Thủy ngân và tác hại
lượt xem 115
download
Thủy ngân (TN) ký hiệu hóa học là Hg, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp: Hydrargyrum (trong đó Hydros: nước và argyros: bạc). Đó là một trong 3 kim loại (TN, chì, cadmium) được coi là nguy hiểm nhất đối với con người, đã thế nó còn là một chất không có chức năng gì đối với cơ thể.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thủy ngân và tác hại
- Thủy ngân và tác hại Thủy ngân (TN) ký hiệu hóa học là Hg, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp: Hydrargyrum (trong đó Hydros: nước và argyros: bạc). Đó là một trong 3 kim loại (TN, chì, cadmium) được coi là nguy hiểm nhất đối với con người, đã thế nó còn là một chất không có chức năng gì đối với cơ thể. Thủy ngân là kim loại nguy hiểm đối với con người TN có mặt ở khắp nơi và mức độ gây hại đang ngày một nghiêm trọng hơn những gì các nhà khoa học từng đánh giá. Ở dạng nguyên chất, mức độc của TN chỉ ở dạng trung
- bình vì nó lưu chuyển nhanh, khắp cơ thể khiến cho ít bộ phận nào kịp có thời gian hấp thu nó. Nguy hiểm là nó làm nhiễm bẩn không khí, chuyển thành dạng methyl TN, bền vững và có quá trình chuyển hóa một thời gian dài trong cơ thể. Methyl TN là chất độc thần kinh rất mạnh. Người bị nhiễm độc TN thường có những triệu chứng lâm sàng như: - Thể nhẹ: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó ngủ, tanh mùi kim loại ở miệng, khó thở, đau thắt ngực. Khám thấy: viêm lợi, mi mắt co giật liên tục, tính tình cáu gắt, hưng phấn khác thường. - Thể vừa: Tổn thương viêm tủy sống hay các dây thần kinh, nếu nặng sẽ bị viêm não, viêm tủy sống, viêm dây thần kinh, có khi liệt tứ chi. Trí nhớ bị giảm sút, tập trung tư tưởng kém, lao động suy yếu, ăn mất ngon, không ngủ được. Cuối cùng dẫn tới hội chứng bệnh não. - Thể nặng: rối loạn thần kinh thực vật và tim mạch. Chức năng chống độc của gan giảm, hàm lượng TN trong nước tiểu tăng: 0,04 – 0,10mg/l.
- TN còn ảnh hưởng rõ rệt đến thai nhi: gây ra những khuyết tật bẩm sinh như mù, điếc, dị dạng, trí thông minh giảm sút… Những trường hợp ngộ độc thủy ngân - Trong mỹ phẩm Thời trung cổ, nhiều phụ nữ đã chết một cách kỳ lạ mà không ai hiểu tại sao. Ngày nay, khoa học, sau khi đã phân tích kỹ và chính xác – đã kết luận nạn nhân bị tử vong do đã sử dụng các mỹ phẩm trong đó có chứa các chất độc: TN, chì, asen… Việc phân tích các mẫu xương còn lại của một số nữ hoàng, công chúa, công tước được lưu lại tại các hầm mộ từ thế kỷ 15 ở Nga cho thấy mức độ tập trung TN và chì cao gấp hàng trăm lần so với mức bình thường. Một trong những nghi án lớn nhất của lịch sử Nga là cái chết của Sa hậu Anatassia Romanova (vợ Ivan bạo chúa) qua đời khi mới ở tuổi 25, nổi tiếng lạm dụng mỹ phẩm. Phân chất trong bím tóc màu nâu của bà, thấy muối thuỷ ngân có tỷ lệ cao (4,8mg/g). Bà chết vào năm 1560, khi còn rất trẻ và gây tai họa cho nhiều người vì Ivan bạo chúa cho rằng
- có kẻ đã ám sát vợ mình (!). Những cuộc khai quật hầm mộ ở Ai Cập, thu được những túi nhỏ mỹ phẩm trong mộ phần của nhiều phụ nữ, phân tích thấy có chứa nhiều TN, chì… – Trong các thuốc tráng dương, trường sinh bất tử Các vua chúa và các nhà quyền quý ưa chuộng các loại tân dược được chế tạo từ khoáng vật, thực vật… nhằm kéo dài tuổi thọ, tăng cường khoái cảm, tráng kiện, hoạt động tình dục không biết mỏi mệt. Cái chết của Hán Thành tổ Lưu Ngao (thế kỷ I trước CN) được coi là ông vua đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa băng hà vì lạm dụng đan dược, được chính sử ghi chép lại. Nguyên liệu luyện đan thường có các khoáng thạch: hùng hoàng, tiêu thạch, vân mẫu, chu sa, thần sa… Trong các thuốc này có chứa hàm lượng cao: TN, chì, asen…, như chu sa chứa selenua thủy ngân. – Trong động vật Tiến hành thử nghiệm trên các loài chim di trú ở miền Đông Bắc nước Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện mức thủy ngân tiềm ẩn trong máu của hơn 175 loài từng được coi là “chim sạch”. TN còn tồn tại trong cơ thể gấu Bắc cực, chồn nước, rái cá, báo. Các nhà khoa học Hokkaido
- (Nhật Bản) đã phát hiện trên 26 mẫu gan cá voi, lượng TN trung bình cao hơn 900 lần lượng cho phép (0,4mcg/g). Bác sĩ Jane Hightower (California – Mỹ) đã đưa ra nhận xét: Qua xét nghiệm máu của 123 người, có triệu chứng tóc rụng, mệt mỏi, nhức đầu, mất trí nhớ, do thường ăn cá biển loại to (cá mũi kiếm, cá ngừ), nhận thấy 90% có hàm lượng TN cao hơn mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), trong đó hơn 50% cao gấp đôi, gấp 3 hoặc 4 lần. Ngừng ăn các loại cá to này một thời gian dài các triệu chứng khó chịu trên sẽ biến mất.
- Cá biển cũng là một nguồn thực phẩm bị ô nhiễm TN Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (FDA) khuyến cáo: các bà mẹ mang thai hay đang có dự định mang thai, không nên ăn các loại cá: mũi kiếm, ngừ, thu, mập… hoặc hạn chế ăn cá (dưới 200g một tuần). Khuyến cáo này đã được phổ biến tại 45 tiểu bang, các quầy bán cá phải có bảng cảnh báo về TN có trong cá. - Trong một số hóa chất bảo quản Ở Pakistan, năm 1971 có hơn 6.000 người chết vì thóc bảo quản bằng chất có chứa oxyd TN. Đáng tiếc hơn là sau sự kiện trên không được rút kinh nghiệm, nên năm 1972 lại gây cho 300 người dân Iraq chết vì lý do tương tự. – Trong nha khoa và một số dụng cụ y khoa Việc dùng Amalgam để trám răng đã có từ 1833 do hai anh em người Pháp tên là Crawcowz tìm ra: hợp chất độn amalgam bằng bạc có chứa tới 50% TN. Qua khảo sát thấy trong máu một số nha sĩ có tỷ lệ TN cao hơn mức bình thường, một số ít có biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương
- và ngoại biên. Còn với người bệnh được trám răng, có ý kiến cho rằng: các miếng trám amalgam đã được nhốt kín trong chất này nên an toàn nhưng nếu không làm đúng quy trình kỹ thuật thì TN sẽ rò rỉ, ngấm trực tiếp vào máu và gây hại. Có ý kiến là các nha sĩ nên lưu ý bệnh nhân sau trám amalgam nên nhai kẹo cao su để có thể lấy đi phần nào TN phóng thích từ răng trám. Một nghiên cứu ở Đức năm 1996 thấy nước bọt của 90% bệnh nhân trám răng bằng loại amalgam trên có tỷ lệ TN cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép TN có trong nước uống của châu Âu. ở Pháp đã có một số nha sĩ bị bệnh nhân kiện vì họ có triệu chứng nhiễm độc TN. ở một số nước Đức, Canada, Úc, Thụy Điển… đã cấm dùng loại amalgam trên và thay bằng các loại nhựa tổng hợp. Sự thay thế này còn gây nhiều tranh cãi vì dùng loại nhựa này đắt gấp 5 lần và phải thay trong vòng 2-3 năm và nhất là tính vô hại của chúng chưa được chứng minh. Ngoài ra, TN có trong một số dụng cụ y khoa: Huyết áp kế, nhiệt kế. Riêng nhiệt kế do thân làm bằng thủy tinh nên dễ
- vỡ, làm TN có trong đó thoát ra ngoài thành những hạt tròn nhỏ lăn tròn trên mặt đất. Nếu không sớm thu hồi, xử lý thì chúng sẽ bốc hơi vào không khí, xâm nhập vào cơ thể người bằng con đường hô hấp, thấm qua da, gây độc. Kiểm soát nguồn tạo TN Thủ phạm gây ô nhiễm TN còn xuất xứ từ các xưởng hóa chất, các bãi khai thác vàng, các nhà máy điện chạy bằng than đá, các vùng rừng đầm lầy, các lò thiêu và các đồ phế thải ở các bãi rác (pin, bình điện, đèn huỳnh quang, hộp đựng sơn…). Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới gây ra nạn ô nhiễm TN. Với 440 nhà máy chạy điện bằng than đá đã tạo ra khoảng 48 tấn TN/năm, các lò thiêu và ngành công nghiệp khai thác đã phun vào bầu khí quyển khoảng 150 tấn TN/năm. Thấy được vấn đề này, chính phủ nước này đã đưa ra kế hoạch cắt giảm 50% lượng TN thải ra từ các nhà máy điện vào năm 2008. Nhiều chính quyền ở các tiểu bang nước Mỹ cũng đặt ra luật riêng nhằm kiểm soát ô nhiễm của TN. Nhiều quốc gia châu Âu, Canada, Australia và Nhật đã bắt
- tay vào kiểm soát ô nhiễm TN và giảm mức sử dụng kim loại này từ 5-10 năm nay. Hy vọng từ những hành động tích cực trên, mối nguy hại của TN đối với con người ngày càng giảm, tạo sự trong lành cho môi trường sống của con người và động thực vật…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
65 p | 1174 | 408
-
Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp phần 1
30 p | 383 | 194
-
Đề tài " Độc học trong ngành sản xuất sơn "
18 p | 348 | 105
-
Thủy ngân gây độc trong môi trường như thế nào?
4 p | 192 | 23
-
Nghiên cứu ứng dụng hàm phân phối chuẩn trong xử lý số liệu quan trắc môi trường nước biển miền Trung Việt Nam
9 p | 56 | 7
-
Nghiên cứu tổng hợp thanh nano TiO2 đơn pha brookite và tổ hợp tio2 au định hướng ứng dụng phân hủy chất màu ô nhiễm nước
7 p | 10 | 5
-
Lũ lụt ở nước ta và định hướng các giải pháp phòng tránh
10 p | 48 | 3
-
Hệ thống cảnh báo lũ quét sông Ngàn Phố
7 p | 23 | 3
-
Đánh giá các tác động sức khỏe cộng đồng do phơi nhiễm ngắn hạn ô nhiễm PM2.5: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bình Dương
17 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất các tham số của công trình giảm sóng, gây bồi đối với khu vực Hải Hậu - Nam Định
11 p | 46 | 3
-
Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước dưới đất theo độ tổng khoáng hóa tỉnh Hưng Yên
0 p | 79 | 2
-
Đa dạng thực vật có hoa vùng đất cát huyện Triệu Phong và Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
11 p | 35 | 2
-
Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định
7 p | 50 | 1
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả tách thủy ngân trong chất lưu khai thác tại cụm Mỏ Bắc PM3 - CAA
8 p | 26 | 1
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng ngập lụt 3 chiều (3D)
3 p | 16 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn