Thuốc kháng sinh trong thực phẩm
lượt xem 3
download
Tình trạng ô nhiễm, nhịp sống căng thẳng, cộng với chế độ ăn uống thiếu cân bằng đã khiến hệ miễn dịch của con người trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho bệnh tật dễ dàng bộc phát. Để đánh thức hệ miễn dịch, cách đơn giản và trực tiếp nhất là bắt đầu từ việc cải thiện chế độ ăn uống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuốc kháng sinh trong thực phẩm
- Thuốc kháng sinh trong thực phẩm
- Tình trạng ô nhiễm, nhịp sống căng thẳng, cộng với chế độ ăn uống thiếu cân bằng đã khiến hệ miễn dịch của con người trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho bệnh tật dễ dàng bộc phát. Để đánh thức hệ miễn dịch, cách đơn giản và trực tiếp nhất là bắt đầu từ việc cải thiện chế độ ăn uống. Ảnh: Inmagine Tại Việt Nam, theo số liệu bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố chúng ta có 2 thành phố nằm trong danh sách 6 thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Theo một nghiên cứu khác do Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số 8 nước Đông Nam Á về chỉ số môi trường ổn định. Cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số thành phố , việc ăn ngoài quá nhiều và tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém đáng báo động đã bào mòn sức đề kháng của người dân Việt Nam, khiến cơ thể
- phản ứng quá chậm để chống đỡ các tấn công của các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Để đánh thức hệ miễn dịch, cách đơn giản và trực tiếp nhất nên bắt đầu từ việc cải thiện chế độ ăn uống. Các chất kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình, chỉ cần chú ý về liều lượng là mọi người sẽ có thể sở hữu một “sức khỏe vàng”. Sữa chua Sữa chua giúp bổ sung vi khuẩn “tốt” probiotic có chức năng như một quản gia, coi sóc mọi mặt của sức khỏe. Công việc chính của vi khuẩn “tốt” probiotic trong cơ thể con người bao gồm “gia cố” hệ miễn dịch của ruột và của cơ thể nói chung để chống lại các vi khuẩn gây bệnh, kích thích sự phát triển của niêm mạc ruột giúp miễn dịch tại chỗ. Ngoài ra, probiotic còn có hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá carbohydrat, tinh bột, các chất đường đơn ở đại tràng, tổng hợp các vitamin và acid béo, điều hòa chức năng tiêu hoá từ đó chống nôn trớ, đầy bụng và táo bón. Bạn nên tiêu thụ 350gr sữa chua mỗi ngày để tăng cường tối đa sức đề khác cho cơ thể.
- Ảnh: Inmagine Tỏi Ăn nhiều tỏi để tăng sức đề kháng vì trong tỏi có chứa allicin thành phần hoạt chất chống nhiễm trùng và kháng vi khuẩn rất hữu hiệu. Các nhà nghiên cứu Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 146 người. Kết quả sau 12 tuần cho thấy những người ăn các chiết suất từ tỏi đã giảm được 2/3 nguy cơ bị cảm so với những người khác. Các nghiên cứu khác cho thấy những người ăn nhiều hơn 6 tép tỏi ít bị ung thư trực tràng và giảm tỷ lệ ung thư dạ dày đến 50%. Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên ăn 2 tép tỏi sống mỗi ngày và thêm tỏi bằm vào các món ăn của bạn mỗi tuần, càng thường xuyên càng tốt.
- Cá Trong cá có selenium, chất hỗ trợ việc sản xuất protein của bạch cầu giúp đẩy lùi vi trùng cúm ra khỏi cơ thể. Cá hồi, cá thu và cá trích là các loài cá chứa nhiều chất béo omega-3 làm giảm viêm, giúp lưu thông khí huyết và bảo vệ phổi khỏe mạnh trước tác động của bệnh cảm và nhiễm trùng đường hô hấp. Ăn 170 gr cá mỗi tuần, trừ trường hợp bạn đang có hoặc chuẩn bị mang thai. Ảnh: Inmagine Thịt bò Kẽm được xem là vệ sĩ nòng cốt bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại virus cảm cúm. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine cho biết việc sử dụng những loại thuốc chứa kẽm khi bị
- cảm sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng ho, đau đầu, viêm họng, nghẹt mũi. Kẽm đặc biệt có nhiều trong thịt bò và các loại thịt đỏ. Theo tiến sĩ William Boisvert, chuyên gia dinh dưỡng và miễn dịch, tác dụng của kẽm là thúc đẩy sự phát triển của bạch cầu, tế bào thuộc hệ nhiễn dịch đóng vai trò phát hiện và tiêu diệt các tác nhân có hại từ bên ngoài. 85gr thịt bò cung cấp 30% lượng chất kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn đang áp dụng chế độ giảm cân hạn chế thiệt bò vẫn có thể tìm nguồn kẽm thay thế trong hàu, ngũ cốc, thịt lợn, gia cầm, sữa chua, sữa tươi… Canh gà Một chén canh gà nóng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe khi bị đau ốm, nhất là đối với người lớn tuổi. Hiệu quả của món ăn này có tác dụng như một liều thuốc chống viêm, chống vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, giúp cơ thể mau lại sức khỏe. Vì vậy, khi ốm, bạn nên dùng một chén canh gà nóng; hơi nóng của canh sẽ giúp làm thông mũi và các dưỡng chất trong gà sẽ bồi bổ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và lấy lại vị giác bị mất do những biến đổi trong cơ thể đang yếu mệt. Trà L-theanine là hoạt chất có chức năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể có rất nhiều trong trà, bao gồm các loại trà xanh, hồng trà. Lượng caffeine trong trà
- cao hay thấp, thậm chí khi đã được xử lý để loại trừ hoàn toàn đều không ảnh hưởng đến tác dụng kháng thể của trà. Kết quả một nghiên cứu của trường đại học Harvard cho thấy những người uống 5 tách hồng trà mỗi ngày, liên tục trong vòng 2 tuần có lượng interferon trong máu, nhóm các protein tự nhiên được sản xuất từ các tế bào của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus cao gấp 10 lần so với những người hoàn toàn không uống trà trong khoảng thời gian tương đương. Khoai lang Ảnh: Inmagine Có thể bạn chưa biết nhưng làn da của chúng ta cũng là một thành phần thuộc hệ thống miễn dịch và là hàng rào ngăn chặn các loại virus có hai thâm nhập vào cơ thể ngay từ vòng ngoài. Để có một làn da khỏe mạnh, chúng ta cần vitamin A. Theo ông David Katz, cố vấn kiêm giám đốc Trung
- tâm nghiên cứu phòng chống Yale-Griffin Derby, Hoa kỳ đã nhận định rằng: “Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất của mô liên kết cho da”. Một trong những cách tốt nhất để hấp thu vitamin A là thông qua các nguồn thực phẩm chứa beta-carotene như khoai lang. Beta-carotene sẽ được hóa thành vitamin A sau khi vào cơ thể. 100gr khoai lang cung cấp cung cấp 170 calo và 40% lượng vitamin A cần thiết cho nhu cầu hàng ngày. Bạn cũng có thể tìm thấy vitamin A trong các loại rau củ màu đỏ như cà rốt, bí, bí đỏ… Nấm Việc ăn nấm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đã được người dân của nhiều quốc gia áp dụng trong suốt nhiều thế kỷ qua. Các nhà nghiên cứu đương đại đã tìm ra được lý do đằng sau thói quen này. Douglas Schar, giám đốc của Viện Y Dược Thảo Washington, Mỹ đã giai thích rằng: “Nghiên cứu cho thấy rằng nấm đẩy mạnh việc sản xuất và hoạt động của bạch cầu, đặc biệt là khi bạn đang bị nhiễm trùng”. Liều tối ưu của bạn là 7-28 gr mỗi lần và dùng vài lần trong ngày. Loại nấm giúp tăng sức đề kháng hữu hiệu nhất là nấm đông cô, và nấm linh chi. Trái cây cho vitamin C Vitamin C từ lâu đã được xem là có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng cảm lạnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Quốc gia Úc trước đây đã từng cho thấy, vitamin C có thể rút ngắn thời gian điều trị và
- các triệu chứng nặng của cảm ở những người bị nhiễm lạnh hay gặp căng thẳng quá mức. Ngoài tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vitamin C còn có vai trò trong chữa lành vết thương, giúp nhanh liền sẹo, bảo vệ các sụn, xương, răng. Nên bổ sung vitamin C hàng ngày (khoảng 60 mg) từ thuốc bổ sung vitamin hay các nguồn thực phẩm rau củ, trái cây giàu vitamin C như: cam quýt, ớt ngọt (xanh, đỏ), dâu, khoai tây… Cũng cần lưu ý rằng không nên bổ sung quá liều vitamin C sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy, da nổi mẩn đỏ…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trường phái Dada (Dadaism)
4 p | 320 | 26
-
23 công dụng không thể bỏ qua của quả chanh
4 p | 100 | 18
-
Trọn bộ công thức chăm sóc da bằng lô hội (Phần 1)
5 p | 93 | 12
-
Tôn Đức Lượng – người ký họa lịch sử
18 p | 74 | 7
-
Điểm Mặt 5 Thực Phẩm Dễ Gây Viêm Loét Dạ Dày
4 p | 64 | 6
-
Trị khớp bằng tỏi ngâm
3 p | 66 | 5
-
Dùng tỏi thế nào để tốt cho sức khỏe?
3 p | 76 | 4
-
6 nhóm thực phẩm phòng chống bệnh cảm mùa thu
5 p | 52 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn