JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0074<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 55-60<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH<br />
CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
Tào Thị Hồng Vân<br />
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích (PTTNTT)<br />
cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa ở trung học cơ sở (THCS) được thể hiện ở các nội<br />
dung chính: Nội dung PTTNTT đã triển khai; hình thức triển khai; phương pháp triển khai,<br />
nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về kĩ năng giáo dục PTTNTT qua ngoại khóa, khó khăn<br />
và thuận lợi trong qúa trình triển khai để từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần<br />
nâng cao chất lượng giáo dục PTTNTT cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa, làm tốt<br />
phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
Từ khóa: Phòng tránh tai nạn thương tích, hoạt động ngoại khóa, kĩ năng hoạt động ngoại<br />
khóa.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Căn cứ Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào<br />
tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong<br />
trường phổ thông trong đó có nội dung “Nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm phòng, chống<br />
tai nạn thương tích cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, từ đó có sự thay đổi về hành vi,<br />
nếp sống phù hợp để từng bước hạn chế thương tích trong trong cuộc sống; xây dựng trường học an<br />
toàn, thân thiện. Chú trọng nội dung phòng chống, hạn chế tai nạn thương tích giao thông, bạo lực,<br />
đuối nước..nhằm giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường học” [1], cùng với chỉ<br />
thị số 40/CT-BGDDT ngày 22/7/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học<br />
thân thiện, học sinh tích cực” có nội dung về “rèn luyện kĩ năng sống đó là rèn luyện kĩ năng ứng<br />
xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm;<br />
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước<br />
và các tai nạn thương tích khác” [2], các trường THCS đã triển khai việc giáo dục PTTNTT qua<br />
hoạt động ngoại khóa. Hoạt động trên đã được các trường triển khai và có hiệu quả nhất định. Tuy<br />
nhiên, việc tổ chức giáo dục PTTNTT cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa vẫn còn nhiều<br />
hạn chế về nội dung cũng như hình thức tổ chức cho học sinh THCS. Việc tổ chức về giáo dục<br />
PTTNTT chỉ mới thực hiện ở một số trường đơn lẻ, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Vì thế,<br />
đánh giá thực trạng giáo dục PTTNTT cho qua hoạt động ngoại khóa ở THCS vô cùng quan trọng.<br />
Bài báo này đưa ra một số kết quả điều tra thực trạng giáo dục PTTNTT cho học sinh<br />
qua hoạt động ngoại khóa ở THCS tại một số trường trên địa bàn Hà Nội và một số trường phía<br />
Bắc.Trên cơ sở đó có những kết luận và những kiến nghị về thực trạng việc tổ chức hoạt động<br />
ngoại khóa về PTTNTT cho học sinh.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 11/2/2015. Ngày nhận đăng: 12/5/2015.<br />
Liên hệ: Tào Thị Hồng Vân, e-mail: taothihongvan@yahoo.com.vn.<br />
<br />
55<br />
Tào Thị Hồng Vân<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trung học cơ sở<br />
Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục PTTNTT cho<br />
giáo viên trung học cơ sở, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 64 giáo viên dạy và 7 cán bộ<br />
quản lí ở các trường trung học cơ sở: Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội), Mai Dịch<br />
(Phường Mai Dịch- Cầu Giấy- Hà Nội), Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì - Hà Nội), Cầu Diễn (Từ Liêm -<br />
Hà Nội), Phú Châu (Ba Vì - Hà Nội), Nà Sản ( Mai Sơn - Sơn La), Chiềng Mung (Mai Sơn - Sơn<br />
La) bằng phương pháp định tính và định lượng như: Quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn<br />
trực tiếp ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ y tế trường học, cán bộ đoàn đội và một số<br />
giáo viên bộ môn như giáo dục công dân, sinh vật, ngữ văn.<br />
Qua khảo sát và điều tra thực trạng, chúng tôi thấy việc triển khai giáo dục PTTNTT qua<br />
hoạt động ngoại khóa ở THCS nổi lên những vấn đề sau đây:<br />
* Công tác quản lí, chỉ đạo<br />
Trong những năm trước đây, nhà trường còn xem nhẹ hoạt động ngoại khóa, xem đây là “<br />
hoạt động phụ” nên chỉ đầu tư nhiều vào các “môn chính”. Nội dung thực hiện các giờ ngoại khóa<br />
còn sơ sài, nghèo nàn, thời gian dành cho hoạt động này còn hạn chế. Trong quá trình thực hiện ít<br />
có sự kiểm tra, đánh giá. Điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động còn thiếu thốn, chưa được<br />
đầu tư nhiều.<br />
Từ khi các trường phổ thông thực hiện phong trào “Xây dưng trường học thân thiện, học<br />
sinh tích cực”(tháng 10/2008), hoạt động ngoại khóa đã được nhà trường quan tâm hơn trước. Chất<br />
lượng và hiệu quả của hoạt động này đã có những bước chuyển biến đáng kể. Nội dung giáo dục<br />
phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, thời gian thực hiện thuận lợi, thu hút<br />
được nhiều học sinh tham gia. “Hoạt động ngoại khóa đã trở thành hoạt động thường xuyên liên<br />
tục, nối tiếp với hoạt động dạy học trên lớp và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động<br />
giáo dục chung của nhà trường. Nó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh<br />
và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung của nhà trường” [3].<br />
* Việc thực hiện hoạt động ngoại khóa<br />
Về phía giáo viên: Trong những năm trước đây, do sự chi phối của việc học hành thi cử,<br />
nặng về việc dạy chữ, nhồi nhét kiến thức cho học sinh nên một bộ phận giáo viên chưa thực sự<br />
nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động ngoại khóa đối với việc hình thành và<br />
phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào<br />
các hoạt động dạy học trên lớp. Đối với hoạt động ngoại khóa, họ chỉ tổ chức nhằm đối phó với sự<br />
quản lí, chỉ đạo của lãnh đạo mà không cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của nó. “Hoạt<br />
động ngoại khóa không được giáo viên đầu tư dẫn đến nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu,<br />
chưa thiết thực, chưa gắn với nhu cầu thực tế cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng<br />
của học sinh. Chính vì vậy các hoạt động ngoại khóa chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia,<br />
chưa mang lại hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện nay” [4].<br />
Về phía phụ huynh: Nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về hoạt động<br />
ngoại khóa. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại<br />
khóa cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh.<br />
Vì vậy họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà<br />
chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của<br />
trường, lớp. Thậm chí nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia vào hoạt động này<br />
vì sợ mất nhiều quỹ thời gian học tập của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả, thành tích học tập<br />
của các em. Chính những suy nghĩ, nhìn nhận sai lầm ấy đã chi phối đến cách nhận thức của trẻ<br />
đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp. Do vậy nhiều trẻ không có ý thức tự nguyện, tự giác, tích cực<br />
khi tham gia hoạt động. Nhiều em tham gia lấy lệ, chưa phát huy hết năng lực sở trường của bản<br />
<br />
<br />
56<br />
Thực trạng về giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa...<br />
<br />
<br />
thân, chưa thể hiện được bản lĩnh của mình trước tập thể. Vì thế chất lượng hoạt động giáo dục<br />
ngoại khóa chưa cao.<br />
Những năm gần đây, cùng với đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, hoạt động ngoại<br />
khóa đã được quan tâm cải tiến về nội dung và hình thức, thu hút được học sinh tham gia. Ngoài<br />
thời gian sinh hoạt Đội, Sao, hoạt động ngoại khóa, mỗi lớp còn có riêng 1 tiết/tuần, thời gian đầu<br />
tư thỏa đáng.Việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sinh đối với hoạt động này có nhiều<br />
chuyển biến. Giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này, song xét về chất<br />
lượng và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo<br />
dục trong giai đoạn mới cũng như thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học<br />
sinh tích cực”.<br />
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động ngoại khóa, nhiều trường đã quan tâm<br />
đến cải tiến hình thức tổ chức sao cho hấp dẫn với HS. Kết quả điều tra của đề tài cho thấy: Có<br />
62% GV lựa chọn hình thức tổ chức trò chơi về chủ đề, 28,9% tổ chức hội vui về chủ để giáo dục,<br />
15,6% nói chuyện ngoại khóa và ít nhất là thi kể chuyện và thi văn nghệ chỉ có 13,3% đến 6,7%.<br />
Như vậy, hình thức tổ chức trò chơi về chủ đề được GV lựa chọn là cao nhất.<br />
2.2. Thực trạng giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh qua hoạt<br />
động ngoại khóa ở trung học cơ sở<br />
Đầu năm học 2014-2015, trên cơ sở các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo các Sở đã ban<br />
hành kế hoạch triển khai công tác PTTNTT gửi tới tất cả các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã<br />
và các trường trực thuộc trên địa bàn, nêu rõ những nội dung cần triển khai, từ khâu chỉ đạo, tuyên<br />
truyền giáo dục, tổ chức tập huấn đến việc kiểm tra, đánh giá: “Tăng cường tuyên truyền PTTNTT<br />
trong các đợt trọng điểm: Tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ,<br />
tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng hành động vì trẻ em, ngày Sức<br />
khoẻ thế giới. Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục PTTNTT, xây dựng trường<br />
học an toàn vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường học. Tùy theo độ tuổi của HS, mỗi<br />
cấp học xây dựng kế hoạch riêng cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ” [5].<br />
Tuy nhiên qua điều tra trực tiếp một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh<br />
Miền Bắc chúng tôi thấy rằng việc đưa nội dung giáo dục PTTNTT tích hợp qua hoạt động ngoại<br />
khóa vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dầu 86,7% giáo viên trả lời việc giáo dục PTTNTT cho học sinh<br />
THCS là cần thiết và rất cần thiết nhưng lồng ghép qua hoạt động ngoại khóa chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
chỉ chiếm 55,6% dưới hình thức tổ chức các trò chơi về chủ đề giáo dục PTTNTT, 33,3% thi tìm<br />
hiểu về PTTNTT, 20% tổ chức hội vui về chủ đề giáo dục PTTNTT và nói chuyện ngoại khóa<br />
(sinh hoạt dưới cờ hoặc mới chuyên gia) chỉ chiếm 11,1%. Trong khi đó hoạt động thi văn nghệ về<br />
chủ đề PTTNTT thì chưa có một trường nào trong các trường chúng tôi điều tra thực hiện. Về mức<br />
độ sử dụng ở tất cả các hình thức giáo dục PTTNTT qua các hoạt động ngoại khóa như đã nêu trên<br />
là quá thấp. Mức thường xuyên thực hiện về giáo dục PTTNTT là 0%, mức không thường xuyên<br />
chiếm < 40%.<br />
Việc đưa đầy đủ 7 nội dung giáo dục PTTNTT (phòng tránh tai nạn do giao thông, do đuối<br />
nước, do ngã, do vật sắc nhọn, do bỏng, do ngộ độc, động vật cắn) do bộ giáo dục quy định qua<br />
hoạt động ngoại khóa cho học sinh của giáo viên chỉ chiếm 15%. Trong khi đó 40% giáo viên trả<br />
lời chỉ tập trung chủ yếu vào 2 nội dung: Phòng tránh tai nạn do giao thông, do đuối nước. Kết quả<br />
này thể hiện nhận thức về nội dung giáo dục PTTNTT cho học sinh giáo viên chưa được thực hiện<br />
một cách đầy đủ. Một trong những nguyên nhân chủ quan là do trong chương trình không có nội<br />
dung cụ thể, vì thế giáo viên nắm bắt chủ yếu qua các buổi tập huấn của trường, phòng, sở, qua các<br />
tài liệu tham khảo. Trong khi đó số giáo viên được tham gia lớp tập huấn chỉ chiếm 15% và tập<br />
trung chủ yếu là cán bộ đoàn, đội. So với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả đã tiến hành đề<br />
tài “tích hợp giáo dục PTTNTT qua các môn học” thì kết quả cũng tương đương 16,7% [6]. Chính<br />
vì vậy việc triển khai đầy đủ các nội dung về giáo dục PTTNTT cho học sinh của giáo viên sẽ rất<br />
<br />
57<br />
Tào Thị Hồng Vân<br />
<br />
<br />
khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa.<br />
<br />
2.3. Khó khăn và thuận lợi của giáo viên khi tổ chức hoạt động ngoại khóa về<br />
giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích<br />
* Thuận lợi<br />
Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục PTTNTT cho học sinh ở THCS,<br />
giáo viên có một số thuận lợi nhất định như: Bản thân có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn<br />
nghiệp vụ vững vàng; nắm vững cách vận dụng các kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo<br />
dục PTTNTT; được sự quan tâm kịp thời của các cấp quản lí trong trường; sự đổi mới trong quản lí<br />
chỉ đạo dạy học của các cấp. Tuy nhiên kết quả trả lời của giáo viên chiếm tỉ lệ không cao < 64,4%.<br />
Chiếm tỉ lệ cao nhất là bản thân có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng,<br />
64,4%, có sự quan tâm của các cấp quản lí là 46,7%, học sinh tích cực tham gia chiếm 31,1%.<br />
* Khó khăn<br />
Khó khăn lớn nhất của giáo viên về giáo dục PTTNTT cho học sinh qua hoạt động ngoại<br />
khóa chính là sử dụng các kĩ năng. 92,2% giáo viên trả lời chưa rõ việc sử dụng các kĩ năng vào<br />
hoạt động ngoại khóa như thế nào? Qua phỏng vấn trực tiếp giáo viên cho biết: Các kĩ năng mà<br />
giáo viên có được chủ yếu học hỏi từ đồng nghiệp đi trước, vì thế trong qúa trình triển khai gặp<br />
nhiều khó khăn và lúng túng từ khâu xây dựng mục tiêu, kế hoạch đến triển khai hoạt động. Chưa<br />
thu hút được tham gia đông đảo của các lực lượng trong trường. Chưa phát huy hết tính sáng tạo<br />
của học sinh cũng như sự nhiệt tình của học sinh.<br />
Một thực trạng vẫn diễn ra trong thực tế là cán bộ y tế học đường thì được nắm rõ nội dung<br />
cụ thể về tai nạn thương tích nhưng không có kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trong khi<br />
giáo viên có một số kĩ năng tối thiểu về hoạt động ngoại khóa nhưng lại không nắm được nội dung<br />
giáo dục PTTNTT như thế nào.<br />
Ngoài ra các phương tiện để tổ chức cho hoạt động ngoại khóa còn thiếu nhiều, chưa được<br />
đầu tư một cách thỏa đáng (44,4%), thiếu thời gian để hoạt động ngoại khóa (35,6%), trong quá<br />
trình trao đổi trực tiếp với cán bộ phụ trách đội thì không ít giáo viên làm công tác kiêm nhiệm nên<br />
thời gian dành cho giám sát và hỗ trợ cho giáo chủ nhiệm để triển khai hoạt động ngoại khóa vô<br />
cùng eo hẹp, do vậy giáo viên không thể dồn hết tâm huyết cho hoạt động ngoại khóa nói chung<br />
và PTTNTT nói riêng.<br />
Còn một khó khăn phải kể đến là trong qúa trình kiểm tra đánh giá học sinh về hoạt động<br />
ngoại khóa còn nặng về lí thuyết, ít kiểm tra thực hành của học sinh chiếm tỉ lệ trả lời qua phiếu<br />
phỏng vấn là 42,2%. Khi trao đổi trực tiếp với giáo viên và cán bộ đoàn, đội thì hình thức đánh giá<br />
theo đúng quy định của ngành là yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch nhưng trong thực tế viêt thu<br />
hoạch khi có hoạt động dã ngoại, còn hoạt động trong nhà trường chủ yếu đánh giá qua buổi họp<br />
rút kinh nghiệm của giáo viên mà không đánh giá học sinh.<br />
Vẫn còn 20% giáo viên trả lời là sự chỉ đạo của các cấp quản lí còn cứng nhắc, thiếu động<br />
viên việc thực hiện hoạt động ngoại khóa cho giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích.<br />
<br />
2.4. Nhu cầu bồi dưỡng về kĩ năng hoạt động ngoại khóa về giáo dục phòng<br />
tránh tai nạn thương tích<br />
Để tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV trong việc giáo dục PTTNTT qua hoạt động ngoại<br />
khóa, nhóm nghiên cứu khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV về các kĩ năng: Xây dựng kế hoạch<br />
hoạt động ngoại khóa về PTTNTT; Xây dựng nội dung PTTNTT; Tổ chức thực hiện các hoạt động<br />
ngoại khóa về PTTNTT; Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động ngoại khóa về PTTNTT<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy 95% giáo viên trả lời việc bồi dưỡng kĩ năng hoạt động ngoại<br />
khóa về giáo dục phòng tránh tai nạn là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó<br />
<br />
<br />
58<br />
Thực trạng về giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa...<br />
<br />
<br />
- Kĩ năng xây kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa về PTTNTT: 73,3%<br />
giáo viên thấy có nhu cầu bồi dưỡng về kĩ năng xây dựng kế hoạch cụ thể là cao nhất, tiếp 33,3%<br />
giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng xác định mục tiêu để xây dựng kế hoạch.<br />
- Kĩ năng xây dựng nội dung PTTNTT qua hoạt động ngoại khóa: 44,4% giáo viên có nhu<br />
cầu bồi dưỡng kĩ năng xây dựng nội dung về xác định mục tiêu của hoạt động; 17,8% giáo viên có<br />
cùng nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng xây dựng nội dung ở bước lập kế hoạch và ở bước kiểm tra, điều<br />
chỉnh và hoàn thiện nội dung hoạt động. Thấp nhất nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng chuẩn bị nội dung<br />
và thiết kế các hoạt động chỉ chiếm 15,6%.<br />
- Kĩ năng tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa về PTTNTT: 48,9% giáo viên có nhu<br />
cầu bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo quy mô trường, tiếp 37,8% theo quy<br />
mô nhóm và 20% theo quy mô lớp. Thấp nhất là theo quy mô khối chỉ chiếm 15,6%.<br />
- Kĩ năng đánh giá kết quả thực hiện hoạt động ngoại khóa về PTTNTT: Chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
(68,9%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng về kĩ năng đánh giá qua kết quả học sinh, tiếp (22,2%)<br />
giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng đánh giá qua xác định nguồn thông tin để đánh giá. Thấp<br />
nhất (8,9%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng cách sử dụng kết quả đánh giá nhu thế nào.<br />
Từ việc tổng hợp nhu cầu mong muốn được bồi dưỡng về kiến thức, đặc biệt là các kĩ năng<br />
về tổ chức hoạt động ngoại khóa, có thể rút ra một số nhận xét:<br />
Hoạt động ngoại khóa về PTTNTT đã được các trường triển khai nhưng chưa thực sự quan<br />
tâm nhiều đến hoạt động này mặc dầu trong nhận thức của cán bộ quản lí cũng như cán bộ trong<br />
trường thấy hoạt động này rất cần thiết. Trong kế hoạch hoạt động ngoại khóa của một số trường<br />
(phần ngoại khóa bắt buộc theo chủ điểm hàng tháng) vẫn còn chưa thấy xuất hiện nội dung về<br />
phòng tránh tai nạn thương tích. Một số trường có đưa vào kế hoạch nhưng chưa có nội dung cụ<br />
thể, chủ yếu đưa một số nội dung đơn lẻ lồng ghép vào các hoạt động khác, hình thức triển khai<br />
chủ yếu đang ở còn nặng về lí thuyết tuyên truyền là chính, học sinh chưa được thực hành nhiều.<br />
Việc tuyên truyền thể hiện qua các khẩu hiệu treo xung quanh trường, nhắc nhở học sinh trong qúa<br />
trình học thể chất, trong các giờ ra chơi, trong sinh hoạt ăn ngủ tại trường cũng như trước khi đi dã<br />
ngoại. Rất hiếm khi mời chuyên gia của ngành dọc về nói chuyện chủ yếu tập trung vào 2 nội dung<br />
an toàn giao thông và phòng chống đuối nước nhưng thời gian rất hạn chế (trong vòng 1 tiếng).<br />
Ở một số trường cán bộ y tế học đường đã kết hợp với cán bộ đoàn đội cũng như giáo viên<br />
để tập huấn PTTNTT cho học sinh qua các buổi chào cờ, qua các buổi dã ngoại nhưng số trường<br />
thực hiện vẫn còn rất khiêm tốn và chủ yếu ở các thành phố lớn.<br />
Nguyên nhân của thực trạng trên là do:<br />
- Bản thân GV chưa nắm được nội dung PTTNTT để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học<br />
sinh.<br />
- Giáo viên chưa được bồi dưỡng những kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động ngoại khóa<br />
nói chung và phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng.<br />
- Chưa khai thác được tiềm lực của y tế học đường cũng như sự phối kết hợp của y tế học<br />
đường với giáo viên trong trường.<br />
- Chưa có tài liệu về phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên tham khảo<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Thực tế hoạt động ngoại khóa về giáo dục PTTNTT cho học sinh đã được triển khai ở các<br />
trường THCS nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cách thức và hình thức triển khai. Cán bộ và giáo<br />
viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục PTTNTT cho học sinh qua hoạt động<br />
ngoại khóa nhưng còn hạn chế về nắm bắt nội dung cũng như kĩ năng vận dụng. Từ bước lập kế<br />
hoạch hoạt động ngoại khóa chung của trường cho đến bước triển khai hoạt động ngoại khóa của<br />
nhóm lớp và giáo viên chủ nhiệm còn chưa cụ thể và đậm nét. Nội dung còn mờ nhạt và chung<br />
<br />
59<br />
Tào Thị Hồng Vân<br />
<br />
<br />
chung, một số trường đã đề ra kế hoạch nhưng chỉ dừng lại một số nội dung đơn lẻ lồng ghép vào<br />
các hoạt động khác, hình thức triển khai chủ yếu đang nặng về lí thuyết, chưa phong phú và đa<br />
dạng, học sinh chưa được thực hành và trải nghiệm nhiều. Bên cạnh đấy nhu cầu bồi dưỡng của<br />
giáo viên rất lớn.<br />
Chính vì vậy cần có những chương trình bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ trong trường về<br />
nội dung PTTNTT cũng như cách thức triển khai quá trình hoạt động ngoại khóa trong đó đi sâu<br />
vào kĩ năng hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra cần có những tài liệu cụ thể đến được với giáo viên để<br />
giáo viên nắm bắt nội dung, dựa vào đó lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động ngoại khóa có tính<br />
đặc thù ở các bộ môn và các hoạt động ngoại khóa chung của trường, của khối lớp nhằm đảm bảo<br />
việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực theo chủ trương của ngành.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ<br />
trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng<br />
chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông.<br />
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Chỉ thị số 40/CT-BGDDT ngày 22/7/2008 về việc triển khai<br />
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
[3] Lê Thị Thu Liễu, 2007. Một vài suy nghĩ về giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động<br />
ngọai khóa trong nhà trường phổ thông. Kỉ yếu hội thảo “ Hiệu quả của hoạt động đối với<br />
việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông” - Viện Nghiên cứu Giáo<br />
dục - Trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng. Tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng<br />
10, tr. 39-45.<br />
[4] Phùng Thị Nguyệt Thu, 2007. Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với việc nâng cao<br />
chấtlượng giảng dạy - học tập trong nhà trường phổ thông. Kỉ yếu hội thảo “ Hiệu quả<br />
của hoạt động đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông” -<br />
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng. Tổ chức tại thành phố<br />
Hồ Chí Minh, tháng 10, tr. 79-88.<br />
[5] Sở giáo dục Hà Nội, 2014. Kế hoạch triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích ở<br />
các trường phổ thông.<br />
[6] Tào Thị Hồng Vân, 2013. Phát triển kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp trong giáo dục môi<br />
trường an toàn qua các môn học trong nhà trường trung học cơ sở’. Đề tài cấp trường - Mã<br />
số: SPHN 13 - 347.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Situation of education to prevent injuries through extracurricular activities<br />
for junior high school students through extracurricular activities<br />
<br />
The article refers to the state of education to prevent injuries through extracurricular<br />
activities in secondary school are shown in the following aspects: The importance of<br />
extracurricular activities in general and education to prevent accidents area through extracurricular<br />
activities in particular, the content of injury prevention have developed, implemented forms,<br />
applying skills in extracurricular activities, training needs of teachers on educational skills Injury<br />
prevention through extracurricular, difficulties and facilitate the implementation process in order<br />
to offer some suggestions to contribute to improving the quality of education to prevent injury to<br />
students through activities extracurricular, do good movement "building friendly schools, students<br />
actively".<br />
Keywords: Preventing Injury, extracurricular activities, skills extracurricular activities.<br />
<br />
<br />
60<br />