intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc bảo vệ cho thực vật

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

167
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhịp cầu nhà nông: Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên cây ăn trái và rau màu * Ks. Nguyễn Thị Nghiêm - Giảng viên Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT. * Ts. Trần Văn Hai - Phó Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT. * Ks. Nguyễn Văn Minh .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc bảo vệ cho thực vật

  1. Nhịp cầu nhà nông: Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên cây ăn trái và rau màu * Ks. Nguyễn Thị Nghiêm - Giảng viên Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT. * Ts. Trần Văn Hai - Phó Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT. * Ks. Nguyễn Văn Minh - CBKT Công ty Syngenta Việt Nam. * Ks. Nguyễn Thuần Khiết - Giám đốc Trung tâm NC & SX Giống, thuộc Cty DV BVTV An Giang - Đại diện cho đơn vị phối hợp thực hiện chương trình. II/ Nội dung: Hiện nay theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, việc sản xuất các loại hàng hóa nông sản đảm bảo tiêu chuẩn sạch và lành không chỉ là vấn đề cần được bà con nông dân đặc biệt chú trọng mà còn phải nỗ lực thực hiện. Vì vậy, trong việc phòng trị dịch hại bảo vệ mùa màng, bà con chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết. Hỏi: Trên cây có múi vào mùa mưa thường xuất hiện bệnh loét trên lá và trái, có cả nấm hồng, khi cây ra đọt non thì bị rầy và sâu vẽ bùa. Xin hỏi pha thuốc trừ rầy chung với thuốc bệnh để phun xịt có được không? Khi nào dùng thuốc phổ rộng, khi nào dùng thuốc phổ hẹp? * Đáp (Ts. Trần Văn Hai): Về nguyên tắc thì có thể phối hợp hai loại thuốc với nhau trong cùng một bình phun, do đó trên cây ăn trái vừa có sâu vừa có bệnh thì hoàn toàn có thể phối hợp hai loại thuốc trừ sâu và trừ bệnh với nhau. Mục đích của việc phối hợp này thường là vừa để tăng hiệu quả phòng trị vừa tiết kiệm được công phun thuốc. Bệnh loét, ghẻ trên cam quýt thì có thể sử dụng thuốc Validacin hoặc là Kasumin, còn đối với rầy và sâu vẽ bùa thì có thể sử dụng thuốc đặc trị như Actara, Vertimec hay Bassan. Khi pha chung hai nhóm thuốc trừ sâu và trừ bệnh này thì nên giữ nồng độ mỗi loại cho đúng nguyên tắc theo khuyến cáo. Còn khi phối hợp hai loại cùng là thuốc trừ sâu với nhau thì cần phải giảm phân nửa liều lượng để khi cộng chung
  2. lại thì đủ liều như khuyến cáo. Việc pha chung hai loại thuốc không cùng hoạt chất thì nhằm tăng hiệu quả hơn là làm giảm tính kháng thuốc. Muốn giảm tính kháng thuốc thì phải theo đúng nguyên tắc là sử dụng đúng liều, đúng thời điểm và nên luân phiên các loại thuốc. Hiện nay, một số công ty đã pha trộn sẵn các nhóm thuốc trong cùng một chai để nhà nông dễ sử dụng mà không cần phải tự pha, ví dụ như các thuốc: Bian, hay Cyperan, Peran,... Sử dụng thuốc phổ rộng khi trên vườn cây ăn trái hoặc rau màu có nhiều loại sâu hại cùng một lúc, còn nếu chỉ có một loại dịch hại thì nên sử dụng thuốc phổ hẹp (thuốc đặc trị) sẽ cho hiệu quả tốt hơn và không cần phải phối hợp hai loại thuốc này để phun xịt. Hỏi: Cùng trị bệnh thán thư trên cây ăn quả và rau màu nhưng sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như là Carban, Score, Zineb. Xin cho biết tác động của từng loại thuốc và nên dùng loại thuốc nào hiệu quả nhất? * Đáp (Ks. Nguyễn Văn Minh): Thán thư là một loại bệnh trên cây trồng do tác nhân chủ yếu là nấm Colletotrichum có cả trên cây ăn trái như sầu riêng, xoài và trên cây rau như ớt, dưa leo... Nấm gây bệnh thán thư trên các loại cây trồng này tuy khác loài nhưng có tên chung là Colletotrichum nên việc sử dụng thuốc BVTV cũng không khác nhau nhiều. Về thuốc phòng trị thì bà con có thể sử dụng: Score, Topan, Carban hoặc Ridomil gold. Phân biệt ba loại thuốc: Carban, Score và Zineb: - Carban: thuộc nhóm Carbendazim, có đặc tính thấm sâu và lưu dẫn, trừ được một số bệnh trên cây trồng kể cả trên rau và cây ăn trái, và cũng trừ được bệnh thán thư . - Score: thuộc nhóm Triazole, có tính thấm sâu và lưu dẫn tương đối mạnh bên trong cây trồng. Score cũng trị được nhiều loại bệnh trên rau màu và cây ăn trái, và là thuốc đặc trị bệnh thán thư. Score cũng có trong thành phần của Tilt Super.
  3. - Zineb: thuộc nhóm Dithiocarbamat, có tính tiếp xúc và cũng trừ được nhiều loại bệnh trong đó có bệnh thán thư. Vì đây là thuốc tiếp xúc cho nên dễ bị rửa trôi nếu chúng ta phun thuốc gặp trời mưa hoặc là sau khi phun thuốc xong thì tưới nước ngay. Tóm lại, các loại thuốc sử dụng để trị bệnh thán thư trên cây trồng kể cả rau màu và cây ăn trái thì không khác nhau nhiều, tuy nhiên khi sử dụng cũng nên luân phiên để hạn chế việc kháng thuốc của các đối tượng gây hại. Hỏi: Bệnh sương mai (đốm phấn) và bệnh thán thư trên rau màu (cà chua và khổ qua) khác và giống nhau như thế nào? Cách phòng trị hai bệnh nêu trên? * Đáp (Ks. Nguyễn Thị Nghiêm): Bệnh thán thư thì không chỉ có trên cà chua hoặc là khổ qua mà nó có thể tấn công trên các cây trồng, các hoa màu khác như cây ớt hoặc là trên nhóm dưa bầu bí. Triệu chứng bệnh thán thư là những vết lõm sâu hay cạn tùy theo mô cây: trên mô lá thì sẽ bị rách, bị thủng; trên mô trái thì có thể bị lõm sâu hơn và có những bụi phấn đen li ti ở trên vết bệnh. Còn bệnh đốm phấn thì do nấm Peronospora, vết bệnh có một lớp phấn phủ màu trắng hoặc màu nâu tùy theo giai đoạn phát triển của nấm bệnh. Bệnh đốm phấn có thể xuất hiện nhiều ở mặt dưới của lá và trên trái thì xuất hiện cả trên mặt trái. Về cách phòng trị thì nên áp dụng một số biện pháp cơ bản như sau: - Vệ sinh đồng ruộng: trước và sau vụ mùa nên gom tất cả xác bã của cây đem thiêu hủy hoặc vùi sâu hay cách ly ra khỏi ruộng sản xuất. - Khi canh tác cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Đặc biệt hai bệnh này có những điểm giống là nó xuất hiện khi cây đã khá lớn, bắt đầu ra hoa kết trái, do vậy nên lặt bỏ những lá gốc bị nhiễm bệnh trước để giảm bớt nguồn bệnh. - Phun thuốc Score hoặc Folpan, đây là thuốc rất có hiệu quả đối với hai bệnh này; cũng có thể dùng thuốc Ridomil để phun ngừa và trị khi có bệnh. Cần lưu ý là nấm bệnh thán thư thường tấn công rất sớm nhưng thể hiện triệu chứng ra bên ngoài thì lại muộn nên rất khó khăn trong việc phòng trị. Trên rau màu do
  4. mỗi đợt thu hoạch thường chỉ cách nhau từ hai đến ba ngày nên khó bảo đảm được thời gian cách ly khi phun thuốc trừ bệnh, do đó trong trường hợp cây bị bệnh nhiều mà đang trong giai đoạn thu hoạch thì tốt nhất là nên thu hoạch đồng loạt kể cả trái còn nhỏ, mạnh dạn loại bỏ những trái không sử dụng được và sau đó mới phun thuốc. Hỏi: Cam sành và ổi bị sâu bệnh, đang phun xịt nhưng nửa chừng hết thuốc hôm sau mới mua được thuốc và phun tiếp. Xin hỏi những sâu bệnh chỗ chưa phun xịt có bay qua nơi đã xịt rồi hay không và có nên phun lại hay không? * Đáp (Ts. Trần Văn Hai): Theo nguyên tắc chung khi phun thuốc thì côn trùng hay sâu bệnh thường sẽ bay từ những nơi đã phun thuốc rồi sang những nơi chưa phun thuốc chứ không bay ngược lại. Mặt khác, một số tác nhân gây bệnh lây lan theo gió, theo nước hay côn trùng thì thường di chuyển rất chậm nên khi phun thuốc trừ bệnh thì các tác nhân này ít di chuyển sang chỗ khác. Còn đối với nhóm sâu hại thì do có những loại côn trùng có khả năng bay hoặc di chuyển nhanh được nên dễ dàng sang những nơi khác khi chúng ta phun thuốc. Trường hợp khi đang phun mà hết thuốc sang ngày hôm sau hoặc vài hôm nữa mới tiếp tục phun, những chỗ còn lại thì các loại sâu hại bị tác động của thuốc cũng sẽ chết nên cũng không ảnh hưởng gì. Hỏi: Cách phòng ngừa bệnh xì mủ gốc sầu riêng? * Đáp (Ks. Nguyễn Thị Nghiêm): Bệnh xì mủ thân (do nấm Phytophthora) là một bệnh quan trọng và rất khó trị trên cây ăn trái như: sầu riêng, xoài, cam quýt... Riêng trên cây sầu riêng thì nấm bệnh này có thể tấn công và gây hại trên nhiều bộ phận của cây, có thể gây thối rễ, xì mủ thân hoặc cành, làm cháy lá dẫn đến chết đọt non và có thể gây thối trái. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở vị trí cách mặt đất từ 3 - 5 tấc, thậm chí đến 1m và từ đó sẽ lây lan lên hoặc xuống dưới gốc cây. Nấm bệnh này sẽ phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao sau những cơn mưa hoặc trong những vườn cây rậm rạp, không thông thoáng. Ngoài ra, trong canh tác nếu cây trồng thiếu vi
  5. lượng hoặc đất và nước tưới có độ pH thấp cũng tạo điều kiện cho bệnh phát triển mạnh hơn. Do đó nên bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng đồng thời tăng cường vi sinh vật có lợi cho bộ rễ của cây trồng. Trong cách trị bệnh thì đặc biệt chú ý đến việc bón vôi bằng cách phết vào gốc cây hay rải vào trong vườn. Khi cây bị bệnh, ngoài việc đục lỗ để cạo sạch vết bệnh rồi phết thuốc thì có thể tưới thuốc vào trong gốc cây hay vùng đất xung quanh gốc bởi vì nấm bệnh này có thể tấn công, lưu dẫn trong mạch dẫn truyền của cây và còn có khả năng lưu tồn lâu trong đất. Hỏi: Hiện nay nông dân phun Furadan làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường. Xin hỏi là cơ sở nào sản xuất ra loại thuốc này và cho lời khuyến cáo? Có loại thuốc nào thay thế cho thuốc này được không? * Đáp (Ts. Trần Văn Hai): Furadan là tên thương mại của một loại thuốc với hoạt chất là Carbofuran, thuộc nhóm Carbamat và nhóm độc 1, rất độc. Hiện nay hoạt chất này đã đưa vào danh mục thuốc hạn chế sử dụng ở nước ta, chỉ được phép sử dụng trên một số cây công nghiệp, cây ăn trái, cây rừng hoặc trong vườn ươm, xử lý đất ở giai đoạn đầu để trị một số loại côn trùng, tuyến trùng và sâu hại trong đất. Và nhóm thuốc này không cho phép sử dụng trên nhóm rau màu như các loại cải, rau ăn lá, bắp, đậu... Đặc biệt là hoàn toàn không được sử dụng ở những môi trường có nước như vùng trồng lúa hay nuôi trồng thủy sản. Hiện nay ở Việt Nam có 3 công ty sản xuất thuốc này với các tên thương mại thường gặp là: Furadan 3G của công ty Asia Pacific; Vifuran 3G của công ty Vipesco và Sugadan 3G của công ty thuốc trừ sâu Hòa Bình. Trong trường hợp không thể sử dụng các loại thuốc này thì có thể thay thế bằng những loại thuốc khác có những tính năng tương tự. Hiện nay, thuốc dạng hạt thì có Basudin 10H rất phổ biến để diệt trừ các loại côn trùng trong đất, các cái loại tuyến trùng ... và có thể áp dụng được trên nhiều đối tượng cây trồng và nhiều môi trường khác nhau.
  6. Hỏi: Tôi trồng màu xen trong vườn cây ăn quả, khi phun xịt trên cây thì xem như phun xịt cho rau màu luôn. Xin hỏi sau này rau màu bị những loại sâu đó thì có bị lờn thuốc hay không? Vườn xoài tôi dùng Tilt Super ở giai đoạn nhú cựa gà, khi hoa nở có màu vàng rất sáng, côn trùng rất nhiều so với vườn xoài không dùng Tilt Super, xin hỏi tại sao? Bông xoài bị rệp sáp tấn công, dưới ao đang nuôi cá vậy nên xử lý thế nào để không chết cá? * Đáp (Ks. Nguyễn Văn Minh): - Trồng cây ăn trái có tàn lá cao ở trên và trồng rau ở dưới, khi phun thuốc để trừ sâu cho cây ăn trái thì chắc chắn rằng thuốc sẽ rớt xuống dính lên trên lá cây rau, khi đó các loại sâu hại trên rau nếu không bị tiêu diệt thì sẽ quen dần với loại thuốc đã sử dụng, về lâu dài sẽ phát sinh tính kháng đối với loại thuốc đó. Tuy nhiên, sâu trên cây ăn trái hoàn toàn khác với sâu hại trên rau màu và kỹ thuật xử lý, liều lượng thuốc sử dụng cũng hoàn toàn khác nhau do đó không nên nghĩ rằng phun thuốc trừ sâu trên cây ăn trái cũng sẽ trừ được sâu trên rau màu. Khi chọn mô hình trồng xen thì cũng cần chú ý chọn loại cây ăn trái và cả các loại rau màu ít sâu bệnh để trồng xen với nhau. - Trong thành phần của Tilt super có chứa hai hoạt chất là Propiconazole và Diphenoconazole có khả năng phòng trị được nhiều bệnh hại trên cây trồng, đặc biệt là bệnh thán thư. Ngoài ra, Tilt super còn có một hiệu ứng phụ của nhóm Triazole, đó là kích thích bộ phận mô non của thực vật phát triển mạnh hơn, có màu xanh tươi. Bệnh đen bông xoài cũng được gọi là bệnh thán thư (do nấm Colletotricum) nên khi phun Tilt super thì vừa phòng trị được bệnh thán thư vừa kích thích làm cho bông xoài vàng sáng hơn. Để sử dụng Tilt Super được an toàn thì nên phun khi bông xoài đã nhú ra phát hoa (nhú cựa gà), và trong điều kiện thời tiết bất lợi như có sương mù nhiều hoặc là mưa kéo dài trong mùa xoài ra hoa nghịch thì có thể phun để ngừa trước khi chưa thấy bệnh xuất hiện. Về liều dùng thì chỉ sử dụng Tilt Super với liều thấp: khoảng 4 - 5cc / bình 16 lít nước và chỉ phun vừa đủ ướt.
  7. Khi trên vườn xoài có rệp sáp hay rầy bông xoài và dưới ao có nuôi cá thì bắt buộc phải chọn những loại thuốc an toàn cho các động vật thủy sinh để phun xịt. Có thể sử dụng dầu khoáng hay thuốc Actara để phòng trị các đối tượng chích hút này. Hỏi: Thời gian cách ly được tính từ khi phun thuốc đến ngày thu hoạch nông sản hay là đến ngày dùng nông sản? Làm thế nào có thể kiểm định được dư lượng thuốc BVTV trên nông sản và muốn mua dụng cụ này thì mua ở đâu? * Đáp (Ts. Trần Văn Hai): Thời gian cách ly là tính từ thời điểm phun thuốc lần cuối cho đến lúc thu hoạch và được tính bằng ngày. Có nghĩa là trước khi tiêu dùng một loại nông sản nào đó thì phải có một khoảng thời gian để chất độc bị phân hủy và lượng chất độc này phải nằm dưới mức cho phép để người sử dụng những sản phẩm đó không bị ngộ độc. Và trong khoảng thời gian cách ly đó thì con người hoặc là súc vật cũng không được phép đi vào vùng đã được phun thuốc để không bị nhiễm độc. Hiện nay trên thị trường có bán bộ Kit hay là bộ Test thử nhanh dư lượng thuốc. Bộ Kit này cho phép chúng ta thử định tính tức là biết được trên nông sản có dư lượng thuốc hay không và ở một mức chuẩn cho phép an toàn hay không mà thôi. Bộ Kit này có thể kiểm định được thuốc nhóm lân hữu cơ và nhóm Carbamat là hai nhóm thường gây ngộ độc cấp tính. Giá bán trung bình khoảng trên một triệu đồng, có thể tìm mua ở công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, tại số 1/27, Phan Văn Trị - TP Cần Thơ, số ĐT: 071 831154. Hỏi: Cách phòng trị bệnh héo rũ và héo tươi trên gừng? Nghe nói phun thuốc vi sinh Trichoderma để trị bệnh cho gừng thì đến hai tháng sau mới có kết quả, có đúng không? * Đáp (Ks. Nguyễn Thị Nghiêm): Héo rũ (do nấm) và héo tươi (do vi khuẩn) là hai loại bệnh rất quan trọng và khó trị trên gừng. Trong thuốc vi sinh Trichoderma có một loại nấm tên là Trichoderma như tên gọi của thuốc, khi xử lý thuốc để phòng trị bệnh cho cây trồng thì nấm này cần một thời gian để am hợp với
  8. môi trường trong đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng với bệnh hại. Bệnh héo rũ trên nhóm rau màu thì thường do nấm Fusarium. Để phòng trị bệnh này thì trước hết cần ngăn ngừa không cho mầm bệnh trong đất xâm nhiễm vào bộ rễ của cây như: trước mùa vụ nên gom và thiêu hủy cây bệnh, đất trồng nên cày xới, phơi khô và rải thuốc hóa học để tiêu diệt mầm bệnh trong đất, tăng cường bón phân hữu cơ hay phân chuồng đã ủ hoai mục. Ngoài ra, có thể sử dụng thử thuốc vi sinh Trichoderma, hy vọng rằng cũng sẽ có hiệu quả đối với bệnh héo rũ trên cà chua. Địa chỉ bán nấm Trichoderma : thầy Dương Minh, Bộ môn Bảo vệ Thực Vật khoa Nông nghiệp, Trường ĐHCT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2