intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tái phát

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các vị trí khớp bị viêm. Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp tiến triển kéo dài, đánh dấu bởi các đợt tái phát viêm nhiều khớp. Bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, gây đau đớn làm mất tạm thời khả năng sinh hoạt hằng ngày và lao động... Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là chống viêm, giảm đau, phục hồi khả năng vận động của khớp. Thuốc giảm đau Đầu tiên là dùng các thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau có thể tác dụng lên vị trí đau ở ngoại vi, tức là lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tái phát

  1. Thuốc chữa viêm khớp dạng thấp tái phát Các vị trí khớp bị viêm. Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp tiến triển kéo dài, đánh dấu bởi các đợt tái phát viêm nhiều khớp. Bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, gây đau đớn làm mất tạm thời khả năng sinh hoạt hằng ngày và lao động... Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là chống viêm, giảm đau, phục hồi khả năng vận động của khớp.
  2. Thuốc giảm đau Đầu tiên là dùng các thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau có thể tác dụng lên vị trí đau ở ngoại vi, tức là lên các đầu mút thần kinh tại khớp, hay có tác dụng trung ương, lên não bộ. Các thuốc giảm đau hay dùng là thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, efferalgan codein, nhưng cũng có thể dùng aspirin. Tuy nhiên, khi dùng aspirin cần chú ý đến tác dụng phụ gây tổn thương dạ dày của thuốc. Do vậy, bệnh nhân VKDT không nên tự ý dùng aspirin nếu không có ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra có cả các thuốc mới được dùng như tramadol, topalgic. Thuốc giảm đau chứa morphin chỉ được sử dụng rất hãn hữu trong VKDT. Có thể dùng thuốc giảm đau liên tục, còn sau này chỉ cần dùng thuốc khi đau. Trong trường hợp chờ đợi bác sĩ, khi bị đau khớp cần để cho khớp đau được nghỉ ngơi, chườm lạnh khớp và dùng thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol. Thuốc chống viêm không steroid Có rất nhiều thuốc chống viêm không steroid hiện nay có mặt trên thị trường với các dạng bào chế khác nhau như thuốc tiêm bắp, viên, viên nang, gel hay cream bôi ngoài da như felden, voltaren... Tuy nhiên, do chúng có tác dụng phụ nguy hiểm lên dạ dày như loét dạ dày nên tuyệt đối không kết hợp các thuốc chống viêm không steroid với nhau và với aspirin, và không bao giờ được dùng vượt quá liều cho phép. Thuốc cũng tăng độc tính khi bệnh nhân đồng thời uống rượu hay hút thuốc lá. Một yếu tố nguy cơ khác là stress, ví dụ khi bệnh nhân phải
  3. phẫu thuật chẳng hạn. Ở một số bệnh nhân yếu ớt như người cao tuổi, tiền sử loét dạ dày tá tràng, cần phải bổ sung thêm một số thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày khi dùng các thuốc này. Hiện nay có một số thuốc có tác dụng chọn lọc giảm đau, chống viêm nhưng ít có tác dụng phụ lên dạ dày như celebrex là một giải pháp điều trị rất tốt trong những trường hợp này. Ngoài ra, cần chú ý phát hiện một số tác dụng phụ của thuốc như tăng huyết áp, hen phế quản, dị ứng thuốc (nổi ban ngoài da). Đối với mỗi thuốc cần chú ý đến thời điểm thuốc bắt đầu có tác dụng và thời gian tác dụng của thuốc kéo dài trong bao lâu. Có thể chọn loại thuốc dùng nhiều lần trong ngày nếu thời gian tác dụng ngắn (từ 4-8 giờ) hay thuốc dùng một lần trong ngày vì có tác dụng kéo dài trong 24 giờ. Ngoài ra, một loại thuốc có thời gian tác dụng ngắn cũng có thể kéo dài thời gian tác dụng khi dùng dạng thuốc phóng thích chậm. Cần phải uống thuốc với một cốc nước đầy, trong bữa ăn. Thuốc chống viêm chứa corticoid Nhóm này cũng thường hay được dùng cho các bệnh nhân rất đau và viêm nhiều khớp. Chỉ xét đến tăng liều corticoid khi đã làm tất cả các biện pháp khác như điều trị không dùng thuốc, nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau. Khi dùng, có thể áp dụng các biện pháp sau: hoặc tăng liều thuốc đường uống, hoặc tiêm truyền đường tĩnh mạch, hoặc tiêm khớp. Một biện pháp điều trị có hiệu quả nữa là hút dịch và tiêm khớp bằng thuốc chứa corticoid như depomedrol, diprospan. Thuốc có thể làm giảm đau tại khu vực viêm, có tác dụng chống viêm tại chỗ, dừng lại
  4. tiến triển của bệnh và làm chậm quá trình tăng sinh bệnh lý của tế bào màng hoạt dịch khớp. Các biện pháp khác Ngoài các biện pháp dùng thuốc có thể dùng các biện pháp không dùng thuốc. Ví dụ, giảm đau bằng lạnh hay nóng. Áp nóng hay lạnh tuỳ theo tình trạng viêm khớp là các biện pháp cụ thể nhưng ít tốn kém, không nguy hiểm và dễ làm. Áp lạnh lên trên khớp nóng tức là đang rất viêm có thể làm giảm đau. Áp nóng lên khớp đang đau nhưng ít viêm có thể làm giảm đau khớp mạn tính, còn tồn tại sau đợt viêm tiến triển. Để áp lạnh, đơn giản nhất là dùng túi chườm đá. Có thể dùng miếng đắp nhiệt, giải phóng lạnh hay nóng khi làm lạnh hay làm nóng trước khi sử dụng. Đó là các túi chứa chất gelatin có thể hấp thu nóng hay lạnh trong khoảng 10 phút và sau đó giải phóng vào trong khớp đau trong khoảng 1 giờ. Có thể đặt túi trong tủ lạnh hay trong chảo nước nóng. Hoặc có thể tắm bồn nước ấm vào buổi sáng để giảm cứng khớp buổi sáng và giảm đau vào cuối ngày. Ngâm nước nóng, ngâm bùn, áp paraffin, dụng cụ điện, siêu âm có thể làm ấm mô và giảm đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng dụng cụ điện hay siêu âm vì mất nhiều thời gian và tác dụng ít. Để giảm đau không dùng thuốc, bệnh nhân VKDT còn cần trợ giúp kỹ thuật. Đó là các dụng cụ giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như: vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa; trong nghề nghiệp như: kéo lò xo, mở nắp chai bằng điện... Người bệnh cần chọn giày mềm, nhẹ hay đôi khi cần đặt riêng giày cho các ngón chân bị biến dạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2