Thủy sản đại cương - Vụ kiện phá giá tôm
lượt xem 65
download
Bên cạnh mặt hang cá tara, basa, Việt Nam còn có mặt hàng tôm cũng xuất khẩu vớikim ngạch khá lớn. Sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu của ta năm 2003 là 125 nghìn tấn. Nếu quy đổi theo tỷ lệ 1,6 thì lượng nguyên liệu sử dụng cho xuất khẩu tôm đông lạnh là 200 nghìn tấn. Phần 100 nghìn tấn tôm nguyên liệu còn lại, chủ yếu là tôm có giá trị thấp hơn, được dùng làm tôm khô và tôm hộp (phần lớn cũng được xuất khẩu), sản phẩm lên men (mắm, ruốc) và để ăn tươi. Theo ước tính, phần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thủy sản đại cương - Vụ kiện phá giá tôm
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM I/ GIỐI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ SỤ PHÁT TRIỂN TÔM XUẤT KHẨU. Bên cạnh mặt hang cá tara, basa, Việt Nam còn có mặt hàng tôm cũng xuất khẩu vớikim ngạch khá lớn. Sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu của ta năm 2003 là 125 nghìn tấn. Nếu quy đổi theo tỷ lệ 1,6 thì lượng nguyên liệu sử dụng cho xuất khẩu tôm đông lạnh là 200 nghìn tấn. Phần 100 nghìn tấn tôm nguyên liệu còn lại, chủ yếu là tôm có giá trị thấp hơn, được dùng làm tôm khô và tôm hộp (phần lớn cũng được xuất khẩu), sản phẩm lên men (mắm, ruốc) và để ăn tươi. Theo ước tính, phần tôm được sử dụng cho thị trường nội địa còn rất thấp, chỉ tương đương 30 40 nghìn tấn mỗi năm, trong đó có khoảng 10 nghìn tấn làm tôm đông lạnh (tương ứng 5 6 nghìn tấn sản phẩm). Gần một nửa giá trị xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam thu được từ thị trường Mỹ. Ðiều đó có nghĩa là non một phần tư tổng giá trị xuất khẩu thủy sản thu được từ bán tôm đông lạnh cho thị trường này. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do thị trường tôm của Mỹ đang tăng trưởng rất nhanh, vượt qua cả thị trường đã đứng đầu trong nhiều năm trước đây là Nhật Bản. Năm 2003, thị trường Mỹ đã nhập khẩu hơn 500 nghìn tấn tôm các loại, tăng 17,5% so với năm 2002 (430 nghìn tấn). Giá bán tôm vào Mỹ cũng thường tốt hơn cho các nhà xuất khẩu và đây là một thị trường năng động, ít bảo thủ hơn so với các thị trường khác Phát triễn mạnh như thế nhưng cũng bắt đầu từ năm 2003 thì mặt hàng này cũng đã trải qua nhưng thách thức rất lớn từ việc Mỹ bắt đầu kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng này trên thị trương Mỹ. II/ NGUYÊN NHÂN MỸ KIỆN VIỆT NAM BÁN PHÁ GIÁ TÔM Nguyên nhân chủ yếu mà Mỹ tiến hành kiện các doanh nghiệp Việt Nam( còn có các doanh nghiệp của các nước khác như Trung Quốc, Thái LAn..) là bán mặt hàng tôm với giá thấp hơn các mặt hàng nội địa. Điều này làm cho hàng nội địa không cạnh tranh lại và số lượng tiêu thụ giản xuống, ảnh hưởng tới ngành nuôi trồng và đánh bắt tôm ở Mỹ. Do đó Mỹ tiến hành kiện Việt Nam bán phá giá nhằm trừng phạt Việt Nam bằng cách đánh thuế cao lên nhằm hạn chế hàng nhập khẩu vào nước. Ta thử tìm hiểu nguyên nhân mà Mỹ tiến hành vụ kiện: • Theo hãng tin BBC, SSA đã nhận được sự ủng hộ của các ngành cùng chung mối lo sợ hàng nhập khẩu giá rẻ. Chủ tịch Liên minh Công nhân ngành thép Mỹ (USWA) cho rằng, họ cần những chính sách cân đối nhập khẩu hợp lý của Chính phủ để duy trì việc làm cho những công nhân Mỹ - những người chủ gia đình. Giống như trong lĩnh vực chế biến, ngành khai thác tôm tạo hàng nghìn việc làm tốt cho người Mỹ từ hàng chục năm nay. Chính quyền liên bang cần can thiệp ngay vào cuộc khủng hoảng nhập khẩu này để bù đắp ảnh hưởng tiêu cực và tình trạng mất việc làm của nhân công trong ngành tôm vùng biển phía Nam”. • Tôm đông lạnh là mặt hàng hiện được tiêu thụ mạnh tại thị trường Mỹ. ASDA cho biết, năm 2002, người Mỹ "ăn” 1,4 tỷ pound thủy sản có vỏ - loại thủy sản được tiêu thụ mạnh nhất của Mỹ. Phần lớn đây là hàng nhập khẩu (88%), còn lại là sản xuất nội địa. Tôm đánh bắt của nước này (chủ yếu ở vùng biển phía Nam và vùng vịnh Mexico) thường là tôm thẻ chân trắng, tiêu thụ ở dạng tôm tươi. Song, cả SSA và LSA đều đổ tội cho tôm đông lạnh nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... là nguyên nhân khiến giá tôm ở Mỹ thấp. Trong 10 tháng đầu năm 2002, thị trường này đã Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 1
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM nhập khẩu gần 2,08 tỷ USD tôm đông lạnh, đứng đầu là Thái Lan với 400 triệu USD (19,2%), Ấn Độ 29,4 triệu USD (14,1%), Việt Nam với 283 triệu USD (13,6%)... • Chính vì thế từ năm 2002 Mỹ bắt đầu kiện doanh ngiệp Việt Nam( vùng với những doanh nghiệp 5 nước khác) bán phá giá tôm. III/ NỘI DUNG VỤ KIỆN 1. Lập luận của Mỹ Mỹ vẫn cáo buộc tôm Việt Nam bán giá tại thị trường Mỹ gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến trong nước. 2. Cách tiến hành vụ kiện Mỹ bắt đầu lên kế hoạch kiện Việt Nam đã bán phá giá tôm tại thi trường Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch khởi kiện nói trên không nhận được sự đồng tình của Hiệp hội Các nhà phân phối hải sản Mỹ (ASDA). Theo Chủ tịch ASDA Wally Stevens, ngư dân và các nhà chế biến trong nước nên dành công sức cho hoạt động tiếp thị, thu hút khách hàng, hơn là tìm cách bảo vệ cho sản phẩm của mình trước sức ép hàng nhập khẩu giá rẻ. Mặc dù không được Hiệp hội các nhà phân phối Mỹ(ASDA) đồng tình nhưng DOC vẫn tiếp tục thực hiện vụ kiện. 3. Việt Nam chuẩn bị trước vụ kiện từ Mỹ Dù rất bận rộn với Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá 11, cuối tuần qua, đại biểu thuộc các địa phương có ngành nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm đã cùng ký thư gửi giới nghị sĩ Mỹ, kêu gọi sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngành tôm Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội hy vọng những nghị sĩ Mỹ sẽ tác động tới Bộ Thương mại Mỹ (DOC) trong quá trình xử lý vụ kiện chống bán phá giá tôm. Lá thư có đoạn: "Chúng tôi hiểu và hết sức thông cảm với những khó khăn của ngành công nghiệp tôm của Mỹ, tuy nhiên, những vấn đề này rõ ràng không phải là hậu quả từ việc xuất khẩu của Việt Nam và không thể được giải quyết bằng cách ngăn chặn hoặc cấm nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá sẽ không cải thiện điều kiện kinh tế của ngành công nghiệp tôm Mỹ mà ngược lại, nó sẽ gây ra tác động tiêu cực tới người tiêu dùng, làm cho rất nhiều người Mỹ mất việc làm - những công việc có được do tôm nhập khẩu”. Theo các đại biểu Quốc hội thì vụ kiện này hiện đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế cũng như người dân Việt Nam. Do xuất khẩu sụt giảm, các hồ nuôi tôm và cơ sở chế biến tôm Việt Nam đã buộc phải cắt giảm hoạt động, nhiều người dân bị mất việc làm. Nguyên nhân của vấn đề nghiêm trọng này là Việt Nam đã bị tính thuế suất cao một cách bất hợp lý và rơi vào thế hết sức bất lợi trong cạnh tranh so với các nước khác trong vụ kiện phá giá tôm sau quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ. "Việt Nam và Mỹ đã ký kết hiệp định tự do thương mại song phương nhằm đạt được mục tiêu tự do hóa luồng mậu dịch giữa hai bên. Rất tiếc rằng, thay vì đạt được mục tiêu đó, Việt Nam lại bị áp dụng những biện pháp bù đắp thiệt hại thương mại đơn phương từ phía Mỹ bằng nhiều cách khác nhau nhằm vào nhiều mặt hàng xuất khẩu Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 2
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM trọng yếu, nhất là ở vụ tôm. Điều này đang phương hại lớn tới sự ủng hộ đối với quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế và chiến lược giữa hai nước", các đại biểu bức xúc. Các đại biểu Quốc hội Việt Nam, với tư cách là đại diện cho nhân dân, hy vọng các nghị sĩ Mỹ sẽ yêu cầu DOC xem xét và xử lý vụ kiện một cách khách quan, công bằng và đảm bảo rằng quy trình xác định các mức thuế chống bán phá giá đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ phải tính đến tất cả các yếu tố và điều kiện liên quan, xem xét thoả đáng những thông tin, dữ liệu mới do các bị đơn Việt Nam cung cấp và điều chỉnh thuế suất cho phù hợp. VASEP khẳng định các DN Việt Nam không bán phá giá sản phẩm tôm, không gây thiệt hại cho ngành đánh bắt và nuôi tôm Hoa Kỳ. Quyết định không công bằng của DOC sẽ gây nguy hại đến cuộc sống và sinh kế của hàng triệu nông dân nuôi tôm ở các địa phương ven biển, hàng trăm nghìn công nhân trong các nhà máy chế biến tôm Việt Nam. Đồng thời, quyết định này cũng gây thiệt hại trực tiếp đối với người tiêu dùng tôm, đe dọa việc làm của hàng vạn lao động Mỹ trong những lĩnh vực liên quan đến sản phẩm tôm nhập khẩu. Hiệp hội kiên quyết yêu cầu DOC xem xét lại quyết định không công bằng này trong quyết định cuối cùng, công bố ngày 24/11./2003 VASEP khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá sản phẩm tôm sang thị trường Mỹ và các thị trường khác. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản Việt Nam được tạo nên bởi điều kiện thiên nhiên thuận lợi, môi trường trong sạch, hệ sinh thái rừng ngập mặn được bảo vệ và tái tạo, chi phí nhân công thấp, đội ngũ lao động đông đảo, cần cù, khéo léo và sáng tạo, đủ năng lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các công đoạn nuôi và chế biến tôm để tăng năng suất và giảm giá thành. Nếu nghiên cứu thấu đáo và toàn diện hơn nữa các yếu tố này, DOC sẽ đi đến kết luận rằng các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không bán phá giá 4. Quyết định bước đầu của Bô thương mại Mỹ Rạng sáng 18-2-2004 theo giờ Hà Nội, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã chính thức tuyên bố 6 nước, trong đó có Việt Nam bán phá giá tôm vào Mỹ đe dọa ngành tôm nước này. Tuyên bố dựa trên cáo buộc của Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA). 5. Dư luận đã lên tiến ủng hộ và chúng minh Việt Nam không bán phá giá: Ông Trần Tony Phúc Thành có quốc tịch Mỹ, quê ở Phú Yên, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh Đại học Osaka (Nhật Bản). Tại Hawaii, nơi ông Tony Phúc Thành định cư, ông làm nghề nuôi tôm thẻ chân trắng để bán vào thị trường các thành phố lớn của Mỹ. Ông cho biết: “Nuôi tôm ở Việt Nam có lãi hơn ở Mỹ. Doanh nhân nuôi tôm ở Việt Nam có nhiều tiền hơn doanh nhân nuôi tôm ở Mỹ”. Đó là khẳng định của ông Trần Tony Phúc Thành, người đã từng nuôi tôm ở cả hai nơi. Ông so sánh cùng một giống tôm thẻ chân trắng nuôi ở Hawaii, năng suất 30 tấn/ha khi đưa vào thị trường Nam Mỹ bán có thể lên đến giá 30 USD/kg nhưng vẫn lãi ít hơn vì chi phí máy móc quá cao. Ông kết luận: “Việt Nam không hề bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. Không có chuyện Chính phủ Việt Nam trợ giá cho người nuôi tôm để hạ giá thành”. Ông Nguyễn Tín Ngưỡng, Phó Giám đốc Camimex, phủ nhận cáo buộc của Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SAA) về sự phá giá của tôm Việt Nam do được nhà nước hỗ trợ. Thực tế, các công ty chế biến chỉ được cấp đất để xây dựng nhà xưởng. Hệ thống cầu đường, hệ thống cấp thoát nước... DN cũng phải tự bỏ tiền ra để đầu tư với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Riêng việc vay vốn từ ngân hàng cũng là cả chặng đường gian nan vì ngân hàng nhà nước chưa tin cậy họ. Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 3
