intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình về cho thuê tài chính

Chia sẻ: Huyen Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

243
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với một doanh nghiệp muốn bước chân vào thương trường thì vấn đề về vốn khởi sự luôn là một trong những điều khiến cho những quản trị viên phải đau đầu nhất. Ở Việt Nam, khi mà thị trường tài chính chưa thực sự phát triển thì vấn đề về vốn khởi sự cũng như vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp lại càng là vấn đề cấp thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình về cho thuê tài chính

  1. Đối với một doanh nghiệp muốn bước chân vào thương trường thì vấn đề về vốn khởi sự luôn là một trong những điều khiến cho nh ững qu ản tr ị viên phải đau đầu nhất. Ở Việt Nam, khi mà thị trường tài chính chưa th ực s ự phát triển thì vấn đề về vốn khởi sự cũng như vốn cho các hoạt đ ộng c ủa doanh nghiệp lại càng là vấn đề cấp thiết. Thực tế cho th ấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi h ỏi bức thi ết trong b ối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thi ết b ị c ủa nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các n ước tiên ti ến . Tuy nhiên khi mà doanh nghiệp không có quá nhiều vốn để có th ể thay đ ổi đ ược t ất cả các thiết bị lạc hậu hoặc là doanh nghiệp muốn để dành vốn cho nh ững m ục đích kinh doanh khác. Trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, cho thuê tài chính ra đời với những ưu điểm vốn có đã trở thành giải pháp kịp thời và đúng đắn góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Tuy buổi đầu hoạt đ ộng cho thuê tài chính ở Việt nam đã có những thành công nh ất định song do mơí đi vào hoạt động chưa lâu nên các công ty cho thuê tài chính còn g ặp nhi ều khó khăn, bất cập...Do vậy, việc nghiên cứu hoạt động của nó ra sao, tổ chức nh ư thế nào, hoàn thiện và phát triển hoạt động này như thế nào ... đang là nh ững vấn đề cấp bách, cần được quan tâm nghiên cứu. I/ Tổng quan về cho thuê tài chính 1/ Khái niệm cho thuê tài chính Hình thức sơ khai của cho thuê Tài chính đã có từ lâu, trong giai đo ạn những năm 384-322 trước công nguyên khái niệm thuê tài sản đối với người đi thuê là sự cần thiết khách quan của nền sản xuất xã hội. Ý nghĩa c ủa t ừ “tài
  2. sản” nói chung là vấn đề sử dụng nó, chứ không phải vấn đ ề s ở h ữu nó và chính việc sử dụng tài sản mới tạo ra của cải. Trên thế giới, dáng dấp của loại hình cho thuê tài chính xu ất hi ện vào khoảng thế kỷ 18 tại Mỹ với mục đích là tài trợ vốn cho ngành v ận t ải, nh ưng loại hình này thực sự phát triển từ sau Thế chiến 2 ở h ầu h ết các n ước phát triển như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật... Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính hay còn gọi là tín d ụng thuê mua nhằm khắc phục nhược điểm nghiệp vụ cho vay và khuyến khích doanh nghiệp đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới để đẩy mạnh s ản xuấtđã được ngân hàng NN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quy ết định s ố 149/QĐ - ngân hàng5 ngày 17/5/1995. Đến ngày 02/05/2001 Chính ph ủ đã ban hành Ngh ị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Vậy thực chất cho thuê Tài chính là gì? Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài h ạn thông qua vi ệc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Bên thuê là mọi tổ chức hay cá nhân thuộc mọi thành phần kinh t ế ho ạt động kinh doanh tại Việt nam có nhu cầu thuê tài sản trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình và đáp ứng đủ điều kiện thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuy ển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và n ắm quy ền s ở h ữu đ ối v ới các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.
  3. Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời h ạn thuê, Bên thuê đ ược chuy ển quy ền s ở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận. Tài sản thuê gồm những loại nào? Là các tài sản được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu; còn mới hoặc đã qua sử dụng được phép giao dịch, được Bên thuê sử dụng để phục vụ cho hoạt động của ,gồm: mình • Phương tiện vận chuyển thiết bị • Máy móc, thi công chuyền sản xuất • Dây • Thiết bị gắn liền với bất động sản động sản bị luật cấm. • Các khác không pháp Các tài sản đó được Công ty CTTC mua theo yêu cầu của bên thuê và n ắm gi ữ quyền sở hữu đối với các tài sản này trong suốt thời hạn cho thuê. Hiện nay, các công ty CTTC chưa được cho thuê bất động sản. Nh ưng nhìn chung nh ững tài sản cho thuê tài chính thường rất phong phú,   người ta cho thuê xe hơi, máy bay, xe tải, tàu hoả, khoang tàu thuỷ và tàu thuỷ, máy vi tính, máy photocopy, máy fax,…Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Hi ện nay, Vietnam của Airlines đã thuê máy bay TEAC, AirFrance,… Sự khác biệt giữa mua tài sản và thuê tài chính Đối với mua tài sản:
  4. Vốn Vốn Đối với thuê tài chính
  5. Vốn Tiền thuê TP CP Vốn Thị trtrường Thị ường tài chính tài chính 2/ Phân loại cho thuê tài chính. Có rất nhiều cách để phân loại cho thuê tài chính, nh ưng v ề c ơ bản thì cho thuê tài chính có thể được chia làm ba loại như sau: + Thuê trực tiếp: máy móc, trang thiết bị sẽ do chính doanh nghi ệp l ựa chọn và thỏa thuận với công ty cho thuê để mua tài s ản đúng nhãn hàng mình cần.
  6. + Bán và thuê lại (Sale and lease back): đây là hình th ức thuê tài chính r ất phổ biến trong lĩnh vực bất động sản. Công ty cho thuê tài chính s ẽ mua tài s ản của doanh nghiệp, trả cho doanh nghiệp một khoản tiền mặt rồi cho doanh nghiệp thuê lại tài sản đó. Hình thức thuê này thường diễn ra khi doanh nghiệp thiếu tài sản lưu động hay đang rất cần vốn cho mục đích kinh doanh. Đặc điểm này khiến hình thức cho thuê tài chính trở thành người bạn cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp. + Thuê tài sản mua bằng vốn vay: Trong hình thức này có s ự tham gia c ủa 3 bên: bên đi thuê, bên cho thuê và nhà cho vay. Ở đây, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi, chỉ khác là bên cho thuê đã s ử d ụng h ợp đồng cho thuê để thế chấp cho nhà cho vay nhằm đảm bảo cho một kho ản vay nào đó. 3/ Đặc điểm của cho thuê tài chính Thuê tài chính là một dạng của cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản so với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuy ển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê. Điều này được th ể hiện ở chỗ, hợp đồng thuê tài chính gần như kéo dài suốt vong đời h ữu ích c ủa tài s ản và đồng thời nó không thể hủy ngang hoặc chỉ được hủy ngang khi doanh nghiệp đã bồi thường thỏa đáng cho bên cho thuê. Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiền trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại ho ặc ti ếp t ục cho thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
  7. Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không c ần bỏ toàn b ộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải th ế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên... 4/ Lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính hiện đang là một loại hình kinh doanh d ịch v ụ đ ược ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. L ợi thế c ủa cho thuê tài chính là sự khác biệt về thủ tục giữa dịch vụ này với dịch vụ cho vay thông thường của các ngân hàng. Khi mà các NHTM đôi khi còn đòi h ỏi quá nhiều thủ tục rườm rà và thời gian xét duyệt dự án tương đối lâu thì v ới các công ty Cho thuê tài chính họ thậm chí còn không cần doanh nghi ệp ph ải th ế chấp tài sản. Các doanh nghiệp dựa vào các công ty cho thuê tài chính đ ể l ựa chọn cho mình những công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với ti ến trình phát triển của hội nhập. Thực tế, sử dụng cho thuê tài chính doanh nghi ệp sẽ thấy lời hơn, hiệu quả hơn so với những hình thức vận động tài chính khác….Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghi ệp vừa và nhỏ. Đặc biệt hình thức này cho phép doanh nghi ệp được hoàn toàn ch ủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung c ấp, cũng nh ư m ẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn. Thực tế ở các công ty cho thuê tài chính cho thấy doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra ban đầu là tối đa 20% giá trị của một TSCĐ đ ể có th ể đ ược s ử d ụng tài sản đó. Hơn thế nữa bên đi thuê còn có th ể tránh được rủi ro v ề tính l ạc h ậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát tri ển nhanh, như ngành công nghiệp máy tính. Ngoài ra, nh ư đã nói các công ty cho
  8. thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Kết thúc th ời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Đối với bên cho thuê, họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Sẽ thu hồi tài s ản, b ồi th ường thi ệt h ại n ếu bên đi thuê không thanh toán tiền đúng hạn hoặc ngay cả khi bên đi thuê bị phá sản vì tài sản không bị phát mãi. Đối tượng tài trợ được th ực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. Bên cạnh đó hình thức tín dụng này còn giống như một tấm chắn thuế thứ hai cho cả bên đi thuê và bên cho thuê. Đây là m ột ưu đi ểm vô cùng quan tr ọng. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nh ập ph ải n ộp. M ặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được kh ấu trừ tr ước thu ế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai bên đều có lợi. II/ Hoạt động thuê tài chính tại các nước trên thế giới Hình thức thuê thài chính đã rất phát triển ở các nước trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính được sử dụng tại hơn 80 nước với kh ối lượng dư nợ cho thuê trên 500 tỷ USD tương đương ở mức gần 15% đầu tư t ư nhân và có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Tỷ lệ các loại tài sản cho thuê r ất khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng nhìn chung tỷ lệ tài sản là phương tiện giao thông
  9. thường là lớn nhất. Tính riêng trên khu vực châu Âu thì loại tài sản này chi ếm tới 49.9% trong tổng số các loại tài sản thuê tài chính. Loại tài sản cho thuê Tỷ trọng Máy móc thiết bị 25.5% Máy tính và máy văn phòng 12.5% Ô tô 33.80% Phương tiện vận tải đường bộ 16.10% Tàu bè lớn 5.3% Tài sản cố định khác 6.8% Ở Mỹ có trên 30% tổng số các thiết bị đều được trang bị dưới các hợp đồng thuê. Hơn 80% các công ty – từ những công ty nhỏ mới thành lập cho tới những doanh nghiệp nằm trong danh sách Fortune 500 – đều đi thuê một ph ần hoặc toàn bộ máy móc thiết bị của họ. III/ Thực trạng thuê tài chính tại Việt Nam Sau hơn 10 năm hình thức cho thuê tài chính xuất hiện tại Việt Nam, nhưng cho đến nay cũng chỉ có 13 công ty cho thuê tài chính đ ược thành l ập v ới những hình thức sở hữu khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các công ty này cũng ch ỉ có vốn điều lệ rất nhỏ (Trung bình là 150 tỷ VND), trong khi vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại hiện nay thường trên 1000 tỷ. Th ực ti ễn cho th ấy có nhiều công ty cho thuê tài chính hoạt động không hiệu qu ả và các doanh nghi ệp cũng không máy quan tâm đến loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên các doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng hoạt động cho thuê tài chính nh ư là m ột trong những cách để tồn tại và phát triển vì dù muốn hay không muốn thì doanh nghiệp cũng phải vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này, việc sử dụng cho thuê tài
  10. chính tuy chi phí cao nhưng doanh nghiệp sẽ giải quy ết được vấn đ ề l ưu đ ộng, chưa kể về lâu dài tài sản đi thuê sẽ là tài sản của doanh nghiệp. Danh sách các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam: Ngày thành lập Số chi nhánh Vốn điều lệ STT Tên công ty Cty CTTC NH Đầu tư 200 tỷ VND 1 27/10/1998 và Phát triển Việt Nam Cty CTTC II NH Đầu 150 tỷ VND 2 17/12/2004 01 tư và Phát triển Việt Nam Cty CT TC NH Ngoại 300 tỷ VND 3 25/5/1998 01 thương Việt Nam 500 tỷ VND 4 Cty CT TC TNHH 01 20/3/1998 01 TV NHTMCP Công thương Việt Nam 200 tỷ VND 5 Cty CT TC I NH Nông 27/8/1998 02 nghiệp & PTNT 350 tỷ VND 6 Cty CT TC II NH 27/8/1998 06 Nông nghiệp & PTNT 103 tỷ VND 7 Cty CT TC ANZ- 19/11/1999 V/TRAC (100% vốn nước ngoài) 100 tỷ VND 8 Cty TNHH cho thuê tài 24/4/2008 chính Quốc tế VN vốn nước (100% ngoài) 13 triệu USD 9 Cty CTTC Kexim 20/11/1996 vốn nước (100% ngoài) 300 tỷ VND 10 Cty CTTC-Ngân hàng 12/4/2006 01 Sài gòn Thương tín 10 triệu USD 11 Cty TNHH CTTC 9/10/2006 Quốc tế Chailease vốn nước (100%
  11. ngoài) Cty TNHH một thành 100 tỷ VND 12 22/5/2007 viên CTTC Ngân hàng Á Châu Cty TNHH một thành 200 tỷ VND 13 19/3/2006 viên CTTC Công nghiệp Tàu thuỷ Nguồn: NHNN Việt Nam Hoạt động CTTC ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau: Thứ nhất là việc quy định nguồn vốn huy động còn có những bất c ập. Theo đó pháp luật Việt Nam quy định số vốn đầu tư cho các DN đi vay không được vượt quá 30% vốn điều lệ của công ty. Trên thực tế những quy định này đang gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của các công ty CTTC. Bởi vì với quy đ ịnh nh ư trên phần lớn việc đầu tư chỉ dừng lại ở các DN có quy mô vừa và nhỏ. Việc huy động được nguồn vốn cũng như khả năng tích luỹ của các công ty CTTC là rất khó khăn trong khi đó việc phát hành giấy tờ có giá để huy động v ốn g ần như không thực hiện được vì phải có sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước Thứ hai, hoạt động CTTC của chúng ta hiện nay còn phát triển khá manh mún chưa có định hướng chiến lược phát triển trong tương lai, trong đó vấn đề nhu cầu thị trường chưa được tập trung nghiên cứu làm ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn. Không những thế hoạt động thuê mua ở Việt Nam cho đến nay còn khá đơn điệu, lãi suất chưa thực sự hấp dẫn và ph ần l ớn các công ty CTTC đều chưa thành lập được hệ thống các chi nhánh. Điều đó cũng giải thích tại sao
  12. tuy ra đời từ khoảng năm 1997 nhưng đến nay cả nước mới chỉ có 13 công ty CTTC. Thứ ba, phải kể đến hạn chế rất phổ biến hiện nay đó là các công ty CTTC chưa thiết lập được một mối quan hệ sâu rộng đến các cơ sở cung ứng máy móc, thiết bị...Và đội ngũ cán bộ của công ty còn thiếu nh ững chuyên gia giỏi nắm vững những khoa học công nghệ mới tiên tiến, điều này s ẽ làm công ty mất đi tính chủ động khi tham gia thị trường. Thứ tư, việc phân biệt giữa giao dịch CTTC và các giao d ịch cho thuê thông thường khác (cho thuê vận hành) chưa thật sự rõ ràng. Hoạt đ ộng CTTC là hình thức tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng CTTC, còn h ợp đ ồng cho thuê vận hành là hình thức tín dụng ngắn hạn thông qua hợp đồng cho thuê tài sản. Nếu hợp đồng cho thuê tài sản nào không đáp ứng được yêu c ầu c ủa CTTC thì được xem là hợp đồng cho thuê vận hành. (Theo quy định của quốc tế và Mục 6- "Thuê tài sản" của Chuẩn mực kế toán Việt Nam). Với quy định như vậy hợp đồng cho thuê vận hành của các công ty CTTC chịu sự quản lý của NHNN còn có rất nhiều các DN khác cho thuê vận hành tài sản có giá trị rất lớn nh ưng l ại không chịu sự quản lý như trên. Thứ năm, vấn đề quyền được thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp đồng cũng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi. Trên th ực t ế quy ền này g ần như không thể thực hiện được vì bên thuê thường không chịu giao tài sản, nếu không có sự hỗ trợ của các cơ quan thi hành pháp luật. Việc bán tài s ản cho bên thứ ba lại phải được sự đồng ý của Bộ Thương mại và như vậy nảy sinh vấn
  13. đề truy thu thuế nhập khẩu? Liệu có nghịch lý không khi mà ch ủ s ở h ữu l ại không có quyền định đoạt đối với tài sản của mình? Một vấn đề nữa cũng thường được nhắc đến hiện nay chính là vấn đề quáng cáo, tuyên truyền cho các công ty CTTC. Có th ể nói mặc dù đã xu ất hi ện ở Vi ệt Nam từ khoảng năm 1997 đến nay nhưng nhìn chung các công ty CTTC v ẫn còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều DN cần vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị...nh ưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này l ại tìm đ ến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt ch ẽ và đi ều ki ện đ ể đ ược vay vốn khó hơn rất nhiều. Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN ở Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam. Do vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp th ị khách hàng, qu ảng bá doanh nghiệp của các công ty cho thuê tài chính nói chung trong th ời gian t ới đ ể các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn sẽ nhanh chóng tìm ra “địa ch ỉ” các kênh tín dụng và họ sẽ hiểu rõ hơn “lợi thế” của cho thuê tài chính so với tín dụng truyền thống. Mặt khác cần đổi mới phương thức quản trị điều hành phù h ợp với cơ chế làm ăn mới, trong đó yếu tố nhân lực có ch ất l ượng s ẽ đ ược đ ặt đúng vai trò để phát huy từ các khâu thẩm định dự án đ ến qu ản lý ch ặt ch ẽ sau khi cho thuê. Vậy còn đâu là nguyên nhân các doanh nghiệp Vi ệt Nam chưa m ấy mặn mà với dịnh vụ cho thuê tài chính? Thứ nhất, doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ cho thuê tài chính còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên mới đây đối với 1.000
  14. doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, ch ưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... Thứ hai, giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, b ảo hi ểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu th ấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê s ẽ ph ải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn ph ải c ộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra. Thứ ba, hành lang pháp lý về cho thuê tài chính ch ưa hoàn thi ện đ ồng b ộ, nhi ều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về s ở hữu, v ề tổ ch ức, ho ạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Ví dụ như quy định về vốn điều lệ là 50 tỉ đồng đối với công ty trong nước và 5 tri ệu USD đối với công ty nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không phù h ợp. Lu ật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy đ ịnh v ề cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chi ếm h ữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa... gây cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính. IV/ Giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam
  15. Trên cơ sở những phân tích trên chúng tôi xin đưa ra một s ố bi ện pháp đ ể nhằm khắc phục những hạn chế trên , giúp cho hình thức cho thuê tài chính tại nước ta ngày càng phát triển hơn: 1. Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một giao d ịch cho thuê tài chính. Theo các văn bản hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính tho ả mãn các đi ều kiện là: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo h ợp đồng, bên thuê đ ược quy ền s ở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự th ỏa thuận c ủa hai bên. Đ ể đ ược quyền sở hữu tài sản thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê theo giá danh nghĩa th ấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê một tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nh ất ph ải t ương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Với các điều kiện trên đây chúng tôi cho rằng cần ph ải b ổ sung thêm quy định về việc bên thuê có quyền sở hũu tài sản thuê vào thời điểm kết thúc thời hạn thuê. 2. Bên thuê và các đối tác trong cho thuê tài chính: -Trong các văn bản hiện hành, "bên thuê" chỉ là các doanh nghi ệp đ ược thành lập theo pháp luật Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng nên đ ể "Bên thuê" là mọi tổ chức, đơn vị và cá nhân chứng minh được kh ả năng thanh toán ti ền thuê của mình sẽ hợp lý hơn. -Các đối tác tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính không nên d ừng lại ở các doanh nghiệp trong nước mà bổ sung thêm đối tác tham gia thành lập là các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng tham gia thành lập công ty cho thuê tài chính đã trở nên khá ph ổ bi ến ở
  16. nhiều nước. Do vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong đ ối tác của các công ty cho thuê tài chính giúp cho các công ty cho thuê tài chính trong nước tiếp cận nhanh với nguồn máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới. Tuy nhiên, đối tác là các tổ chức tín dụng trong công ty cho thuê tài chính phải chiếm tỷ lệ vốn đủ lớn để chi phối hoạt động của công ty. 3. Vấn đề quản lý tài sản thuê. Để đảm bảo an toàn hoạt động cho các công ty cho thuê tài chính, theo kinh nghiệm của nhiều nước, cần phải đăng ký quyền sở hữu tài sản cho thuê, tránh trường hợp bên thuê sử dụng tài s ản cho thuê vào mục đích cầm cố, thế chấp và bán... 4. Vấn đề xuất, nhập khẩu đối với tài sản cho thuê Các công ty cho thuê tài chính muốn có tài sản cho thuê th ường ph ải thông qua uỷ thác hoặc mua lại của các đơn vị kinh doanh xuất, nh ập khẩu nên làm tăng chi phí và không chủ động cho thuê. Để tháo gỡ khó khăn này, đ ề ngh ị cho phép các công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp tài s ản cho thuê như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Các giải pháp khác - Cần có chính sách miễn, giảm thuế để tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính áp dụng lãi suất cho thuê phù hợp, đủ sức cạnh tranh trên th ị trường như thuế xuất nhập khẩu, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động cho thuê. - Sớm hình thành các trung tâm giao dịch, mua bán máy móc, thiết b ị cũ. Khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính hoặc vì lý do nào đó h ợp đ ồng cho thuê tài chính kết thúc trước hạn, để tìm được một khách hàng mới thuê lại máy móc,
  17. thiết bị này quả là một việc khó khăn. Việc hình thành các trung tâm môi gi ới, mua bán, kinh doanh thiết bị cũ giúp tháo gỡ khó khăn cho các công ty cho thuê tài chính trong việc thu hồi vốn. - Vấn đề Markting trong cho thuê tài chính. Do các công ty cho thuê tài chính mới ra đời và hoạt đ ộng, nghi ệp v ụ cho thuê tài chính rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, địa bàn hoạt động của công ty lại rộng khắp trong toàn quốc, do vậy, việc quy định chi phí quảng cáo, tiếp thị của các công ty cho thuê tài chính (5%-7% tổng chi phí) giống như các tổ chức tín dụng hiện hành là chưa hợp lý. Chúng tôi ki ến ngh ị m ức chi phí này của các công ty cho thuê tài chính từ 7%-10% là hợp lý hơn. Cho thuê tài chính là vấn đề rộng lớn, phức tạp và mới mẻ ở nước ta. Với những định hướng và giải pháp cơ bản trên đây, chúng tôi mong muốn góp một số ý kiến vào tiếng nói chung của các nhà nghiên cứu về lĩnh v ực này nh ằm hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy được rằng cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng rất hữu ích, đặc biệt là với những nền kinh tế còn nhỏ bé, lượng vốn đáp ứng cho nền kinh tế chưa thật sự dồi dào. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế xã hội nước ta hiện nay, hoạt động cho thuê tài chính nói riêng và hoạt động cho thuê tài sản khác nói chung còn chưa thực sự phát triển, ch ưa tương xứng với tiềm năng của đất nước nhất là trong giai đoạn Việt Nam là một nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị là vô cùng lớn. Nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ trọng thuê tài chính trong tổng các hình thức tín dụng ở Việt Nam chỉ là từ 1.5
  18. đến 2% trong khi con số này ở các nước phát triển trên thế giới là 20-25%. Do vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển của hình thức tín dụng này sao cho tương xứng với tiềm năng phát tri ển của đất nước, biến nó trở thành một công cụ hữu ích, một người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2