Thương vụ M&A - mua bán,sáp nhập dưới góc nhìn Kinh tế chính trị Mac-Lenin
lượt xem 72
download
Được coi là một môn học khô khan, khó hiểu và ít thực tế, không phải vì học điểm số bộ môn kinh tế chính trị Mác-Leenin nói riêng và Triết học nói chung lại đóng một vai trò quan trọng troing sự nghiệp phát triển của mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa khoa học Trên giảng đường Đại Học, việc học tập của sinh viên không còn là lối học bắt buộc như cách học tập thời THPT nữa. Sinh viên đến lớp,trường chỉ tích lũy 30% kiến thức, còn lại 70% thời...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thương vụ M&A - mua bán,sáp nhập dưới góc nhìn Kinh tế chính trị Mac-Lenin
- ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA: KINH TẾ TIỂU LUẬN Thương vụ M&A - Mua Bán Sáp Nhập Góc nhìn Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Sinh viên thực hiện: Vũ Trung Hiếu – A24-K50-TMQT Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang Hà Nội, 2011
- Mục Lục Lời Mở Đầu Nội Dung I. Cơ sở lý luận 1) Khái niệm Tập Trung Tư Bản. 2) Chủ nghĩa tư bản độc quyền II. Thương vụ M&A dưới góc nhìn Kinh tế chính trị Mac- Lenin 1) Khái niệm M&A 2) Thương vụ M&A trên thị trường Việt Nam Lời Kết Phụ Lục
- Lời Mở Đầu Trên giảng đường Đại Học, việc học tập của sinh viên không còn là lối học bắt buộc như cách học tập thời THPT nữa. Sinh viên đến lớp,trường chỉ tích lũy 30% kiến thức, còn lại 70% thời gian là tự h ọc ở nhà. Điều này cho thấy phương thức học tập giờ đây chú trọng vào vi ệc thực hành, lắm vững kiến thức để áp dụng vào thực tế, không phải học vì điểm số. Bộ môn Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin không nằm ngoại lệ. Được coi là một môn học khô khan, khó hiểu và ít tính th ực tế với nhi ều h ọc sinh, song Kinh Tế Chính Trị Mac-Lenin nói riêng và Triết học nói chung lại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi vấn đề kinh t ế, chính tr ị, văn hóa, khoa học… Bài tiểu luận “ Thương vụ M&A – Mua lại, sáp nhập.Góc nhìn Kinh Tế Chính Mác-Lenin” không nằm ngoài m ục đích đ ưa lý thuyết được giảng dạy gắn với thực tế. Mặt khác, nó còn cho th ấy t ầm quan trọng của của học thuyết Mac-Lenin trong đời sống kinh t ế c ủa n ước ta, cùng với việc giải thích những hiện tượng kinh tế trên toàn th ế gi ới. Bài tiểu luận dưới đây xin đưa ra, phân tích, giải thích và bình lu ận v ề m ột hiện tượng kinh tế khá mới mẻ ở thị trường kinh tế Việt Nam : Thương vụ M&A – Mua Lại và Sáp Nhập dưới góc nhìn kinh tế chính trị Mac- Lenin. Dù tác giả đã hết sức cố gắng để thực hiện một bài tiểu luận hiệu quả, song với vốn kiến thức có hạn, kinh nghiệm non nớt của sinh viên năm nhất, bài viết không tránh khỏi những sai sót về nội dung và cả hình th ức thể hiện. Tuy nhiên, mong rằng bài viết có thể giúp người đọc có cái nhìn tổng thể, sáng tỏ về hiện tượng kinh tế đang gây xôn xao dư luận này.