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM Trong khi đó Marco van Grinsven, Trưởng đại diện Veco Việt Nam - một Tổ chức phi Chính phủ của Bỉ, nói rằng tôm Việt Nam được sản xuất với qui mô nhỏ nên khả năng phá giá là không thể. "Sau vụ kiện cá ba sa, giờ đến vụ tôm và rồi sẽ có hàng loạt những vụ kiện khác đối với người dân Việt Nam dù hiệp định song phương giữa hai nước đã được ký kết", ông nhận định. Ông nói rằng năm nay không phải là năm may mắn cho nông dân Việt Nam khi tham gia vụ kiện này vì chính trường Mỹ đang có những biến động và thay đổi khiến sự thiệt thòi dễ xảy ra đối với người nông dân Việt Nam. Bồi thẩm đoàn: không phá giá: 5 đại diện trong Bồi thẩm đoàn đều nhận định rằng vụ kiện các DN VN bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ là vô lý và thiếu căn cứ. 5 đại diện này bao gồm nhà nghiên cứu, giáo viên, nội trợ, người cao tuổi và nông dân không liên quan đến vụ kiện cho rằng vụ kiện chỉ nhằm bảo vệ ngành công nghiệp tôm kém tính cạnh tranh và ít lợi nhuận của Hoa Kỳ. "Vì vậy chúng tôi yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ có thái độ khách quan, vô tư và không áp đặt khi xem xét vụ kiện này, phải tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ". Người Mỹ tiếp tục đấu tranh do phán quyết của DOC đã không công bằng cho tôm nhập khẩu, vậy mà trong khi đó, bên khởi kiện - Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ, lại còn lớn tiếng rằng, thông qua việc bán phá giá, Trung Quốc và Việt Nam đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ?! Họ còn tán dương DOC đã đưa ra một quyết định sơ bộ "công bằng và hợp lý." SSA cáo buộc tôm nhập khẩu từ 6 quốc gia, trong năm 2000-2003, đã chiếm tới 71% tại thị trường Mỹ, tăng từ 466 triệu pound lên 795 triệu pound, trong khi giá giảm tới 32%. Và ngành công nghiệp tôm nước này đã thiệt 4,2 tỷ USD kể từ năm 2002 do tôm nhập khẩu. Nhưng tiếng nói của bên nguyên đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Ủy ban Đặc trách Tôm, nhóm phản đối vụ kiện do Liên minh Hành động Thương mại công nghiệp tiêu dùng (CITAC) và Hiệp hội các nhà phân phối Thủy sản Mỹ (ASDA), thành lập. Ông Wally Stevens, Chủ tịch Ủy ban Đặc trách Tôm, nhấn mạnh, họ sẽ tiếp tục đấu tranh để chống lại thuế bán phá giá áp với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời cho rằng, bất kỳ mức thuế nào đánh vào tôm nhập khẩu cũng là "không cần thiết đối với người tiêu dùng Mỹ". 6. Những sai lầm của Mỹ trong vụ kiện bán phá giá tôm: Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các nhà nhập khẩu thủy sản tại Mỹ đang lên tiếng chỉ trích Cơ quan Ngư nghiệp biển quốc gia (NMFS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã không công bố một báo cáo nghiên cứu về hoạt động đánh bắt tôm tại Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương do chịu áp lực từ phía nguyên đơn trong vụ kiện chống phá giá đối với tôm nhập khẩu từ sáu nước Nam Mỹ và châu Á, trong đó có Việt Nam. Tin tức về việc NMFS hủy bỏ báo cáo nói trên được Chủ tịch Hiệp hội phân phối thủy sản Mỹ (ASDA) Wally Stevens (Vơ-ly Xti-vơn) đưa ra công khai trong Hội nghị cấp cao thường niên về tôm hôm 16-3 tại Boston (Bô-xtơn) và nó đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận, cũng như các tổ chức khác bị ảnh hưởng trong vụ kiện bán phá giá tôm như các công ty nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ mặt hàng này. Theo văn bản dự thảo báo cáo của NMFS, ngành đánh bắt tôm nội địa Mỹ đã gặp phải khó khăn trước sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu, tuy nhiên báo cáo này không đề nghị áp thuế đối với tôm nhập khẩu. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu của NMFS đưa ra một loạt những đề xuất nhằm tăng cường khả năng tồn tại và hiệu quả kinh tế của ngành tôm nội địa, như thu nhỏ quy mô đội tàu đánh bắt tôm tại vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương qua việc ngừng cấp giấy phép hoạt động mới, lập chương trình cấp liên bang nhằm mua lại giấy phép hành nghề của các tàu thuyền cũ, hoạt động không Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 4
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM hiệu quả. Ngoài ra, báo cáo của NMFS còn đề xuất chính phủ cần có chương trình hỗ trợ và tăng cường hoạt động tiếp thị sản phẩm của các ngư dân Mỹ. ASDA, tổ chức đại diện cho khoảng 80% các nhà nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thủy sản tại Mỹ, cho rằng sở dĩ NMFS không công bố báo cáo này là do áp lực từ phía Liên minh tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) bởi nó sẽ vô hiệu hóa lý do khởi kiện của SSA. Ông Greg Rushford (Grếc Ru-sơ-phót), Tổng Biên tập “Tạp chí Rushford” có xu hướng ủng hộ thương mại tự do, cho rằng báo cáo của NMFS đã bị chặn lại bởi nó khẳng định là tôm nhập khẩu không bán phá giá tại thị trường Mỹ. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế, giới quan sát quan tâm tới vụ kiện này chỉ ra rằng tôm nhập khẩu không hề bán phá giá tại thị trường Mỹ, cũng không phải là nguyên nhân đẩy ngành đánh bắt tôm nội địa của Mỹ lâm vào cảnh khó khăn. Ngay chính một số ngư dân Mỹ cũng đã phải thừa nhận cung cách làm ăn như hiện nay, cộng thêm chi phí hoạt động đắt đỏ, nguồn tôm cạn dần... mới là những nguyên nhân khiến ngành đánh bắt rơi vào tình trạng lao đao. Do phía Việt Nam và dư luận lên án mạnh mẽ nên Mỹ đã tiến hành điều tra lại và cho cac21 doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quá trình rewiew. Kết quả đạt được rất khả quan, cụ thể ngày 30/11/2004 Mỹ đã đưa ra "Biên phá giá" của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam như sau: Biên phá giá Biên phá giá cuối Thay đổi(tăng sơ Công ty cùng(30/11/2004) giảm) bộ(24/08/04) Seaprodex Minh Hải 18,68 % 4,13 % - 14,55 % (Bạc Liêu) Minh Phú (Cà Mau) 14,89 % 4,21 % - 10,68 % Camimex (Cà Mau) 19,60 % 4,99 % - 14,61 % Mức trung bình cho 29 DN “bị đơn tự nguyện” được “thuế suất” riêng 16,01 % 4,38 % - 11,63 % biệt bằng trung bình của 3 DN 5 DN “bị đơn tự nguyện” còn lại (Hải Thuận, Ngọc Sinh, Trúc 93,13 % 25,76 % - 67,37 % An, Phương Nam và Nha Trang Fisheries Co.) và toàn bộ các DN khác Kim Anh (Sóc Trăng) 12,11 % 25,76 % + 13,65 % 7. Kết quả cuối cùng của vụ kiện: Cuối cùng lẽ phải đã đúng về phía Việt Nam, Mỹ đã phải xem xét lại các mức thuế chống phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 5
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM Ngày 9/9/2008, Bộ Thương Mại Mỹ đã chính thức công bố phán quyết cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam. Theo đó có 4 DN Việt Nam được miễn thuế chống bán phá giá và 23 DN khác phải chịu mức thuế 4,57%. Duy nhất có 1 DN phải chịu mức thuế là 4,30% và các DN còn lại chịu mức thuế 25,76%. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp nghề cá Việt Nam (VASEP) hôm thứ Ba vừa qua (09/09), Bộ Thương Mại Mỹ chính thức công bố phán quyết cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ hai đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ 01/2/2006 đến 31/1/2007. Theo phán quyết này, có 4 doanh nghiệp Việt Nam được miễn thuế chống bán phá giá gồm Minh Phat Seafood Co.Ltd, Camimex, Grobest & I-Mei Industry Vietnam, và Viet Hai Seafoods Company Ltd (Vietnam Fish One Co. Ltd). 