108<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014<br />
<br />
THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG:<br />
TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM<br />
Nguyễn Khánh Trung, Lê Thị Hoàng Dung1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Thương hiệu nhà tuyển dụng được nhìn nhận là hình ảnh một tổ chức như một ‘nơi tuyệt<br />
vời để làm việc’ trong tâm trí của nhân viên hiện tại và các bên liên quan trong thị trường bên<br />
ngoài (ứng viên năng động và thụ động, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác). Do đó,<br />
quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng chính là quá trình xây dựng một bản sắc<br />
nhà tuyển dụng độc đáo, dễ nhận biết. Ngày nay, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng được<br />
xem như một giải pháp chiến lược nhằm thu hút và giữ chân người tài của các doanh nghiệp<br />
trong một thị trường nhân lực đầy cạnh tranh. Đặc biệt là tại Việt Nam, khi hội nhập sâu vào<br />
nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức to lớn trong<br />
việc cạnh tranh về nhân lực với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia hùng<br />
mạnh về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý. Bài viết này đưa ra các khái niệm về xây<br />
dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng như xem xét thực tiễn xây dựng thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng của một số doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, hàm ý về các giải pháp xây dựng thương hiệu<br />
nhà tuyển dụng cho doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được thảo luận.<br />
Từ khoá: Thương hiệu nhà tuyển dụng.<br />
ABSTRACT<br />
Employer brand is seen as the image of an organization as a ‘great place to work’ in the<br />
mind of current employees and key stakeholders in the external market (active and passive<br />
candidates, clients, customers and other key stakeholders). Therefore, the process of building an<br />
employer brand is also the process of building an identifiable, unique employer identity. Today,<br />
employer branding is seen as a strategic solution for attracting and retaining talents of<br />
enterprises in a competitive labor market. Especially in Vietnam, while intergration into the<br />
world economy, Vietnam enterprises face enormous challenges in competiton for human<br />
resources with foreign firms and multinational corporations which are strong in finance,<br />
business and management experiences. This paper brings out the concept of employer branding<br />
as well as considers it in practice of some Vietnam enterprises. Hence, implications of employer<br />
branding for Vietnam enterprises will be discussed.<br />
Keywords: Employer brand.<br />
1. Giới thiệu<br />
Kể từ khi thuật ngữ “Cuộc chiến nhân<br />
tài” (The war for talent) được công ty tư vấn<br />
McKinsey đưa ra vào năm 1997 đến nay, cùng<br />
với những biến động ngày càng sâu sắc trong<br />
các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội thì cuộc<br />
chiến thu hút và giữ chân người tài trở thành<br />
1<br />
<br />
một trong những chủ đề được quan tâm bậc<br />
nhất trong quản lý doanh nghiệp. Bất kể các<br />
điều kiện của thị trường lao động, nguồn cung<br />
lao động chất lượng cao luôn trong tình trạng<br />
thiếu hụt (Penttila, 2002), và việc chuyển đổi<br />
sang một nền kinh tế dựa trên tri thức đã dẫn<br />
đến sự gia tăng trong việc công nhận các<br />
<br />
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM. Email: trungnk@uel.edu.vn<br />
<br />
TRAO ĐỔI HỌC THUẬT<br />
<br />
nguồn vốn con người là quan trọng cho sự<br />
thành công của một tổ chức và để đạt được<br />
một lợi thế cạnh tranh (Ewing và cộng sự,<br />
2002 trích từ Eshøj, 2012).<br />
Tại diễn đàn Kinh tế Thế giới 2010,<br />
thương hiệu và nhân sự đã được khẳng định là<br />
hai nhân tố cốt lõi và cũng là hai thách thức to<br />
lớn cho sự thành công của doanh nghiệp trong<br />
thế kỷ 21 (Esch, 2010 trích từ Buttenberg,<br />
2013). Do đó, thật sự cần thiết phải tạo ra,<br />
truyền thông, duy trì một thương hiệu nhằm<br />
phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh và<br />
thu hút, phát triển, duy trì nhân tài (Buttenberg,<br />
2013). Trước đó, việc kết hợp hai lĩnh vực<br />
thương hiệu và quản trị nhân sự để cho ra đời<br />
một khái niệm mới: “Thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng” (Employer brand) đã được giới thiệu lần<br />
đầu tiên bởi Ambler & Barrow vào năm 1996.<br />
Theo đó, Ambler & Barrow (1996) đã định<br />
nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng như “gói các<br />
lợi ích chức năng, kinh tế và tâm lý được cung<br />
cấp bởi việc thuê mướn lao động, và được xác<br />
định bởi các công ty sử dụng lao động”.<br />
Ngày nay, xây dựng thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng được ứng dụng trong thực tiễn như<br />
là một “chiến lược dài hạn, có mục tiêu nhằm<br />
quản lý sự nhận biết và nhận thức của người<br />
lao động, ứng viên tiềm năng, và các bên liên<br />
quan đối với một công ty cụ thể” (Sullivan,<br />
2004). Nhiều công ty đã triển khai việc xây<br />
dựng thương hiệu nhà tuyển dụng chính thức<br />
hoặc quan tâm đến việc phát triển một chương<br />
trình tương tự (Conference Board, 2001). Các<br />
danh hiệu như “nơi tuyệt vời để làm việc”,<br />
“nhà tuyển dụng được yêu thích”… chính là<br />
kết quả tích cực của quá trình xây dựng thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng. Lợi ích của một thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng mạnh là rất rõ ràng: giúp<br />
công ty đạt được lợi thế cạnh tranh, giúp nhân<br />
viên tiếp thu các giá trị doanh nghiệp<br />
(Conference Board, 2001), giảm chi phí của<br />
việc thuê lao động, cải thiện quan hệ lao động,<br />
gia tăng việc giữ chân nhân viên và thậm chí là<br />
trả lương nhân viên thấp hơn so với các công<br />
ty có thương hiệu nhà tuyển dụng yếu (Ritson,<br />
2002).<br />
Backhaus & Tikoo (2004) cho rằng hình<br />
ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng (employer<br />
<br />
109<br />
<br />
brand image) có ảnh hưởng đến sự hấp dẫn<br />
của tổ chức (employer atractiveness) đối với<br />
ứng viên tiềm năng. Các nghiên cứu khác cũng<br />
chỉ ra rằng hình ảnh thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng có liên quan tích cực đến ý định dự tuyển<br />
và quyết định chấp nhận công việc của ứng<br />
viên tiềm năng (Lievens & Highhouse, 2003;<br />
Knox & Freeman, 2006; Priyadarshi, 2011).<br />
Hơn nữa, Collins & Stevens (2002) cho rằng<br />
các quyết định ứng tuyển bị ảnh hưởng bởi<br />
hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng mà họ<br />
xác định là “thái độ và nhận thức thuộc tính<br />
hay niềm tin của ứng viên tiềm năng về công<br />
việc hoặc tổ chức”. Thái độ đề cập đến phản<br />
ứng tình cảm chung liên quan đến thương<br />
hiệu, trong khi các thuộc tính đề cập đến niềm<br />
tin về đặc điểm cụ thể có liên quan để quyết<br />
định ứng tuyển (Collins & Stevens, 2002),<br />
chẳng hạn các yếu tố về lương, phúc lợi, cơ<br />
hội phát triển nghề nghiệp,…<br />
Mặc dù đã được quan tâm, ứng dụng<br />
trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp, nhưng<br />
thương hiệu nhà tuyển dụng và các thành phần<br />
có liên quan vẫn là những khái niệm tương đối<br />
mới trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu<br />
(Backhaus & Tikoo, 2004; Christiaans, 2013).<br />
Các nền tảng lý thuyết cơ bản cho xây dựng<br />
thương hiệu nhà tuyển dụng đã không được<br />
phát triển đầy đủ (Backhaus & Tikoo, 2004)<br />
mà một trong những lý do là có quá nhiều các<br />
lĩnh vực nghiên cứu có liên quan, bao gồm các<br />
khía cạnh khác nhau mà từ đó chủ đề vẫn đang<br />
được tiếp cận (Balmer & Greyser, 2006). Việc<br />
hiểu biết về thương hiệu nhà tuyển dụng, tầm<br />
quan trọng và những ứng dụng của nó là hết<br />
sức cần thiết cho các doanh nghiệp ngày nay,<br />
nhất là các doanh nghiệp Việt Nam vốn còn<br />
chưa thật sự xem việc xây dựng thương hiệu<br />
nhà tuyển dụng là một phương án chiến lược<br />
cho sự phát triển bền vững.<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
2.1. Thương hiệu (Brand)<br />
Thuật ngữ “thương hiệu” trước tiên<br />
mang ý nghĩa là dấu hiệu nhận biết, bắt nguồn<br />
từ dấu sắt nung in trên gia súc thả rông để<br />
đánh dấu quyền sở hữu của người chủ đối với<br />
đàn gia súc. Nhưng thương hiệu không chỉ đơn<br />
thuần là một dấu hiệu nhận biết. Theo Moore<br />
<br />
110<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014<br />
<br />
(2011), từ nửa đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này<br />
được sử dụng trong hoạt động kinh doanh vào<br />
thời điểm bắt đầu quá trình sơ khai của việc<br />
quản lý các hoạt động sáng tạo ra sản phẩm và<br />
dịch vụ, bao gồm cả cách tạo cảm nhận riêng<br />
cho các sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu<br />
ngày nay đã trở thành một chủ đề được nghiên<br />
cứu rất nhiều cả trong lý luận lẫn thực tiễn.<br />
Theo Kotler (1991), thương hiệu được<br />
định nghĩa như là “tên gọi, thuật ngữ, biểu<br />
tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng<br />
được dùng để xác nhận sản phẩm của người<br />
bán và để phân biệt với sản phẩm của đối thủ<br />
cạnh tranh”. Đây là quan điểm truyền thống về<br />
thương hiệu. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu<br />
đồng tình với quan điểm mở rộng hơn về<br />
thương hiệu, như Ambler & Styles (1996) cho<br />
rằng: “thương hiệu là một tập các thuộc tính<br />
cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị<br />
mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm<br />
này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần<br />
của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích<br />
chức năng cho khách hàng”.<br />
Park, Jaworski & MacInnis (1986) phân<br />
chia thương hiệu thành 3 khía cạnh dựa trên cơ<br />
sở đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: (a)<br />
nhu cầu chức năng, (b) nhu cầu biểu tượng, và<br />
(c) nhu cầu kinh nghiệm. Khía cạnh chức năng<br />
hoặc công cụ của thương hiệu mô tả thuộc tính<br />
sản phẩm về mặt vật chất và hữu hình mà một<br />
sản phẩm hoặc có hoặc không có. Các khía<br />
cạnh biểu tượng mô tả thuộc tính sản phẩm về<br />
mặt chủ quan, trừu tượng và vô hình, được tích<br />
lũy từ cách mọi người cảm nhận về một sản<br />
phẩm và có liên quan đến nhu cầu của con<br />
người nhằm duy trì bản sắc của họ, để nâng<br />
cao hình ảnh bản thân hoặc thể hiện mình<br />
(niềm tin, đặc điểm và tính cách của họ). Cuối<br />
cùng, khía cạnh kinh nghiệm của thương hiệu<br />
nhấn mạnh ảnh hưởng của thương hiệu đến<br />
sự hài lòng của giác quan hoặc kích thích<br />
nhận thức.<br />
Như vậy, có thể nói “thương hiệu bao<br />
gồm luôn tất cả những gì mà khách hàng/thị<br />
trường/xã hội thật sự cảm nhận về doanh<br />
nghiệp hay/và về những sản phẩm-dịch vụ<br />
cung ứng bởi doanh nghiệp” (Tôn Thất<br />
Nguyễn Thiêm, 2008).<br />
<br />
2.2. Thương hiệu nhà tuyển dụng<br />
(Employer brand)<br />
2.2.1. Tầm quan trọng của thương hiệu<br />
nhà tuyển dụng<br />
Các nghiên cứu, thống kê gần đây cho<br />
thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm<br />
đến việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng<br />
và xem đây là một công cụ quan trọng để thu<br />
hút và giữ chân nhân tài trong một thị trường<br />
lao động đầy cạnh tranh (Akyra Employer<br />
branding survey, 2012). Theo kết quả khảo sát<br />
của Linkedin năm 2012 với hơn 3.000 chuyên<br />
gia nhân sự thuộc nhiều quốc gia như Mỹ,<br />
Anh, Canada, Úc, Ấn Độ…, 83% cho rằng<br />
thương hiệu nhà tuyển dụng có ảnh hưởng<br />
đáng kể đến khả năng tuyển dụng nhân tài,<br />
69% đồng ý rằng thương hiệu nhà tuyển dụng<br />
là một vấn đề ưu tiên hàng đầu của doanh<br />
nghiệp mà họ làm việc, 91% công ty có mức<br />
đầu tư nhiều hơn hoặc giữ nguyên cho thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng năm 2012 so với 2011<br />
trong khi chỉ có 9% là đầu tư ít hơn,…<br />
Có những lý do sau đây khiến thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng trở nên rất quan trọng đối<br />
với tổ chức (Mossevelde, 2010):<br />
Một là, sự thiếu hụt lao động có kỹ năng<br />
đang ngày càng gia tăng khiến các tổ chức khó<br />
khăn hơn trong việc tuyển dụng, thu hút người<br />
lao động có tay nghề. Các công ty, tổ chức<br />
được xem là nhà tuyển dụng hấp dẫn sẽ dễ<br />
dàng hơn để tuyển dụng các nhân tài hàng đầu.<br />
Hai là, trong thời kỳ suy thoái kinh tế,<br />
các doanh nghiệp chịu áp lực về việc cắt giảm<br />
chi phí và tăng năng suất, do đó sự cần thiết<br />
phải có được đúng người đúng việc trở nên<br />
quan trọng hơn. Doanh nghiệp khi xây dựng<br />
được một thương hiệu nhà tuyển dụng tốt sẽ<br />
có nhiều khả năng thu hút nhân tài phù hợp<br />
với văn hóa tổ chức của mình hơn, do đó<br />
tăng số lượng nhân viên có kĩ năng đúng vị trí<br />
công việc.<br />
Ba là, tuyển dụng và giữ chân nhân viên<br />
giỏi là điều cần thiết cho sự tăng trưởng và duy<br />
trì một lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, xây dựng<br />
thương hiệu nhà tuyển dụng làm tăng tỷ suất<br />
lợi nhuận của doanh nghiệp.<br />
Bốn là, thương hiệu nhà tuyển dụng<br />
<br />
TRAO ĐỔI HỌC THUẬT<br />
<br />
mạnh sẽ góp phần làm tăng danh tiếng, uy tín<br />
cho thương hiệu tổ chức. Nghiên cứu về thị<br />
trường nhân tài cho thấy sinh viên tốt nghiệp<br />
và các chuyên gia đều muốn làm việc cho các<br />
công ty có danh tiếng lớn. Họ thường tìm đến<br />
các thành viên gia đình, bạn bè hoặc đồng<br />
nghiệp để được tư vấn và cho ý kiến khi đưa ra<br />
quyết định về một nhà tuyển dụng nào đó. Hơn<br />
nữa, thương hiệu sản phẩm/doanh nghiệp/nhà<br />
tuyển dụng gắn bó với nhau: Nếu một công ty<br />
được xem như là một nhà tuyển dụng không<br />
được ưa chuộng, nó sẽ ảnh hưởng đến cả<br />
thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp.<br />
Năm là, việc trở thành một nhà tuyển<br />
dụng hấp dẫn giúp doanh nghiệp có được lợi<br />
thế nhiều hơn trong việc thu hút ứng viên và<br />
giữ chân nhân viên, đó là một dạng sức mạnh<br />
cao hơn cả một mức lương hấp dẫn.<br />
Bên ngoài, các chức năng thương hiệu<br />
nhà tuyển dụng thu hút người lao động và tạo<br />
ra các liên tưởng tích cực và nâng cao hình ảnh<br />
công ty. Hơn nữa, nó cũng có chức năng như<br />
một "công cụ lựa chọn" để đảm bảo thu hút<br />
đúng người và nhân viên tiềm năng không phù<br />
hợp với tổ chức thì không bị thu hút. Trong nội<br />
bộ, thương hiệu nhà tuyển dụng tạo ra giá trị<br />
bằng cách tạo ra một nền văn hóa thống nhất<br />
và mạnh mẽ cũng như tăng sự hài lòng và cam<br />
kết của nhân viên (Backhaus và Tikoo, 2004).<br />
2.2.2. Khái niệm thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng<br />
Trong bối cảnh gần như tất cả các doanh<br />
nghiệp đều tập trung nỗ lực xây dựng thương<br />
hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình<br />
thì chính họ cũng nhận ra rằng xây dựng<br />
thương hiệu cũng có thể được sử dụng trong<br />
lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực (Backhaus &<br />
Tikoo, 2004), bởi kỹ thuật nhân sự ngày càng<br />
giống với tiếp thị truyền thống và cả những<br />
hoạt động quảng bá liên quan đến bản sắc của<br />
công ty (Olins, 1996 trích từ Ambler & Barrow,<br />
1996). Việc áp dụng các nguyên tắc xây dựng<br />
thương hiệu để quản lý nguồn nhân lực được<br />
gọi là “xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng”<br />
(Backhaus & Tikoo, 2004).<br />
Nếu như các nỗ lực xây dựng thương<br />
hiệu sản phẩm và doanh nghiệp là để hướng<br />
đến đối tượng bên ngoài thì xây dựng thương<br />
<br />
111<br />
<br />
hiệu nhà tuyển dụng lại hướng vào cả đối<br />
tượng bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên,<br />
thương hiệu nhà tuyển dụng lại phải được phát<br />
triển sao cho phù hợp với thương hiệu<br />
sản phẩm và doanh nghiệp (Backhaus &<br />
Tikoo, 2004). Nói cách khác, thương hiệu<br />
doanh nghiệp như một “cái ô” bao phủ cả<br />
thương hiệu sản phẩm lẫn thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng, mà mọi hành động để xây dựng<br />
thương hiệu này phải có sự đồng nhất với<br />
thương hiệu kia.<br />
Khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng<br />
được phát biểu lần đầu tiên vào năm 1996 bởi<br />
Ambler và Barrow, trong đó nó được định<br />
nghĩa như “gói các lợi ích chức năng, kinh tế<br />
và tâm lý được cung cấp bởi việc thuê mướn<br />
lao động, và được xác định bởi các công ty sử<br />
dụng lao động” (Ambler & Barrow, 1996).<br />
Theo hai tác giả này, những lợi ích mà thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng cung cấp cho nhân viên<br />
tương đồng với thương hiệu truyền thống (sản<br />
phẩm) cung cấp cho người tiêu dùng: (1) phát<br />
triển và/hoặc hoạt động hữu ích (chức năng),<br />
(2) vật chất hay tiền thưởng (kinh tế), và (3)<br />
cảm giác thuộc về, phương hướng và mục đích<br />
(tâm lý). Những lợi ích/đặc tính cơ bản này<br />
hầu như không mới. Ngay từ thời trung cổ, nhà<br />
thần học San Bernardino – một trong những<br />
người thảo luận về thị trường, tiếp thị và giá cả<br />
hợp lý, cũng đã tóm tắt các lợi ích mà người<br />
tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm, hàng<br />
hóa như: virtuositas (chức năng), raritas (khan<br />
hiếm hoặc giá thị trường) và complacibilitas<br />
(lợi ích tâm lý) (Ambler & Barrow, 1996).<br />
Theo Sullivan (2004), thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng đặt ra một hình ảnh cho thấy các tổ<br />
chức như là một nơi tuyệt vời để làm việc. Tán<br />
đồng với quan điểm này, Minchington (2011)<br />
cho rằng “thương hiệu nhà tuyển dụng là hình<br />
ảnh tổ chức của bạn như là một ‘nơi tuyệt vời<br />
để làm việc’ trong tâm trí của nhân viên hiện<br />
tại và các bên liên quan trong thị trường bên<br />
ngoài (ứng viên năng động và thụ động, đối<br />
tác, khách hàng và các bên liên quan khác)”.<br />
Còn theo Backhaus & Tikoo (2004), thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng là “một khái niệm dùng<br />
để phân biệt một công ty với các đối thủ cạnh<br />
tranh của nó” bằng cách “làm nổi bật những<br />
khía cạnh độc đáo của công việc hoặc môi<br />
<br />
112<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (39) 2014<br />
<br />
trường doanh nghiệp”.<br />
Nếu như “thương hiệu nhà tuyển dụng”<br />
(Employer brand) được xem là kết quả của tất<br />
cả các hoạt động có liên quan đến thương hiệu<br />
thì “xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng”<br />
(Employer branding) có thể được mô tả như<br />
một quá trình để đạt được kết quả này<br />
(Petkovic, 2009 trích từ Christiaans, 2013).<br />
Theo Sullivan (2004), xây dựng thương<br />
hiệu nhà tuyển dụng được định nghĩa là “một<br />
chiến lược dài hạn, có mục tiêu nhằm quản lý<br />
sự nhận biết và nhận thức của người lao động,<br />
ứng viên tiềm năng, và các bên liên quan đối<br />
với một công ty cụ thể”. Backhaus & Tikoo<br />
(2004) đã đóng góp thêm vào khái niệm bằng<br />
định nghĩa: “xây dựng thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng là quá trình xây dựng một bản sắc nhà<br />
tuyển dụng độc đáo, dễ nhận biết”, do đó nó có<br />
<br />
liên quan tới việc xây dựng một hình ảnh trong<br />
tâm trí của thị trường lao động tiềm năng mà<br />
một công ty, trên tất cả những công ty khác, là<br />
một “nơi tuyệt vời để làm việc” (Ewing và<br />
cộng sự, 2002 trích từ Berthon và cộng sự,<br />
2005).<br />
Backhaus & Tikoo (2004) xác nhận rằng<br />
việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tạo<br />
ra hai loại tài sản chính: các liên tưởng thương<br />
hiệu (brand associations) và lòng trung thành<br />
thương hiệu (brand loyalty). Trong khi lòng<br />
trung thành thương hiệu góp phần làm tăng<br />
năng suất của người lao động thì các liên<br />
tưởng thương hiệu định hình cho hình ảnh nhà<br />
tuyển dụng (employer image) và ảnh hưởng<br />
đến sự hấp dẫn của tổ chức (employer<br />
atractiveness) đối với ứng viên tiềm năng<br />
(Backhaus & Tikoo, 2004).<br />
<br />
Hình 1. Khung xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Backhaus &Tikoo, 2004)<br />
<br />
Xây<br />
dựng<br />
thương<br />
hiệu<br />
nhà<br />
tuyển<br />
dụng<br />
<br />
Các liên tưởng<br />
thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng<br />
<br />
Bản sắc tổ<br />
chức<br />
Văn hóa tổ<br />
chức<br />
<br />
Lòng trung<br />
thành đối với<br />
thương hiệu<br />
nhà tuyển<br />
dụng<br />
<br />
Như vậy có thể nói, thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng là kết quả của tất cả các hoạt động<br />
nhằm đặt ra hình ảnh tổ chức như một nơi<br />
tuyệt vời để làm việc trong nhận thức của các<br />
nhân viên hiện tại, ứng viên tiềm năng và các<br />
bên liên quan khác. Mặc dù định nghĩa và cách<br />
tiếp cận khác nhau, có sự thống nhất chung<br />
trên thực tế là xây dựng thương hiệu nhà tuyển<br />
dụng bao gồm những khái niệm được lựa chọn<br />
từ lĩnh vực quản trị thương hiệu được chuyển<br />
sang lĩnh vực quản trị và tuyển dụng nhân sự<br />
(Backhaus &Tikoo, 2004; Cable &Turban,<br />
2003 trích từ Christiaans, 2013).<br />
<br />
Hình ảnh nhà<br />
tuyển dụng<br />
<br />
Sức hấp dẫn<br />
của nhà tuyển<br />
dụng<br />
<br />
Năng suất<br />
người lao<br />
động<br />
<br />
2.2.3. Tiến trình xây dựng thương hiệu<br />
nhà tuyển dụng<br />
Giờ đây việc xây dựng thương hiệu nhà<br />
tuyển dụng không chỉ là trách nhiệm của duy<br />
nhất bộ phận nhân sự, mà trước tiên cần phải<br />
được sự ủng hộ mạnh mẽ của các lãnh đạo cao<br />
cấp, và nên được xem như một chiến lược kinh<br />
doanh tổng thể nhằm quản trị con người, từ đó<br />
dẫn đến sự tham gia của tất cả các cấp quản lý<br />
trong doanh nghiệp.<br />
Theo Backhaus & Tikoo (2004) thì xây<br />
dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là một tiến<br />
trình ba bước. Đầu tiên, công ty cần phát triển<br />
<br />