intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao

Chia sẻ: Ha Thi Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với người bị cholesterol máu cao, điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng tốt; chưa nói đến các thuốc này thường đắt, không phải ai cũng đủ khả năng mua lâu dài. Các chuyên gia tim mạch đã đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả, đó là kết hợp điều trị bằng thuốc và... thức ăn. Bình thường cholesterol là chất cần thiết và có lợi, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng, sợi thần kinh, hormone (như hormone sinh dục nam, nữ), vitamin (như vitamin D), giúp gan sản xuất ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao

  1. Thuốc và ăn uống khi cholesterol cao
  2. Với người bị cholesterol máu cao, điều trị bằng thuốc không phải lúc nào cũng tốt; chưa nói đến các thuốc này thường đắt, không phải ai cũng đủ khả năng mua lâu dài. Các chuyên gia tim mạch đã đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả, đó là kết hợp điều trị bằng thuốc và... thức ăn. Bình thường cholesterol là chất cần thiết và có lợi, vì nó là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng, sợi thần kinh, hormone (như hormone sinh dục nam, nữ), vitamin (như vitamin D), giúp gan sản xuất ra acid mật, có lợi cho tiêu hóa. Người ta chia cholesterol thành hai loại: - Loại có lợi: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng cao, có chức năng mang cholesterol tích trong mạch máu ra ngoài.
  3. - Loại có hại: Là loại phức hợp giữa cholesterol với lipoprotein phân tử lượng thấp, có chức năng làm cho chất béo bám vào thành mạch gây xơ mỡ động mạch. Bình thường lượng cholesterol toàn phần nhỏ hơn 200mg%. Khi lớn hơn 240mg% là cao. Tuy nhiên chỉ khi nào loại cholesterol có hại quá cao (lớn hơn 180mg%) và loại cholesterol có lợi quá thấp (dưới 35mg%) thì lúc đó mới có sự rối loạn cân bằng cholesterol. Thầy thuốc căn cứ vào sự rối loạn cân bằng này và tiền sử bệnh tật của người bệnh mới quyết định có dùng thuốc hay không. Ðừng vì hiểu không thấu đáo, quá lo lắng, tự ý mua thuốc dùng. Điều trị bằng thuốc Thuốc làm hạ cholesterol thường có 4 nhóm chính, nhưng thường dùng nhất là nhóm fibrat và statin. - Nhóm fibrat: biệt dược thông dụng là lypanthyl (viên 100mg, 300mg), làm giảm loại cholesterol có hại, tăng cholesterol có lợi, lập lại cân bằng bình thường về hai loại
  4. này. Nhờ thế làm giảm hẳn lượng cholesterol trong máu (nếu dùng lâu dài) và từ đó làm giảm nguy cơ xơ mỡ động mạch. Tuy nhiên thuốc loại này thường làm tổn thương cơ (thường xảy ra hơn đối với người bị đau cơ lan tỏa), ảnh hưởng xấu đến thận và gan (làm tăng chỉ số transaminnaza). Vì thế không được dùng cho người suy gan thận, với người bình thường khi dùng cũng phải định kỳ kiểm tra chức năng gan (đo chỉ số transaminaza). - Nhóm statin: Biệt dược thông dụng là lescol (viên 20mg). So với nhóm trên, thì nhóm này làm giảm cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi với mức mạnh hơn, do đó ngăn ngừa tốt hơn nguy cơ xơ mỡ động mạch và một số bệnh tim khác. Một ưu điểm khác là thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn (khoảng 98%). Thuốc có những tác dụng độc như nhóm trên nên cũng có khuyến cáo tương tự. Ngoài ra chưa có các
  5. thông tin đầy đủ cho trẻ dưới 18 tuổi nên không nên dùng cho đối tượng này. - Nhóm niacin: biệt dược thông dụng niacin (viên nén 5, 50, 100, 150 và 500mg, ống tiêm 1ml chứa 0,17% niacin). Thuốc làm giãn nở các động mạch nhỏ, mao mạch, giảm cholesterol máu. Thường dùng phối hợp với nhóm statin. Cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, không dùng cho trẻ em, hết sức thận trọng khi dùng cho người sỏi mật, người có bệnh mạch vành. Theo dõi cẩn thận người bệnh có tiền sử vàng da, có bệnh gan hay loét tiêu hóa nếu phải dùng thuốc. Cấm dùng với người rối loạn chức năng gan, loét tiêu hóa, chảy máu động mạch. - Nhóm resin: biệt dược thông dụng là cholestyramin hoặc cholestipal. Thuốc làm giảm loại lipoprotein phân tử lượng thấp (tức gián tiếp làm giảm cholesterol có hại) và từ đó làm giảm lượng cholesterol toàn phần xuống 25-30%, làm giảm sự tích tụ lipít ngoài thành mạch.
  6. Tuy nhiên bản chất của thuốc là nhựa trao đổi ion, không bị hấp thu qua đường tiêu hóa, sau 3-6 tuần không dùng thuốc, lượng lipoprotein phân tử lượng thấp và cholesterol toàn phần lại tăng lên. Thuốc có thể gây táo bón và tiêu chảy, nôn, nhưng sẽ tự mất đi khi ngừng dùng. Hiện nay, người ta còn dùng một loại thuốc mới có tên là lipotropic, thực chất là một hỗn hợp gồm các chất hướng mở, vận chuyển mỡ. Hỗn hợp này làm tăng việc sản xuất ra lecithin do đó giúp hòa tan cholesterol, giảm lượng cholesterol thành mạch, ngăn ngừa nguy cơ xơ mỡ động mạch... Những thuốc nói trên thường đắt, khó dùng. Thầy thuốc chỉ cho khi có sự rối loạn mất cân bằng cholesterol thực sự và khi tiền sử người bệnh không có bệnh tim mạch, tiểu đường. Phòng chữa bệnh bằng ăn uống
  7. Trong các trường hợp còn lại, thầy thuốc thường khuyên điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn thích hợp, cụ thể là: - Phần năng lượng do chất béo cung cấp hàng ngày chỉ được chiếm dưới 30% (khoảng 700Kcalo) so với tổng năng lượng cần dùng hàng ngày (khoảng 2.200 Kcalo). Cơ cấu chất béo phải thay đổi. Giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, pho- mát, margarin...). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng...) vì chúng làm giảm cholesterol toàn phần và giảm cholesterol có hại. - Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao. Nhu cầu hàng ngày là 300mg cholesterol. Một lòng đỏ trứng có trung bình 215mg cholesterol. Thực phẩm hàng ngày không chỉ có trứng mà còn có các loại chứa cholesterol khác (như thịt, sữa, gan, bơ, lòng súc vật...). Mỗi tuần chỉ nên ăn ba quả trứng là vừa. Trong 100g tôm có 195mg cholesterol nhưng ít ai ăn tới 100g tôm một ngày nên người ta không đề cập đến việc kiêng
  8. tôm. Thịt có màu đỏ (bò, trâu, lợn...) có nhiều cholesterol và acid béo hão hòa và sự hiện diện cả 2 chất này là không lợi cho bệnh tim mạch. - Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng ớt. Mỗi ngày nên ăn 200 gam rau lá 100 gam củ, quả non, 200 gam quả chín. - Ăn cá nhiều hơn ăn thịt, nên chọn loại cá béo, loại chất béo omega-3 có trong mỡ cá béo sẽ làm giảm lipit máu, giảm cholesterol máu. Như vậy, người bị cholesterol cao không nên kiêng khem quá; nếu biết cách ăn, vẫn có thể béo khỏe. Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần vận động thường xuyên kiên trì (như dọn dẹp, lên xuống cầu thang, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh...) để giảm mập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2