THUỐC SỬ DỤNG TRONG HOÁ TRỊ LIỆU
lượt xem 14
download
Sau bài học này, sinh viên có thể: Liệt kê được các nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu. Trình bày được các cơ chế tác động chính của thuốc. Hiểu được nguyên nhân, các dạng và cơ chế đề kháng thuốc của vi khuẩn. Biết được độc tính và các tác dụng phụ của các nhóm kháng sinh quan trọng. Trình bày được nguyên tắc cách sử dụng an toàn, hợp lý các kháng sinh thông dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THUỐC SỬ DỤNG TRONG HOÁ TRỊ LIỆU
- THUỐC SỬ DỤNG TRONG HOÁ TRỊ LIỆU Thuốc kháng sinh. Thuốc trị bệnh lao. Thuốc trị bệnh phong. Thuốc kháng nấm. Thuốc phòng ngừa và trị nhiễm virus. Thuốc trị nhiễm Herpes (HSV) và nhiễm VSV. Thuốc trị nhiễm HIV/AIDS. Thuốc trị viêm gan. Thuốc trị sốt rét. Thuốc trị lỵ amib. Thuốc trị giun sán. Thuốc trị ung thư.
- KHÁNG SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ Khoa Dược Bộ môn Dược lý
- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau bài học này, sinh viên có thể: Liệt kê được các nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu. Trình bày được các cơ chế tác động chính của thuốc. Hiểu được nguyên nhân, các dạng và cơ chế đề kháng thuốc của vi khuẩn. Biết được độc tính và các tác dụng phụ của các nhóm kháng sinh quan trọng. Trình bày được nguyên tắc cách sử dụng an toàn, hợp lý các kháng sinh thông dụng.
- Tài liệu tham khảo
- I. ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ PHÁT MINH Antony van Louis Pasteur Alexander Fleming Leeuwenhoek (1822-1895) (1881-1955) (1632-1723)
- I. ĐỊNH NGHĨA Kháng sinh là những chất xuất xứ từ những sinh thể như vi khuẩn, nấm, Actinomycetes hoặc do bán tổng hợp hay tổng hợp được. Hệ số trị liệu của kháng sinh rất cao, có khả năng ngăn chặn một vài diễn tiến trong quá trình sống của một số vi khuẩn, vi sinh vật, sinh vật đa bào ngay ở liều lượng nhỏ, và với liều lớn hơn cũng không hoặc ít gây hại đến tế bào người sử dụng.
- I. ĐỊNH NGHĨA Khả năng ngăn chặn quá trình sống của vi khuẩn thể hiện: Tính kiềm khuẩn (Bacteriostatic): Kháng sinh chỉ ức chế tạm thời sự phát triển của vi khuẩn. Nếu ngừng thuốc, vi khuẩn có thể phát triển trở lại, gây nhiễm trùng tái phát. Tính diệt khuẩn (Bactercidal): Kháng sinh gắn vào các vị trí tác động của nó trên tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng. Khái niệm về tác dụng kiềm khuẩn và diệt khuẩn giúp sử dụng đúng kháng sinh: - Trong nhiễm trùng nhẹ: Kháng sinh kiềm khuẩn. - Trong nhiễm trùng nặng: Kháng sinh diệt khuẩn. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang tính tương đối.
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Phổ kháng khuẩn: Do kháng sinh có tác dụng theo cơ chế đặc hiệu nên mỗi kháng sinh chỉ có tác động trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ kháng khuẩn của kháng sinh.
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Phổ kháng khuẩn: Vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh A và E, đề kháng với kháng sinh C và D; có một sự đề kháng trung bình với kháng sinh B
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) Hans Christian Joachim Gram (1853 – 1938) Staphylococcus aureus Escherichia coli
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Phổ kháng khuẩn:
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Phổ kháng khuẩn: Phổ kháng khuẩn hẹp. Phổ kháng khuẩn rộng.
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Nồng độ kiềm khuẩn tối thiểu hay MIC (Minimal Inhibitory Concentration): nồng độ tối thiểu của kháng sinh cần có để ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong 18-24 giờ. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu hay MBC (Minimal Bactericidal Concentration): nồng độ cần có của kháng sinh khử trùng môi trường hoặc làm suy giảm đi 99,9% số lượng vi khuẩn. MBC Tỷ lệ = MIC Nếu tỷ lệ này >4: là kiềm khuẩn. Nếu tỷ lệ này ≈1: là diệt khuẩn.
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Thông thường MBC = 2-8 lần MIC. Các kháng sinh diệt khuẩn có MBC gần với MIC và dễ đạt nồng độ bằng MBC trong huyết tương, như PNC, cephalosporin, aminoglycosid,… Cáùc kháng sinh kiềm khuẩn có MBC> MIC và khó đạt được nồng độ bằng MBC trong huyết tương, như tetracyclin, chloramphenicol, macrolid,..
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Sự nhạy cảm: Vi khuẩn nhạy cảm với một kháng sinh khi vi khuẩn đó bị diệt ở liều và đường dùng thông thường. Nồng độ kháng sinh/huyết tương > MIC. Sự kháng thuốc (Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn): Nồng độ an toàn của kháng sinh/huyết tương (mcg/ml)
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Tỷ số diệt khuẩn: Là thước đo hiệu lực kháng sinh in vivo; giúp xác định khả năng diệt khuẩn của một loại kháng sinh tại nồng độ đỉnh trong huyết tương và trong suốt thời gian cách liều. Nồng độ thuốc trong huyết tương (mcg/ml) Tỷ số diệt khuẩn = Nồng độ ức chế tối thiểu (mcg/ml) Tỷ số diệt khuẩn lớn hơn hoặc bằng 2 được xem là giá trị mong đợi và dự đoán có thể loại trừ hết vi khuẩn trong trị liệu lâm sàng.
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Tỷ số diệt khuẩn MIC trung bình của cephalothin trên S. aureus là 0,5 mcg/ml và của cefazolin là 1,0 mcg/ml. Như vậy cephalothin có hoạt tính trên S.aureus gấp 2 lần cefazolin. Trên thực tế, Cmax/huyết thanh của cephalothin sau một liều 2g là khoảng 100mcg/ml. Tỷ số diệt khuẩn của thuốc trên S.aureus sẽ là 100/0,5 = 200. Khi IV liều 1g cefazolin, Cmax/huyết thanh của thuốc khoảng 200mcg/ml. Tỷ số diệt khuẩn của cefazolin là 200/1 = 200. Như vậy tỷ số diệt khuẩn của 2 thuốc tương tự nhau. Do nồng độ cao hơn trong máu của cefazolin đã bù trừ
- I. ĐỊNH NGHĨA Một số khái niệm về hoạt tính của kháng sinh Độc tính chọn lọc: Là độc tính làm tổn hại đến quá trình tổng hợp hoặc chuyển hóa của vi sinh vật gây bệnh mà tế bào động vật có thể dung nhận được.
- II. PHÂN LOẠI KHÁNG SINH (Theo cấu trúc hóa học) 1. Nhóm BETA-LACTAM: 1.1. Phân nhóm Penicillin. 1.1.1. Benzylpenicillin: PNC G, procain-PNC, Benzathine-PNC 1.1.2. Phenoxypenicillin: PNC V 1.1.3. PNC kháng penicillinase (chống tụ cầu): Oxacillin, Cloxacillin Dicloxacillin, Methicillin, Nafcillin 1.1.4. AminoPNC: Ampicillin, Amoxicillin, bacampicillin, Methampicillin 1.1.5. CarboxyPNC: Carbenicillin, Ticarcillin 1.1.6. UreidoPNC :Azlocillin, Mezlocillin, Piperacillin 1.1.7. Carbapenem: Imipenem, Ertapenem, meropenem. 1.1.8. Monobactam: Aztreonam. 1.1.9. Ức chế beta-lactamase: Acid clavulanic, Sulbactam
- II. PHÂN LOẠI KHÁNG SINH Theo cấu trúc hóa học 1. Nhóm BETA-LACTAM: 1.2. Phân nhóm Cephalosporin: 1.2.1. Thế hệ 1: Cephalothin, Cephalexin, Cephaloridin, Cefatrizin, Cefapirin, Cefadroxil. 1.2.2. Thế hệ 2: Cefuroxime, Cefuroxime acetyl, Cefamandole, Cefoxitin, Cefotetan, Cefmetazole. 1.2.3. Thế hệ 3: Cefotaxime, Cefoperazone, Ceftriaxone, Ceftizoxime, Moxalactam, Ceftazidime, Cefixime, Latamoxef. 1.2.4. Thế hệ 4: Cefpirome (Cefron), cefepim (Axepim).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc điều trị và vacxin sử dụng trong thú y part 6
18 p | 150 | 31
-
Cây hoa chữa bệnh (Hoa trị liệu pháp)_Phần 7
20 p | 143 | 30
-
Thalidomide trong điều trị bệnh đau tủy xương
5 p | 232 | 28
-
Thông tin dược lâm sàng: Hướng dẫn pha chế và thực hiện một số thuốc điều trị ung thư
14 p | 174 | 24
-
Hóa trị liệu trong điều trị ung thư
5 p | 194 | 22
-
METHOTREXAT TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DA LIỄU (Kỳ 1)
5 p | 183 | 22
-
TÁC DỤNG ỨC CHẾ TOPOISOMERASE-I CỦA CÁC CHẤT TƯƠNG ĐỒNG BENZO[C]PHENATHRIDIN
22 p | 198 | 19
-
Liệu pháp mới trong điều trị bệnh thoái hóa khớp
4 p | 143 | 18
-
Một số thuốc ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp
3 p | 97 | 6
-
Nghiên cứu điều chế một số chất trung gian sử dụng trong tổng hợp amantadin làm thuốc điều trị bệnh cúm A
8 p | 85 | 6
-
Methotrexat và ứng dụng trong điều trị da liễu
3 p | 87 | 5
-
Hóa trị liệu và bệnh viêm gan
4 p | 67 | 4
-
Phân tích chi phí sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh giai đoạn 2023-2024
6 p | 6 | 2
-
Phân tích sử dụng thuốc G-CSF trong dự phòng biến cố giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An
8 p | 11 | 2
-
Điều trị giải mẫn cảm với thuốc điều trị ung thư Epotosid
5 p | 42 | 2
-
Giáo trình Y học hạt nhân và xạ trị (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
64 p | 3 | 1
-
Giáo trình Sử dụng thuốc trong điều trị (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
100 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn