intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình: Chỉ số can thiệp và các chế độ tỷ giá hối đoái: Trường hợp của các nền kinh tế Đông Á

Chia sẻ: Gnfvgh Gnfvgh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết trinh: Chỉ số can thiệp và các chế độ tỷ giá hối đoái: Trường hợp của các nền kinh tế Đông Á nhằm trình bày về mô hình chuyển đổi Markov-ARCH (SWARCH), ngưỡng can thiệp: Áp dụng thuyết giá trị cực đại. Chế độ tỷ giá hối đoái của 4 nền kinh tế Đông Á.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình: Chỉ số can thiệp và các chế độ tỷ giá hối đoái: Trường hợp của các nền kinh tế Đông Á

  1. Chỉ số can thiệp và các chế độ tỷ giá hối đoái: Trường hợp của các nền kinh tế Đông Á Pontines, Victor and Siregar, Reza Canargie  Mellon  Univ,  Adelaide  campus,  School  of  Economics,  University  of  Adelaide,  Australia,  The  South  East  Asian  Central  Banks  (SEACEN)  Research  and  Training   Centre, Kuala Lumpur, Malaysia 15th January 2009 1 1
  2. Hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Liên Hoa Nhóm thực hiện: Nhóm 4 – NH Đêm 5 K18                              1. Nguyễn Hữu Hoàn  2. Huỳnh Trung Hiếu            3. Nguyễn Thái Bình Dương      4. Phan Thị Tuyết Oanh 2
  3. Mục lục 1. Giới thiệu 2. Tóm tắt lý thuyết 3. Chỉ số can thiệp 4. SWARCH và thuyết trị giá trị cực đại  5. Thực nghiệm 6. Chế  độ  tỷ  giá  hối  đoái  của  4  nền  kinh  tế  Đông Á 7. Kết luận 3
  4. 1. Giới thiệu ­ Những biến động trong cả tỷ giá danh nghĩa và dự trữ ngoại hối  (Reinhart  và  Rogoff  (2004)  và  Levy­Yeyati  và  Sturzenegger  (2005)).  ­ Những công trình nghiên cứu trước đây của Eichengreen (1994),  Diaz­Alejandro  (1985),  Chang  và  Valesco  (2000)  và  Wyplosz  (2001)  cũng  cho  rằng  tự  do  hóa  ảnh  hưởng  mạnh  mẽ  tới  thị  trường ngoại hối, và việc xây dựng một số kiểu tỷ giá linh động  phù hợp hơn trong quá trình tự do hóa.  ­ Di  Giovanni  và  Shambaugh  (2008)  đã  đưa  ra  bằng  chứng  về  cái  giá  thực  tế  phải  trả  cho  việc  đánh  mất  quyền  tự  chủ  tiền  tệ  đi  kèm với chính sách tỉ giá hối đoái cố định. 4
  5. 1. Giới thiệu      Chúng ta có thể ước tính độ linh hoạt của chế độ            tỷ  giá  hối  đoái  của  một  quốc  gia  trong  thời  gian  qua hay không?      Chúng ta có thể phân loại chế độ tỷ giá hối đoái  thực của các nước và tách biệt sự linh hoạt trong  chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý không? 5
  6. 1. Giới thiệu  Động  lực  nằm sau những  cố  gắng  này  là những thiếu sót trong  báo cáo thường niên về sự sắp đặt tỷ giá hối đoái và hạn chế hối  đoái của quỹ tiền tệ thế giới (IMF).  Nghiên cứu này sẽ xác minh các chế độ tỷ giá hối đoái ở 4 quốc  gia Đông Á: Indonesia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan, thông  qua  kiểm  tra  các  hoạt  động  can  thiệp  thị  trường  ngoại  hối  của  các nhà điều hành tiền tệ của mỗi nước.  Vì thiếu thông tin công khai về thời điểm và kích kỡ của sự can  thiệp vào thị trường ngoại hối trong suốt thời gian quan sát, việc  xây  dựng  một  chỉ  số  can  thiệp  thị  trường  ngoại  hối  của  Ngân  hàng  trung  ương  bằng  cách  sử  dụng  những  khái  niệm  được  Girton­Roper (1977) giới thiệu.  6
  7. 1. Giới thiệu  Để tìm ra tính bất ổn định các thành phần khác nhau của chỉ số  can thiệp trong suốt thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả áp dụng  mô  hình  SWARCH  của  Hamilton  và  Susmel  (1994)  để  ước  tính  một ngưỡng mà chúng ta có thể phân loại một cách có hệ thống  một chế độ tỷ giá được đặc trưng bởi sự can thiệp quá mức của  các  nhà  điều  hành  chính  sách  tiền  tệ  và  tách  biệt  nó  ra  so  với  chế độ can thiệp thị trường thị trường ngoại hối ở mức độ thấp   Nhóm  tác  giả  cũng  áp  dụng  thuyết  giá  trị  cực  đại  (EVT)  và  sử  dụng  công  thức  ước  lượng  điều  chỉnh  của  Huisman,  Koedijk,  Kool,  và Palm (năm  2001)  ­ viết tắt là HKKP cho phép ta có các  phân tích nhất quán, với kích cỡ mẫu tương đối nhỏ.  7
  8. 1. Giới thiệu     Những băn khoăn về chính sách sẽ được kiểm tra liệu sự thay đổi  từ một chính sách cố định đến một chính sách linh hoạt có thực  sự  là  một  quyết  định  “tự  nguyện”,  không  phụ  thuộc  vào  những  áp lực mạnh của thị trường đối với đồng nội tệ.      Nghiên cứu này cũng hướng tới việc kiểm tra thêm mức độ và độ  tín  nhiệm  của  cam  kết  của  Ngân  hàng  trung  ương  trong  việc  chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn.  8
  9. 2. Tóm tắt lý thuyết           Có 2 cách thường được sử dụng để kiểm tra các sắp đặt tỷ giá  thực tế ở hầu hết các nước (Bảng 1).   ­  Cách 1: xem xét tỷ trọng phân bổ cho một đồng tiền cụ thể hay  một  rổ  tiền  tệ  của  các  quốc  gia  bằng  mô  hình  hồi  quy  (1993,1994,1995) được Frankel và Wei bằng phương trình sau: 9
  10. 2. Tóm tắt lý thuyết Mô hình hồi quy giản đơn Trong đó:  ∆ejt  : thay đổi hàng tháng trong hàm Log tỷ giá của đồng            tiền j ở tháng t     α   : hằng số    β (k =1,2, ..,5) là hệ số thay đổi hàng tháng trong hàm Log                             tỷ giá của đồng tiền k    ut   : số dư.    USD, DM, JY, FF, UKP : là đồng tiền tương ứng của các nước                                          Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Anh.     Tất cả tỷ giá hối đoái được biểu diễn dưới một đồng tiền nhất định,  thường là Franc thụy sĩ. 10
  11. 2. Tóm tắt lý thuyết Tuy nhiên, mô hình này gặp phải những chỉ trích: Mô hình hồi quy giản đơn  McCauley  (2001)  chỉ  ra  rằng  các  hệ  số  ước  lượng  (tỷ  trọng)  đối  với  đồng  USD  cao  không  có  nghĩa  là  những  đồng  tiền  này  neo  chặt vào đồng USD.       McCauley phân biệt giữa thành viên trong khối tiền tệ với sự neo  chặt vào đồng tiền thực tế nào đó là “tiền tệ có thể thả nổi hoàn  toàn và vẫn có thể phụ thuộc vào một khối tiền tệ a nào đó” và  “nếu đồng tiền nào thuộc vào khối đồng tiền dollar thì cũng coi  như  là  bị  neo  vào  đồng  dollar,  do  đó  đồng  dollar  Úc  và  dollar  Canada được cho là neo chặt vào đồng USD”  Việc lựa chọn đồng tiền làm thước đo không nên có mối liên hệ  với  bất  kỳ  đồng  tiền  nào  trong  rổ  tiền  tệ  (Benassy­Quere  và  Coeure, 2000).       Ví dụ đối với phương trình (1), đồng tiền franc thụy sĩ làm thước  đo tiền tệ có mối liên hệ với đồng DM/EURO và đồng USD . 11
  12. 2. Tóm tắt lý thuyết Thước đo thống kê ­ Cách 2:  định giá mức độ cam kết của các quốc gia về ổn định tỷ  giá hối đoái thông qua thước đo được mô tả dưới hình thức thống  kê như: quan sát tính bất ổn định của tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại  hối và lãi suất.       Baig (2001) và Hernandez và Montiel (2003) đã trực tiếp sử dụng  phương pháp tiếp cận này     12
  13. 2. Tóm tắt lý thuyết Tuy nhiên, cả hai phương pháp này có những  hạn chế  riêng của nó.  Dùng độ lệch chuẩn làm thước đo của sự bất ổn như là tham số chung.  Tuy nhiên bất kỳ thước đo độ lệch chuẩn nào cũng mang tính bình quân  và  nó  chỉ  là  một  thước  đo  thích  hợp  khi  những  giả  định  tham  số  theo  truyền  thống  cần  phải  sử  dụng  số  liệu  như  vậy.  Thực  tế  là  trước  những  năm 1960, sự bất thường của chuỗi số liệu dự báo về tỷ giá hối đoái và lãi  suất đã được nhận diện một cách rõ ràng   Phần thực hành của những nghiên cứu này chỉ nhằm so sánh sự biến đổi  của tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối và lãi suất của các quốc gia Châu Á  mà chủ yếu là ở các nước phát triển có thị trường tài chính rất tiến bộ và  phát triển.   13
  14. 3. Chỉ số can thiệp  Girton­Roper (1977) chỉ ra rằng bất cứ nhu cầu quá mức naođối  với ngoại hối có thể được đáp ứng thông qua những kênh khác.          Nếu  có  áp  lực  thị  trường  về  một  loại  tiền  tệ  cụ  thể,  hay  thường  được gọi là áp lực đầu cơ, và nếu điều này trở thành hiện thực thì  đồng nội tệ sẽ mất giá mạnh.     Tuy nhiên, tại thời điểm khác, sự tấn công có thể bị đẩy lùi hoặc  được  khắc  phục  thông  qua  việc  tăng  lãi  suất  và  /hoặc  cắt  giảm  dự trữ ngoại hối.  Các chính sách của Chính phủ được thực hiện thông qua chính  sách  lãi  suất  trên  thị  trường  tiền  tệ  và  mua  bán  trên  thị  trường  ngoại hối, để giảm bớt biến động mạnh tỷ giá hối đoái.           14
  15. 3. Chỉ số can thiệp     Dựa trên ý tưởng Girton­Roper (1977), chúng ta có thể tạo ra hai  công cụ đo lường   Thứ nhất, kết hợp các thông tin thu thập được từ tình hình dự trữ  ngoại  hối  của  Ngân  hàng  trung  ương  và  chính  sách  lãi  suất,  từ  đó  phát  triển  một  thước  đo  về  khuynh  hướng  điều  hành  chính  sách tiền tệ can thiệp và quản lý các biến động của đồng nội tệ.   Thứ hai, bổ sung các thông tin về tỷ giá hối đoái, biến động của  đồng nội tệ cùng với các mục tiêu can thiệp của nhà điều hành  chính  sách  tiền  tệ  để  xây  dựng  một  ước  tính  hợp  lý  về  quy  mô  của  cuộc  tấn  công  tiền  tệ,  hoặc  là  chỉ  số  về    áp  lực  trên  thị  trường ngoại hối (EMP). 15
  16. 3. Chỉ số can thiệp    Xây dựng chỉ số can thiệp:   ­  Ước tính xác suất có điều chỉnh của từng chỉ số chủ chốt (lãi suất,  dự trữ và tỷ giá hối đoái) ở trạng thái biến động cao bằng cách áp  dụng các chế độ chuyển đổi Markov­ARCH (SWARCH)         Ví  dụ:  với  một  giá  trị  xác  suất  có  điều  chỉnh  lớn  (hoặc  nhỏ)  của  trạng thái biến động cao của tỷ giá hối đoái tại thời điểm t, hàm ý  rằng có một xác suất cao (thấp) của sự biến động tỷ giá hối đoái  trong thời gian (t) ­   Lấy tỷ lệ xác suất có điều chỉnh của trạng thái bất ổn định cao có  can thiệp của các nhà điều hành chính sách tiền tệ và áp lực thị  trường ngoại hối, chúng ta có chỉ số can thiệp của các nhà điều  hành chính sách tiền tệ  16
  17. 3. Chỉ số can thiệp    INTV: chỉ số can thiệp của các nhà điều hành chính sách tiền tệ     Với pHexr  , pHreserves , pHint r : là xác suất có điều chỉnh trong điều kiện  thay đổi của tỷ giá hối đoái, dự trữ và lãi suất ở thời kỳ biến động  cao (t).      Mẫu số (pHexr    +  pHreserves  + pHint  r  ) thể hiện xác suất có điều chỉnh  của áp lực cao trên thị trường ngoại hối đối với đồng tiền. 17
  18. 3. Chỉ số can thiệp         Khi phân loại chính sách tỉ giá hối đoái của một nước, tối  thiểu nhất chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về thông tin  được  chuyển  nhượng  bởi  sự  thay  đổi  tỷ  giá  hối  đoái  và  những hành vi can thiệp của ngân hàng trung ương.      (Willett, năm 2004) 18
  19. 3. Chỉ số can thiệp Một số lợi ích của việc áp dụng chỉ số INTV  Chỉ  số  này  bao  gồm  sự  thay  đổi  của  lãi  suất  trong  chỉ  số  INTV  làm mở rộng những mô hình trước đó  Chỉ số INTV dựa vào xác suất của từng thành phần của trạng thái  bất ổn cao. Xác suất của từng loạt là bằng nhau trong khoảng từ  0 đến 1 tại bất kỳ thời điểm nào, kể cả thời kỳ khủng hoảng.      Một chỉ số INTV gần một (hay không) đề xuất một xu hướng can  thiệp  cao  (hay  thấp),  từ  đó  đề  xuất  một  chế  độ  tỷ  giá  hối  đoái  cứng nhắc (hay linh hoạt)      19
  20. 3. Chỉ số can thiệp Một số lợi ích của việc áp dụng chỉ số INTV (tt)  Việc  áp  dụng  các  xác  suất  có  điều  chỉnh  ở  các  thời  gian  khác  nhau  theo  mô  hình  SWARCH,  do  đó  chỉ  số  INTV  không  yêu  cầu  ngày  khủng  hoảng  ưu  tiên,  thời  gian  của  cuộc  tấn  công  đầu  cơ  hoặc sự thay đổi đột ngột từ một chế độ tỷ giá hối đoái sang một  chế độ khác.         Sự  năng  động  của  các  xác  suất  có  điều  chỉnh  của  mỗi  biến  có  nghĩa  là  chỉ  số  INTV  sẽ  nắm  bắt  được  xu  hướng  và  tín  hiệu  nội  sinh đúng lúc các sự kiện có thể có sau đây: một gia tăng đáng  kể  trong  áp lực  thị  trường  (tức  là  các  giai  đoạn  tấn công do  đầu  cơ); sự gia tăng trong các hành động can thiệp của nhà điều hành  tiền tệ; và quan trọng hơn là thay đổi sang một chế độ tỷ giá hối  đoái khác. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2