cấp công nhân và giai cấp công nhân Việt Nam: quá trình hình thành, phát triển và những đóng góp của họ, thực trạng và những phương pháp giải quyết vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
20 p | 2194 | 548
-
Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp part 1
28 p | 209 | 42
-
Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
13 p | 175 | 22
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học, cao đẳng - Nguyễn Ngọc Ân
4 p | 532 | 19
-
Thực trạng và giải pháp Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam: Phần 2
151 p | 177 | 15
-
Bài giảng Nhận diện quan liêu, tham nhũng và các giải pháp kiềm chế - ThS. Phạm Thế Lực
51 p | 95 | 14
-
Thực trạng và một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực dạy nghề cho giáo viên dạy thực hành trong các trường dạy nghề
2 p | 127 | 12
-
Di dân tự do ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
10 p | 146 | 9
-
Giáo dục Đại học: Thành tựu và những giải pháp nâng cao chất lượng
3 p | 131 | 9
-
Nguồn nhân lực trong giáo dục đại học, cao đẳng ở các tỉnh Nam bộ hiện nay - Thực trạng và một số giải pháp
5 p | 84 | 8
-
Đời sống văn hóa của thanh niên đô thị nước ta - Thực trạng và giải pháp
9 p | 125 | 6
-
Thực trạng và những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
5 p | 43 | 5
-
Thực trạng và những giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
7 p | 76 | 4
-
Những giải pháp tâm lý - xã hội nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của học viên đào tạo giáo viên ở học viện chính trị - Phạm Đình Duyên
9 p | 106 | 4
-
Liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ của trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế: Thực trạng và giải pháp
6 p | 113 | 2
-
Hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo cử nhân Mỹ thuật ứng dụng - Thực trạng và những giải pháp
8 p | 10 | 2
-
Tự chủ đại học ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
8 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn