Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01/2): 203 – 208<br />
<br />
THỰC TRẠNG Y TẾ HỌC ĐƯỜNG VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH<br />
CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH Y TẾ HỌC ĐƯỜNG Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU<br />
HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Triệu Thị Thơm,<br />
Nguyễn Việt Quang, Nguyễn Mai Phương<br />
Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, các tác giả đã điều tra 21 trường tiểu học và trung<br />
học cơ sở tại thành phốThái Nguyên cho thấy: 100% các trường có phòng y tế riêng, không có<br />
trường nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn. Có 19% số cán<br />
bộ y tế học đường làm công tác kiêm nhiệm, 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là trung cấp.<br />
Về kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế học đường: 61,9 - 90,5% có kiến thức khá về nội<br />
dung, chương trình, nhiệm vụ của y tế học đường; 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng việc<br />
thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường và việc triển khai thường xuyên các<br />
chương trình YTHĐ tại trường là rất cần thiết; 100% các trường điều tra có triển khai khám sức<br />
khỏe định kỳ cho học sinh; Không có trường nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học sinh<br />
năm đầu và cuối cấp học; 33,3% các trường điều tra thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình<br />
y tế học đường. Các tác giả đưa ra khuyến nghị các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật<br />
chất để phục vụ cho công tác y tế học đường và mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế học đường để<br />
nâng cao kiến thức, kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường học.<br />
Từ khóa: Y tế học đường<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Y tế trường học là một nghề đòi hỏi những kỹ<br />
năng tổng hợp của nhiều chuyên môn, rất cần<br />
thiết cho sự phát triển tâm sinh lý bình thường<br />
của vị thành niên [2], [3]. Tuy nhiên, công tác<br />
này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.<br />
Mạng lưới cán bộ y tế trong các trường học<br />
thiếu về số lượng, chưa bảo đảm chất lượng,<br />
hiện có trên 80% số trường học trong cả nước<br />
chưa có cán bộ y tế chuyên trách; điều kiện<br />
giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh,<br />
sinh viên chưa bảo đảm do thiếu cơ sở vật chất,<br />
trang thiết bị và kinh phí hoạt động...<br />
Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến sự<br />
gia tăng một số bệnh, tật ở lứa tuổi học đường<br />
như cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh về<br />
răng miệng, nhiễm giun sán, đặc biệt có<br />
những bệnh không được phát hiện và điều trị<br />
kịp thời đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát<br />
triển về thể chất và tinh thần của học sinh.<br />
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y<br />
<br />
tế), hiện số trường có phòng y tế chỉ chiếm<br />
khoảng 20% tổng số trường [5]. Trong tổng<br />
số 32.218 trường học thuộc tất cả các khối<br />
học, chỉ có trên 5.346 trường (tỷ lệ 16,6%) có<br />
bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường học.<br />
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là thực<br />
trạng công tác y tế học đường ở các trường<br />
tiểu học và trung học cơ sở của thành phố<br />
Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Kiến<br />
thức, thái độ, thực hành của cán bộ làm công<br />
tác y tế học đường ra sao ? Họ đã làm được gì<br />
trong việc triển khai các chương trình y tế học<br />
đường? Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả thực trạng về nhân lực và cơ sở vật<br />
chất phục vụ công tác y tế học đường của một<br />
số trường tiểu học và trung học cơ sở tại<br />
thành phố Thái Nguyên.<br />
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của cán<br />
bộ y tế trường học của một số trường tiểu học<br />
và trung học cơ sở tại thành phố Thái<br />
Nguyên.<br />
<br />
*<br />
<br />
203<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên<br />
cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Trường tiểu học và trung học cơ sở.<br />
- Cán bộ y tế trường học của các trường tiểu<br />
học và trung học cơ sở.<br />
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng: các trường có<br />
cán bộ y tế học đường.<br />
Địa điểm nghiên cứu:<br />
21 trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc<br />
thành phố Thái Nguyên.<br />
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng<br />
10 năm 2011.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế<br />
nghiên cứu cắt ngang<br />
Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu:<br />
Chọn chủ đích 21 trường tiểu học và trung<br />
học cơ sở thuộc Thành phố Thái Nguyên vì<br />
các trường này đều có cán bộ làm công tác y<br />
tế học đường.<br />
Chọn chủ đích cán bộ y tế học đường của các<br />
trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc<br />
Thành phố Thái Nguyên.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Thực trạng y tế trường học<br />
- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường, trình độ của<br />
cán bộ y tế học đường ở các trường tiểu học<br />
và trung học cơ sở.<br />
<br />
89(01/2): 203 – 208<br />
<br />
- Tỷ lệ trang thiết bị y tế của phòng y tế học<br />
đường đạt tiêu chuẩn theo quy định.<br />
- Tỷ lệ cán bộ y tế học đường làm việc<br />
chuyên trách, kiêm nhiệm.<br />
Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế<br />
học đường.<br />
- Kiến thức: đánh giá qua 3 mức độ bằng cách<br />
chấm điểm (tốt, khá, trung bình) về nhiệm vụ<br />
của y tế học đường, nội dung quy định về<br />
hoạt động y tế học đường, các chương trình y<br />
tế học đường, bệnh học đường, phân loại sức<br />
khỏe học sinh .<br />
- Thái độ: đánh giá qua 5 mức (rất cần thiết,<br />
cần thiết, không rõ, không cần thiết, rất không<br />
cần thiết) về các vấn đề nhu cầu cán bộ y tế<br />
học đường; sự phối hợp của chính quyền địa<br />
phương về hoạt động y tế học đường, khám<br />
sức khỏe định kỳ cho học sinh; triển khai các<br />
hoạt động y tế học đường.<br />
- Thực hành: đánh giá qua 2 mức độ (có làm<br />
và không làm) về các chương trình y tế học<br />
đường thường xuyên được triển khai; truyền<br />
thông về các vấn đề y tế học đường, khám sức<br />
khỏe định kỳ.<br />
Phương pháp thu thập số liệu: theo bộ câu<br />
hỏi điều tra được thiết kế sẵn bằng phỏng vấn<br />
và quan sát.<br />
Xử lý số liệu: phần mềm SPSS 11.5<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Thực trạng nhân lực và cơ sở vật chất<br />
phục vụ công tác y tế học đường<br />
<br />
Bảng 1. Thông tin về cán bộ y tế học đường ở trường tiểu học và trung học cơ sở tại TP Thái Nguyên<br />
Địa điểm<br />
Chỉ tiêu<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Trình độ học vấn<br />
Cao đẳng<br />
Trung cấp<br />
Sơ cấp<br />
<br />
Tiểu học (n = 11)<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
(n = 10)<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
1<br />
10<br />
<br />
9,1<br />
90,9<br />
<br />
1<br />
9<br />
<br />
1<br />
9<br />
1<br />
<br />
9,1<br />
81,8<br />
9,1<br />
<br />
0<br />
10<br />
0<br />
<br />
Chung (n = 21)<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
10,0<br />
90,0<br />
<br />
2<br />
19<br />
<br />
9,5<br />
90,5<br />
<br />
0<br />
100<br />
0<br />
<br />
1<br />
19<br />
1<br />
<br />
4,8<br />
90,4<br />
4,8<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ cán bộ là nữ chiếm trên 90%. Trình độ học vấn của cán<br />
bộ YTHĐ chủ yếu là trung học (chiếm 90,4%).<br />
204<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Địa điểm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bảng 2. Công việc của cán bộ y tế học đường<br />
Trung học cơ sở<br />
Tiểu học (n = 11)<br />
(n = 10)<br />
SL<br />
TL%<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
89(01/2): 203 – 208<br />
<br />
Chung (n = 21)<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
Chuyên trách<br />
<br />
10<br />
<br />
90,9<br />
<br />
7<br />
<br />
70,0<br />
<br />
17<br />
<br />
81,0<br />
<br />
Kiêm nhiệm<br />
<br />
1<br />
<br />
9,1<br />
<br />
3<br />
<br />
30<br />
<br />
4<br />
<br />
19,0<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
11<br />
<br />
100<br />
<br />
10<br />
<br />
100<br />
<br />
21<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng 2 cho thấy có 81% cán bộ YTHĐ là cán bộ chuyên trách và số cán bộ kiêm<br />
nhiệm công tác y tế học đường chỉ chiếm < 20%.<br />
Bảng 3. Cơ sở vật chất của phòng y tế trường học<br />
Tiểu học<br />
Trung học<br />
Địa điểm<br />
(n = 11)<br />
cơ sở (n = 10)<br />
Chỉ tiêu<br />
SL<br />
TL%<br />
SL<br />
TL%<br />
Có phòng y tế riêng<br />
11<br />
100<br />
10<br />
100<br />
Diện tích của phòng y tế đạt tiêu chuẩn<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Có đầy đủ các trang thiết bị y tế theo quy định<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Chung<br />
(n = 21)<br />
SL<br />
TL%<br />
21<br />
100<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy 100% các trường điều tra có phòng y tế riêng. Không có trường<br />
nào có diện tích phòng y tế và đầy đủ các trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định.<br />
Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế trường học<br />
Bảng 4. Kiến thức của cán bộ y tế học đường về nhiệm vụ, nội dung quy định, các chương trình y tế học<br />
đường, bệnh học đường, cách phân loại sức khỏe học sinh<br />
Địa điểm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Tiểu học (n = 11)<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
(n = 10)<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
Về nhiệm vụ YTHĐ<br />
Kiến thức tốt<br />
Kiến thức khá<br />
Kiến thức trung bình<br />
<br />
1<br />
9<br />
1<br />
<br />
9,1<br />
81,8<br />
9,1<br />
<br />
1<br />
8<br />
1<br />
<br />
Về nội dung YTHĐ<br />
Kiến thức tốt<br />
Kiến thức khá<br />
Kiến thức trung bình<br />
<br />
1<br />
10<br />
0<br />
<br />
9,1<br />
90,9<br />
0<br />
<br />
Về chương trình YTHĐ<br />
Kiến thức tốt<br />
Kiến thức khá<br />
Kiến thức trung bình<br />
<br />
0<br />
9<br />
2<br />
<br />
Về bệnh trường học<br />
Kiến thức tốt<br />
Kiến thức khá<br />
Kiến thức trung bình<br />
<br />
Chung (n = 21)<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
10<br />
80<br />
10<br />
<br />
2<br />
17<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
81,0<br />
9,5<br />
<br />
1<br />
9<br />
0<br />
<br />
10<br />
90<br />
0<br />
<br />
2<br />
19<br />
0<br />
<br />
9,5<br />
90,5<br />
0<br />
<br />
0<br />
81,8<br />
18,2<br />
<br />
0<br />
9<br />
1<br />
<br />
0<br />
90<br />
10<br />
<br />
0<br />
18<br />
3<br />
<br />
0<br />
85,7<br />
14,3<br />
<br />
1<br />
10<br />
0<br />
<br />
9,1<br />
90,9<br />
0<br />
<br />
2<br />
8<br />
0<br />
<br />
20<br />
80<br />
<br />
3<br />
18<br />
0<br />
<br />
14,3<br />
85,7<br />
0<br />
<br />
Về phân loại sức khỏe học sinh<br />
Kiến thức tốt<br />
4<br />
Kiến thức khá<br />
7<br />
Kiến thức trung bình<br />
0<br />
<br />
36,4<br />
63,6<br />
0<br />
<br />
2<br />
6<br />
2<br />
<br />
20<br />
60<br />
20<br />
<br />
6<br />
13<br />
2<br />
<br />
28,6<br />
61,9<br />
9,5<br />
<br />
205<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng 4 cho thấy kiến thức của<br />
CBYTHĐ về nhiệm vụ, nội dung cần thực<br />
hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh học<br />
đường, phân loại sức khỏe của học sinh chủ<br />
yếu là đạt mức độ khá (61,9 - 90,5%), mức độ<br />
tốt chiếm tỷ lệ chưa cao < 30%.<br />
Nhận xét: Qua bảng 5 cho thấy có 66,7% số<br />
cán bộ y tế học đường cho rằng rất cần thiết<br />
phải có CBYTHĐ, có 20% cho rằng cần thiết<br />
<br />
89(01/2): 203 – 208<br />
<br />
thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc<br />
bệnh học đường ở cấp học trung học cơ sở,<br />
cấp học tiểu học thì thấy không cần thiết phải<br />
thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc<br />
bệnh học đường. Ở các trường tiểu học có<br />
54,5% rất cần thiết mở lớp tập huấn cho<br />
can bộ YTHĐ, ở các trường trung học cơ<br />
sở chỉ có 20%.<br />
<br />
Bảng 5. Thái độ của cán bộ y tế học đường<br />
Địa điểm<br />
<br />
Tiểu học (n = 11)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
(n = 10)<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
SL<br />
TL%<br />
Cần cán bộ YTHĐ<br />
Rất cần thiết<br />
6<br />
54,5<br />
8<br />
Cần thiết<br />
5<br />
45,5<br />
2<br />
Không rõ<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Sự phối hợp ban ngành<br />
Rất cần thiết<br />
5<br />
45,5<br />
4<br />
Cần thiết<br />
5<br />
45,5<br />
6<br />
Không rõ<br />
1<br />
10<br />
0<br />
Khám sức khỏe định kỳ<br />
Rất cần thiết<br />
9<br />
81,8<br />
7<br />
Cần thiết<br />
2<br />
18,2<br />
3<br />
Không rõ<br />
0<br />
0<br />
0<br />
Thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc bệnh học đường<br />
Rất cần thiết<br />
0<br />
0<br />
2<br />
Cần thiết<br />
10<br />
90,9<br />
7<br />
Không rõ<br />
1<br />
9,1<br />
1<br />
Triển khai chương trình YTHĐ thường xuyên<br />
Rất cần thiết<br />
1<br />
9,1<br />
1<br />
Cần thiết<br />
8<br />
72,7<br />
8<br />
Không rõ<br />
2<br />
18,2<br />
1<br />
Mở lớp tập huấn cho cán bộ YTHĐ<br />
Rất cần thiết<br />
6<br />
54,5<br />
2<br />
Cần thiết<br />
5<br />
45,5<br />
8<br />
Không rõ<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Chung (n = 21)<br />
SL<br />
<br />
TL%<br />
<br />
80<br />
20<br />
0<br />
<br />
14<br />
7<br />
0<br />
<br />
66,7<br />
33,3<br />
0<br />
<br />
40<br />
60<br />
0<br />
<br />
9<br />
11<br />
1<br />
<br />
42,6<br />
52,4<br />
5,0<br />
<br />
70<br />
30<br />
0<br />
<br />
16<br />
5<br />
0<br />
<br />
76,2<br />
23,8<br />
0<br />
<br />
20<br />
70<br />
10<br />
<br />
2<br />
17<br />
2<br />
<br />
9,5<br />
81,0<br />
9,5<br />
<br />
10<br />
80<br />
10<br />
<br />
2<br />
16<br />
3<br />
<br />
9,5<br />
76,2<br />
14,3<br />
<br />
20<br />
80<br />
0<br />
<br />
8<br />
13<br />
0<br />
<br />
38,1<br />
61,9<br />
0<br />
<br />
Bảng 6. Thực hành của cán bộ y tế trường học<br />
Tiểu học (n = 11)<br />
Địa điểm<br />
Chỉ tiêu<br />
SL<br />
TL%<br />
Triển khai các chương trình YTHĐ<br />
Triển khai ≥ 50% các<br />
4<br />
36,4<br />
chương trình<br />
Triển khai < 50% các<br />
7<br />
63,6<br />
chương trình<br />
Thực hiện hoạt động truyền thông về YTHĐ<br />
Có thực hiện<br />
5<br />
45,5<br />
Không thực hiện<br />
6<br />
54,5<br />
Khám sức khỏe định kỳ<br />
1 năm/lần<br />
11<br />
100<br />
Năm đầu cấp học<br />
0<br />
0<br />
Năm cuối cấp học<br />
0<br />
0<br />
<br />
Trung học cơ sở(n = 10)<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
Chung (n = 21)<br />
SL<br />
TL%<br />
<br />
3<br />
<br />
30,0<br />
<br />
7<br />
<br />
33,3<br />
<br />
7<br />
<br />
70,0<br />
<br />
14<br />
<br />
66,7<br />
<br />
6<br />
4<br />
<br />
60,0<br />
40,0<br />
<br />
11<br />
10<br />
<br />
52,4<br />
47,6<br />
<br />
10<br />
0<br />
0<br />
<br />
100<br />
0<br />
0<br />
<br />
21<br />
0<br />
0<br />
<br />
100<br />
0<br />
0<br />
<br />
206<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nhận xét: Qua bảng 6 cho thấy trong các<br />
trường điều tra, có 33,3% thực hiện triển khai<br />
≥ 50% các chương trình YTHĐ; 52,4% có<br />
truyền thông về các chương trình YTHĐ;<br />
100% có khám sức khỏe định kỳ 1 năm/lần;<br />
Không có trường nào thực hiện khám sức<br />
khỏe định kỳ cho học sinh lớp đầu và cuối<br />
cấp học.<br />
BÀN LUẬN<br />
Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất<br />
phục vụ y tế học đường<br />
Chúng tôi tiến hành điều tra trong số 21<br />
trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc thành<br />
phố Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ cán bộ làm y<br />
tế học đường chủ yếu là nữ trên 90%, trình độ<br />
học vấn của cán bộ này chủ yếu là trình độ<br />
trung cấp (90,4%), họ không có chuyên môn<br />
về y tế học đường mà chủ yếu là điều dưỡng.<br />
Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn<br />
Văn Tuấn tại thành phố Vinh (80%). Tuy<br />
nhiên, số cán bộ làm công tác y tế học đường<br />
vẫn còn 19% là cán bộ kiêm nhiệm (tại thành<br />
phố Vinh theo Nguyễn Văn Tuấn là 11,1%).<br />
Về cơ sở vật chất tại các trường đã điều tra<br />
cho thấy 100% có phòng y tế riêng nhưng<br />
diện tích phòng không đạt tiêu chuẩn và trang<br />
thiết bị dùng trong y tế học đường không đầy<br />
đủ theo quy định. Kết quả này tương tự kết quả<br />
điều tra của Nguyễn Văn Tuấn tại thành phố<br />
Vinh [4].<br />
Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y<br />
tế học đường<br />
Về kiến thức hầu hết cán bộ YTHĐ đều có<br />
kiến thức khá về nhiệm vụ, nội dung cần thực<br />
hiện, các chương trình YTHĐ, các bệnh<br />
trường học, phân loại sức khỏe của học sinh<br />
chủ yếu là mức độ khá (61,9 - 90,5%); Số cán<br />
bộ y tế học đường có kiến thức tốt còn thấp (<<br />
30%) vì số cán bộ này chưa được đào tạo cơ<br />
bản về y tế học đường mà chủ yếu được biết<br />
qua hình thức tự học và tập huấn. Về thái độ<br />
của cán bộ y tế học đường cho rằng việc<br />
thông báo cho phụ huynh khi học sinh mắc<br />
bệnh học đường và việc triển khai thường<br />
xuyên các chương trình YTHĐ tại trường chỉ<br />
có 9,5% là rất cần thiết và 9,5 đến 14,3%<br />
<br />
89(01/2): 203 – 208<br />
<br />
không rõ. Như vậy các cán bộ y tế học đường<br />
ở các trường đã tiến hành điều tra chưa thực<br />
sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác y tế<br />
học đường. Về thực hành của cán bộ y tế<br />
trường học có 33,3% thực hiện triển khai ≥<br />
50% các chương trình YTHĐ, 100% có khám<br />
sức khỏe định kỳ 1 năm/lần; Không có trường<br />
nào thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho học<br />
sinh lớp đầu và cuối cấp học. Điều này cho<br />
thấy việc triển khai các chương trình y tế học<br />
đường ở các trường tiểu học và trung học cơ<br />
sở tại thành phố Thái Nguyên chưa được đầu<br />
tư và quan tâm đúng mức.<br />
KẾT LUẬN<br />
Thực trạng về nhân lực và cơ sở vật chất<br />
phục vụ YTHĐ<br />
- 100% các trường có phòng y tế riêng.<br />
- Không có trường nào có diện tích phòng y tế<br />
đạt tiêu chuẩn và đầy đủ các trang thiết bị y tế<br />
theo quy định.<br />
- Có 19% số cán bộ y tế học đường làm công<br />
tác kiêm nhiệm.<br />
- 90,4% cán bộ y tế học đường có trình độ là<br />
trung cấp.<br />
Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y<br />
tế học đường<br />
- 61,9 đến 90,5% số cán bộ y tế học đường có<br />
kiến thức khá về nội dung, chương trình,<br />
nhiệm vụ về y tế học đường.<br />
- 9,5% số cán bộ y tế học đường cho rằng<br />
việc thông báo cho phụ huynh khi học sinh<br />
mắc bệnh học đường và việc triển khai<br />
thường xuyên các chương trình YTHĐ tại<br />
trường là rất cần thiết.<br />
- 100% các trường điều tra có triển khai khám<br />
sức khỏe định kỳ cho học sinh.<br />
- Không có trường nào thực hiện khám sức<br />
khỏe định kỳ cho học sinh đầu, cuối cấp học.<br />
- 33,3% các trường điều tra thực hiện triển<br />
khai ≥ 50% các chương trình y tế học đường.<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Các trường phổ thông cần trang bị đầy đủ<br />
cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác y tế<br />
học đường.<br />
2. Cần mở các lớp tập huấn cho cán bộ y tế<br />
học đường để nâng cao kiến thức, thực hành<br />
trong công tác y tế trường học.<br />
207<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />