intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc tạo màng che phủ vết bỏng (Thuốc tạo màng) Thành phần của thuốc có tanin có tác dụng làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, liên kết các tơ collagene tạo thành một màng . Một số thuốc nam có tác dụng làm se khô và tạo màng thuốc như cao đặc lá sim cao kháo nhậm, cao kháo vàng, hu đay, cao lá tràm, chè dây... và đặc biệt là thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (Lê Thế Trung, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Liêm, Đoàn Thế Luỹ và CS- B76). Cao đặc vỏ cây xoan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 3)

  1. Thuốc điều trị tại chỗ, vật liệu che phủ tạm thời vết bỏng (Kỳ 3) II.4. Thuốc tạo màng che phủ vết bỏng (Thuốc tạo màng) Thành phần của thuốc có tanin có tác dụng làm đông dịch vết thương, kết tủa protein, liên kết các tơ collagene tạo thành một màng . Một số thuốc nam có tác dụng làm se khô và tạo màng thuốc như cao đặc lá sim cao kháo nhậm, cao kháo vàng, hu đay, cao lá tràm, chè dây... và đặc biệt là thuốc bỏng chế từ vỏ cây xoan trà (Lê Thế Trung, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Liêm, Đoàn Thế Luỹ và CS- B76). Cao đặc vỏ cây xoan trà có tỷ trọng d:1,22-1,24, độ nhớt n=5,36 poises, pH:7, Tanin:32,1%, gôm nhựa 14%, flavon 5,4%, dầu béo 1,37%... Dạng thuốc bột khô, màu nâu , tan nhanh trong nước nóng (thuốc bột B76) Chỉ định: Dùng cho bỏng mới, bỏng nông, vết bỏng chưa nhiễm khuẩn
  2. Chống chỉ định: - Bỏng sâu - Vết bỏng đã nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm nặng - Bỏng vùng khớp - Bỏng vùng mặt cổ, tầng sinh môn, sinh dục - Bỏng do vôi tôi nóng Cách dùng: Bột B76 được rắc lên vết bỏng sau khi đã được xử lý vô khuẩn kỳ đầu vết thương, cắt vòm nốt phỏng, bỏng chi thể không bôi kín chu vi, bôi mặt trước, mặt sau chi thể Chú ý: Thuốc gây đau xót trong 15-30 phút sau khi phun thuốc , do đó phải giảm đau tốt cho người bệnh. Theo dõi sau đắp thuốc: - Sấy khô bằng đèn hoặc bằng máy sấy
  3. - Rạch màng thuốc khi có dấu hiệu: phù nề, trèn ép tuần hoàn đầu chi hoặc có mủ ở dưới màng thuốc - Nếu tiến triển tốt, 10-15 ngày màng thuốc tự bong và vết bỏng liền Phần II: sử dụng các loại Da và vật liệu thay thế da Phần II: sử dụng các loại Da và vật liệu thay thế da III.1. Mục đích - Giảm đau cho người bệnh - Hạn chế mất dịch, máu qua vết thương - Hạn chế nhiễm khuẩn vết bỏng - Kích thích biểu mô hoá ở bỏng nông, kích thích tạo mô hạt ở bỏng sâu III.2 Một số vật liệu che phủ tạm thời III.2.1 Phân loại
  4. Vật liệu có nguồn gốc từ da: Da dị loại: Da ếch tươi, da ếch đông khô tiệt khuẩn bằng tia gamma, da lợn tươi đông lạnh Da đồng loại: da tử thi, da lấy từ thân nhân người bị bỏng Vật liệu có nguồn gốc sinh học tổng hợp: màng Biobrane, Intergra, Dermagraft, collagene, ... III .2.2. Chỉ định: - Các vết bỏng độ II, III nền sạch. - Đắp vào nền vết thương sau khi cắt bỏ hoại tử - Đắp vào nền mô hạt xấu, chuẩn bị ghép da tự thân - Đắp vào những diện mô hạt rộng (khi chưa có điều kiện ghép da tự thân) III.2.3 Chống chỉ định: - Hoại tử bỏng sâu
  5. - Vết thương bỏng bẩn và ô nhiễm nặng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2