intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc dùng trong giải độc rượu

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

174
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rượu etylic (C2H5OH) sau khi uống được hấp thu vào cơ thể qua hệ tiêu hoá, sự hấp thu của rượu phần lớn xảy ra ở tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Thời gian hấp thu của rượu phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày. Nếu dạ dày đầy thức ăn thì rượu được hấp thu chậm do thức ăn mất nhiều thời gian nằm trong dạ dày hơn so với khi dạ dày rỗng. Tương tự như vậy, các thức ăn chứa nhiều mỡ sẽ làm rượu chậm hấp thu hơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc dùng trong giải độc rượu

  1. Thuốc dùng trong giải độc rượu Rượu etylic (C2H5OH) sau khi uống được hấp thu vào cơ thể qua hệ tiêu hoá, sự hấp thu của rượu phần lớn xảy ra ở tá tràng và đoạn hỗng tràng của ruột non. Thời gian hấp thu của rượu phụ thuộc vào tình trạng thức ăn có trong dạ dày. Nếu dạ dày đầy thức ăn thì rượu được hấp thu chậm do thức ăn mất nhiều thời gian nằm trong dạ dày hơn so với khi dạ dày rỗng. Tương tự như vậy, các thức ăn chứa nhiều mỡ sẽ làm rượu chậm hấp thu hơn so với các thức ăn chứa nhiều chất bột. Rượu được hấp thụ dễ dàng qua các màng tế bào. Nồng độ của rượu cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của rượu. Rượu được hấp thu tối đa khi có nồng độ từ 10 - 30%. Do sự chênh lệch nồng độ mà rượu được hấp thu yếu hơn khi có nồng độ dưới 10% và khi có nồng độ vượt quá 30%. Trong cơ thể, rượu được lan truyền đến các nội tạng qua đường máu. Rượu khuếch tán qua các màng sinh học vào các tế bào và các mô. Tốc độ lan truyền của rượu vào các mô có sự khác nhau, phụ thuộc vào sự tưới máu của các mô. Rượu tập trung rất nhanh ở tim, phổi, não... nhưng rất chậm ở các mô cơ và xương. Rượu cũng khuếch tán vào không khí trong phế nang với hệ số trao đổi cao. Khoảng 5% lượng rượu uống được thải trừ nguyên vẹn bằng đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở ra. Còn 95% lượng rượu được chuyển hoá tại gan. Sau khi đạt tới
  2. đỉnh cao, nồng độ trong máu thì nồng độ của rượu trong máu giảm dần phụ thuộc vào tốc độ chuyển hoá ở gan và bài tiết của rượu. Cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu. Say rượu và giải độc rượu Say rượu được chia thành 3 mức độ: Mức độ nhẹ: Say rượu mức độ nhẹ thấy ngưỡng cảm giác giảm, rối loạn chú ý, phản ứng chậm, tư duy logic giảm sút, hiểu biết xung quanh rất khó khăn, khả năng phê phán giảm, khí sắc dao động và thường là tăng, hay nổi khùng, dễ bị kích thích, thậm chí rất hung bạo. Các triệu chứng trên thường phối hợp với rối loạn vận động và rối loạn ngôn ngữ. Nồng độ rượu trong máu là 2%o, tính theo khối lượng cơ thể là 1-1,5 ml/kg. Khi có biểu hiện say rượu mực độ nhẹ thường
  3. điều trị tại nhà. Cho bệnh nhân nằm nghỉ trên giường, ủ ấm, uống nước chè pha đường nóng. Nếu bệnh nhân không nằm yên, có thể cố định bệnh nhân vào giường bằng 3 sợi dây to bản (1 tay đưa lên trên, tay kia đưa xuống dưới, 2 chân chụm vào nhau). Bệnh nhân đi vào giấc ngủ dài, sau ngủ dậy sẽ tỉnh táo. Có thể dùng thêm thuốc như sau để giúp bệnh nhân chóng tỉnh táo, hạn chế cảm giác mệt mỏi và đau đầu sau khi say rượu: vitamin B1 tiêm bắp. Các chế phẩm thay thế là ancopir, neurobion, vitamin 3B... Thời gian điều trị: 1 ngày. Mức độ trung bình: Say rượu mức độ trung bình rối loạn chú ý nặng hơn, bệnh nhân hay đãng trí, tri giác thiếu chính xác và sai thực tại. Quá trình hoạt động trí tuệ diễn ra với nhịp độ chậm hơn trước. Xuất hiện tư duy thiếu logic. Các ham thích cũ vượng lên đặc biệt là hoạt động tình dục. Nổi bật trong giai đoạn này là hành vi hung bạo, tấn công và thường gây gổ, đánh nhau gây nhiều phiền phức cho xung quanh. Xuất hiện các rối loạn phối hợp vận động làm cho bệnh nhân đi lại loạng choạng và nói khó. Nồng độ rượu trong máu là 2-5%o, tính theo khối lượng cơ thể là 1,5-2,5ml/kg. Ở mức độ này thường điều trị tại bệnh xá. Gây nôn cho bệnh nhân bằng các kích thích vật lý (ngoáy họng bằng lông gà, móc họng...) hoặc apomorphin. Cho uống nước chè đường nóng. Cố định bệnh nhân tại giường. Dùng vitamin B1 tiêm bắp. Không được dùng thuốc an thần (aminazin), chấn tĩnh (seduxen) hoặc thuốc ngủ (gardenal) vì dễ gây ức chế hô hấp. Cụ thể như sau:
  4. - Vitamin B1 tiêm bắp. Có thể thay thế vitamin B1 bằng các chế phẩm khác có chứa vitamin B1 như ancopir, nerobion, vitamin 3B... - Vitaplex truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút. Vitaplex có chứa vitamin B1, glucoza, điện giải nên thích hợp cho điều trị các bệnh nhân say rượu. Thời gian điều trị: 3 ngày Mức độ nặng: Say rượu mức độ nặng được biểu hiện bằng trạng thái choáng váng ngày càng tăng. Những giấc ngủ sâu kéo dài hơn. Trong nhiễm độc rượu nặng có thể gây ra trạng thái bán hôn mê hoặc hôn mê kèm theo các rối loạn cơ thể nặng. Nhiều trường hợp cần phải rửa dạ dày, trợ tim mạch và hô hấp. Nồng độ rượu trong máu cao hơn 5%o, tính theo khối lượng cơ thể là 2,5 - 3,5ml/kg. Nhưng lâm sàng là tài liệu chủ yếu đánh giá nghiện rượu vì nó tổng hợp tất cả các phương pháp để đánh giá. Trường hợp say rượu nặng nên điều trị tại bệnh viện. Cố định bệnh nhân tại giường, ủ ấm, rửa dạ dày, hút đờm rãi, thở ôxy. Bệnh nhân cần được truyền dịch để ổn định huyết áp, nuôi dưỡng và thải độc, cho vitamin B1. Nếu cần phải cho lợi tiểu (lasix tiêm bắp). Cần theo dõi chặt mạch, nhiệt độ, huyết áp, lượng nước tiểu, ý thức của bệnh nhân. Cụ thể như sau: - Vitamin B1 tiêm bắp. Có thể thay thế bằng các chế phẩm có chứa vitamin B1 như đã nói trên.
  5. - Piracetam tiêm tĩnh mạch. - Ringer lactat truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút. - Glucoza truyền tĩnh mạch 30 giọt/phút. - Lasix tiêm bắp. Thời gian điều trị: 5 - 7 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2