intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc dùng trong chứng bệnh cột sống

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cột sống được chia thành 5 nhóm với 33 đốt sống. Nhóm đốt sống cổ có 7 đốt, nhóm các đốt sống ngực có 12 đốt, nhóm đốt sống thắt lưng có 5 đốt, nhóm các đốt sống xương cùng dính với nhau thành một xương duy nhất gọi là xương cùng. Xương cụt có 4 đốt dính với nhau tành một xương duy nhất xương cụt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc dùng trong chứng bệnh cột sống

  1. Thuốc dùng trong chứng bệnh cột sống Cột sống được chia thành 5 nhóm với 33 đốt sống. Nhóm đốt sống cổ có 7 đốt, nhóm các đốt sống ngực có 12 đốt, nhóm đốt sống thắt lưng có 5 đốt, nhóm các đốt sống xương cùng dính với nhau thành một xương duy nhất gọi là xương cùng. Xương cụt có 4 đốt dính với nhau tành một xương duy nhất xương cụt. Đốt sống liên kết giữa chúng bởi các đĩa giãn đốt sống và các dây chằng.
  2. ->> Bệnh đau lưng, đau cột sống và những điều cần biết Ở giữa đốt sống có lỗ đốt sống, cùng nhau tạo nên ống sống chứa và bảo vệ tủy sống. Tủy sống bắt đầu ở xương chẩm, tận cùng ở đốt sống thắt lưng thứ nhất. Cùng với chiều dài của tủy, gắn với 31 đôi dây thần kinh sống, mỗi dây được gắn với tủy sống qua một rễ trước (rễ vận động) và một rễ sau (rễ cảm giác), mỗi rễ gắn vào tủy sống bằng một loạt rễ nhỏ trải ra trên toàn bộ chiều dài của đốt sống tủy tương ứng.
  3. Mỗi rễ sau thần kinh sống có một hạch rễ sau chứa các nơron một cực và 2 nhánh: nhánh trung ương và nhánh ngoại vi. Như vậy, cột sống - tủy sống - thần kinh sống và các mạch, đĩa, cơ... tạo nên trụ cột của cơ thể đúng với vai trò của nó. Tại sao đau cột sống? Có rất nhiều nguyên nhân như lao động, ngồi lâu một chỗ, lao động nặng nhọc, sai tư thế, gắng quá sức, chấn thương, bị bệnh như lao, ung thư, viêm; vẹo cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đứt dây chằng, chèn ép thần kinh, thoái hóa, u vùng đuôi ngựa..., đau cấp, lăn lộn do sỏi thận...
  4. Mỗi nguyên nhân đều dẫn đến đau, qua thần kinh cảm giác hoặc vận động mà có các biểu hiện, nhẹ thì đau lâm râm, nặng thì đau đớn không chịu nổi và ảnh hưởng đến chức phận khác của cơ thể. Cần đánh giá cẩn thận qua hỏi đáp và thăm khám thực thể để phân biệt. Chữa trị dùng thuốc như thế nào? Xoa bóp, tập luyện, vật lý trị liệu: Nếu nhẹ có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, các loại NSAID (thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid), cơ thể tự điều chỉnh qua tập luyện sẽ khỏi. Nếu đau vừa hoặc nặng cần có thuốc giảm đau (như trên), tập luyện đúng bài bản dùng cho cột sống và các phương pháp
  5. vật lý trị liệu cần thiết theo sự hướng dẫn của các nhà tư vấn: đau cột sống phải nằm giường cứng, hoặc đệm cứng. Thuốc: Dùng thuốc giảm đau là tất yếu. Nhưng lại tùy thuộc vào bệnh trạng, mức độ đau, tất nhiên cả tiền sử bệnh khác. Nhẹ thì dùng paracetamol, vừa thì dùng loại paracetamol phối hợp (codein). Có thể dùng aspirin, nặng hơn thì dùng loại phối hợp các NAID đối với paracetamol (alaxan) và phải tính đến liều dùng cho phù hợp. Một số thuốc khác dùng cho chứng bệnh cột sống: Mephenesin: với nhiều tên biệt dược như decontyl, decotatyl, decontractyl, coade-contracin, decozactyl...
  6. - Dạng thuốc: viên bọc đường 0,250g, thuốc bôi 10%, kem bôi 1%. Thuốc có tác dụng thư giãn cơ, trấn tĩnh nhẹ. Được dùng hỗ trợ trong điều trị co thắt gây đau, thoái hóa đốt sống, rối loạn tư thế cột cống như vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng, các tình trạng co thắt. - Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin. - Lưu ý: + Không dùng thuốc cho người mang thai và người nuôi con bú. + Thuốc gây buồn ngủ nếu dùng liều cao. + Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc.
  7. + Tránh bôi thuốc lên vết thương nhiễm khuẩn và niêm mạc. + Thuốc có một vài tác dụng phụ như dị ứng da. Hiếm gặp sốc phản vệ. Dùng liều cao và dài ngày có thể giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, buồn nôn, nguy cơ ngộ độc đường hô hấp. Eperison: Dạng thuốc: viêm bọc đường 50mg. - Tác dụng: Thư giãn cơ vân và giãn mạch, tác dụng đến thần kinh trung ương và lớp cơ trơn thành mạch máu, làm tăng lượng máu và tuần hoàn. Còn có tác dụng ức chế quá trình phản xạ gây đau đớn. Thuốc được dùng trong cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ, liên quan đến các triệu chứng: hội chứng đốt sống cổ, viêm
  8. quanh khớp vai và thắt lưng (nói chung là cột sống). Liệt cứng liên quan đến bệnh mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau phẫu thuật (cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (tủy, đầu), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa não tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác. - Liều dùng: tùy theo tuổi tác và bệnh trạng từng người. - Chống chỉ định: người mang thai, người đang nuôi con bú, với trẻ em: chưa rõ độ an toàn của thuốc. - Lưu ý: Có thể bị tăng men gan (theo dõi cẩn thận), protein niệu ít gây ra nhưng cũng cần theo dõi. Phát ban, ngứa, nhức đầu, tê đầu chi, co cứng hoặc run chi, buồn nôn, nôn, chán ăn, khô
  9. miệng, táo bón, rối loạn tiêu hóa, bí đái và rối loạn đường niệu, mệt mỏi, chóng mặt, giảm trương lực cơ, đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi, phù nề, buồn ngủ hoặc mất ngủ. Không nên dùng cùng lúc với tolperison (tương tự eperison), methocarbamol là những chất liên quan hóa học (xem chữ này) gây nên vài tác dụng phụ khác như rối loạn điều tiết mắt... Diazepam và chống trầm cảm: Có một số trường hợp đau nặng và mạn tính nên dùng thuốc chống trầm cảm (ví dụ: doxepin, amitriptylin) và diazepam làm giãn cơ. Phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0