- Nội Dung I. Cơ sở lý luận 1) Khái niệm Tập Trung Tư Bản. Chương V ,sách Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Mác Lenin, nghiên cứu về học thuyết Giá Trị Thặng Dư. Ở đó, Mác chỉ rõ Giá Trị Th ặng D ư là giá trị mới do người lao động tạo ra song lại bị các nhà t ư bản chi ếm đoạt. Từ quan điểm này, Mac mở rông vấn đề nghiên cứu Quá Trình Sản Xuất Ra Giá Trị Thặng Dư Trong Xã Hội; Tiền Công Trong Ch ủ Nghĩa T ư Bản. Đến đây, Mac nhận thấy: khát vọng về giá trị thặng dư của các nhà tư bản là không có giới hạn, điều này buộc các nhà tư bản ph ải m ở rộng s ản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. Nói cách khác, đây gọi là “Tích lũy t ư bản”. Trong “Tích lũy tư bản”, tác giả đi sâu vào nghiên cứu phương thức tăng lên quy mô của tư bản cá biệt. Đó là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy th ức đẩy tập trung tư bản. Nếu cạnh tranh dẫn tới sự liên kết,sáp nhập tự nguyện của các tổ chức tư bản thì Tín dụng là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay tư bản. Tập trung tư bản tuy không làm tăng thêm quy mô của tư bản xã hội, song nó giúp cho các nhà tư bản mở rộng tự bản cá biệt, tạo lên lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển của tích tụ tư bản.
- Trong Chương VI cuốn Những Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Mac Lenin sẽ nghiên cứu sâu hơn vấn đề tập trung tư bản từ cạnh tranh tự do sang độc quyền. 2) Chủ nghĩa tư bản độc quyền. a) Nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang độc quyền. Trong sách Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mac Lenin có ghi lại những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa Tư Bản Độc Quyền từ cuối thế Kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nên có thể đặc điểm nêu ra có ph ần mang tính cá biệt. Tuy nhiên, từ những điều nêu trên, ta có th ể tóm g ọn l ại những đặc điểm chung nhất dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa độc quyền như sau như sau: - Sự phát triển lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật, xuất hiện nhiều công ty, xí nghiệp với quy mô lớn - Sự phát triển của nhiều học thuyết kinh tế dẫn tới s ự thay đổi c ơ cấu, phương thức theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn - Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải mở rộng quy mô ( có thể bằng cải tiến kỹ thuật hoặc tập trung, tích tụ tư bản) - Các doanh nghiệp, tư bản nhỏ không có được chỗ đứng trên th ị trường có nhu cầu sáp nhập, liên kết với các doanh nghiệp khác. - Sự thúc đẩy các tổ chức tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất nhất là sự hình thành các công ty c ổ ph ần, tạo tiền đề cho các tổ chức độc quyền. V.I.Lenin cũng khẳng định: “ … cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung s ản xuất, khi phát triển đến một mức độ nhất định, lại dẫn t ới đ ộc quyền”. b) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.
- Như vậy, tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến s ự hình thành các tổ chức độc quyền Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu th ụ m ột s ố lo ại hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao. Liên minh độc quyền hình thành dưới hai loại liên kết. Liên k ết ngang- liên kết các tư bản cùng ngành. Sau quá trình liên kết ngang, các tổ chức độc quyền phát triển theo cơ chế dây chuyền, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau gọi là liên kết dọc. Những hình th ức đ ộc quy ền c ơ b ản theo liên kết mạnh dần là: - Cacten là hình thức liên kết qua các hiệp nghị thỏa thuận giá cả, quy mô, sản lượng tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán … Các nhà tư bản tham gia cacten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp - Xanhđica : Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông - Tờrớt là hình thức độc quyền thống nhất về việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ dưới sự điều hành của ban quản lý. Các nàh tư b ản tham gia Tờrớt trở thành cổ đông, thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần Congxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền lớn hơn xanhđica, - Tờrớt. Thành phần tham gia không chỉ gồm các nhà tư bản l ớn mà còn các tư bản khác ngành theo liên kết dọc có sự liên quan, hỗ trợ nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật. c) Tư bản tài chính Cùng với sự tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng.
- Giống như sự hình thành tích tụ, tập trung tư bản trong công nghi ệp, các ngân hàng vừa và nho trong quá trình cạnh trạnh dần bị yếu d ẫn tới s ự thôn tính, hình thành các ngân hàng lớn. Khi việc kinh doanh, sản xuất của các công ty đạt đến quy mô lớn, các ngân hàng vừa và nhỏ ko đủ tiềm lực và uy tín phục vụ, nên họ tìm đến các tổ chức tài chính, tín dụng lớn hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu sáp nhập hợp nh ất của các ngân hàng v ừa và nhỏ để trở nên mạnh mẽ hơn. Quá trình này thúc đẩy tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời. Sự hình thành của tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Tư bản ngân hàng không chỉ là trung gian cho việc thanh toán và tín d ụng, mà còn l ắm gi ữ phần lớn tư bản xã hội tiền tệ, khống ch ế của n ền kinh t ế t ư b ản ch ủ nghĩa. Với địa vị là người chủ cho vay, tư bản ngân hàng cử đ ại di ện giám sát,tác động vào hoạt động của việc sản xuất kinh doanh các tư bản khác. Tuy nhiên, các nhà tư bản công nghiệp cũng tham gia gia giám sát, chi ph ối vào hoạt động ngân hàng bằng việc mua cổ phần của các ngân hàng lớn. Như vậy, độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh m ột th ứ t ư b ản m ới g ọi là Tư bản tài chính. V.I.Lenin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít tư bản ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.”
- II. Thương vụ M&A dưới góc nhìn Kinh tế chính trị Mac-Lenin 1) Khái niệm M&A M&A (viết tắt của cụm từ tiếng anh mergers and acquisitions có nghĩa là mua lại và sáp nhập) là việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Mục đích của mua lại và sáp nhập của các doanh nghiệp tập đoàn là nâng cao năng lực cạnh tranh hay nói cách khác là “do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhập của tư bản cá biệt với nhau” ( Kinh t ế chính trị Mac-Lenin). Đặc điểm của mua bán và sáp nhập: + Giá trị của công ty mới lớn hơn tổng giá trị của hai công ty ban đầu + Năng lực cạnh tranh cao hơn trước + Chiếm lĩnh thị phần lớn hơn. + Tiết kiệm chi phí quản lý, nhân sự + Nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất. Một thương vụ M&A chỉ được thực hiện khi có đồng thuận đa s ố t ừ phía các cổ đông. Tiến trình của một thương vụ M&A bắt đầu từ đề xuất của Ban Giám Đốc với Hội Đồng Quản Trị về việc này. Nếu hai bên Công ty đồng thuận thì thương vụ diễn ra theo hình thức sáp nhập. Còn nếu bên bị mua không muốn, thực hiện các rào cản tài chính thì th ương v ụ đ ược coi là m ột thương vụ mua lại. Đôi khi rất khó để phân biệt 2 hình thức mua lại và sáp nhập
- 2) Thương vụ M&A trên thị trường Việt Nam a) Việt Nam, thời kỳ “cạnh tranh tự do”? Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu một bước ngoặt to l ớn của đất nước ta. Từ đây, nên kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Chúng ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao c ấp nay chuyển thành nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một kết quả tất yếu của Chính Phủ trong việc sửa ch ữa những sai lầm về việc vận hành bộ máy kinh tế không tuân theo “quy luật giá trị” đ ể d ẫn đ ến tình trạng nên kinh tế trì trệ, ứ đọng, chậm phát triển. Ta có thể điểm qua một vài cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Đối ngoại nước ta th ời kỳ sau đổi mới: + 10/1993: Tái thiết lập quan hệ với các tổ chức tín dụng th ế giới: IMF( quỹ tiền tệ thế giới); WB (ngân hàng thế giới); ADB (ngân hàng châu Á) + 28/7/1995: Trở thành thành viên của ASEAN + Năm 1995: Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ + 11/1/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên tổ ch ức Thương Mại Thế Giới – WTO Điều quan trọng hơn cả, Nhà Nước đã công nhận: + 3 hình thức sở hữu là: Sở hữu nhà nước, sở hữu tập th ể, s ở hữu tư nhân. + 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh t ế t ập th ể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân( cá thể, tiểu chủ, tư b ản t ư nhân), kinh t ế t ư b ản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. → Như vậy, khi thành phần kinh tế tư nhân, kinh t ế t ư b ản nhà n ước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được chấp nhận, Thị trường của chúng ta giờ đã chính thức là một thị thường mở, thị trường cạnh tranh tự do. Chính
- điều này là cơ sở để thương vụ M&A hình thành trên thị trường Việt Nam.
- b) Mua lại và sáp nhập, một xu thế mới cho các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế của chúng ta đang còn non trẻ, cùng với rất nhi ều khó khăn thời kì hậu khủng hoảng, xu hướng M&A đang là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, chưa đủ tiềm lực tài chính lựa chọn. “Bài học từ thương vụ sáp nhập Công ty Đầu tư Khoan Dầu khí Vi ệt Nam (PVD Invest) và PV Drilling được thực hiện và hoàn t ất t ừ 12/2008 đến 4/9/2009 cho thấy những tín hiệu tích cực t ừ các th ương v ụ M&A. Sau khi thương vụ thành công, PV Drilling mở rộng hoạt động kinh doanh cho thuê và vận hành giàn khoan trong thời gian ngắn. Đồng thời sau sáp nh ập, công ty công tác quản lý của PV Drilling, đặc biệt là công tác điều hành giàn khoan được quản lý tập trung, sử dụng chung nguồn lực, cơ sở h ạ tầng có sẵn để tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả kinh doanh. Từ đó, PV Drilling duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn khó khăn hiện nay trong thời kỳ hậu khủng hoảng.” ( Theo báo Sức Trẻ Ngoại Thương) Bên cạnh những thương vụ mua lại và sáp nhập của các công ty nh ỏ, những công ty, doanh nghiệp lớn cũng thực hiện chiến lược mua l ại và sáp nhập với mục đích mở rộng quy mô sản xuất, giảm tải chi phí, ti ếp đà tăng trưởng. Công ty bánh kẹo Kinh Đô là một ví dụ đi ển. Từ năm 1993, Kinh Đô đã không ngừng phát triển bằng những chiến lược hợp lý trong thị trường thực phẩm. Công ty Kinh Đô Miền Bắc được xem là Công ty thực phẩm hàng đầu về bánh kẹo tại thị trường phía Bắc. Năm 2010 Kinh Đô đã sáp nhập thành công Công Ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki DO vào KDC. Đây là bước khởi đầu cho định hướng chi ến lược phát triển dài hạn, đưa Kinh Đô trở thành Tập đoàn thực phẩm, dẫn đầu trong ngành bánh kẹo, mở rộng sang lĩnh vực Kem & các sản phẩm từ Sữa và là
- tiền đề để tiến đến một Tập Đoàn hoạt động th ật hiệu qu ả. Sau sáp nh ập, năm 2010 tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn đạt 3.317 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 801 tỷ đồng. Những ví dụ trên cho thấy thương vụ M&A mang bản ch ất c ủa vi ệc tập trung và tích tụ tự bản. Ở đó, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc mua lại và sáp nh ập các công ty cùng ngành theo những liên kết: Cacten, xanhđica, tơrớt. Và nếu như thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn lớn Tập đoàn Vingroup và Công ty CP Vinpearl hoàn tất, thì đây chính là một minh ch ứng thuy ết ph ục nh ất cho liên kết Congxoócxiom, một liên kết dọc. Công ty CP Vincom là th ương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực BĐS cao cấp, với vốn điều lệ hơn 3.900 tỷ đồng và tính tới ngày 4/10/2011, vốn hóa th ị trường của doanh nghi ệp là hơn 36.960 tỷ đồng. Trong khí đó, Công ty CP Vinpearl cũng là cánh chim đầu đàn trong ngành Du lịch. Với số vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng, vốn hoá thị trường tính đến ngày 4/10/2011 là hơn 17.460 tỷ. Sự kết hợp của hai công ty trở thành Tập đoàn Vingroup được xem là sự kết hợp c ủa hai gã khổng lồ trên thị trường Việt Nam. Tập Đoàn Vingroup sẽ mở rộng ngành kinh doanh bằng việc phát triển dựa trên 4 nhóm th ương hiệu t ương đương 4 nhóm ngành chính là Vincom (Bất động sản), Vinpearl (Du l ịch – gi ải trí), Vincharm (Chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ), Vinmec (Dịch vụ y tế ch ất lượng cao). c) Câu chuyện nhập Ngân Hàng (NH)sáp Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp ở đất nước ta là sự phát triển của hệ thống tín dụng, ngân hàng. Đã có một th ời kỳ, ở n ước ta, hàng loạt ngân hàng mới được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng tăng lên không đi kèm sự tăng lên tương ứng của chất lượng dịch vụ ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Khi Chính Phủ có
- định hướng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo phương châm hoạt động an toàn ,lành mạnh, có hiệu quả thì những thương vụ M&A lại là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý thực hiện chính sách vĩ mô này. - Hoạt động kém hiệu quả Hiện nay, nước ta có 5 NH quốc doanh, 39 NHTM cổ phần và 5 NH 100% vốn nước ngoài. Tổng tài sản của cả hệ thống NH đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng và vốn điều lệ đạt trên 250 nghìn tỷ đồng. NH có tổng tài sản lớn nhất lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng, với vốn điều lệ hơn 20 nghìn tỷ đồng, trong khi có NH chỉ "khiêm tốn" với tổng tài sản chỉ đạt chưa đến 20% so với NH lớn nhất hệ thống. Một số NH tuy may mắn có tổng tài sản lớn hơn, nhưng vẫn là quá nhỏ cho một NH. Số lượng các NH có tổng tài sản khiêm tốn không ph ải là ít trong cả hệ thống. Đại diện Ngân hàng Nhà nước th ừa nh ận, k ết qu ả và hiệu quả kinh doanh giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước không đồng đều, trong đó có 13,6% số lượng các TCTD hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chênh lệch thu nhập trừ chi phí nhiều tháng đầu năm bị âm. - Thủ phạm “châm ngòi” cuộc đua lãi suất Vẫn biết nguyên nhân của các cuộc chạy đua về lãi suất trong mấy năm gần đây xuất phát từ những vấn đề nội tại của nền kinh t ế trong n ước cũng như thế giới, song phải thừa nhận, mở màn cho các cuộc chạy đua này luôn là những NH nhỏ. Khi mà các ngân hàng nhỏ chưa có được khả năng tài chính lành mạnh, an toàn, thiếu uy tín, họ buộc phải mạo hiểm đi tìm l ợi th ế c ạnh tranh bằng việc tăng lãi suất huy động. Các ngân hàng khác có đ ược ưu th ế cạnh tranh cũng theo xu hướng mà “lách luật” vượt lãi suất tr ần. T ừ đó, lãi suất gửi từ 14% lên tới 16-18% /năm. Còn lãi suất cho vay có th ời đi ểm 21%-22% / năm. Điều này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Đứng trước thực trạng này, Ngân Hàng Nhà Nước đã chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo một hệ thống ngân hàng hoạt
- động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả. Phương pháp chủ đạo đó là h ộ trợ các ngân hàng sáp nhập. Đầu tiên, Nhà Nước ra quyết định về Vốn điều lệ cơ bản tăng lên 3000 tỷ đồng. Điều này buộc các ngân hàng có năng lực tài chính yếu kém phải sáp nhập để có được số vốn điều lệ đạt tiêu chu ẩn. Tiêu bi ểu là vi ệc sáp nhật của LienVietBank và Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Tiếp theo, Nhà Nước thực hiện nghiêm lãi suất trần tiền gửi ở mức 14%. Với lãi suất này, những ngân hàng lớn sẽ có lợi th ế cạnh tranh v ề uy tín, và tiềm lực tài chính. Điều này sẽ buộc các ngân hàng nh ỏ, có năng l ực tài chính yếu kém phải liên kết với nhau để có được chỗ đứng trên th ị trường. - Kết luận: Như vậy, tích lũy sáp nhập các doanh nghi ệp không ch ỉ là công việc của các tổ chức doanh nghiệp nhằm phục vụ lợi ích cá nhân, nó còn là một nhu cầu cấp thiết ở những thị trường còn non yếu như ở Việt Nam để có thể “ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý”. Mu ốn th ực hiện điều này cần có sự hỗ trợ của nhà nước bằng những chính sách, quy định, chế tài xử phạt nghiệm.
- d) Nguy cơ độc quyền, đầu sỏ tài chính Vào thời điểm này, khi nền kinh tế còn chưa ổn định, thì trường còn non trẻ, thực sự mối nguy hại về những tổ chức độc quyền không cấp bách. Tuy nhiên, trong tương lai, manh nha hình thành nh ững t ổ ch ức đ ộc quyền là hoàn toàn có cơ sở. Khi liên kết giữa các doanh nghiệp đã ở mức liên kết dọc Congxoócxiom giữa 2 gã khổng lồ Vimpear và vimcom, khi sự phát triển của hệ thống tín dụng đang lên ngôi, và khi ngày càng có nhiều tổ chức nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam với tiềm lực tài chính đáng dồi dào, thì những quan ngại về một viễn cảnh kinh tế bị thao túng bởi những tập đoàn độc quyền, thậm trí là đầu sỏ tài chính là hoàn toàn có cơ sở. Đơn cử, Trung Quốc sau khi M&A với C.P. Việt Nam đã nắm đ ến 77% thị phần thức ăn nuôi heo công nghiệp, 30% thị phần thức ăn cho gà tại Việt Nam. Vì vậy, chính phủ bên cạnh việc hỗ trợ việc sáp nhập các doanh nghiệp cũng cần có những chính sách vĩ mô nhằm trống độc quy ền, điều tiết một cách khéo léo dòng đầu tư nước ngoài vào nước ta để đ ảm bảo l ợi ích của người dân, doanh nghiệp trong nước.
- Lời Kết Bài tiểu luận Thương vụ M&A – Mua Lại và Sáp Nhập dưới góc nhìn kinh tế chính trị Mac-Lenin tuy chưa có được sự phân tích thấu đáo, song bài viết cũng đạt được một số thành công nh ất định về m ặt n ội dung. Bài tiểu luận đã vận dụng lý luận Mac-Lenin một cách phù hợp để lý giải nguyên nhân hình thành, xu thế phát triển, đưa ra những dẫn chứng cụ thể và cả những dự đoán khách quan trong tương lai. Xin trân thành c ảm ơn s ự hướng dẫn tận tình của Ths. Đặng Hương Giang, cảm ơn nh ững tác gi ả của những cuốn sách, bài báo tôi tham khảo, không có sự giúp đ ỡ cô và các tác giả, em không thể hoàn thành bài tiểu luận này hoàn chỉnh. R ất mong ý kiến đóng góp của mọi người, mọi thắc mắc xin gửi về hòm thư mrhieu25@gmail.com . Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 25/11/2011 Tác giả Vũ Trung Hiếu
- Phụ Lục Giáo trình Những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mac-Lenin -2011 Pháp Luật Đại Cương Báo Sức Trẻ Ngoại Thương (tháng 9/2011) www.dantri.com.vn www.tamnhin.net www.vneconomy.vn www.vef.vn www.sftt.com.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn