intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc kháng acid

Chia sẻ: Quynh Quynh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

193
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng acid là bất kỳ chất nào, thường là bazơ hoặc muối, có khả năng làm trung hòa acid dạ dày. Kháng acid tạo ra phản ứng trung hòa, làm tăng độ pH để giảm tính acid của dạ dày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc kháng acid

  1. Thuốc kháng acid Kháng acid là bất kỳ chất nào, thường là bazơ hoặc muối, có khả năng làm trung hòa acid dạ dày. Kháng acid tạo ra phản ứng trung hòa, làm tăng độ pH để giảm tính acid của dạ dày. Thuốc kháng acid được dùng qua đường uống để làm giảm trào ngược, chua miệng do dạ dày, hoặc khó tiêu. Tác dụng của nó là làm trung hòa phần acid dư ra của dạ dày. Một số kháng acid dạng kết hợp cũng có chứa cả simethicone có thể làm giảm triệu chứng đầy hơi. Kháng acid sử dụng một mình hoặc kết hợp với simethicone đều có thể được dùng để điều trị triệu chứng loét dạ dày hoặc tá tràng. Khi được sử dụng với liều lớn hơn liều dùng để kháng acid, magnesium hydroxide (magnesia) và magnesium oxide antacid còn cho tác dụng nhuận trường. Những thông tin được cung cấp trong bài viết này chỉ áp dụng cho những người sử dụng thuốc với tác dụng kháng acid mà thôi. Một số loại kháng acid như aluminum carbonate và aluminum hydroxide có thể được uống cùng với chế độ ăn ít phosphate để điều trị cho những người bị tăng phosphate máu. Aluminum carbonate và aluminum hydroxide cũng có thể được dùng với chế độ ăn ít phosphate để ngăn ngừa sự hình thành một số loại sỏi đường tiết niệu. Aluminum hydroxide cũng có thể được dùng trong một số trường hợp tùy theo sự quyết định của bác sĩ. Bạn có thể mua những loại thuốc này mà không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên bác sĩ có thể sẽ cho những hướng dẫn chuyên môn về cách dùng đúng và liều lượng tốt nhất cho bệnh của bạn. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu như bạn đang ở chế độ kiêng muối. Một số loại kháng acid có chứa một lượng lớn muối natri. Kháng acid được bán ở nhiều dạng:
  2. Hạt nhỏ  Hỗn dịch  Thuốc viên có thể nhai được  Dịch lỏng  Thuốc viên  Viên con nhộng bên trong là dịch lỏng  Viên con nhộng  Bột để hòa với nước thành hỗn dịch  Bột sủi  Viên sủi  Viên xốp  Viên phóng thích chậm  Dung dịch  TRƯỚC KHI SỬ DỤNG Dị ứng Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn bị phản ứng thuốc bất thường hoặc bị dị ứng với những thuốc trong nhóm này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu như bạn bị một loại dị ứng nào đó, chẳng hạn như phẩm nhuộm thực phẩm, chất bảo quản hoặc thú vật. Đối với những loại thuốc không cần kê toa, hãy đọc nhãn hiệu và thành phần thuốc in trên bao bì cẩn thận. Trẻ em Không nên dùng kháng acid ở trẻ nhỏ (dưới 6 tuổi) trừ khi được bác sĩ chỉ định. Do trẻ thường không thể mô tả triệu chứng t ốt như người lớn nên trước tiên bác sĩ sẽ cần phải khám lại. Có thể trẻ mắc những bệnh cần những cách điều trị khác. Nếu đúng như vậy thì kháng acid chẳng những không giúp ích được gì mà thậm chí nó còn gây ra những tác dụng không mong muốn và làm cho tình hình trở nên xấu đi. Ngoài ra, không nên lấy những thuốc có chứa aluminum hoặc magnesium cho những người trước tuổi trưởng thành hoặc trẻ em uống vì chúng có thể gây ra những tác dụng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những trẻ bị bệnh thận hoặc thiếu nước. Người lớn tuổi Kháng acid có chứa aluminum không nên được sử dụng bởi người lớn tuổi có vấn đề về xương hoặc bệnh Alzheimer. Aluminum có thể làm cho những tình trạng trên xấu đi. Có thai Những nghiên cứu về tác dụng của kháng acid trên thai kỳ vẫn chưa được thực hiện ở cả người và động vật. Tuy nhiên, đã có những báo cáo cho rằng kháng acid gây ra những tác dụng phụ trên những trẻ có mẹ dùng kháng acid trong một thời gian dài, đặc biệt là dùng
  3. với liều cao lúc mang thai. Ngoài ra, nên tránh những loại thuốc có chứa natri nếu như bạn muốn giữ lại nước trong cơ thể. Cho con bú Một số loại kháng acid có chứa aluminum, calcium, hoặc magnesium có thể đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn chưa có những báo cáo cho rằng những loại thuốc trên gây ra vấn đề gì cho trẻ. Tương tác thuốc Sử dụng kháng acid với bất kỳ như loại thuốc nào sau đây đều không được khuyến khích, nhưng vẫn có thể cần thiết trong một số trường hợp. Nếu cần phải dùng cả 2 loại thuốc, bác sĩ sẽ phải thay đổi liều lượng hoặc số lần dùng của một trong hai loại: Atazanavir  Dasatinib  Delavirdine  Licorice  Methotrexate  Mycophenolate Mofetil  Mycophenolic Acid  Tizanidine  Tolazoline  Những tương tác khác Một số loại thuốc không nên được dùng trong lúc hoặc xung quanh bữa ăn hoặc trong khi ăn một số loại thức ăn do có thể gây ra phản ứng. Hút thuốc hay uống rượu cùng lúc với một số loại thuốc cũng có thể gây ra phản ứng. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc chung với thức ăn, rượu hoặc thuốc lá. Những bệnh khác Sự hiện diện của một số bệnh có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn bị bất kỳ bệnh gì khác, đặc biệt là: Bệnh Alzheimer (đối với thuốc kháng acid có chứa aluminum) hoặc  Viêm ruột thừa (hoặc có dấu hiệu) hoặc  Gãy xương hoặc  Viêm ruột hoặc  Táo bón (nặng và đang tiếp diễn) hoặc  Trĩ hoặc  Tắc ruột hoặc  Chảy máu ruột hoặc trực tràng - kháng acid có thể làm cho những tình trạng này  trở nên xấu hơn.
  4. Phẫu thuật mở hậu môn ra da hoặc  Phẫu thuật hồi tràng hoặc  Viêm ruột - sử dụng kháng acid có thể làm cơ thể giữ nước và chất điện giải như  Natri và/hoặc Kali Phù (bàn chân hoặc chân) hoặc  Bệnh tinh mạch hoặc  Bệnh gan  Nhiễm độc thai - dùng kháng acid có chứa natri có thể làm cơ thể giữ nước  Bệnh thận - kháng acid có thể làm tăng nồng độ aluminum, calcium hoặc  magnesium trong máu do đó có thể gia tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sarcoidosis - dùng kháng acid có chứa calci có thể gây ra những vấn đề về thận  hoặc có quá nhiều calci trong máu Giảm khả năng hoạt động của tuyến cận giáp - dùng kháng acid có chứa calci có  thể làm calci có quá nhiều trong máu. CÁCH DÙNG THÍCH HỢP Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc viên nhai được: Nhai kỹ trước khi nuốt, như vậy sẽ giúp thuốc có tác dụng nhanh hơn và hiệu quả  hơn Đối với những bệnh nhân dùng thuốc để điều trị loét dạ dày hay tá tràng: Sử dụng chính xác trực tiếp và đầy đủ như lời dặn của bác sĩ để bảo đảm có thể  giảm triệu chứng một cách tốt nhất. Uống trong vòng 1 đến 3 giờ sau khi ăn và vào lúc ngủ để cho kết quả tốt nhất, trừ  khi có chỉ định khác của bác sĩ. Đối với những người uống aluminum carbonate hoặc aluminum hydroxide để ngừa sỏi thận: Uống nhiều nước để cho kết quả tốt nhất, trừ phi có hướng dẫn khác của bác sĩ.  Đối với những bệnh nhân uống aluminum carbonate hoặc aluminum hydroxide để điều trị tăng phosphate máu: Có thể bác sĩ sẽ muốn bạn theo chế độ ăn ít phosphate. Nếu có thắc mắc gì, hãy  trao đổi với bác sĩ. Liều lượng Liều lượng thuốc thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ hay những hướng dẫn dán ở nhãn. Những thông tin này chỉ bao gồm liều trung bình của
  5. thuốc. Nếu bạn được cho liều khác, đừng t ìm cách thay đổi trừ khi bác sĩ bảo bạn làm vậy. Lượng thuốc bạn uống vào tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc. Ngoài ra, số liều bạn uống mỗi ngày, thời gian giữa các liều tùy thuộc vào loại bệnh bạn đang cần được điều trị. Uống thiếu liều: nếu như bạn uống thiếu liều, hãy uống ngay khi có thể. Tuy nhiên, nếu như đã gần đến thời gian uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đó và quay trở lại lịch uống thuốc bình thường của mình. Không nên uống liều gấp đôi. Bảo quản: Giữ xa tầm tay trẻ em.  Giữ thuốc ở hộp kín ở nhiệt độ phòng, tránh xa nhiệt, chất ẩm và ánh sáng trực  tiếp. Tránh lạnh. Không giữ thuốc đã quá hạn hoặc thuốc không cần dùng đến nữa.  KHUYẾN CÁO Nếu thuốc được chỉ định bởi bác sĩ và bạn cần phải uống với liều cao hoặc trong thời gian dài, bác sĩ sẽ cần phải theo dõi diễn tiến bệnh bằng cách tái khám đều đặn để có thể chắc chắn thuốc không gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số loại xét nghiệm có thể bị thuốc gây ảnh hưởng. Hãy nói với bác sĩ nếu như bạn đang sử dụng thuốc trước khi làm bất kỳ xét nghiệm nào để xác định lượng acid trong dạ dày. Không dùng thuốc: Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm ruột thừa hoặc viêm ruột (chẳng hạn  như đau dạ dày hoặc đau vùng bụng dưới, co thắt, bụng to, nôn ói). Thay vào đó, nên đi khám bệnh ngay khi có thể Trong vòng 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn khi đã uống 1 loại thuốc khác. Như vậy, bạn  có thể giúp cho loại thuốc bạn đang dùng hoạt động hiệu quả. Đối với những bệnh nhân có chế độ kiêng muối nghiêm ngặt: Một số loại kháng acid (đặc biệt là những loại có chứa sodium bicarbonate) có  chứa một lượng lớn muối. Nếu bạn có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ về vấn đề này. Đối với những bệnh nhân uống thuốc để chống tăng acid dạ dày: Không nên dùng trên 2 tuần trừ khi bác sĩ yêu cầu. Kháng acid chỉ được nên dùng  để giảm triệu chứng tạm thời. Nếu kháng acid không có tác dụng trên dạ dày của bạn hoặc bị tái phát, hãy đi  khám bệnh.
  6. Dùng kháng acid có chứa magne hoặc natri bicarbonate quá thường xuyên hoặc ở  liều cao có thể cho tác dụng nhuận trường. Điều này xảy ra khá thường xuyên và tùy vào mức độ nhạy cảm của mỗi người với thuốc Đối với những bệnh nhân dùng kháng acid có chứa aluminum (bao gồm magaldrate): Trước khi thực hiện các xét nghiệm có chứa chất phóng xạ, hãy báo với bác sĩ  rằng bạn đang dùng loại thuốc này. Kết quả của xét nghiệm có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng acid có chứa aluminum. Đối với những bệnh nhân cùng kháng acid có chứa calci hoặc natri bicarbonate: Không dùng kháng acid chung với một lượng lớn sữa hoặc các sản phẩm của sữa  vì có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị các tác dụng phụ. TÁC DỤNG PHỤ Ngoài những tác dụng chính, thuốc còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả những tác dụng phụ đều xảy ra, nhưng nếu chúng xuất hiện, cần phải có sự quan tâm đúng mức của các bác sĩ. Mặc dù những tác dụng phụ được đề cập dưới đây rất hiếm khi xuất hiện khi sử dụng thuốc đúng cách, chúng có thể xuất hiện nếu như: uống quá nhiều, uống với liều cao, uống trong thời gian dài hoặc bệnh nhân đã bị bệnh thận trước đó. Hãy đi khám bệnh ngay khi có thể nếu một trong những tác dụng phụ sau đây xảy ra: Đối với thuốc có chứa aluminum (bao gồm magaldrate): Đau xương  Táo bón (nặng và đang tiếp diễn)  Cảm thấy khó ở (đang tiếp diễn)  Ăn mất ngon (đang tiếp diễn)  Thay đổi tính t ình  Yếu cơ  Phù cổ tay hoặc mắt cá chân  Sụt cân (một cách bất thường)  Đối với thuốc có chứa calci: Táo bón (nặng và đang tiếp diễn)  Tiểu khó hoặc tiểu đau  Muốn đi tiểu thường xuyên  Nhức đầu (đang tiếp diễn)  Ăn mất ngon (đang tiếp diễn)  Thay đổi tính t ình 
  7. Đau cơ hoặc co giật  Nôn hoặc buồn nôn  Căng thẳng hoặc bồn chồn  Thở chậm  Mệt mỏi hoặc yếu ớt bất thường  Đối với những loại kháng acid có chứa magne (bao gồm magaldrate) Tiểu khó hoặc tiểu đau (với magnesium trisilicate)  Chóng mặt hoặc hoa mắt  Cảm thấy khó ở (đang tiếp diễn)  Loạn nhịp tim  Ăn mất ngon (đang tiếp diễn)  Thay đổi tính t ình  Yếu cơ  Mệt mỏi hoặc yếu ớt bất thường  Sụt cân (một cách bất thường)  Đối với những loại kháng acid có chứa Natri bicarbonate: Thường xuyên mắc tiểu  Nhức đầu (đang tiếp diễn)  Ăn mất ngon (đang tiếp diễn)  Đau cơ hoặc co giật  Nôn hoặc buồn nôn  Căng thẳng hoặc bồn chồn  Thở chậm  Phù bàn chân hay cẳng chân  Miệng có vị khó chịu  Mệt mỏi hoặc yếu ớt bất thường  Một số tác dụng phụ có thể không cần sự can thiệp của bác sĩ. N hững tác dụng phụ này có thể tự khỏi trong lúc điều trị do cơ thể có thể tự điều chỉnh được với thuốc. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể nói với bạn cách phòng ngừa hoặc giảm bớt những tác dụng phụ trên. Hãy báo với bác sĩ nếu như bất kỳ những tác dụng phụ nào sau đây tiếp tục diễn ra hoặc gây khó chịu cho bạn hoặc bạn có bất cứ thắc mắc gì: Thường gặp: Vị khó chịu  Ít gặp hơn: Táo bón (nhẹ)  Tiêu chảy hoặc bị nhuận trường  Khát nước nhiều 
  8. Phân đổi màu lốm đốm hoặc trắng  Co thắt dạ dày  Một số tác dụng phụ khác có thể không được liệt kê ở đây. Nếu bạn thấy mình gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy báo với bác sĩ. MỘT SỐ TÊN THUỐC Tại Mỹ Alternagel  Alu-Cap  Arglaes Powder  Brioschi  Dewee's Carminative  Dulcolax Milk of Magnesia  Kaopectate  Mag-Gel 600  Mag-Ox 400  Neut  Pepto Bismol  Phillips Milk of Magnesia  Riopan  Rolaids  Tums  Tại Canada Alumag  Amphojel  Amphojel 500  Antacid  Antacid Plus  Antacid Stomaax  Antacid Stomaax Plus Simethicone Antiflatulent  Baros  Bismuth Extra Strength  Bismuth Original Formula  Camalox  Diovol 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2