intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết minh đề án: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Tập 1: Thuyết minh chung)

Chia sẻ: Bình Hòa Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

60
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề án trình bày cơ sở pháp lý, quan điểm, mục tiêu phương pháp luận và tổng kết các kết quả chính của quy hoạch; kết quả thực hiện quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2020; tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội và hệ thống năng lượng Việt Nam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết minh đề án: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Tập 1: Thuyết minh chung)

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NĂNG LƯỢNG MÃ CÔNG TRÌNH: E-542 Báo cáo dự thảo Lần 3 ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TẬP 1: THUYẾT MINH CHUNG Hà Nội, tháng 2/2021
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NĂNG LƯỢNG MÃ CÔNG TRÌNH: E-542 ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TẬP 1: THUYẾT MINH CHUNG
  3. BẢN QUYỀN Bản quyền đề án này thuộc Viện Năng lượng và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương. Từng phần hay toàn bộ thông tin trong đề án không được sao chép, in ấn, dịch thuật hoặc sử dụng cho bất kỳ mục đích khác khi chưa có sự đồng ý của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo bằng văn bản. Ghi rõ nguồn khi trích dẫn hoặc sử dụng lại các thông tin trong báo cáo. XÁC NHẬN Báo cáo này được thực hiện bởi Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương LIÊN HỆ Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Địa chỉ: Số 23 Ngô Quyền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: 04. 62786184 Fax: 04. 62786185 Website: http://www.erea.gov.vn Viện Năng Lượng Địa chỉ: Số 6, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, TP Hà Nội, Việt Nam. Tel: (84-4) 3852 3353 – 3852 9310 – 3852 3730 Fax: (84-4) 3852 3311 – 3852 9302 Website: http://www.ievn.com.vn
  4. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 LỜI NÓI ĐẦU Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay luôn chú trọng phát triển ngành điện lực, luôn chủ trương điện phải đi trước một bước, làm nguồn động lực cho phát triển kinh tế − xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao tiềm lực an ninh quốc phòng. Trong Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đã nêu: "Về hạ tầng cung cấp điện, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đi đôi với tiết kiệm, giảm tiêu hao điện năng". Nghị quyết số: 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đánh giá việc phát triển ngành năng lượng nói chung và phân ngành điện nói riêng như sau: “Cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện;…. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo”. Ngày 18/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 428/ QĐ – TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2030. Trải qua hơn 4 năm thực hiện, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành điện về cơ bản đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước. Tới thời điểm hiện tại, đã có nhiều biến động lớn trong phát triển điện lực: Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ – TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, tạo ra sự bùng nổ đầu tư của các dự án điện mặt trời, điện gió (chủ yếu do các nhà đầu tư tư nhân thực hiện – là điểm mới so với trước đây khi hầu hết các dự án, công trình điện đều do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư); sự chậm trễ và khó khăn trong đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện (đặc biệt là các nhà máy điện truyền thống); sự phát triển của công nghệ trong sản xuất và truyền tải điện (đặc biệt là công nghệ điện mặt trời, điện gió), dẫn tới khả năng giảm sâu giá thành sản xuất của loại hình nguồn điện này; sự xuất hiện của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng to lớn tới quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện… Những biến động này có tác động lớn tới tình hình phát triển điện lực của Việt Nam, vì vậy việc lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) là nhiệm vụ cấp bách và có tính thời sự cao. Viện Năng lượng 4
  5. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Trong tương lai, sự phát triển của ngành điện Việt Nam sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc thoả mãn nhu cầu tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Có thể nêu ra một số thách thức lớn đối với ngành điện như sau: nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trưởng cao; nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt và khả năng cung cấp nguồn năng lượng sơ cấp hạn chế, dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; xây dựng nhiều nguồn điện không theo sát quy hoạch, phân bố trên vùng miền mất cân đối dẫn đến tăng thêm lượng điện truyền tải lãng phí, tổn thất truyền tải còn cao; sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời dẫn tới những khó khăn nhất định trong vận hành hệ thống điện, các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực…… Để vượt qua các khó khăn, thách thức, đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước, cần thiết phải xây dựng Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch sẽ định hướng được tương lai phát triển của ngành điện; định lượng các giá trị mục tiêu cung cấp điện; xác định quy mô, tiến độ và phân bổ không gian của các công trình nguồn điện, lưới điện và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch. Với bề dày kinh nghiệm thực hiện các quy hoạch điện trước đây và chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về ngành điện Việt Nam, Viện Năng lượng đã được Bộ Công Thương tin tưởng giao trách nhiệm là đơn vị tư vấn lập Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch điện VIII gồm 19 chương, bao trùm các vấn đề trong phát triển của ngành điện trong hiện tại và tương lai. Tại Quy hoạch điện VIII, Viện Năng lượng đã tập trung vào tính toán, phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành điện lực trong kỳ quy hoạch trước, chỉ các tồn tại và bài học kinh nghiệm; tính toán, phân tích khả năng phát triển kinh tế xã hội và dự báo phụ tải điện; tính toán khả năng sử dụng năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; tính toán chương trình phát triển nguồn điện, lưới điện; tính toán vốn đầu tư và phân tích kinh tế của chương trình phát triển điện lực; đề xuất các giải pháp và cơ chế để thực hiện quy hoạch. Báo cáo đánh giá Môi trường chiến lược của QHĐ VIII cũng được Viện Năng lượng lập song song và tương tác chặt chẽ với quá trình lập quy hoạch điện lực. Quy hoạch điện VIII được thực hiện trong bối cảnh một số quy hoạch nền tảng của quốc gia quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017 chưa được lập như: Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia... , nên có một số yếu tố bất định gây khó khăn trong quá trình dự báo. Để đảm bảo chuẩn xác trong công tác dự báo, Viện Năng lượng đã phối hợp cùng với Viện Chiến lược Phát triển của Bộ Kế hoạch Đầu tư trong công tác dự báo phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và dự báo phụ tải điện. Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư là đơn vị hiện đang được giao thực hiện Quy hoạch Tổng thể quốc gia và cũng là đơn vị đang thực hiện dự thảo các văn kiện về phát triển kinh tế xã hội phục vụ Đại hội 13 Viện Năng lượng 5
  6. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng. Trong Quy hoạch điện VIII, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện đã tính toán, phân tích, đánh giá đến các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng điện như: khả năng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong tương lai; khả năng thâm nhập của các phương tiện giao thông sử dụng điện năng; tác động của các chương trình Quản lý nhu cầu điện và Điều chỉnh phụ tải... Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện đã cập nhật, đánh giá tác động của dịch COVID 19 tới tốc độ tăng trưởng kinh tế và qua đó đến nhu cầu sử dụng điện. Với sự cộng tác của Viện Chiến lược Phát triển và ứng dụng những phương pháp dự báo tiên tiến trên thế giới như mô hình TIMES, phương pháp Đa hồi quy, nhiệm vụ dự báo nhu cầu tiêu thụ điện đã được thực hiện khoa học và chuẩn xác. Chương trình phát triển nguồn điện của QHĐ VIII được thực hiện theo hàm mục tiêu cực tiểu hóa chi phí sản xuất điện, có xét tới các ràng buộc về truyền tải, về cung cấp nhiên liệu sơ cấp, về phân bố tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời), về khả năng liên kết hệ thống điện với các nước láng giềng. Các công cụ tính toán nổi tiếng trên thế giới như mô hình quy hoạch Balmorel, mô hình quy hoạch Plexos đã được Cục Năng lượng Đan Mạch, tổ chức Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thông qua Cục Điện lực và Năng lượng, Bộ Công Thương tái tạo trang bị cho Viện Năng lượng để tính toán cho QHĐ VIII. Có 11 kịch bản đã được đưa vào tính toán, xem xét, phân tích để lựa chọn kịch bản tối ưu trong phát triển nguồn điện. Kịch bản phát triển nguồn điện tối ưu đã thỏa mãn các tiêu chí cơ bản: (i) đảm bảo an ninh cung cấp điện; (ii) đáp ứng được các cam kết của Việt Nam đối với Quốc tế trong giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất điện; (iii) có chi phí sản xuất điện thấp, hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng điện. Chương trình phát triển lưới điện truyền tải của QHĐ VIII được thiết kế để đảm bảo truyền tải an toàn, liên tục công suất của các nhà máy điện tới trung tâm phụ tải. Hệ thống truyền tải điện 500kV vẫn tiếp tục được xây dựng để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh và đồng bằng Sông Hồng. Vấn đề truyền tải điện bằng đường dây một chiều cũng đã được đặt ra và nghiên cứu, xem xét trong QHĐ VIII. Với chương trình phát triển này, lưới điện của Việt Nam đáp ứng được tiêu chí N-1 đối với cung cấp điện cho các phụ tải, tiêu chí N-2 đối với các phụ tải đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lưới điện thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 trong truyền tải điện cũng được nghiên cứu, tính toán và đề xuất trong Quy hoạch điện VIII. Với chương trình phát triển điện lực như trên, hàng năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 13 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021 – 2030 và trên 12 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031 – 2045. Để thực hiện, Quy hoạch điện VIII đã đề xuất các giải pháp, cơ chế thực hiện quy hoạch như: đề xuất sửa đổi Luật Điện lực theo hướng linh hoạt hơn đối với yêu cầu đầu tư các công trình điện, đảm bảo thu hút mọi nguồn lực xã hội trong phát triển ngành điện; đề xuất cơ chế xây dựng Kế hoạch phát triển Điện lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đề xuất cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ Viện Năng lượng 6
  7. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đầu tư các dự án điện; đề xuất cơ chế xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải.... Các đề xuất này sẽ từng bước được nghiên cứu, hoàn thiện để đảm bảo thực hiện xây dựng, quản lý và vận hành các công trình điện theo đúng quy hoạch, đặc biệt trong bối cảnh đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển điện lực. Quy hoạch điện VIII đã nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện lực Quốc gia với mục tiêu đáp ứng đầy đủ điện năng trong mọi tình huống cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Quy hoạch điện VIII sẽ là cơ sở tài liệu để các cơ quan quản lý nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân liên quan nghiên cứu, phối hợp triển khai để phát triển ngành điện lực Việt Nam. Viện Năng lượng xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, sự giúp đỡ của các Bộ, các Cục, các Vụ thuộc Bộ Công Thương và các Bộ, ngành có liên quan, các Tập đoàn, tổng công ty, các tổ chức Quốc tế và đông đảo các chuyên gia, học giả đã quan tâm giúp đỡ Viện Năng lượng trong quá trình lập quy hoạch. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Viện Năng lượng, số 6 phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam Trân trọng. VIỆN NĂNG LƯỢNG Viện Năng lượng 7
  8. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 CƠ SỞ PHÁP LÝ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TỔNG KẾT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA QUY HOẠCH I. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) được lập dựa trên những cơ sở pháp lý sau đây: - Luật Quy hoạch số 21/17/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 26/12/2017. - Nghị Quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 5/2/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch - Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương về ban hành Quy định nội dung, trình tự và thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực. - Quyết định số 79/ QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. - Quyết định số: 995/ QĐ – TTg ngày 9/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nghị định số 37/2019/ NĐ-CP ngày 7/5/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. - Nghị quyết số 23-NQ/ TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Quyết định số 1264/ QĐ-TTg ngày 1/10/2019, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Nghị quyết số: 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển Năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 II.1. Quan điểm phát triển a) Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân. b) Ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (chủ yếu là điện gió trên đất liền, điện gió trên biển; điện mặt trời, thủy điện nhỏ), tạo đột phá trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm Viện Năng lượng 8
  9. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện. Chú trọng phát triển các nguồn điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo đấu nối với lưới điện phân phối, góp phần giảm tổn thất điện năng. c) Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước, kết hợp với nhập khẩu điện từ các nước láng giềng, nhập khẩu nhiên liệu (than, LNG) hợp lý nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện. d) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện đầu tư cân đối giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng, miền. đ) Tạo lập liên kết lưới điện với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia) để tận dụng tốt tiềm năng về năng lượng của từng nước, tối ưu hóa vận hành của hệ thống điện liên kết. e) Từng bước xây dựng lưới điện thông minh; nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện; đẩy mạnh chương trình sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. f) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện. g) Phát triển điện lực phải thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sự phát triển bền vững và phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. II.2. Quan điểm lập Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 a) Quy hoạch điện đảm bảo tính kế thừa và tính tương tác với các quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển Quốc gia; quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, quy hoạch rừng và các quy hoạch chuyên ngành liên quan b) Đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia phát triển ngành điện theo cơ chế thị trường c) Đảm bảo phát triển hạ tầng điện lực cân đối giữa các vùng, miền, cân đối giữa nguồn và phụ tải d) Quy hoạch có tính mở, chỉ xác định danh mục những nguồn điện lớn, quan trọng cấp quốc gia, danh mục lưới điện truyền tải quan trọng ở cấp điện áp ≥ 220kV giai đoạn 2021 – 2030, định hướng phát triển nguồn điện theo miền, theo vùng và theo cơ cấu công suất giai đoạn 2031 – 2045, định hướng phát triển lưới điện truyền tải ở cấp điện áp ≥ 220kV giai đoạn 2031 – 2045. Viện Năng lượng 9
  10. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đ) Quy hoạch điện VIII phải phù hợp với các nội dung liên quan trong Quy hoạch tổng thể Quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia, quy hoạch vùng. III. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH III.1. Mục tiêu quy hoạch a. Mục tiêu tổng quát Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực để bảo đảm cung cấp đủ điện với chất lượng ngày càng cao, giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; sử dụng đa dạng, hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện; đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm nhẹ sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ nhiên liệu nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững; hình thành và phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp với nguồn năng lượng tái tạo tỷ lệ cao. b. Mục tiêu cụ thể Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045 được lập với mục tiêu: Trên cơ sở xem xét, đánh giá tổng hợp quá trình phát triển điện lực giai đoạn 2016 – 2020, thực tế triển khai nội dung của Điều chỉnh Quy hoạch điện VII, hiện trạng và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội, đánh giá nhu cầu tiêu thụ điện của các năm qua, rà soát dự báo nhu cầu điện các năm 2016-2018, đưa ra các phương án nhu cầu điện giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn 2031 – 2045. Nghiên cứu các phương án phát triển nguồn và lưới điện, lựa chọn một số phương án có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và có tính khả thi cao, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên năng lượng, xem xét tới việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo; có xét đến trao đổi xuất nhập khẩu điện với các nước trong khu vực, đề xuất các phương án phát triển hệ thống điện toàn quốc giai đoạn 2021-2030 có xét đến năm 2045; Phân tích tính khả thi của phương án phát triển hệ thống điện về các mặt: tiến độ xây dựng nguồn và lưới điện đồng bộ; nguồn vốn và khả năng huy động vốn; Đánh giá về tác động môi trường và lập Báo cáo môi trường chiến lược (ĐMC) trong phát triển điện lực; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu về cơ chế chính sách phát triển ngành điện, tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo phát triển bền vững ngành điện. Viện Năng lượng 10
  11. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TỔNG QUAN CỦA QUY HOẠCH ĐIỆN VIII IV.1. Mối liên hệ giữa Quy hoạch điện VIII và các quy hoạch khác Về nguyên tắc lập quy hoạch, theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Quy hoạch, quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Do đó, nội dung Quy hoạch điện VIII phải đảm bảo tích hợp một cách đồng bộ, đầy đủ và phù hợp trên cơ sở kế thừa các nội dung có liên quan trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII cũng cần được đặt trong mối liên quan với các quy hoạch khác phù hợp với Luật Quy hoạch. Bảng sau đây thể hiện mối liên quan của Quy hoạch điện VIII với các quy hoạch khác liên quan: Bảng 1: Mối liên quan của Quy hoạch điện VIII với các quy hoạch liên quan trực tiếp Cấp Tên quy hoạch Quan hệ với Quy hoạch điện VIII Quy hoạch Quy hoạch tổng thể quốc gia Các quy hoạch này đang trong quá trình lập nhiệm vụ quốc gia Quy hoạch sử dụng đất quốc hoặc đang triển khai công tác lập quy hoạch, nên Quy gia hoạch điện VIII sẽ cập nhật để đảm bảo tính phù hợp về các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch và Quy hoạch không gian biển phạm vi sử dụng đất, mặt biển v.v.... quốc gia Kết cấu hạ Quy hoạch Tổng thể Năng Quy hoạch điện VIII cần phải hài hòa và đồng bộ với tầng lượng quốc gia quy hoạch về hạ tầng năng lượng trong Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia. Hai quy hoạch này sẽ được tiến hành gần như đồng thời, do đó, cần đảm bảo sự hài hòa giữa hai quy hoạch này về: (i) các kịch bản phát triển KT-XH, (ii) khả năng cung cấp các dạng năng lượng sơ cấp, (ii) dự báo nhu cầu năng lượng/điện. Hiện tại Quy hoạch Tổng thể Năng lượng quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch và đang triển khai lập. Quy hoạch tổng thể phát triển Cung cấp cơ sở hạ tầng trong việc nhập khẩu than, hệ thống cảng biển LNG cho sản xuất điện. Hiện tại Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng biển đã được phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch. Quy hoạch hệ thống đô thị và Cung cấp định hướng cho việc phát triển nguồn điện nông thôn và lưới điện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện. Hiện tại Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đã được phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch IV.2. Phương pháp luận tổng quát Viện Năng lượng 11
  12. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Quy hoạch điện VIII được biên chế thành 19 chương với các kết quả đầu ra gồm 05 phần chính: (i) Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện; (ii) Chương trình phát triển nguồn điện; (iii) Chương trình phát triển lưới điện; (iv) Bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực; (v) Tổng hợp vốn đầu tư và phân tích kinh tế tài chính của chương trình phát triển điện lực. Chi tiết về các mối liên hệ giữa các nội dung trong quy hoạch điện VIII trình bày trong hình vẽ sau: Hình 1: Mối liên hệ giữa các nội dung trong quy hoạch điện VIII Theo đó: (i) Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện sẽ có các thông số đầu vào là các thống kê, đánh giá nhu cầu tiêu thụ điện của giai đoạn trước đó, các số liệu thống kê, đánh giá tăng trưởng kinh tế xã hội, các tác động của chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả… Kết quả đầu ra của chương Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện sẽ cung cấp các thông số đầu vào của: (ii) Chương trình phát triển nguồn điện, (iii) Chương trình phát triển lưới điện, (v) Tổng hợp vốn đầu tư và phân tích kinh tế tài chính của chương trình phát triển điện lực (ii) Chương trình Phát triển nguồn điện yêu cầu các thông số từ các phần: Năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, các tiêu chí và thông số đầu vào cho phát triển điện lực, hiện trạng và đánh giá hệ thống điện, dự báo phụ tải. Kết quả đầu ra của chương này sẽ cung cấp các thông số đầu vào cho: (iii) Chương trình phát triển lưới điện, (iv) Bảo vệ Viện Năng lượng 12
  13. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 môi trường trong phát triển điện lực; (v) Tổng hợp vốn đầu tư và phân tích kinh tế tài chính của chương trình phát triển điện lực (iii) Chương trình Phát triển lưới điện yêu cầu các thông số từ các phần: các tiêu chí và thông số đầu vào cho phát triển điện lực, hiện trạng và đánh giá hệ thống điện, dự báo phụ tải, chương trình phát triển nguồn điện. Kết quả đầu ra của chương này sẽ cung cấp các thông số đầu vào cho: (iv) Bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực; (v) Tổng hợp vốn đầu tư và phân tích kinh tế tài chính của chương trình phát triển điện lực. (iv) Bảo vệ môi trường trong phát triển điện lực yêu cầu các thông số từ các phần: hiện trạng và đánh giá hệ thống điện, chương trình phát triển nguồn điện, chương trình phát triển lưới điện. Kết quả đầu ra của chương này sẽ đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí về môi trường trong quy hoạch điện Các phần (ii), (iii) và (iv) có liên hệ, tác động qua lại với nhau thành các vòng lặp nhằm xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống điện đảm bảo tiêu chí về môi trường V. TỔNG KẾT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA QUY HOẠCH ĐIỆN VIII Dự báo phát triển KTXH và dự báo phụ tải: tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 đạt bình quân 6,6%/ năm, giai đoạn 2031 – 2045 bình quân 5,7%/ năm; dự báo điện thương phẩm năm 2030 đạt 491 tỷ kWh, năm 2045 đạt 877 tỷ kWh. Hệ số đàn hồi điện thương phẩm/ GDP đạt 1,13 lần năm 2030 và giảm xuống 0,58 lần năm 2045 (năm 2020 hệ số này là 1,20). Chương trình phát triển nguồn điện: Tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2 GW (trong đó NĐ than: 27%; NĐ khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, MT và NLTT khác 29%, nhập khẩu khoảng gần 4%; thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng gần 1%); năm 2045 tổng công suất đặt của nguồn điện đạt gần 276,7GW (trong đó NĐ than: 18%; NĐ khí 24%; thủy điện 9%; điện gió, MT và NLTT khác trên 44%, nhập khẩu khoảng gần 2%, thủy điện tích năng và các loại thiết bị lưu trữ năng lượng khác khoảng 3%). Cơ cấu nguồn điện cho thấy QHĐ VIII khuyến khích phát triển mạnh mẽ NLTT (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của trên thế giới. Chương trình phát triển lưới điện: Quy hoạch điện VIII đề xuất tiếp tục xây dựng hệ thống truyền tải điện 500kV để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh và đồng bằng Sông Hồng. Tăng cường lưới điện truyền tải liên kết để hỗ trợ truyền tải công suất liên miền Bắc – Trung – Nam. Vấn đề truyền tải điện bằng đường dây một chiều cũng đã được đặt ra và nghiên cứu, xem xét trong QHĐ VIII. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030 cần xây dựng thêm tổng cộng khoảng 86 GVA công Viện Năng lượng 13
  14. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 suất trạm 500kV và gần 13.000 km ĐZ, giai đoạn 2031 – 2045 cần xây dựng thêm khoảng 103 GVA công suất trạm 500kV và gần 6.000 km ĐZ. Lưới điện 220kV tương ứng cần xây dựng 95 GVA, gần 21.000 km ĐZ và 108 GVA, hơn 4.000 km ĐZ. Với chương trình phát triển lưới điện này, lưới điện của Việt Nam sơ bộ đáp ứng được tiêu chí N-1 đối với cung cấp điện cho các phụ tải, tiêu chí N-2 đối với các phụ tải đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lưới điện thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 trong truyền tải điện cũng được nghiên cứu, tính toán và đề xuất trong quy hoạch điện. Tổng vốn đầu tư và phân tích kinh tế phương án phát triển điện lực: Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỷ USD, trong đó: cho nguồn điện là 95,4 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỷ USD. Cơ cấu trung bình VĐT nguồn và lưới là 74%/26%. Giai đoạn 2021 – 2030, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỷ USD (9,5 tỷ USD cho nguồn và 3,3 tỷ USD cho lưới).Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2031-2045 khoảng 192,3 tỷ USD, trong đó: cho nguồn điện là 140,2 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 52,1 tỷ USD. Cơ cấu trung bình VĐT nguồn và lưới là 73%/27%. Giai đoạn 2031 – 2045, trung bình mỗi năm cần đầu tư khoảng 12,8 tỷ USD (9,3 tỷ USD cho nguồn và 3,4 tỷ USD cho lưới). Chi phí biên bình quân cho phần nguồn sản xuất điện là 8,8 UScent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 9,6 UScent/kWh giai đoạn 2021-2045, chi phí biên bình quân đến lưới phân phối là 11,4 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2030 và 12,3 Uscent/kWh giai đoạn 2021-2045. Viện Năng lượng 14
  15. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................ 4 CƠ SỞ PHÁP LÝ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TỔNG KẾT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA QUY HOẠCH ..................................................................... 8 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 15 CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 28 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG ĐIỆN LỰC QUỐC GIA.................................................. 31 1.1. HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ ĐIỆN VÀ CÁC NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN .................................................................................................................................. 33 1.1.1. Hiện trạng tiêu thụ điện giai đoạn 2010-2019 ................................................. 33 1.1.2. Hiện trạng các nguồn cung cấp điện ................................................................ 51 1.2. HIỆN TRẠNG LƯỚI TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN ......................... 61 1.2.1. Đánh giá cấu trúc, tình trạng thiết bị và khả năng khai thác vận hành hệ thống lưới truyền tải, phân phối điện ......................................................................................... 61 1.2.2. Đánh giá độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và chất lượng điện năng .......................................................................................................................... 70 1.2.3. Phân tích tình hình truyền tải điện năng tại các miền và trao đổi giữa chúng, đánh giá tình trạng sự cố lưới truyền tải điện .................................................................. 73 CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC GIAI ĐOẠN 2011-2020 ......................................................................................................... 80 2.1. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐIỆN THỰC TẾ SO VỚI NHU CẦU ĐIỆN THEO DỰ BÁO ...................................................................................................... 86 2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN.................................................................................................................... 90 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020 ............................................................................... 95 2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC .......................................................................................................... 100 2.5. TỔNG HỢP, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN ................................................................................ 103 2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN TRƯỚC, NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................................... 106 2.6.1. Đánh giá chung về việc thực hiện quy hoạch giai đoạn trước ................................................................................................................ 106 2.6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 108 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM ............................................................................................. 115 3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ..... 117 Viện Năng lượng 15
  16. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 3.1.1. Đặc điểm địa lý, khí hậu, thủy văn ................................................................ 117 3.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020: .......................................................................................................... 118 3.1.3. Các kịch bản phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030 có xét tới năm 2050: phân theo các ngành và các vùng, miền trong giai đoạn quy hoạch .......................... 126 3.1.4. Đánh giá khả năng xẩy ra của các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội.......... 129 3.2. CÁC YÊU CẦU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH ĐIỆN ................................................................................................................ 135 3.2.1. Phân tích về cơ hội, thánh thức, tiểm năng, lợi thế trong phát triển điện lực quốc gia. ................................................................................................................ 135 3.2.2. Đánh giá sự liên kết với các ngành, liên kết vùng trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia ................................................................................................................ 138 3.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, NĂNG LƯỢNG CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ, NĂNG LƯỢNG GIỮA NƯỚC TA VÀ CÁC NƯỚC .............................................. 141 3.4. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM ................................................................................................................ 145 3.4.1. Tương quan năng lượng - kinh tế giai đoạn 2011 - 2019 .............................. 145 3.4.2. Tổng quan về cung - cầu năng lượng trong giai đoạn 2021 – 2030 có xét tới 2050 ................................................................................................................ 158 3.4.3. Dự báo xu thế nhu cầu điện năng của quy hoạch phát triển điện lực trong các kịch bản có xem xét tới các yếu tố về biến đổi khí hậu và nước biển dâng. ........................ 160 3.4.4. Cân bằng năng lượng giai đoạn 2021 – 2030 và định hướng phát triển năng lượng, nhiên liệu cho giai đoạn hai mươi năm tiếp theo: ..................................................... 166 CHƯƠNG 4. TIÊU CHÍ VÀ THÔNG SỐ ĐẦU VÀO CHO LẬP QUY HOẠCH .......................................................................................................... 170 4.1. PHÂN VÙNG HỆ THỐNG ĐIỆN TOÀN QUỐC ............................................ 173 4.1.1. Phân vùng hệ thống điện toàn quốc trong QHĐ7 và QHĐ7HC .................... 173 4.1.2. Các vấn đề sẽ xuất hiện trong tương lai: ........................................................ 174 4.1.3. Dự kiến phân vùng hệ thống điện trong QHĐ8: ............................................ 174 4.1.4. Công suất truyền tải cực đại trên các liên kết liên vùng: ............................... 176 4.2. TIÊU CHÍ CHO LẬP QUY HOẠCH ................................................................ 176 4.2.1. Các tiêu chí dự báo phụ tải ............................................................................ 176 4.2.2. Các tiêu chí xây dựng chương trình phát triển nguồn điện. ........................... 177 4.2.3. Các tiêu chí xây dựng chương trình phát triển lưới điện (lưới điện truyền tải, phân phối) ................................................................................................................ 179 4.2.4. Các tiêu chí kinh tế - tài chính ....................................................................... 184 4.3. THÔNG SỐ, CHỈ TIÊU ĐẦU VÀO CHO TÍNH TOÁN ................................ 186 4.3.1. Các thông số, chỉ tiêu phục vụ tính toán dự báo phụ tải ................................ 186 4.3.2. Các thông số, chỉ tiêu phục vụ tính toán chương trình phát triển nguồn điện. ................................................................................................................ 188 Viện Năng lượng 16
  17. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 4.3.3. Các thông số, chỉ tiêu phục vụ tính toán chương trình phát triển lưới điện (lưới điện truyền tải, phân phối) .................................................................................................... 207 4.3.4. Các thông số, chỉ tiêu tính toán phân tích kinh tế - tài chính ................................. 210 CHƯƠNG 5. SỬ DỤNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ĐIỆN NĂNG ...................... 212 5.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ............................................................. 214 5.1.1. Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả............................... 214 5.1.2. Chương trình Quản lý nhu cầu điện DSM ..................................................... 214 5.1.3. Chỉ thị Số 34/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện ..................................... 223 5.2. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ................................................................................................................. 225 5.2.1. Chương trình Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2025 có xét đến 2030 ............................................................................................ 225 5.2.2. Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030...................................................................................................... 228 5.3. DỰ BÁO HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ .......................................................................................... 230 5.4. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI NHÀ TỚI NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN ................................................ 233 CHƯƠNG 6. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN ..................................................................... 239 6.1. GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN 241 6.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH VIỆT NAM ........................................................................... 241 6.3. PHÂN TÍCH CÁC KỊCH BẢN DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN CHO GIAI ĐOẠN 2021 – 2030 CÓ XÉT TỚI 2050 ...................................................................................... 245 6.3.1. Đề xuất các kịch bản dự báo nhu cầu điện ..................................................... 245 6.3.2. Dự báo nhu cầu về công suất và điện năng toàn quốc cho các năm giai đoạn 2021 – 2030 có xét tới 2050 theo các kịch bản .............................................................. 247 6.3.3. Đánh giá các kịch bản dự báo nhu cầu điện ................................................... 248 6.4. DỰ BÁO CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA 6 VÙNG, 3 MIỀN VÀ TOÀN QUỐC CHO GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH.................................................................................. 251 6.5. TỔNG HỢP DỰ BÁO PHỤ TẢI ........................................................................ 252 6.5.1. Tổng hợp phụ tải 6 vùng, 3 miền và toàn hệ thống cho các mốc thời gian lập quy hoạch. 252 6.5.2. Tổng hợp phụ tải từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho các mốc thời gian lập quy hoạch ......................................................................................................... 254 6.6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHỤ TẢI ĐIỆN ........................................................................................................................ 255 Viện Năng lượng 17
  18. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 CHƯƠNG 7. NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP CHO PHÁT ĐIỆN ....................................... 256 7.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP CHO SẢN XUẤT ĐIỆN ........................................................................................................................ 259 7.1.1. Hiện trạng sử dụng khai thác thủy điện ......................................................... 259 7.1.2. Hiện trạng sử dụng than cho sản xuất điện .................................................... 259 7.1.3. Hiện trạng sử dụng khí và dầu cho sản xuất điện; ......................................... 260 7.1.4. Hiện trạng sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo cho sản xuất điện 262 7.2. TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP TRONG NƯỚC ........................................................................................................................ 264 7.2.1. Tiềm năng thủy điện: ..................................................................................... 264 7.2.2. Tiềm năng than cho phát điện giai đoạn quy hoạch: ..................................... 265 7.2.3. Tiềm năng khí cho phát điện giai đoạn quy hoạch: ....................................... 269 7.3. KHẢ NĂNG NHẬP KHẨU NHIÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT ĐIỆN, KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI ĐIỆN VỚI CÁC NƯỚC LÂN CẬN ............................................. 277 7.3.1. Đánh giá khả năng nhập khẩu than cho sản xuất điện ................................... 277 7.3.2. Đánh giá khả năng nhập khẩu LNG cho sản xuất điện. ................................. 283 7.3.3. Đánh giá khả năng nhập khẩu điện từ các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. 288 7.4. DỰ BÁO GIÁ NHIÊN LIỆU SƠ CẤP CHO SẢN XUẤT ĐIỆN .................... 296 CHƯƠNG 8. NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CHO PHÁT ĐIỆN ..................................... 300 8.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN TÁI TẠO VIỆT NAM .......................... 302 8.1.2. Hiện trạng cơ chế chính sách cho phát triển điện tái tạo ............................... 302 8.1.3. Hiện trạng phát triển điện tái tạo.................................................................... 303 8.2. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THÔNG SỐ KINH TẾ-KỸ THUẬT VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO GIAI ĐOẠN TỚI NĂM 2030 CÓ XÉT ĐẾN 2050 ........................................................................................................................ 309 8.2.1. Công nghệ điện gió ........................................................................................ 309 8.2.2. Công nghệ điện mặt trời................................................................................. 314 8.2.3. Công nghệ thủy điện nhỏ ............................................................................... 317 8.2.4. Công nghệ điện thủy triều .............................................................................. 318 8.2.5. Công nghệ Điện sinh khối, Điện rác .............................................................. 320 8.2.6. Công nghệ điện địa nhiệt ............................................................................... 325 8.2.7. Công nghệ điện khí sinh học.......................................................................... 327 8.3. ĐÁNH GIÁ, TÍNH TOÁN TIỀM NĂNG KỸ THUẬT CHO PHÁT ĐIỆN CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGUỒN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO THEO VÙNG LÃNH THỔ 328 8.3.2. Tiềm năng năng lượng gió cho phát điện ...................................................... 328 8.3.3. Tiềm năng năng lượng điện mặt trời.............................................................. 333 8.3.4. Tiềm năng năng lượng sinh khối, rác thải ..................................................... 336 Viện Năng lượng 18
  19. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 8.3.5. Tiềm năng thủy điện nhỏ ............................................................................... 340 8.3.6. Tiềm năng năng lượng địa nhiệt, thủy triều và các dạng NLTT khác ........... 342 8.4. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI VIỆC TÍCH HỢP CÁC NGUỒN NLTT VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN ........................................................................................................... 348 8.4.1. Các tác động ảnh hưởng của nguồn ĐMT, ĐG đến hệ thống điện ................ 348 8.4.2. Biện pháp để không xảy ra các tác động xấu, nguy hại đến hệ thống điện và thúc đẩy phát triển các nguồn điện mặt trời, điện gió ............................................................ 349 CHƯƠNG 9. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN .............................. 351 9.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN ................................. 357 9.2. CÁC ĐIỀU KIỆN TÍNH TOÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN............................................................................................................................. 364 9.2.1. Khả năng cấp khí nội cho điện, khả năng chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện khí hiện có và xây dựng mới các dự án nhiệt điện khí nội .................................... 364 9.2.2. Khả năng xây dựng nguồn nhiệt điện sử dụng LNG ..................................... 367 9.2.3. Khả năng cấp than nội cho sản xuất điện, dự kiến xây dựng các nhà máy sử dụng than nội trong giai đoạn quy hoạch ................................................................................ 369 9.2.4. Khả năng xây dựng nguồn nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu ..................... 371 9.2.5. Khả năng xây dựng nguồn điện năng lượng tái tạo ....................................... 373 9.2.6. Khả năng nhập khẩu điện ............................................................................... 379 9.2.7. Khả năng phát triển điện Hạt nhân của Việt Nam ......................................... 380 9.3. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN .................................................. 382 9.3.1. Xây dựng các kịch bản phát triển nguồn điện................................................ 382 9.3.2. Tính toán, phân tích, đánh giá kết quả tính toán về kinh tế - kỹ thuật của các kịch bản trong nhóm kịch bản chính, lựa chọn kịch bản chính sách về phát triển nguồn điện ........................................................................................................................ 386 9.3.3. Tính toán cơ cấu nguồn điện của các kịch bản phân tích độ nhạy. Tổng hợp quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển trong giai đoạn quy hoạch ....................... 401 9.3.4. Vấn đề về phát triển các nguồn điện linh hoạt ............................................... 407 9.4. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT - ĐIỆN NĂNG TOÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH................................................................................................................... 408 9.5. TÍNH TOÁN PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN NGUỒN ĐIỆN NGOÀI KỊCH BẢN NGUỒN LỰA CHỌN. ........................................................................................... 416 9.5.1. So sánh kịch bản nguồn đã lựa chọn với phương án đưa đầy đủ các nguồn TBKHH sử dụng LNG mới được bổ sung QHĐ VII điều chỉnh vào vận hành trước 2030. ........................................................................................................................ 416 9.5.2. Vấn đề nhập khẩu Lào và phương án nguồn điện khi xẩy ra khả năng nhập khẩu Lào thấp ........................................................................................................................ 419 9.5.3. Tính toán phân tích các kịch bản phát triển nguồn khí Kèn Bầu ................... 421 9.5.4. Tính toán phương án phát triển nguồn TBKHH sử dụng LNG tại Hải Lăng (Quảng Trị) và tại Chân Mây (Huế) .............................................................................. 422 9.6. NHU CẦU NHIÊN LIỆU SƠ CẤP CHO SẢN XUẤT ĐIỆN .......................... 424 9.7. XÂY DỰNG DANH MỤC DỰ ÁN DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH ĐIỆN LỰC VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN THỰC HIỆN ...................................................... 427 Viện Năng lượng 19
  20. Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Chương mở đầu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 9.7.1. Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành điện lực trong thời kỳ quy hoạch .................................................................................................................. 427 9.7.2. Phân tích, đề xuất danh mục các dự án nguồn điện ưu tiên đầu tư của ngành điện giai đoạn 2021 – 2030, định hướng nhu cầu phát triển của các loại hình sản xuất điện giai đoạn 2031 – 2045 ........................................................................................................... 428 CHƯƠNG 10. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ................................... 431 1. Lưới điện truyền tải liên vùng ............................................................................ 431 2. Lưới điện 500kV theo vùng ................................................................................. 432 3. Tổng hợp khối lượng lưới điện xây dựng .......................................................... 436 10.1. CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG KHI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI .............................................................................. 437 10.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI........................................................................................................ 438 10.3. LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI LIÊN VÙNG ........................................................ 441 10.3.1. Truyền tải liên khu vực giai đoạn đến năm 2025................................... 442 10.3.2. Truyền tải liên khu vực đến năm 2030, 2035 ........................................ 443 10.3.3. Truyền tải liên khu vực đến năm 2040, 2045 ........................................ 446 10.3.4. Nhu cầu truyền tải liên vùng miền và khả năng đáp ứng của lưới điện truyền tải liên kết 447 10.3.5. Phương án truyền tải liên vùng: Nam Trung Bộ - Bắc Bộ .................... 449 10.3.6. Phương án truyền tải liên vùng: Trung Trung Bộ - Bắc Bộ .................. 450 10.3.7. Phương án truyền tải liên vùng: Tây Nguyên – Nam Bộ và Nam Trung Bộ - Nam Bộ 454 10.3.8. Phương án truyền tải liên vùng: Tây Nam Bộ – Đông Nam Bộ ............ 456 10.3.9. Phát triển lưới truyền tải liên miền theo kịch bản phân bố nguồn cao tại Miền Trung và Miền Nam ............................................................................................. 458 10.4. LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI NỘI VÙNG ........................................................... 460 10.4.1. Tây Bắc Bộ và miền núi phía Bắc ......................................................... 461 10.4.2. Đông Bắc Bộ .......................................................................................... 471 10.4.3. TP Hà Nội và phụ cận ............................................................................ 480 10.4.4. Nam Hà Nội ........................................................................................... 485 10.4.5. Bắc Trung Bộ ......................................................................................... 491 10.4.6. Trung Trung Bộ ..................................................................................... 498 10.4.7. Tây Nguyên ............................................................................................ 516 10.4.8. Nam Trung Bộ 1 .................................................................................... 530 10.4.9. Nam Trung Bộ 2 .................................................................................... 541 10.4.10. Đông Nam Bộ ...................................................................................... 560 10.4.11. Tây Nam Bộ ......................................................................................... 584 10.5. TÍNH TOÁN PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG CÁC CHẾ ĐỘ XÁC LẬP .................................................................................................................... 602 10.5.1. Miền Bắc ................................................................................................ 602 10.5.2. Miền Trung ............................................................................................ 608 10.5.3. Miền Nam .............................................................................................. 610 10.6. PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN............ 618 Viện Năng lượng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2