23 doanh nghiệp chịu mức thuế 4,57% gồm: Amanda, C.P Vietnam, Cadovimex, Cafatex, Cataco, Cofidec, Cuu Long SeaPro, Seaprodex DaNang, Frozen Seafood Factory No.32, Incomfish, Kim Anh Co, Minh Hai Jostoco, Seaprimex Co, Ngoc Sinh Seafoods, Nha Trang Fisco, Nha Trang Seafoods, Phu Cuong Co.Ltd, Phuong Nam Co.Ltd, Fimex VN, Stapimex, Utxi Co.Ltd, Viet Foods Co.Ltd và Vimexco. Duy nhất một công ty có mức thuế 4,30% là Sea Minh Hai. Các công ty khác phải chịu mức thuế 25,76%. Những nhà sản xuất tôm tại Mỹ cũng rất hoan nghênh phán quyết trên của DOC. "Nước Mỹ là thị trường mở nhất đối với tôm trên thế giới, nhưng chúng tôi không thể để cho con tôm của Trung Quốc và VN vi phạm những quy tắc về tự do thương mại để có lợi thế hơn trong lĩnh vực này", Giám đốc của Liên minh Tôm khu vực phía Nam (Mỹ) Eddie Gordon nói. Theo ông, việc làm này của DOC đã đem lại một môi trường cạnh tranh bình đẳng đối với các nhà sản xuất tôm, những người nông dân và những nhà kinh doanh tôm trên thế giới. 8. Tác hại của vụ kiện đối với con tôm Việt Nam: Trong lúc chơ đợi kết quả cuối cùng của DOC thì người dân cũng hoang mang bán tháo tôm gây tình trạng cung thừa cầu do xuật khẩu bị giảm sút. Điều này dẫn đến gia tôm sụt lien tục. Tuy nhiên sau khi Việt Nam cố gắn tìm kiếm thị trường mới nên tôm Việt Nam cũng bớt khó khăn, diện tích nuôi khoi phục dần trở lại. Nhưng tôm Việt Nam sẽ phải bước vào thử thách mới do yêu cầu đặt ra của các thị trường mới. IV/ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ VỤ KIỆN Trước hết đó là bài học về đa dạng hoá sản phẩm và thị trường . Câu nói ngắn gọn này đã được nhắc đến từ lâu nhưng thực hiện nó không dễ, bỏi để cho thị trường biết được con cá của mình và mua nó cũng đã rất dày công rồi. Nhưng sau vụ kiện, các doanh nghiệp hiểu rằng dù trong tình thế thuận lợi đến đâu cũng phải đa dạng hoá thị trường và sản phẩm để giảm bớt rủi ro khi mà thị trường và sản phẩm đó có vấn đề. Bài học thứ 2 là không nên quá hoang mang. Trong thế giới đa cực hiện nay, không một hình thức bảo hộ nào có thể mang lại kết quả đơn phương. Người Mỹ muốn dùng thuế để cứu con cá nheo của họ, nhưng sau khi áp thuế thì giá cá Mỹ chỉ tăng chút đỉnh và dù được trợ cấp nó vẫn không xuất khẩu được nhiều. Trong khi đó, giá cá Việt Nam lại tăng mạnh hơn và khi bị ép quá đáng, nó lại tìm ra nhiều con đường khác để đi. Thực tế này cho thấy, kết quả vụ kiện đã không thuận theo ý muốn chủ quan của người Mỹ Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 6
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM mà nó đi theo logic của thương mại, của thị trường. Và như vậy, không nên quá hoang mang rằng đã bị kiện trên đất của họ thì mình không sống nổi. Chỉ nên sợ nếu sản phẩm của mình không tốt, giá thành cao. Dẫu rằng mức “thuế chống bán phá giá” bị áp đặt vô lý sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian nào đó, ở một mức độ nào đó, nhưng nếu sản phẩm của mình tốt, giá phải chăng, thì mình vẫn thắng dù bị xử bất công. Vấn đề là phải tiếp tục nâng chất lượng và giảm giá thành hơn nữa. Một bài học vô cùng quý giá chính là tính cộng đồng. Trong vụ kiện, các doanh nghiệp đoàn kết lại với nhau, cùng thuê luật sư, chung lưng đấu cật, cùng góp tiền góp nong để đấu lại với bất công. Và đó chính là yếu tố mang lại thắng lợi. Bây giờ, vào lúc đã giải quyết xong vụ kiện thì vấn đề đó càng đặt ra mạnh mẽ hơn bởi nó quyết định tương lai của con cá basa. Có thể lấy sự kiện Metro tổ chức đấu thầu cung cấp cá tra, ba sa vừa qua làm ví dụ. Việc một nhà phân phối tổ chức đấu thầu để cung ứng nghe qua là chuyện bình thường, nhưng với con cá này thì lẽ ra chúng ta có thể làm tốt hơn nếu các doanh nghiệp phối hợp chặt với nhau. Gần như chỉ có Việt Nam mới có con cá basa, trong khi Metro là một hệ thống của nước ngoài, họ mua con cá này của ta để xuất đi. Các doanh nghiệp đã không phối hợp với nhau nên Metro lật ngược được thế cờ, đưa họ vào sàn đấu nhau để mua được giá thấp. Nếu một loạt các tập đoàn khác vào đây cũng dùng hình thức đó thì mình sẽ bị thiệt hại biết bao! Thông qua hai vụ kiện trên ta phải rút kinh nghiệm trong chính chúng ta. Chúng ta đang đưa đất nước vào nền kinh tế thị trường thì việc hang xuất khuẩt tại các nước phải phù hợp với giá cả chung củ thị trường, không nên tự ý thay đổi giá bán. Ví dụ, các đợt xuất khẩu đầu tiên, các DN đều bán cá tra, basa với giá 4 USD/kg, nhưng sau đó, do cạnh tranh nhau, nhiều nơi thi nhau hạ giá xuống chỉ còn 3 USD, họ kiện là dễ hiểu, vì các DN xuất khẩu làm ăn rất tự phát. Mới đây, tại hội chợ thủy sản 2005 ở Brussels ( Bỉ ), một số DN lớn xuất khẩu cá tra, cá basa lại tự giảm giá bán trên cùng một loại sản phẩm, khiến nhiều DN khác phải giảm giá theo. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến xuất khẩu phải thống nhất với nhau trong việc kiểm tra thông tin về nguồn hang. Nghĩa là cần phải xác minh rõ nguồn gốc sản phẩm,quy trình nuôi công nghiệp, chi phí cơ bản cho thành phẩm sau này… Có như thế sau này ta mới có đủ tài liệu để chống lại các vụ kiện chống bán phá giá Vì vậy, các nhà chế biến cá cần liên kết với nhau và sự liên kết đó phải mở rộng tới cả người nông dân. Người nuôi và nhà chế biến cũng phải liên kết với nhau, đừng quan hệ theo kiểu đàn kiến và con cá, tránh tình trạng lúc “kiến ăn cá” lúc “cá ăn kiến”. Phải cải thiện mối quan hệ này nhằm mục đích ổn định sản xuất nguyên liệu gắn với sự mở rộng thị trường trên cơ sở hợp đồng kinh tế... Tóm lại: đã đến lúc chúng ta cần phải đổi mới cách thức quản lý của chúng ta. Lâu nay, các cơ quan quản lý còn mang nhiều thiếu xót không quản lý chặt chẽ trong ngành thủy sản trong nước. Trước mắt, đều quan trọng là các doanh nghiệp cần lưu giữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh để khi cần thiết có thể làm bằng chứng chứng minh. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường chế độ kiểm tra thông tin về nguồn hàng, có chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận thương mại, gian lận về xuất xứ hàng hóa… gây ảnh hưởng đến cả một ngành kinh doanh trong nước. Chắc chắn, trong thời gian tới, Việt Nam cũng sẽ phải xây dựng một khung pháp lý về chống bán phá giá, phòng ngừa trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài muốn bán phá giá hàng hóa vào thị trường Việt Nam, gây phương hại đến nền sản xuất trong nước. V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO. WTO Training Manual (Second Edition, October 2001), Antidumping, chapter 10. Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 7
- THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG – VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ TÔM Bộ Thương mại, Chống bán phá giá - mặt trái của tự do hoá thương mại, 2003. Vũ Kim Dũng, Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 94, 2005. Đinh Thị Mỹ Loan, Cam kết giá theo pháp luật chống bán phá giá của EU , Tạp chí Thương mại, số 1+2, 2006. Đoàn Tất Thắng, Những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, Tạp chí Thương mại, số 10, 2005 Nguyễn Tài Năng – 08116095 – DH08NT Trang 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn